Trang chủBlogs MarketingTop 9 chiến lược giảm giá sản phẩm phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay

Top 9 chiến lược giảm giá sản phẩm phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay

Tháng mười một 11, 2023
Nữ Tâm
Nữ Tâm
459 Đã xem

Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với những chương trình giảm giá xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ các cửa hàng, trung tâm thương mại, đến sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada. Mặc dù là chiến lược kinh doanh quen thuộc, nhưng không có nghĩa hoạt động khuyến mãi bị coi là cũ kỹ hay nhàm chán. Nếu biết cách sáng tạo nên những chiến lược giảm giá sản phẩm độc đáo, bạn chắc chắn sẽ thu hút được đông đảo khách hàng tiềm năng. 

Vậy bạn đã thực sự hiểu chiến lược giảm giá sản phẩm là gì? Làm sao để áp dụng kế hoạch giảm giá một cách hiệu quả? Cùng bePOS tìm hiểu ngay sau đây! 

Chiến lược giảm giá sản phẩm là gì?

Chiến lược giảm giá sản phẩm là một kế hoạch hay phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để điều chỉnh giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể. Mục đích chính của chiến lược này thường là thúc đẩy doanh số bán hàng, thu hút khách hàng tiềm năng, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Đối với từng loại sản phẩm, ở mỗi thời điểm khác nhau, sẽ cần có những chiến lược giảm giá riêng sao cho phù hợp và hiệu quả. Do đó, hiểu rõ về chiến lược giảm giá sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với các thay đổi linh hoạt, nhanh chóng trên thị trường.

chien-luoc-giam-gia-san-pham
Chiến lược giảm giá sản phẩm là gì?

9 chiến lược giảm giá sản phẩm phổ biến

Tuỳ thuộc vào tính chất sản phẩm cũng như mục tiêu kinh doanh trong từng thời điểm, doanh nghiệp sẽ lựa chọn những chiến lược giảm giá sản phẩm sao cho phù hợp và hiệu quả. Dưới đây là 9 chiến lược giảm giá sản phẩm phổ biến và hiệu quả mà bePOS đã tổng hợp dành cho bạn.

Giảm giá tính theo gói

Thay vì giảm giá cho từng sản phẩm riêng lẻ, doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược giảm giá theo gói sản phẩm. Bán hàng theo gói, hay còn được gọi là combo, là cách các công ty kết hợp một số sản phẩm hoặc dịch vụ và bán với giá thấp hơn so với việc mua từng sản phẩm.

Chiến lược giảm giá sản phẩm theo gói này sẽ giúp tăng cường số lượng sản phẩm bán bằng cách khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm trong một lần mua hàng, từ đó làm tăng giá trị trung bình của đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể kết hợp sản phẩm ít thông dụng với những sản phẩm phổ biến để tạo ra các gói combo, từ đó giảm lãng phí hàng tồn kho.

Tuy nhiên, để thành công với chiến lược giảm giá theo combo, doanh nghiệp cần nghiên cứu cẩn thận để đảm bảo rằng các sản phẩm được kết hợp có sự liên quan và mang đến giá trị thực sự cho khách hàng. Nếu không, khả năng cao là khách hàng sẽ không quan tâm hoặc bỏ qua chương trình ưu đãi của bạn.

chien-luoc-giam-gia-san-pham-tinh-theo-goi
Chiến lược giảm giá sản phẩm tính theo gói

Giảm giá tính trên số lượng

Với hình thức khuyến mãi này, quy luật rất đơn giản: Khách hàng mua càng nhiều, giảm giá càng nhiều. Chiến lược giảm giá sản phẩm tính trên số lượng được đưa ra khi doanh nghiệp muốn nhanh chóng thanh lý các mặt hàng tồn kho, kích thích khách hàng mua những đơn hàng lớn hơn.

