Trang chủBlogs BlogBounce Rate là gì? 3 bí quyết tối ưu Bounce Rate không nên bỏ qua

Bounce Rate là gì? 3 bí quyết tối ưu Bounce Rate không nên bỏ qua

Cập nhật lần cuối: Tháng Năm 05, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
134 Đã xem

Bounce Rate là gì? Bounce Rate có vai trò như thế nào trong Marketing mà được các SEOer quan tâm đến vậy? Trong nội dung bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về Bounce Rate cũng như một số bí quyết giúp tối ưu chỉ số này.

Bounce Rate là gì?

Bounce Rate hay tỷ lệ thoát trang là một chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của website, được các SEOers hết sức quan tâm. Cụ thể, chỉ số này thể hiện phần trăm số phiên truy cập vào duy nhất một trang trên website, sau đó rời đi ngay mà không thực hiện thao tác nào khác trên cùng website.

Ví dụ: Nếu Bounce Rate là 60%. Điều này có nghĩa là trong 100 lượt truy cập vào website, chỉ có 40 lượt thao tác trên từ 2 trang trở lên, số còn lại rời đi sau khi truy cập vào trang đầu tiên. 

Thông qua chỉ số này, người dùng có thể nắm bắt được tình trạng của website, chính xác hơn là khả năng giữ chân khách hàng truy cập. Hiện nay, bạn có thể tham khảo số liệu về tỷ lệ thoát trang thông qua nhiều công cụ hỗ trợ SEO. Trong đó, Google Analytics Bounce Rate được xem là phổ biến nhất và cũng được tập trung đề cập trong bài viết này.

dinh-nghia-ve-bounce-rate

Bounce Rate là gì?

Vai trò của Bounce Rate là gì?

Vai trò nổi bật nhất của tỷ lệ thoát trang là cho thấy “sức khỏe” của website. Qua những số liệu thu được về Bounce Rate, bạn dễ dàng thấy được mức độ hài lòng của khách hàng khi truy cập vào trang web. Không thể phủ nhận, chưa có một mốc cụ thể nào để đánh giá tỷ lệ Bounce Rate bao nhiêu là tốt, nhưng nếu chỉ số này tăng cao trong thời gian ngắn, câu chuyện đã quá rõ ràng.

Đây là dấu hiệu chứng tỏ nội dung trang web không đáp ứng được mong muốn và kỳ vọng của khách hàng. Hoặc đang có trục trặc gì đó khiến trải nghiệm người dùng tệ đi. Cũng có một số trường hợp nguyên nhân đến từ các yếu tố mang tính kỹ thuật như code, thuật toán,… khiến quá trình tính toán tỷ lệ thoát trong Google Analytics gặp lỗi.

Xấu nhất, Googlebot đang đánh giá thấp chất lượng website, khiến thứ hạng tìm kiếm giảm xuống so với trước đây. Điều này có thể xảy ra khi các thuật toán đánh giá SEO của Google đang cố gắng tiệm cận với trải nghiệm người dùng. Và nếu nội dung thiếu sức hút, website sẽ khó lên top. 

vai-tro-cua-Bounce-Rate

Vai trò của Bounce Rate\

Tóm lại, Bounce Rate dự báo về một số vấn đề mà có thể trang web đang gặp phải. Trên phương diện kinh doanh, tỷ lệ thoát trang cao đồng nghĩa tỷ lệ chuyển đổi thấp. Nói cách khách, doanh nghiệp khó tạo ra đơn hàng, doanh thu và lợi nhuận. Nếu tình trạng này kéo dài, đây thực sự là thảm họa khi hiệu quả kinh doanh không tốt và giá trị thương hiệu lại giảm mạnh.

Công thức tính Bounce Rate 

Mỗi công cụ phân tích website có một cách tính Bounce Rate khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta sẽ đề cập tới cách xác định tỷ lệ thoát trong Google Analytics (GA).

Công thức tính Bounce Rate của một trang với Google Analytics

BR.page = Tổng lượng thoát (Bounce)/ Tổng số lần truy cập (Entrance)

Trong đó: 

  • Tất cả số liệu được xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
  • BR.page: là tỷ lệ thoát của một trang được xem xét.
  • Bounce: là số lượng truy cập (hoặc xem) trang được xem xét với điều kiện mỗi truy cập chỉ có một GIF request gửi về Google Analytics.
  • Entrance: là tổng số lần truy cập của người dùng vào một trang được xét đến.

