Trang chủBlogs BlogStartup là gì? Bí quyết để startup không chỉ còn là kế hoạch!

Startup là gì? Bí quyết để startup không chỉ còn là kế hoạch!

Cập nhật lần cuối: Tháng Chín 09, 2023
Avatar
Chu Hanh
352 Đã xem

Nếu là một fan của chương trình Shark Tank, chắc hẳn bạn đã rất quen thuộc với cụm từ startup. Vậy thì Startup là gì? Làm thế nào để hiện thực hoá kế hoạch và ý tưởng của bạn một cách nhanh nhất và hạn chế rủi ro khi bắt đầu startup? Hãy để bePOS sẽ cùng bạn đi tìm bí quyết để startup thành công ngay trong bài viết sau đây nhé!

Startup là gì?

Startup là gì? Startup là một thuật ngữ tiếng Anh được hiểu đơn giản là khởi nghiệp, tức là bạn đứng dậy và bắt đầu thực hiện tất cả các công đoạn để xây dựng một hệ thống, một thương hiệu của riêng mình. Theo đó, công ty startup được định nghĩa là các công ty đang trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động, nhằm mục đích tạo ra lợi ích hoặc giải quyết một bài toán nào đó của một nhóm người nhất định trong xã hội.

Startup-la-gi-?

Đặc điểm của một công ty startup

Sau khi tìm hiểu khái niệm startup là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số đặc điểm chung nhất thường thấy ở các công ty startup như sau:

  • Mới mẻ và thường mang theo nhiều cải tiến, mang theo một lời giải mới trong một khâu nào đó của một bài toán chung: các công ty startup thường đem tới một góc nhìn khác mới mẻ hơn cho những vấn đề đã hoặc chưa được giải quyết nhằm đem tới lợi ích cho người sử dụng hoặc tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân công so với cách làm cũ trước đó.
  • Sự đam mê và tinh thần cống hiến: chúng ta hiểu rằng quá trình startup là một quá trình rất khó khăn, các cá nhân điều khiển công ty trong giai đoạn này hầu hết là những nhà sáng lập, phải đối diện với các bài toán khó về tài chính, vốn, pháp luật, nhân sự,… do đó họ thường có một sự đam mê lớn hơn người khác rất nhiều lần.
  • Môi trường làm việc thân thiện và gần gũi: hầu hết các công ty startup đều có môi trường làm việc được đánh giá là gần gũi, thân thiện, đồng nghiệp thoải mái giúp đỡ nhau vì mọi người đều hướng tới một mục đích chung nhất.

Các thành viên cốt cán khi startup

Founder

Founder được định nghĩa là người sáng lập, có vị trí là chủ doanh nghiệp, chủ công ty. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ là người đầu tàu đối diện với những khó khăn và áp lực của công ty một cách trực tiếp, là thành viên chủ chốt trong hệ thống quản trị, vận hàng công ty và cũng là người rất quan trọng trong quá trình duy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Co-Founder

Co-Founder được định nghĩa là các nhà đồng sáng lập nằm trong nhóm các nhà sáng lập của một công ty. Các Co-Founder là những thành viên vô cùng quan trọng, hỗ trợ Founder trong việc hiện thực hoá ý tưởng của mình và vận hành công ty.

Co-Founder-cua-Apple-Steve-Jobs
Co-Founder của Apple – Steve Jobs

Các giai đoạn phát triển của một công ty startup

Hầu hết các công ty startup có thể trụ vững và thành công hiện nay đều trảnh qua 4 giai đoạn chính. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu startup là gì? Và các giai đoạn phát triển của một công ty startup có gì đặc biệt ngay sau đây:

