Trang chủBlogs MarketingCPM là gì? Cách sử dụng CPM hiệu quả nhất 2024

CPM là gì? Cách sử dụng CPM hiệu quả nhất 2024

Cập nhật lần cuối: Tháng ba 03, 2024
Hoàng Ngân
868 Đã xem

CPM được đánh giá là một trong những hình thức quảng cáo được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất trong hoạt động Digital Marketing. Thế nhưng, cụm từ CPM lại là một thuật ngữ còn khá mới mẻ so với những người mới kinh doanh và họ chưa hiểu tường tận về CPM. Để giải quyết những thắc mắc về thuật ngữ này, tại bài viết dưới đây bePOS sẽ giúp bạn giải đáp CPM là gì? Làm thế nào để sử dụng CPM hiệu quả?

CPM là gì?

Cost per 1000 impressions (viết tắt là CPM) là chi phí dùng để thanh toán mỗi 1000 lượt quảng cáo hiển thị trên Google. Trước khi tiến hàng khởi chạy quảng cáo, nhà quảng cáo sẽ phải đưa ra 1 mức giá thầu mà họ có thể chi trả cho mỗi 1000 lần xuất hiện của mẫu quảng cáo tại các vị trí mà khách hàng dễ dàng nhìn thấy, bắt gặp.

Không giống với hình thức CPC (các nhà quảng cáo chỉ bị tính phí ứng với mỗi một lần nhấp vào quảng cáo) thì đối với CPM, Google sẽ cài đặt những thuật toán và coi số lần hiển thị quảng cáo như một lượt xem. Một lần quảng cáo của bạn được xuất hiện trên màn hình của người dùng thì sẽ được tính là một lượt xem, một lần hiển thị.

cpm-la-gi
CPM là gì?

Ưu nhược điểm của CPM

CPM là một hình thức quảng cáo phổ biến và đem lại được nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, CPM cùng tồn tại những mặt hạn chế. Sau đây là những ưu và nhược điểm của CPM:

Ưu điểm của CPM

CPM là một hình thức được nhiều nhà quảng cáo chuyên nghiệp đánh giá là rất dễ sử dụng và mang lại hiệu quả vô cùng nhanh chóng. Với những lợi thế về tiết kiệm chi phí, CPM đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp mới kinh doanh trên thị trường và đang trong quá trình xây dựng thương hệu của mình trong tâm trí khách hàng.

Với những công ty đã có uy tín và độ phủ thương hiệu nhất định trên thị trường, nhận được nhiều lượt truy cập và tương tác trên website thì chi phí quảng cáo theo lượt hiển thị sẽ phần nào tiết kiệm hơn khi doanh nghiệp dùng CPC. 

Ngoài ra, CPM tạo ra nhiều lợi ích chung cho cả nhà quảng cáo và doanh nghiệp cung cấp các vị trí quảng cáo (chủ sở hữu website, blog). Doanh nghiệp xây dựng website/blog của mình được nhiều người biết đến thì càng có nhiều nhà quảng cáo mong muốn được xuất hiện tại banner trên trang web của bạn, từ đó có thể thu lợi nhuận thụ động hàng tháng.

uu-diem-cua-quang-cao-cpm
Ưu điểm của quảng cáo CPM

Nhược điểm của CPM

CPM có nhiều ưu điểm, tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm, đặc biệt đối với nhà quảng cáo như sau:

  • Đối với các website có lưu lượng truy cập thấp, số tiền nhà quảng cáo phải bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả cao như mong đợi.
  • Đối với các website có lưu lượng truy cập cao, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu là rất cao vì thế khoản tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để quảng cáo CPM cũng tăng theo mà hiệu quả đem lại không được đảm bảo chắc chắn.
  • Một số quảng cáo CPM hiển thị với không đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sẽ gây lãng phí.
nhuoc-diem-cua-quang-cao-cpm
Nhược điểm của quảng cáo CPM

>> Xem thêm: Performance Marketing là gì? 5 loại hình tiếp thị theo hiệu suất phổ biến nhất

Phân biệt quảng cáo CPM và CPC

Đối với hình thức quảng cáo CPC, chi phí mà các nhà quảng cáo phải thanh toán cho mỗi lượt nhấp sẽ không được vượt quá giá thầu ban đầu. Hiểu một cách đơn giản là giá thầu của doanh nghiệp chính là CPC tối đa. 

Chẳng hạn nếu giá thầu mà bạn đặt là 1$ thì bạn sẽ không bao giờ được vượt qua số tiền là 1$ cho một lượt nhấp vào quảng cáo hay liên kết của doanh nghiệp. Số tiền mà nhà quảng cáo cần thanh toán sẽ tỷ lệ thuận với số lượt nhấp chuột vào quảng cáo hay liên kết.

Còn với CPM, hình thức quảng cáo trực tuyến tính giá trên 1000 lượt hiển thị quảng cáo. Chẳng hạn trong một chiến dịch quảng cáo CPM, doanh nghiệp của bạn tốn 50$ để chi trả cho 1000 lượt hiển thị. Thế nhưng, có thể trong 1000 khách hàng khi xem được quảng cáo đó, rất có thể doanh nghiệp sẽ thu lại được 100 hay 200 lượt click. 