Công thức tính Bounce Rate của một website với Google Analytics

Một website bao gồm tất cả các trang bên trong nó. Vì thế, ta cũng có công thức tương tự: 

BR.web = Tổng lượng thoát (Bounce)/ Tổng số lần truy cập (Entrance)

Trong đó: 

  • Tất cả số liệu được xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
  • BR.web: là tỷ lệ thoát của website được xem xét.
  • Bounce: là số lượng truy cập (hoặc xem) của tất cả các trang trên website với điều kiện mỗi truy cập chỉ có một GIF request gửi về Google Analytics.
  • Entrance: là tổng số lần truy cập của người dùng vào tất cả các trang của website.

Mức Bounce Rate của website bao nhiêu là tốt?

Vậy, mức Bounce Rate bao nhiêu là tốt? Nhìn chung, không có một đáp án cụ thể nào cho câu hỏi này. Bởi lẽ, mọi website đều có tỷ lệ này và việc đánh giá tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nội dung trang web, tâm lý khách hàng, chất lượng trang,…

Ví dụ: nếu website bạn xây dựng thuộc nhóm tin tức, phim ảnh, tỷ lệ thoát trang thường sẽ thấp hơn nhóm kinh doanh phần mềm bán hàng. Hay cùng làm về tin tức nhưng cách tính Bounce Rate trên website dự báo thời tiết khác với website thể thao, sự kiện.

bounce-rate-la-gi

Mức Bounce Rate bao nhiêu là tốt?

Dẫu vậy, đa số ý kiến đều cho rằng, Google Analytics Bounce Rate nên nằm trong khoảng lớn hơn hoặc bằng 45%. Ngược lại, nếu Bounce Rate quá thấp, dưới 10% thì chắc chắn website đang gặp phải một số vấn đề kỹ thuật, dẫn đến nhiều hơn một GIF request được gửi cho Google Analytics khi tính toán.

>> Xem thêm: SEO ONPAGE LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN SEO ONPAGE TỪ A-Z

Những yếu tố ảnh hưởng tới Bounce Rate

Dưới đây là 3 nhóm yếu tố nổi bật có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ thoát trong Google Analytics nói riêng và các công cụ SEO nói chung.

Nhóm yếu tố liên quan tới khách truy cập

Đó có thể là tâm lý, mục đích đến hành vi của người dùng. Chúng thay đổi theo thời gian, không gian và có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng (thông thường, tiềm năng,…) Nếu mục đích truy cập website để cập nhật thông tin cuối ngày, người dùng không nhất thiết phải tham khảo nhiều trang web.

Tuy nhiên, nếu mục đích là mua hàng hóa, chắc chắn họ sẽ hướng tới việc so sánh, đối chiếu giữa nhiều thương hiệu, giữa các sản phẩm cùng phân khúc và cần truy cập nhiều hơn một website. 

Nhóm yếu tố liên quan tới website

Một website được xây dựng từ rất nhiều yếu tố khác nhau, từ code, UI/ UX đến nội dung, landing page, giao diện,… Tất cả đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tỷ lệ thoát trang.

Nếu Landing Page không hấp dẫn người dùng, ngập tràn quảng cáo, chữ xếp lộn xộn và không có “Call to action” rõ ràng thì Bounce Rate sẽ rất cao. Nếu website là blog, việc người dùng vào đọc bài rồi thoát là hết sức bình thường, đồng nghĩa Bounce Rate cũng khá cao. Thậm chí, với single page website (website chỉ có 1 page duy nhất) thì tỷ lệ này có thể lên đến 100%.

Tóm lại, các nhóm yếu tố liên quan tới trang web sẽ tác động mạnh mẽ vào trải nghiệm của người dùng, khiến họ quyết định ở lại hay rời đi.

yeu-to-anh-huong-toi-Bounce-Rate

Những yếu tố ảnh hưởng tới Bounce Rate

Nhóm yếu tố liên quan tới doanh nghiệp

Mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có đối tượng khách hàng và sức hút khác nhau. Đồng nghĩa, mức độ quan tâm và nhu cầu ở lại website không giống nhau. Chúng ta có thể lấy ví dụ đơn giản, doanh nghiệp sản xuất thường khó “cạnh tranh” được với doanh nghiệp buôn bán về khả năng giữ chân người truy cập trang web. Doanh nghiệp kinh doanh đồ nội thất thường có Bounce Rate cao hơn kinh doanh thực phẩm.