Bạn cũng có thể thấy chiêu thức này trong những chương trình giảm giá theo yêu cầu, khi người dùng nhận được giảm giá với tổng giá trị đơn hàng đạt mức cụ thể, ví dụ như giảm giá 15% khi tổng giá trị đơn hàng đạt 500.000VNĐ.

chien-luoc-giam-gia-san-pham-tren-so-luong
Chiến lược giảm giá sản phẩm trên số lượng

Giảm giá tính theo mùa vụ

Đây là một chiến lược giảm giá sản phẩm hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng trong những mùa cao điểm điểm của năm, đặc biệt phổ biến trong ngành bán lẻ và thời trang. Việc giảm giá theo mùa không chỉ mang lại sự hứng thú cho khách hàng mà còn giúp bạn quản lý hàng tồn kho từ mùa trước để chuẩn bị cho mùa tiếp theo. 

Không chỉ giới hạn trong bốn mùa của năm, các cửa hàng ngày nay còn tận dụng các dịp lễ như Noel, Valentine, Quốc khánh, hay Black Friday để triển khai chương trình giảm giá, tạo nên không khí mua sắm sôi động.

chien-luoc-giam-gia-san-pham-tinh-theo-mua-vu
Chiến lược giảm giá sản phẩm tính theo mùa vụ

Giảm giá khuyến mãi trong một khoảng thời gian

Đây không chỉ là một chiến lược giảm giá phổ biến mà còn là một bí quyết khéo léo để kích thích nhu cầu mua sắm và tăng cao tỷ lệ mua hàng trong khoảng thời gian cụ thể. Trong thời điểm này, người tiêu dùng được có nhiều sự lựa chọn hơn, tạo ra một trải nghiệm mua sắm phong phú. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt để người bán quảng bá và giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ mới, mở rộng hình ảnh kinh doanh của mình.

Giảm giá thanh toán trước

Mặc dù là một trong những chiến lược giảm giá sản phẩm hiệu quả nhưng phương thức này lại không thường xuyên được áp dụng. Áp dụng chương trình giảm giá thanh toán trước, khi khách hàng quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ và thanh toán trước hạn theo quy định, họ sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hấp dẫn. 

Ngày nay, các người bán đã dần áp dụng rộng rãi chiến lược này trong môi trường mua sắm trực tuyến, đặc biệt là trên các nền tảng thương mại điện tử.

giam-gia-thanh-toan-truoc
Giảm giá thanh toán trước đang được áp dụng khá phổ biến

Giảm giá chớp nhoáng – Flash Sale

Flash Sale, hay giảm giá chớp nhoáng, không chỉ giải quyết vấn đề nguồn cung dồi dào mà còn giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng nhanh chóng và hiệu quả. Các sự kiện mua sắm lớn như Black Friday, 9.9, 11.11 là những ví dụ dễ nhận biết nhất của các đợt Flash Sales, nơi khách hàng có cơ hội nhận giảm giá đáng kể cho một loạt sản phẩm trong khoảng thời gian ngắn, thậm chí chỉ trong một giờ. 

Thực chất, chiến lược này sẽ tận dụng hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO – Fear of Missing Out), tạo ra trải nghiệm mua sắm mới lạ, đồng thời khéo léo thuyết phục khách hàng không ngần ngại bấm nút “Mua ngay”.

chien-luoc-giam-gia-san-pham-chop-nhoang
Chiến lược giảm giá sản phẩm chớp nhoáng

>> Xem thêm: Cách áp dụng Flash Sale thành công

Giảm giá theo tương tác của khách hàng

Chương trình giảm giá theo tương tác khách hàng là một chiến lược marketing mạnh mẽ trong thời đại số ngày nay. Không chỉ tạo ra sự tương tác tích cực với người tiêu dùng, chiến lược giảm giá này còn giúp xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành – những đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Để triển khai những chương trình giảm giá như vậy, bạn sẽ khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm trên mạng xã hội qua cuộc thi, sự kiện. Đồng thời, việc giới thiệu bạn bè cũng được thúc đẩy thông qua hệ thống thưởng, ưu đãi giảm giá, và điểm thưởng. Việc sử dụng các tính năng Facebook Live hay TikTok Live cũng là phương thức bán hàng hiệu quả thông qua tương tác trực tiếp với người mua sắm.

giam-gia-theo-tuong-tac-cua-khach-hang
Chương trình giảm giá theo tương tác của khách hàng

Giảm giá dành cho khách hàng trung thành

Xây dựng mối quan hệ vững chắc giữa doanh nghiệp và khách hàng thân thiết là một chiến lược hiệu quả, đặc biệt khi muốn duy trì sự trung thành của họ. Thay vì chỉ tập trung vào việc thu hút khách hàng mới, doanh nghiệp hiểu rằng việc giữ chân các khách hàng cũ cũng là điều vô cùng quan trọng.