Cả hai hình thức quảng cáo này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Tuỳ thuộc vào mục tiêu marketing, cũng như năng lực tài chính mà nhà quảng cáo sẽ lựa chọn cho mình hình thức quảng cáo phù hợp để thực hiện hoặc kết hợp đồng thời. 

phan-biet-giua-cpm-voi-cpc
Phân biệt giữa CPM và CPC

>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức cần biết về quảng cáo GDN mới nhất

Giá quảng cáo CPM được tính như thế nào?

Để có thể tính được giá quảng cáo CPM, bạn hãy áp dụng theo cách tính CPM sau đây:

CPM = (Tổng số tiền chi trả cho chiến dịch quảng cáo/số lần hiển thị) x 1.000

Ví dụ minh hoạ: Doanh nghiệp của bạn sẽ chi trả 75$ cho quảng cáo CPM và nhận được 10.000 lần hiển thị thì CPM cuối cùng mà doanh nghiệp của bạn nhận được là: CPM = (75/10.000) x 1000 = 7,5

cach-tinh-cpm-nhu-the-nao
Cách tính CPM như thế nào?

Kinh nghiệm sử dụng CPM hiệu quả cho doanh nghiệp

Sau đây, bePOS sẽ giới thiệu cho bạn một số kinh nghiệm để sử dụng quảng cáo CPM sao cho hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:

Xác định rõ mục tiêu marketing

Để có thể lựa chọn và thực hiện một chiến dịch quảng cáo nói chung hay quảng cáo CPM nói riêng, trước tiên doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu marketing và truyền thông marketing cẩn thận. Cho dù bạn có là cá nhân đang chuẩn bị bắt đầu bán hàng online hay đang thực thi marketing trong doanh nghiệp đi chăng nữa thì đều cần thực hiện bước này.

Triển khai CPM trên những nền tảng quảng cáo mới 

Mọi người thường mặc định rằng quảng cáo CPM sẽ chỉ được hiển thị duy nhất trên nền tảng Google Adwords. Tuy nhiên, trên nền tảng này có rất nhiều nhà quảng cáo tham giá nên doanh nghiệp của bạn sẽ gặp phải nhiều sự cạnh tranh làm cho giá quảng cáo bị đẩy lên cao một cách chóng mặt. Những người làm marketing sẽ cần triển khai chiến dịch của mình trên các nền tảng mới khác, chẳng hạn như Google Display hay Adnetwork. 

Sẽ không có một nền tảng nào là sự lựa chọn tốt nhất và tệ nhất, sự đánh giá chính xác nhất là cần phải dựa trên góc nhìn của nhà quảng cáo về sự phù hợp của từng giai đoạn sản phẩm cũng như lộ trình phát triển của thương hiệu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ càng về các nền tảng quảng cáo này để tìm ra hình thức quảng cáo phù hợp nhất, nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

trien-khai-cpm-tren-da-dang-cac-nen-tang-quang-cao
Triển khai CPM trên đa dạng các nền tảng quảng cáo

Phối hợp CPM với các công cụ marketing khác

Nhiều người khi mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh thường thần thánh hoá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, và nhầm tưởng rằng cứ chi nhiều tiền để chạy quảng cáo, tần suất chạy dày đặc thì sẽ đem lại hiệu quả như mong đợi. 

Tuy nhiên, một chiến dịch marketing được thực hiện hiệu quả không chỉ đến từ sự thành công của một kênh digital marketing, mà còn phải có sự kết hợp nhuần nguyễn với các công cụ marketing khác như quảng cáo, bán hàng, các hoạt động khuyến mại,…

phoi-hop-cpm-voi-cac-cong-cong-cu-marketing-khac
Phối hợp với CPM với các công cụ marketing khác

Thông qua bài viết này, bePOS đã giúp bạn giải đáp được một số thắc mắc về CPM là gì, ưu nhược điểm của CPM và mẹo để ứng dụng CPM sao cho hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp của mình. Tuỳ theo tình hình của doanh nghiệp, bạn hãy cân nhắc lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp, đem lại hiệu quả cao mà tiết kiệm chi phí.

FAQ

Các doanh nghiệp nên sử dụng CPM khi nào?

Khi doanh nghiệp của bạn có mục tiêu muốn quảng bá nhanh chóng hình ảnh thương hiệu của mình tới số lượng lớn người dùng thì CPM chính là một sự lựa chọn tối ưu.

Khi bạn lựa chọn CPM, các quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị thường xuyên, người dùng sẽ click vào, tương tác trên Fanpage của bạn sẽ thường nhiều hơn. Bạn có thể dễ dàng lôi kéo người dùng vào thăm trang và like trang Fanpage của bạn.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo CPM?

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo CPM phải kể đến như:

  • Đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Sự trùng lặp của đối tượng
  • Mục tiêu chiến lược marketing
  • Số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường
  • Tần suất hiển thị của quảng cáo
  • Sự phản hồi, tương tác của người nhận quảng cáo
  • Thời gian chạy quảng cáo
[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/cpm-la-gi/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]