3 bí quyết giúp tối ưu Bounce Rate

Khi đã hiểu rõ Bounce Rate là gì, vai trò của Bounce Rate như thế nào, chắc chắn bạn đang muốn biết những bí quyết để tối ưu tỷ lệ này. Dưới đây là 3 bí quyết dành cho bạn:

Xây dựng website xoay quanh người tiêu dùng

Yếu tố lớn nhất quyết định đến Bounce Rate là gì? Chính là người tiêu dùng hay khách truy cập website. Bởi họ vừa là chủ thể, vừa là đối tượng mà chúng ta cần hướng tới. Việc xây dựng website cần có nội dung và tính trải nghiệm xoay quanh người dùng.

Có một thực tế rằng, không ít trang web đang quá tập trung vào việc tìm và tăng số lượng keyword chỉ để đáp ứng yêu cầu của Googlebot dù giá trị mang lại với người dùng khá thấp. Việc kiến thiết một website nhiều thông tin “rỗng” như vậy có thể giúp tổng lượng truy cập cao nhưng chất lượng và hiệu quả chuyển đổi lại không tương xứng. Hệ quả dễ thấy là Bounce Rate chạm ngưỡng báo động.

3-bi-quyet-toi-uu-bounce-rate

3 bí quyết giúp tối ưu Bounce Rate

Một vấn đề nữa, không ít website mang đến nội dung hữu ích, hấp dẫn nhưng khả năng tối ưu UX/ UI chưa đạt, thậm chí là kém nên cũng chẳng tránh được kết quả tương tự. Vì thế, tuy việc xây dựng website có thể tốn thời gian, công sức, chi phí nhưng doanh nghiệp cần thực sự đầu tư, lấy người dùng làm trọng tâm để hướng tới mục tiêu lâu dài.

Tích hợp các nút kêu gọi hành động trên website

Nút kêu gọi hành động (Call-to-Action/ CTA) có thể dưới dạng Button (nút), Banner, Video hay link liên kết,… Tuy nhiên, giá trị của yếu tố này là giúp khách truy cập web có thể dễ dàng “xuyên không” tới nhiều trang nhỏ hoặc website liên kết. 

Tóm lại, họ có thể thực sự hành động thay vì kéo, lướt đơn thuần rồi thoát ra. Song, cũng cần lưu ý rằng, CTA cần được xây dựng, sắp xếp một cách khéo léo, không quá gượng ép, không gây cảm giác khó chịu đối với người dùng, tránh bị phản tác dụng.

Liên tục đánh giá website một cách toàn diện

Vai trò của Bounce Rate là điều không cần bàn cãi, tuy nhiên, khi đánh giá chỉ số này hay xa hơn là tối ưu website, bạn cần xem xét đồng thời nhiều chỉ số khác. Ví dụ: Đối tượng, các yếu tố thời gian thực,… Để làm tốt điều này, đòi hỏi người thực hiện có kinh nghiệm và kỹ năng SEO tổng quan tốt. Đồng thời, không nên bỏ qua sự giúp sức đến từ các công cụ hỗ trợ như Google Analytics, Ahref,… Đặc biệt, quá trình này phải thực hiện liên tục trong suốt thời gian hoạt động website.

>> Xem thêm: ENTITY LÀ GÌ? CÁCH TẠO LẬP ENTITY BUILDING MỚI NHẤT (2022)

Với những chia sẻ của bePOS, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ Bounce Rate là gì cũng như nắm được tips giảm Bounce Rate hiệu quả cho website. Chúc các bạn sẽ áp dụng thành công! Đừng quên cập nhật nhiều bài viết hay và hữu ích khác trên blog của bePOS.

FAQ

Tỷ lệ thoát trang của website bao nhiêu là tốt?

Hiện nay, không có một con số cụ thể để đánh giá tỷ lệ thoát trang bao nhiêu là tốt. Bởi chỉ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan tới người dùng (khách truy cập), tới website hay đặc điểm của doanh nghiệp. Dẫu vậy, nhiều ý kiến cho rằng, Bounce Rate của website nên lớn hơn hoặc bằng 45%.

Vai trò của Bounce Rate là gì?

Vai trò lớn nhất của Bounce Rate là cho thấy tình trạng website và báo hiệu một số vấn đề có thể gặp phải như:

  • Trải nghiệm khách truy cập web giảm.
  • Website xuất hiện lỗi kỹ thuật.
  • Thứ hạng SEO giảm.