Ngoài việc bán hàng cho thị trường trong nước, chủ shop trên nền tảng Shopee còn có thể mở rộng kinh doanh sang các nước lân cận, trong khu vực Châu Á như Đài Loan, Singapore,…Vậy làm thế nào để bán hàng quốc tế trên Shopee là gì? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây của bePOS nhé!
Như thế nào là bán hàng quốc tế trên Shopee?
Bán hàng quốc tế trên Shopee là chương trình hỗ trợ chủ shop Việt Nam đưa sản phẩm của mình vào thị trường quốc tế, thông qua các nền tảng Shopee tại các quốc gia khác. Hiện tại, chương trình này đang được áp dụng cho sàn thương mại điện tử Shopee ở Malaysia, Singapore và Philippines.

Bán hàng quốc tế trên Shopee đem lại những lợi ích nào?
Một số lợi ích bạn có thể nhận được khi bán hàng quốc tế trên Shopee là:
- Mở rộng thị trường: Chủ shop có thể mở rộng thị trường kinh doanh của mình sang nhiều nước như Đài Loan, Singapore, Malaysia,…. Chắn chắn, điều này sẽ đem lại cho bạn nguồn khách hàng rộng lớn hơn, từ đó thúc đẩy doanh thu lên cao.
- Quá trình xử lý đơn hàng dễ dàng: Các bán hàng quốc tế trên Shopee cũng có quy trình xử lý đơn hàng hoàn toàn tương tự như khi bán cho người tiêu dùng Việt Nam. Cụ thể, sau khi có đơn, bạn chỉ cần xác nhận, chuẩn bị đóng gói và gửi cho đơn vị vận chuyển. Đặc biệt, bạn sẽ nhận được hỗ trợ Logistics từ Shopee và kho bãi, giúp rút ngắn thời gian trao đến tay khách hàng.
- Không bị tính thêm phí vận chuyển quốc tế: Dù quãng đường vận chuyển xa hơn, nhưng bạn hoàn toàn không mất thêm khoản phí vận chuyển nào. Đây là chính sách tuyệt vời mà Shopee mang lại cho các chủ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử này.
- Không lo bất đồng ngôn ngữ: Với cách bán hàng quốc tế trên Shopee, bạn sẽ được nền tảng hỗ trợ tận tình trong quá trình tư vấn, chăm sóc khách hàng, mà không lo gặp bất đồng ngôn ngữ.

Hướng dẫn cách đăng ký bán hàng quốc tế trên Shopee cho người mới
Bước 1: Đăng ký tài khoản bán hàng Shopee
Bạn truy cập vào Shopee, chọn “Đăng ký” để tạo tài khoản Shopee. Sau đó, bạn chọn mục “Kênh người bán”, điền những thông tin cần thiết để tạo gian hàng trên Shopee.

Bước 2: Cài đặt cơ bản cho gian hàng
Sau khi đã thiết lập gian hàng trên Shopee, bạn cần cài đặt các thông tin cơ bản của shop. Trong “Kênh người bán”, bạn chọn “Quản lý shop” rồi chọn “Hồ sơ shop”. Tại đây sẽ có tất cả các thông tin bạn cần thực hiện như tên Shop, hình đại diện, mô tả cửa hàng.
Sau đó, bạn vào trong mục “Vận chuyển”, chọn “Cài đặt vận chuyển” để chọn các hãng vận chuyển, cũng như địa chỉ lấy hàng. Nếu là người mới, bạn có thể chọn tất cả các hãng vận chuyển nhằm đánh giá đơn vị nào có chính sách phù hợp nhất.

Cuối cùng, bạn vào phần “Tài khoản ngân hàng” để thêm thông tin tài khoản mà bạn sẽ nhận tiền về từ Shopee, khi có đơn hàng thành công. Ngoài ra, bạn có thể cài đặt thêm các mục khác như thanh toán thẻ tín dụng, cho phép trả giá, thêm địa chỉ kho hàng,…
Bước 3: Đăng ký bán hàng quốc tế trên Shopee
Hiện tại, chương trình này đang trong giai đoạn thử nghiệm trên Shopee, chỉ dành cho những đối tượng nhận được thông báo từ nền tảng. Như vậy, bạn cần đăng ký tham dự, thông qua form đăng ký tại link https://shopee.vn/program/form/902. Sau đó, bạn sẽ được nhận phản hồi từ Shopee và có thể bắt đầu bán hàng quốc tế.