Các khách hàng thường xuyên mua sắm sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt như mức giảm giá cao hơn, ưu đãi khi mua phẩm mới, hoặc tận hưởng dịch vụ chăm sóc khách hàng cao cấp. Với chiến lược giảm giá sản phẩm cho khách hàng trung thành, bạn sẽ giúp họ cảm thấy được trân trọng, từ đó trung thành với thương hiệu của bạn hơn.

chien-luoc-giam-gia-san-pham-cho-khach-hang-trung-thanh
Doanh nghiệp nên có chiến lược giảm giá sản phẩm cho khách hàng trung thành

Giảm giá theo nhóm khách hàng

Chiến lược giảm giá sản phẩm theo nhóm khách hàng có thể được áp dụng cho các nhóm khách hàng như khách mới, những người đã đăng ký tài khoản và thực hiện giao dịch thành công, hay những khách hàng nhận đánh giá 5 sao trên website hoặc fanpage. 

Cũng như khi áp dụng cho các khách hàng thân thiết, phương thức khuyến mãi này sẽ thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng.

Ưu, nhược điểm của chiến lược giảm giá sản phẩm

Để đạt được thành công khi triển khai các chiến lược giảm giá sản phẩm, việc nhận biết được cả ưu, nhược điểm của hình thức khuyến mãi này là vô cùng quan trọng.

Ưu điểm

Không phải ngẫu nhiên mà chiến lược giảm giá sản phẩm là công cụ kinh doanh, bán hàng được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Phương thức khuyến mãi này có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Chiến lược giảm giá giúp thu hút những khách hàng nhạy cảm về giá, từ đó tăng cao doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. 
  • Chiến lược giảm giá sản phẩm giúp xử lý hàng tồn kho một cách hiệu quả, nhất là trong những chiến dịch khuyến mãi theo mùa hoặc dịp lễ đặc biệt. 
  • Mức giá hấp dẫn sẽ làm tăng cơ hội thu hút các khách hàng mới, đặc biệt là những người mua sắm lần đầu tại cửa hàng của bạn. 
  • Chiến lược giảm giá sản phẩm với những ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn và thường xuyên sẽ giúp hoạt động marketing dễ dàng thu hút các khách hàng, từ đó củng cố, gia tăng lòng trung thành của họ với nhãn hiệu.
  • Giảm giá là một trong những hình thức cạnh tranh hiệu quả trên thị trường, bởi giá cả luôn là điều khách hàng quan tâm nhiều nhất.
  • Khách hàng sẽ có động lực mua thêm nhiều sản phẩm để nhận được mức giảm giá cao hơn.
uu-diem-cua-chien-luoc-giam-gia-san-pham
Ưu điểm nổi bật của chiến lược giảm giá sản phẩm

Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng chiến lược giảm giá sản phẩm vẫn có một số nhược điểm cần lưu ý sau:

  • Giảm giá thường xuyên có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Giảm giá quá mức có thể làm giảm hình ảnh về chất lượng của sản phẩm và thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.
  • Khách hàng có thể mong đợi được giảm giá liên tục, và thậm chí cảm thấy bị lừa khi giá thay đổi thường xuyên hoặc không nhất quán.
  • Có thể dẫn đến việc khách hàng chủ yếu mua các mặt hàng giảm giá thay vì quan tâm đến các sản phẩm nguyên giá.
  • Khách hàng có thể có xu hướng đợi đến khi có giảm giá mới mua, gây giảm lợi nhuận.
nhuoc-diem-cua-chien-luoc-giam-gia-san-pham
Nhược điểm cần lưu ý của chiến lược giảm giá sản phẩm

Chiến lược giảm giá nên áp dụng khi nào?

Mặc dù là một vũ khí mạnh mẽ, nhưng có phải lúc nào đây cũng là cách thức marketing hiệu quả, và chiến lược giảm giá nên áp dụng khi nào? Việc áp dụng các chương trình giảm giá đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo, đồng thời cần phải hiểu rõ thị trường và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. 