Giai đoạn định hướng phát triển

Giai đoạn định hướng phát triển đầu tiên còn được gọi là giai đoạn nghiên cứu và phân tích thị trường. Lúc này các nhà sáng lập thường tiến hành nghiên cứu và phân tích kỹ càng thị trường tiềm năng, phân tích nhu cầu của tập khách hàng tiềm năng cũng như đánh giá sự cạnh tranh trong hiện tại và tương lai của mô hình starup của mình so với các đối thủ để đưa ra định hướng phát triển cho công ty. Giai đoạn này vô cùng quan trọng vì những định hướng đầu tiên sẽ là kim chỉ nam cho sự xây dựng và vận hành của cả một doanh nghiệp sau này. Đó là lý do vì sao giai đoạn định hướng, phân tích thị trường được cho là chiếm tới 50% khả năng thành công của một công ty startup.

Giai đoạn thử thách

Từ ý tưởng tới việc hiện thực hoá ý tưởng và đưa vào vận hành là một quãng đường rất xa. Đó là thời gian của giai đoạn thử thách, khi công ty bắt đầu phải đối mặt với những bài toán về nguồn vốn, tìm nhà đầu tư, giải quyết vấn đề nhân sự, các yếu tố tài chính, xoay vòng vốn cũng như các trường hợp lỗ vốn trong giai đoạn đầu.

Giai đoạn duy trì và hoà nhập

Sau khi đưa vào vận hành, công ty cần duy trì vận hành và bắt đầu ổn định bộ máy kinh doanh. Đây gọi là giai đoạn duy trì và hoà nhập, là thời gian bắt đầu có doanh số và công ty ổn định với mô hình kinh doanh của mình, các mục tiêu ngắn hạn bắt đầu được thực hiện và bức tranh tài chính của công ty trở nên khả quan và rõ ràng hơn.

Giai đoạn phát triển

Sau khi các mục tiêu ngắn hạn lần lượt được thực hiện, đây chính là lúc các Co-Founder thực hiện tầm nhìn của mình với con đường phát triển lâu dài của công ty bằng các mục tiêu dài hạn – các starup có thể tồn tại đến giai đoạn này thường sẽ đạt được một tốc độ phát triển đáng kinh ngạc.

Coffee-Bike-phat-trien
Coffee Bike – một startup Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển ổn định

>>> Xem thêm: BOXME – GIẢI PHÁP LOGISTICS THẾ HỆ MỚI!

Khởi nghiệp là gì? Sự khác biệt của startup và khởi nghiệp?

Khởi nghiệp là gì?

Rất nhiều người thường nghĩ rằng starup chính là khởi nghiệp. Về mặt ngữ nghĩa thì đúng là như vậy. Tuy nhiên tìm hiểm sâu hơn chúng ta vẫn thấy có những điểm khác biệt giữa startup và sự khởi nghiệp. Vậy khởi nghiệp là gì? Khởi nghiệp trong tiếng Việt được hiểu đơn giản là một sự bắt đầu, sự lập nghiệp, là bước đầu của việc tạo dựng sự nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Sự khác biệt của startup và khởi nghiệp

  • Tính độc đáo: với một công ty khởi nghiệp, chỉ cần một điểm khác biệt nhỏ thôi cũng có thể vận hành thành công. Tuy nhiên đối với một startup, điều này cần nhiều hơn thế, đó là sự độc đáo trong cả ý tưởng và quy trình vận hành.
  • Quy trình vận hành: các công ty khởi nghiệp có thể giữ kín quy trình này cho riêng mình, tuy nhiên các công ty startup lại được chuyên nghiệp hoá quy trình vận hành ngay từ những ngày đầu để dễ dàng mở rộng nhân sự.
  • Chủ sở hữu: các công ty SME có lượng vốn ít hơn, thường được sở hữu bởi một cá nhân. Trong khi đó, các công ty startup thường sử dụng chính sách chia cổ phần để huy động lượng vốn lớn hơn.
startup-la-gi-?-khoi-nghiep-la-gi
Startup và Khởi nghiệp

Các yếu tố để startup thành công

Nắm được giá trị cốt lõi

Với khái niệm starup là gì? Chúng ta hiểu được rằng một công ty startup được thành lập với mục đích giải một bài toán trong một quy trình nào đó, nhằm đem đến giá trị cho người sử dụng. Đây chính là giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp startup. Đó có thể là một cách giải quyết mới hơn, một ý tưởng độc đáo hơn hoặc một sáng kiến giúp tiết kiệm thời gian hoặc chi phí so với cách làm cũ, tuy nhiên xác định giá trị cốt lõi giú doanh nghiệp định hình được tôn chỉ hoạt động và xây dựng văn hoá công ty, văn hoá doanh nghiệp hiệu quả, một trong những yếu tố để startup thành công. 

Sứ mệnh và tầm nhìn

Chúng ta có thể hiểu đơn giản, sứ mệnh của công ty là câu trả lời cho câu hỏi “Hoạt động của công ty nhằm mục đích gì?” Đó có thể là đem đến một môi trường vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em của một starup ngành giải trí, cũng có thể là đem tới một chất lượng dịch vụ khác biệt cùng chất lượng đồ ăn đẳng cấp của một nhà hàng. Nhìn chung, đây chính là mục đích của công ty, bài toán mà doanh nghiệp chọn để giải quyết, tuyên ngôn của doanh nghiệp với thị trường và xã hội đồng thời chứng minh giá trị và sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường.

Tầm nhìn rất quan trọng trong chu trình vận hành của một công ty hay doanh nghiệp. Người ta thường nói rằng một công ty muốn phát triển mạnh mẽ cần đi cùng một tầm nhìn chiến lược. Tầm nhìn là định hướng của công ty về mục đích, định hướng phát triển và con đường mở rộng trong thị trường, là nền tảng cốt lõi của doanh nghiệp.

Sản phẩm và dịch vụ

Mới mẻ và mạnh mẽ là đặc điểm trong lời giải của các công ty startup, tuy nhiên lời giải bằng các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp cần là một lời giải chất lượng. Điều này có nghĩa rằng, bạn có thể sử dụng những công nghệ mới hơn để giải quyết vấn đề, sử dụng công nghệ hoá vào các quy trình thủ công, làm mới mô hình kinh doanh đã cũ,… và các giải pháp này phải thực sự đem lại chất lượng và giá trị cho người sử dụng, đây là điều giúp công ty đứng vững trước rất nhiều sự cạnh tranh hiện tại.

Thông điệp

Giống như slogan của một chiến dịch đem tới tinh thần của chiến dịch đó, thông điệp của một công ty startup là điều giúp định vị vị trí của startup này trên thị trường: tại sao tôi lại hoạt động và tại sao mọi người nên sử dụng sản phẩm và dịch vụ của tôi? Thông điệp đem doanh nghiệp tới gần khách hàng hơn và là một trong những yếu tố quan trọng giúp xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, là một trong những yếu tố để Startup thành công. 

tiki-niem-vui-mua-sam
Slogan “Niềm vui mua sắm” của Tiki

Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường

Như đã trình bày ở trên, giai đoạn nghiên cứu và phân tích thị trường chiếm tới 50% khả năng thành công của một doanh nghiệp. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở giai đoạn đó, khả năng phân tích và khảo sát thị trường phải được duy trì một cách lâu dài trong suốt quá trình vận hành của doanh nghiệp để tránh việc bị tụt lùi hoặc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ không nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của người dùng. Nghiên cứu và phân tích thị trường giúp các công ty startup nhanh chóng xác định tập khách hàng tiềm năng và nhu cầu của họ, từ đó đưa ra các chiến lược hợp lý để nâng cao khả năng thành công.

Quản lý tài chính và ngân sách

Một kế hoạch thu chi rõ ràng là không thể thiếu với bất kỳ công ty nào, đặc biệt là đối với các công ty startup. Việc quản lý tài chính và ngân sách rõ ràng không chỉ làm quá trình vận hành trở nên dễ dàng, bạn có thể xác định được các khía cạnh cần đầu tư và phát triển mà còn là căn cứ để xây dựng bức tranh tài chính rõ ràng, minh bạch trước các nhà đầu tư trong quá trình gọi vốn – điều thường thấy ở các công ty startup hiện nay.