Hướng dẫn cách bán hàng Shopee quốc tế thu về triệu đơn
Chất lượng sản phẩm tốt
Sản phẩm bán ra là yếu tố không thể bỏ qua khi bán hàng ra quốc tế. Bạn có thể tận dụng và lựa chọn nguồn hàng Trung Quốc, Hàn Quốc đa dạng về mẫu mã.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn hình thức dropshipping, POD để bán sản phẩm xuất xứ tại Việt Nam ra nước ngoài. Nhưng dù lựa chọn nguồn hàng ở đâu, bạn vẫn phải đặt chất lượng lên hàng đầu, đặc biệt khi kinh doanh tại những thị trường khó tính hơn.
Bên canh đó, bạn cũng có thể kiểm tra một vài sản phẩm trước để đánh giá mức độ tiếp nhận của thị trường mục tiêu. Những yếu tố như đời sống, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ cũng đặc biệt quan trọng khi bạn muốn đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào môi trường quốc tế.

Mô tả sản phẩm chi tiết
Khách hàng, đặc biệt là khách của những thị trường khó tính, thường có tâm lý dè chừng, nhất là khi mua hàng online từ quốc gia khác. Vì vậy, họ sẽ dành nhiều thời gian để tìm thông tin về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định. Những lời mô tả sản phẩm ngắn gọn nhưng đầy đủ, chạm đúng nhu cầu khách hàng sẽ đem đến cho bạn nhiều kết quả tích cực.

Đầu tư hình ảnh
Kinh doanh online là hình thức mua bán dựa trên các thông tin và hình ảnh sản phẩm trên Internet. Do đó, hình ảnh đẹp và bắt mắt sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng, từ đó thúc đẩy quyết định mua sắm. Đặc biệt, các shop bán hàng quốc tế Shopee nên chụp sản phẩm ở nhiều góc độ, đem lại cảm giác chuyên nghiệp, giúp người tiêu dùng có cái nhìn tổng quan khi lựa chọn mua hàng.

Chăm sóc khách hàng tốt
Shopee đánh giá khả năng chăm sóc khách hàng của shop dựa trên tỷ lệ phản hồi chat và tốc độ phản hồi nhanh hay chậm. Đây là một trong những tiêu chí ẩn rất quan trọng để Shopee gắn nhãn shop của bạn thành shop yêu thích.
Mỗi cửa hàng Shopee đều có những quy trình chăm sóc khách hàng của riêng mình, nhưng nhìn chung vẫn tuân thủ một quy trình chuẩn như sau:
- Xác nhận, phản hồi khi có khách nhắn tin hỏi về thông tin hàng hóa.
- Nhanh chóng xác nhận đơn hàng của khách hàng thông qua ứng dụng hoặc website Shopee.
- Đóng gói hàng Shopee theo đúng quy chuẩn để gửi cho đơn vị vận chuyển, có thể kèm theo quà tặng.
- Theo dõi kỹ hành trình đơn hàng, đảm bảo sản phẩm đến tay khách mà không gặp rắc rối nào.
- Chủ động liên hệ xin đánh giá, nhận xét của khách hàng thông qua tin nhắn hoặc gọi điện.

Khuyến mãi hấp dẫn
Khuyến mãi là một trong những cách bán hàng quốc tế trên Shopee rất hiệu quả. Các chương trình giới hạn thời gian khuyến mãi như flash sale sẽ tạo cảm giác cấp bách, thúc đẩy người mua ra quyết định và hành động nhanh hơn.
Một hình thức ưu đãi khác rất đơn giản nhưng hiệu quả là chương trình tích điểm. Cách làm này vừa khuyến khích khách hàng chi tiêu, đồng thời cũng giúp bạn xây dựng mối quan hệ thân thiết với họ.

Đặt hashtag cho sản phẩm
Khi mua sắm trên Shopee, ngoài việc tìm kiếm theo ngành hàng, họ cũng có thể sử dụng các hashtag để tìm kiếm. Vì vậy, nếu biết cách đặt hashtag một cách thông minh, sản phẩm của bạn sẽ có khả năng hiển thị cao hơn, thu hút được các khách hàng tiềm năng, đồng nghĩa với việc thúc đẩy doanh số bán hàng.
Ví dụ, nếu muốn mua quần áo ngủ, khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm theo rất nhiều cách gọi khác nhau như “pyjama”, “đồ ngủ”, “quần áo mặc nhà”,… Tương ứng với đó là một số hashtag như “ #đồngủ”, “#quầnáongủ”, “#pyjama”,…