Dưới đây là một số thời điểm mà bạn nên tận dụng để áp dụng chiến lược giảm giá và thu hút khách hàng:

  • Áp dụng chiến lược giảm giá trong những thời điểm mà nhu cầu mua sắm tăng cao như ngày lễ, Tết có thể kích thích sự quan tâm và tăng doanh số bán hàng.
  • Giảm giá trong giai đoạn khai trương cửa hàng là cơ hội để thu hút sự chú ý và tạo ra sự hứng thú từ phía khách hàng, từ đó tạo đà cho những bước tiến tiếp theo của doanh nghiệp.
  • Khi ra mắt sản phẩm mới, để tạo cơ hội cho khách hàng tham gia trải nghiệm, chiến lược giảm giá có thể được áp dụng để khuyến khích việc mua sắm của họ.
  • Khi sản phẩm/dịch vụ gần hết mùa, sắp hết hạn sử dụng, hoặc có dấu hiệu tồn kho cao, chiến lược giảm giá sản phẩm có thể giúp giảm áp lực hàng tồn kho và khuyến khích mua sắm.
  • Khi nhận thấy đối thủ cạnh tranh đang tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, áp dụng chiến lược giảm giá sản phẩm có thể giữ cho doanh nghiệp bạn có thế cạnh tranh mạnh mẽ và giữ chân khách hàng.
chien-luoc-giam-gia-ap-dung-khi-nao
Chiến lược giảm giá nên áp dụng khi nào?

Các bước lập chiến lược giảm giá sản phẩm

Lập chiến lược giảm giá sản phẩm là một quá trình quan trọng đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và hiểu biết sâu sắc về thị trường cũng như khách hàng. Các bước lập chiến lược giảm giá sản phẩm cơ bản mà bạn không nên bỏ qua khi tiến hành hoạt động marketing của mình gồm 5 bước sau:

Bước 1: Xác định đúng đối tượng và mục tiêu giảm giá

Việc xác định đúng đối tượng giảm giá, tức là nhóm khách hàng mà chương trình giảm giá hướng đến, là quan trọng để điều hướng hành vi mua sắm và đưa ra quyết định mua hàng. Các đối tượng khách hàng mục tiêu có thể bao gồm những khách hàng đang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, những khách hàng chưa từng mua hàng, hay đối tượng đã từng là khách hàng và hiện không còn, hoặc thậm chí là khách hàng của đối thủ.

Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra những chiến lược, mục tiêu giảm giá phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể.

>> Xem thêm: Bí quyết “chinh phục” thị trường mục tiêu hiệu quả

Bước 2: Xác định hình thức giảm giá sẽ áp dụng

Đối với mỗi ngành kinh doanh và quy mô doanh nghiệp khác nhau, chiến lược giảm giá sản phẩm áp dụng cũng sẽ khác nhau để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh suôn sẻ và hiệu quả nhất. Hãy tham khảo 9 chiến lược giảm giá sản phẩm phổ biến mà bePOS đã tổng hợp ở phần trên để lựa chọn cho doanh nghiệp của mình hình thức khuyến mãi phù hợp nhất.

xac-dinh-hinh-thuc-giam-gia
Xác định hình thức giảm giá

Bước 3: Phân tích chi phí theo từng loại giảm giá

Mặc dù chương trình giảm giá có vẻ đơn giản và dễ triển khai, tuy nhiên, để thực hiện sao cho hiệu quả, việc tính toán ngân sách và đánh giá rủi ro là hết sức quan trọng. Điều này giúp bạn chuẩn bị mọi khía cạnh một cách chắc chắn nhất và tìm ra chương trình giảm giá phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. 

Những chi phí mà bạn nên cân nhắc trong quá trình phân tích có thể là giảm giá theo phần trăm, giảm giá cố định, hay chi phí quảng cáo để thông báo về chương trình khuyến mãi.

Bước 4: Xác định thông điệp của chương trình giảm giá

Trong quá trình lập kế hoạch giảm giá sản phẩm, việc xác định thông điệp không chỉ đơn giản là giảm giá để bán sản phẩm với giá thấp hơn mà còn là cơ hội để truyền đạt những ý nghĩa và thông điệp đặc biệt tới người tiêu dùng. 

Sáng tạo những slogan độc đáo cho chiến lược giảm giá sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có cơ hội để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng thông qua nhiều yếu tố như ấn phẩm thiết kế và bài viết truyền thông.

xac-dinh-thong-diep-giam-gia
Xác định thông điệp cho chiến lược giảm giá sản phẩm

Bước 5: Đánh giá kết quả của chương trình giảm giá

Quá trình đánh giá kết quả là thời gian để bạn nhìn nhận những ưu điểm và nhược điểm của chiến lược giảm giá sản phẩm đã triển khai, từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học hữu ích để chuẩn bị cho những chiến dịch tiếp theo một cách kỹ lưỡng hơn.

Do đó, tất cả dữ liệu khách hàng, bao gồm tin nhắn, cuộc gọi và các biến động trong doanh thu, cần phải được tổng hợp và đánh giá để đo lường hiệu suất. Sự thành công của chiến dịch sẽ được đánh giá dựa vào kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra ban đầu và so với doanh thu trước đó. 

Một số lưu ý để thực hiện chiến lược giảm giá sản phẩm hiệu quả

Việc nắm vững và hiểu rõ về chiến lược giảm giá sản phẩm là chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp đạt được thành công trong kế hoạch kinh doanh của mình. Dưới đây là một số lưu ý để triển khai các chương trình khuyến mãi này một cách hiệu quả nhất:

  • Lập danh sách sản phẩm và dịch vụ chất lượng: Tránh áp dụng giảm giá cho những sản phẩm sắp hết hạn hoặc không đảm bảo chất lượng. Thay vào đó, hãy tập trung giảm giá cho những sản phẩm và dịch vụ chất lượng để thu hút, tạo ấn tượng tích cực với khách hàng.
  • Tránh kéo dài thời gian giảm giá quá lâu: Thời gian giảm giá quá dài có thể làm giảm biên độ lợi nhuận. Do đó, hãy điều chỉnh thời gian diễn ra chiến dịch giảm giá sao cho phù hợp để giữ được sự hứng thú từ khách hàng.
  • Xây dựng chiến lược giảm giá sản phẩm dựa trên đối tượng khách hàng tiềm năng: Việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về thói quen cũng như xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, từ đó tùy chỉnh mức chiết khấu phù hợp để tối ưu hóa doanh thu sao cho hiệu quả.
luu-y-thuc-hien-chien-luoc-giam-gia-san-pham-hieu-qua
Những lưu ý để thực hiện chiến lược giảm giá sản phẩm hiệu quả

Hy vọng bài viết trên đây của bePOS đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược giảm giá sản phẩm, những hình thức triển khai phổ biến, và trả lời được câu hỏi “Tại sao phải giảm giá?”. Chúc bạn tìm ra hình thức giảm giá phù hợp cho doanh nghiệp và đạt được thành công trong hoạt động kinh doanh của mình!

FAQ

Làm sao để lựa chọn được chiến lược giảm giá sản phẩm hiệu quả nhất?

Để lựa chọn và xây dựng một chiến lược giá tối ưu, không có câu trả lời duy nhất và rõ ràng. Mỗi doanh nghiệp đều có đặc điểm kinh doanh riêng, với những thuận lợi và thách thức khác nhau. Do đó, bạn sẽ cần tự mình tìm ra cách tiếp cận phù hợp nhất với đặc thù của sản phẩm, chiến lược tiếp thị, và đối tượng khách hàng của doanh nghiệp. Tham khảo những chiến dịch phổ biến mà bePOS đã đề cập trong bài viết trên để dễ dàng đưa ra quyết định hơn nhé!

Làm sao để cân bằng hiệu quả giữa chiến lược giảm giá sản phẩm và duy trì hình ảnh thương hiệu?

Để cân bằng giữa việc giảm giá và duy trì hình ảnh thương hiệu sao cho tối ưu và hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng về mức độ giảm giá cũng như cách quảng cáo sản phẩm được giảm giá. Việc quản lý mức giảm giá một cách cẩn thận là bước quan trọng để đảm bảo rằng việc này không gây ảnh hưởng đáng kể đến uy tín và giá trị của thương hiệu của bạn.