Lập kế hoạch kinh doanh

Giống như tất cả các doanh nghiệp khác, các công ty startup đặc biệt cần một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và chi tiết nhất. Kế hoạch kinh doanh là kim chỉ nam giúp công ty vận hành nhất là trong những ngày đầu mới thành lập.

Khả năng quản lý và điều phối nhân sự

Các công ty startup thường sẽ xây dựng một quy trình vận hành khoa học ngay từ đầu để dễ dàng mở rộng hệ thống nhân sự khi công ty đã đi vào vận hành lâu dài. Điều này nói lên được vấn đề về nhân sự là một trong những sự đau đầu của các nhà khởi nghiệp. Thông thường các công ty sẽ ưu tiên lựa chọn nhân viên có tính đa nhiệm cao trong thời gian này, đồng thời giao công việc và nhiệm vụ một cách chi tiết và cụ thể để đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý nhân sự và hiệu quả công việc đạt được.

Không bao giờ bỏ cuộc

Yếu tố cuối cùng quyết định sự thành công của các công ty startup nằm ở ý chí của người lãnh đạo và cả đội ngũ của công ty. Một điều chắc chắn rằng bất kỳ mô hình startup nào cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên việc vạch ra định hướng và đường đi thực thi rõ ràng là một điều vô cùng quan trọng giúp công ty duy trì sự ổn định của mình. Có những người cộng sự hết lòng vì công việc cũng là một điều rất cần thiết để vượt qua khó khăn.

Như vậy chúng ta thấy rằng, starup là một quá trình lâu dài và cần sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã có được cái nhìn tổng quan nhất để xây dựng một mô hình startup và có thêm động lực để hiện thực hoá ý tưởng của mình. Đừng quên chia sẻ bài viết tới bạn bè và mọi người bạn nhé!

FAQ

1. Startup là gì?

Startup là gì? Startup là một thuật ngữ tiếng Anh được hiểu đơn giản là khởi nghiệp, tức là bạn đứng dậy và bắt đầu thực hiện tất cả các công đoạn để xây dựng một hệ thống, một thương hiệu của riêng mình. Theo đó, công ty startup được định nghĩa là các công ty đang trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động, nhằm mục đích tạo ra lợi ích hoặc giải quyết một bài toán nào đó của một nhóm người nhất định trong xã hội.

2. Tìm ý tưởng startup như thế nào? 

Tìm ý tưởng startup như thế nào tuỳ thuộc vào trải nghiệm sống và bài toán mà bạn muốn giải quyết. Thông thường các startup hiện nay thường bắt nguồn từ việc giải quyết một vấn đề mà họ từng trải qua hoặc làm mới cách giải quyết đã cũ cho một vấn đề nào đó. Đó là cách tìm ý tưởng startup. 

3. Các startup thành công ở Việt Nam? 

Có rất nhiều các startup thành công tại Việt Nam hiện nay. Có thể bạn chưa biết các công ty rất lớn như MoMo, Tiki hay Sendo và VNPay đều là các startup thành công ở Việt Nam. Ngoài ra còn có rất nhiều các startup khác rất thành công ở việc huy động vốn với con số hàng chục triệu USD và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ như Siêu Việt Group, Propzy, OnPoint,… 

4. Startup là nghề gì? 

Startup là nghề gì? Có thể nói rằng startup là nghề gì là câu hỏi không có câu trả lời cụ thể, bởi startup thực chất là thuật ngữ chỉ các công ty đang trong giai đoạn đầu phát triển, kinh doanh nói chung ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Startup là khi bạn đứng dậy và bắt đầu mô hình kinh doanh của riêng mình.