>> Xem thêm: Cách chạy quảng cáo Shopee hấp dẫn khách hàng nhất
So sánh bán hàng quốc tế trên Shopee và bán hàng bình thường trên Shopee
Vậy cách bán hàng quốc trên Shopee với các phương pháp thông thường khác nhau như thế nào? bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu trong bảng dưới đây.
Tiêu chí so sánh | Cách bán hàng quốc tế trên Shopee | Cách bán hàng bình thường trên Shopee |
Đăng bán | Tuân thủ quy định Shopee Việt Nam và Shopee các nước khác. | Tuân thủ quy định của Shopee Việt Nam. |
Vận chuyển và xử lý đơn hàng | Quy trình xử lý đơn hàng như bán trong nước, không áp thêm phí vận chuyển quốc tế. | Xử lý đơn hàng và vận chuyển như bình thường. |
Thanh toán | Thanh toán bằng ví Shopee | Thanh toán bằng ví Shopee |
Chăm sóc khách hàng | Người bán tự chat, tư vấn với khách hàng. | Shopee hỗ trợ trao đổi thông tin với khách, hạn chế các rào cản bất đồng ngôn ngữ. |

Giải đáp câu hỏi về việc bán hàng quốc tế trên Shopee
Thời gian để chủ shop xử lý đơn hàng quốc tế
Thời gian xử lý đơn hàng, giao hàng Shopee cho khách quốc tế sẽ lâu hơn so với bán hàng trong nước. Lúc này chủ shop sẽ có thời gian chuẩn bị là 2 ngày, không tính ngày lễ và ngày chủ nhật để bàn giao cho đơn vị vận chuyển. Thông tin về đơn hàng quốc tế vẫn sẽ được cập nhật và xử lý trên mục “Kênh người bán” như bán hàng trong nước.

Trường hợp hủy bán hàng quốc tế trên Shopee
Nếu không muốn tham gia chương trình bán hàng quốc tế trên Shopee nữa, chủ shop cần thực hiện thủ tục đăng ký hủy tại form đăng ký theo link https://shopee.vn/program/form/903. Nếu bạn hủy đăng ký trước 18h thứ 6 tuần này, thì Shopee sẽ xử lý yêu cầu vào 0h ngày thứ 5 của tuần sau đó.
Kênh hỗ trợ người bán quốc tế
Trong trường hợp cần tư vấn, giải đáp về các vấn đề liên quan đến sản phẩm, đơn hàng, chủ shop có thể thực hiện theo hai cách như sau:
- Cách 1: Liên hệ trực tiếp đến bộ phận chăm sóc khách hàng của Shopee bằng tính năng nhắn tin trên ứng dụng Shopee, hoặc gọi vào hotline 1900 1221.
- Cách 2: Nhắn tin trực tiếp với người mua hàng để giải quyết vấn đề phát sinh liên quan đến sản phẩm, đơn hàng.

Đăng ký quảng cáo khi bán hàng quốc tế trên Shopee
Với cách bán hàng quốc tế trên Shopee, bạn có thể triển khai thêm các chương trình chạy quảng cáo hiệu quả. Để chạy quảng cáo cho các cửa hàng quốc tế Shopee, bạn hãy hãy tạo tài khoản PayPal, lựa chọn dịch vụ quảng cáo trên Shopee và nạp tiền chạy quảng cáo qua cổng thanh toán này. Sau đó, Shopee sẽ bắt đầu thiết lập và chạy quảng cáo cho cửa hàng của bạn.

Trên đây là những chia sẻ của bePOS về cách bán hàng quốc tế trên Shopee dành cho người mới bắt đầu. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quát nhất và biết cách mở rộng thị trường thật hiệu quả. Ngoài ra, bạn hãy nhớ truy cập website bePOS thường xuyên để cập nhật kiến thức mới trên thị trường nhé!
FAQ
Có cần phải tạo tài khoản quốc tế để bán hàng trên Shopee nước ngoài không?
Shopee sẽ đồng bộ shop tại Việt Nam của bạn với các nền tảng Shopee quốc tế. Vì vậy, bạn vẫn có thể sử dụng tài khoản bán hàng tại Shopee Việt Nam và xử lý đơn hàng trên như bình thường.
Tôi không biết mô tả sản phẩm bằng Tiếng Anh thì có bán hàng quốc tế trên Shopee được không?
Những người không biết Tiếng Anh vẫn có thể bán hàng quốc tế trên Shopee. Bởi lý do, Shopee sẽ tự động dịch thông tin sản phẩm từ tiếng Việt sang tiếng quốc gia bên mua. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên chuẩn bị nền tảng ngoại ngữ ở mức cơ bản, để có thể chủ động xử lý khi xảy ra trục trặc đơn hàng.
Follow bePOS: