Thuật ngữ “Đầu tư giá trị” chắc chắn đã quá quen thuộc trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và biết cách áp dụng tốt phương pháp này để đạt hiệu quả cao khi đầu tư Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức về đầu tư giá trị đầy đủ, chi tiết nhất.
Đầu tư giá trị là gì?
Đầu tư giá trị (Value Investing) là một phong cách cũng như phương pháp đầu tư với điểm nổi bật là việc mua vào những tài sản có giá trị thị thường thấp hơn giá trị nội tại. Thuật ngữ này được dùng nhiều trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán với tài sản ở đây là cổ phiếu.
Ngoài ra, cơ hội còn đến từ các cổ phiếu có mức giá giao dịch thấp hơn giá trị sổ sách/giá trị trên sổ sách mang tính hữu hình; cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao, tỷ lệ P/E hay P/B thấp.
Thế nào là đầu tư giá trị?
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng định nghĩa một số thuật ngữ sau:
- Giá trị nội tại
Giá trị nội tại (Intrinsic Value) hay giá trị bên trong là giá trị thực của một thực thể, xét trong tham chiếu không chịu tác động của yếu tố bên ngoài. Tùy vào lĩnh vực được nhắc tới, yếu tố này có thể mang các đặc điểm khác nhau. Trong trường hợp này, thực thể thể là tài sản, chính xác hơn là cổ phiếu, có giá trị nội tại phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và sự xuất hiện của tài sản vô hình.
- Giá trị thị trường
Giá trị thị trường hay giá thị trường là mức giá mà bên mua và bên bán đều tự nguyện chấp thuận để thực hiện giao dịch tài sản tại một thời điểm nhất định. Giá thị trường luôn biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như Intrinsic Value, niềm tin của các bên tham gia mua bán,…
- Giá trị sổ sách
Giá trị sổ sách của tài sản (công ty, cổ phiếu,…), là giá trị của doanh nghiệp theo sổ sách kế toán được phản ánh qua báo cáo tài chính của chính doanh nghiệp. So với giá thị trường, giá trị trên sổ sách thường có tính ổn định hơn.
- Tỷ suất cổ tức
Tỷ suất cổ tức là tỷ suất đo lường mức lợi nhuận bạn có thể nhận được từ cổ phiếu tại một thời điểm.
- Tỷ lệ P/E
P/E hay hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu, là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa giá trị thị trường với cổ tức của mỗi cổ phiếu tại thời điểm nhất định.
- Tỷ lệ P/B
Tỷ lệ P/B hay tỷ lệ giá trên sổ sách, là một tỷ số tài chính được sử dụng để so sánh giá thị trường với giá trị sổ sách của một công ty tại thời điểm cụ thể.
Tỷ số P/E và P/B
Như vậy, đầu tư về giá trị rất chú trọng đến việc tìm hiểu về doanh nghiệp, cổ phiếu doanh nghiệp qua phân tích, đánh giá các chỉ số tài chính và tiềm năng phát triển của họ.
Có thể tóm gọn, phương pháp này hướng tới các cổ phiếu, doanh nghiệp mang hai đặc điểm sau:
- Giá trị trên thị trường không tương xứng với giá trị bên trong, ở đây là thấp hơn.
- Có tiềm năng phát triển trong tương lai, thậm chí là bùng nổ.
Về mặt lịch sử, đầu tư về mặt giá trị được nhắc đến lần đầu vào năm 1928, trong một bài giảng của Benjamin Graham và David Dodd tại Trường Kinh doanh Columbia. Đến năm 1924, 2 giảng viên – Graham và Dodd, một lần nữa đề cập đến thuật ngữ này trong cuốn sách “Phân tích Chứng khoán” của mình. Trải qua hàng trăm năm biến động của thị trường tài chính toàn cầu, đầu tư vào giá trị vẫn tiếp tục được phát triển và hoàn thiện, trở thành “con đường thành công” của biết bao người.
So sánh đầu tư giá trị với đầu cơ
Với những đặc điểm trên, đầu tư giá trị khác với đầu cơ như thế nào?
- Về mục tiêu
Không thể phủ nhận, mục tiêu chung của mọi hình thức đầu tư là sinh lời, tạo lợi nhuận. Tuy nhiên, khi đặt lên bàn cân, ta lại nhận thấy đôi chút khác biệt. Cụ thể:
Lợi nhuận của đầu tư vào giá trị được hình thành nhờ sự tăng trưởng bền vững và đồng đều của giá trị thuộc về nội tại, giá trị trên sổ sách lẫn giá thị trường của tài sản (cổ phiếu, doanh nghiệp).
Lợi nhuận của đầu cơ đến từ sự biến động giá, tập trung vào giá trị thị trường của chứng khoán. Theo đó, biến động có thể theo xu hướng tăng lên hoặc giảm xuống.
So sánh đầu tư giá trị với đầu cơ
- Về thời gian
Nếu như đầu tư về mặt giá trị cần thời gian dài từ 5, 7 đến hàng chục năm tích lũy thì đầu cơ lại mang tính “chớp nhoáng”, tranh thủ những thay đổi ngắn hạn về giá trên thị trường.
- Về mức lợi nhuận sau cùng
Bởi tính chất dài hơi cùng những phương pháp kết hợp, nhất là “lãi suất kép”, nếu như suôn sẻ, lợi nhuận sau cùng mà các nhà đầu tư giá trị nhận về sẽ rất lớn. Thậm chí, nó có thể tăng theo cấp số nhân, gấp hàng chục đến hàng trăm lần so với vốn ban đầu bỏ ra. Ngược lại, sau mỗi đợt đầu cơ, tỷ suất lợi nhuận so với số tiền đầu tư thường không quá ấn tượng.
Ngoài những điểm trên, khi bàn về “Đầu tư giá trị khác với đầu cơ như thế nào?”, người ta còn xét đến yêu cầu về kiến thức và kỹ thuật tài chính. Nếu đầu tư hướng tới giá trị, bạn cần biết đọc hiểu, đánh giá báo cáo tài chính; trau dồi khả năng phân tích kỹ thuật, nhận định thị trường và phương pháp lãi kép. Nếu đầu cơ ngắn hạn, yêu cầu đặt ra có phần bớt “khắc nghiệt” hơn, tập trung vào việc nhận định chính xác xu thế biến động giá.
Lợi nhuận của đầu tư giá trị rất lớn và mang tính dài hơi
Vậy là chúng ta đã nắm được đầu tư giá trị khác với đầu cơ như thế nào. Song, 2 phương pháp không hề đối lập. Ngược lại, ở một khía cạnh nào đó, chúng bổ trợ nhau và nhà đầu tư thông thái đều biết rằng, việc sử dụng song song cả đầu tư theo giá trị và đầu cơ là cần thiết.
Một số nhà đầu tư giá trị mà thế giới từng sản sinh
Để cho thấy hiệu quả của phương pháp, chúng ta cùng điểm danh các nhà đầu tư giá trị thành công nhất trong lịch sử.
- Warren Buffett
Warren Buffett được xem là người học trò nổi tiếng nhất của Graham với phong cách đầu tư vào giá trị đạt đến đỉnh cao. Với việc áp dụng thành công phương pháp này, Buffett đã trở thành quản lý của nhiều quỹ hợp tác đầu tư nổi tiếng và đến năm 1969 thì tập trung điều hành Berkshire Hathaway.
Ông cũng là chủ nhân của nhiều cuốn sách hay về tài chính, chứng khoán cũng như những chia sẻ mang tính “định hướng”. Nổi tiếng trong số đó là: “tốt hơn là bạn nên mua một công ty tuyệt vời với mức giá hợp lý, thay vì mua một công ty hợp lý với mức giá tuyệt vời”.
Nhà đầu tư giá trị nổi tiếng nhất – Warren Buffett
- Charlie Munger
Charlie Munger cũng là một học trò khác của Graham và là người đã đồng hành với Buffett tại Berkshire Hathaway vào những năm 1970, sau đó trở thành Phó chủ tịch công ty. Tuy nhiên, nếu như Warren Buffett cố gắng tìm ra những công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, thì Charlie Munger lựa chọn tập trung vào những tài sản giá rẻ.
- Walter Schloss
Schloss là nhà đầu tư hàng đầu của thế giới dù chưa học qua một trường lớp chính thức nào. Mọi thứ bắt đầu khi ông làm chạy việc ở Phố Wall và sau đó tham dự các khóa học đầu tư Ben Graham giảng dạy. Năm 1955, ông thành lập công ty đầu tư riêng – nơi chứng kiến những “điều phi thường” mà Walter Schloss đã làm được với phong cách đầu tư theo giá trị.
Nhà đầu tư giá trị nổi tiếng – Walter Schloss
- Irving Kahn
Irving Kahn là một trong những trợ giảng của Graham tại Đại học Columbia vào những năm 1930 và cũng được biết đến như một nhà đầu tư xuất sắc. Ông đã có nhiều đóng góp không nhỏ để xây dựng nên các tác phẩm nổi tiếng như: Phân tích Chứng khoán, Lưu trữ và Tính ổn định,… – kim chỉ nam cho nhiều nhà đầu tư hiện đại. Bên cạnh đó, ông cũng sở hữu công ty đầu tư của riêng mình, Kahn Brothers & Company với nhiều thành công rực rỡ.
Ngoài các nhà đầu tư giá trị lỗi lạc trên, thế giới còn ghi nhận nhiều cái tên khác như: Seth Klarman, Peter Cundill, Laurence Tisch, Joel Greenblatt,… Tuy mỗi người đều có chiến lược quản lý vốn riêng nhưng điểm chung là họ đều lấy việc đầu tư theo giá trị làm cốt lõi.
Một số “hạn chế” của đầu tư theo giá trị
Đầu tư về mặt giá trị có tính phụ thuộc vào quốc gia
Hiệu quả của phương pháp đầu tư này phụ thuộc rất lớn vào giá trị bên trong của tài sản như cổ phiếu, doanh nghiệp. Theo nhiều nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu của Foye và Mramor vào năm 2016, họ phát hiện ra rằng các yếu tố đặc thù của quốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thước đo giá trị. Đồng nghĩa, sự vượt trội của “cổ phiếu giá trị” chịu tác động lớn bởi đặc thù của từng quốc gia.
Trong trường hợp thất bại, tổn thất lớn hơn nhiều đầu cơ
Đây là một đặc điểm dễ thấy khi mà đầu tư theo giá trị có sự “tích lũy vốn” trong suốt một thời gian dài. Không ít trường hợp, dù cổ phiếu có vẻ như đang bị định giá thấp tại một thời điểm, mang đến cơ hội đầu tư vào giá trị thì xu thế “lao dốc” vẫn tiếp tục, thậm chí không thể phục hồi.
Một số “hạn chế” của đầu tư theo giá trị
Giá trị thuộc về nội tại khó nắm bắt
Dù là yếu tố hàng đầu để nhà đầu tư quyết định lựa chọn cổ phiếu nhưng chưa có, mà đúng hơn là sẽ không bao giờ có một công thức chuẩn để tính “giá trị bên trong” của tài sản. Kể cả những nhà phân tích lỗi lạc nhất, họ cũng chẳng thể cam kết số liệu mình đưa về giá trị thuộc về nội tại là tuyệt đối. Vì thế, kinh nghiệm đầu tư càng trở nên quan trọng.
Tính “nhân đạo” trong đầu tư
Tuy là một vấn đề không quá lớn, nhưng việc tìm cổ phiếu đầu tư giá trị, đồng nghĩa chọn thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn, đặt ra ít nhiều tranh cãi. Đặc biệt, một số cá nhân chủ động sử dụng chiêu trò tung thông tin thất thiệt, tạo scandal về doanh nghiệp,… để chớp cơ hội mua vào cổ phiếu với giá rẻ,…
6 nguyên tắc vàng trong đầu tư giá trị
Để hiểu rõ và áp dụng thành công phương pháp này trong thực tế, nhà đầu tư cần nắm chắc 6 nguyên tắc dưới đây:
Nguyên tắc 1: Mỗi cổ phiếu đều có giá trị thuộc về nội tại của mình
Điều này đã được chúng ta nói tới từ những chia sẻ trước đó. Vấn đề ở đây, làm sao để định giá cổ phiếu một cách chính xác khi chưa có công thức tính toán cụ thể? Mỗi nhà đầu tư sẽ có một góc nhìn và đánh giá riêng. Tuy nhiên, hai khía cạnh không nên bỏ qua đó là sức mạnh và tiềm năng phát triển của chính doanh nghiệp sở hữu.
Để làm được, nhà tư cần tìm hiểu về doanh nghiệp, tập trung vào báo cáo tài chính qua từng năm, các giai đoạn khác nhau. Điều này đòi hỏi kiến thức tài chính ở mức nhất định. Ngoài ra, giá trị thuộc về nội tại của cổ phiếu còn phải tương xứng với lợi ích mà nhà đầu tư có thể nhận về, bao gồm mức lãi và các quyền khác.
06 nguyên tắc vàng trong đầu tư giá trị
Nguyên tắc 2: Chỉ mua cổ phiếu ở một mức biên an toàn (margin of safety)
Mức biên an toàn (margin of safety) là biên độ chênh lệch giữa giá trên thị trường với giá nội tại của cổ phiếu. Việc mua vào với giá thấp chắc chắn là có lợi cho nhà đầu tư. Nhưng nếu đà giảm vẫn tiếp tục kéo dài thì chứng tỏ “khả năng sinh tồn” của cổ phiếu gần như bằng 0, khó phục hồi. Việc đánh giá và lựa chọn mức biên an toàn phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi nhà đầu tư. Nhìn chung, mức biên lớn thì rủi ro lớn nhưng cũng là cơ hội chẳng hề nhỏ.
Nguyên tắc 3: Thị trường không thực sự hiệu quả
Nguyên tắc đầu tư giá trị thứ 3 là thị trường không thực sự hiệu quả. Về mặt lý thuyết, thị trường hiệu quả là khi giá cả của cổ phiếu luôn phản ánh đầy đủ những lợi ích hiện tại và tương lai mà nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu sẽ nhận được. Nhưng trên thực tế, thật khó để xây dựng hay tìm ra một “thị trường hoàn hảo”.
Điều này được thể hiện ở những số liệu cụ thể, ví dụ như sự kiện cả thị trường mất tới hơn 20% giá trị vốn hóa từng xảy ra trong năm 1987. Đối với đầu tư theo giá trị, điều này đồng nghĩa giá nội tại với giá trên thị trường của cổ phiếu hay đa số các tài sản sẽ khó cân bằng, cho phép nhà đầu tư cơ hội rót vốn.
Tuy nhiên, cũng vì thế mà việc đánh giá tiềm năng phát triển, kể cả những doanh nghiệp có giá trị trên sổ sách “đẹp như mơ” đều không thể chính xác tuyệt đối. Nghĩa là, dù doanh nghiệp sở hữu quy mô và doanh thu lớn, đang trên đà tăng trưởng thì không gì đảm bảo 5 năm sau doanh nghiệp ấy vẫn giữ được phong độ.
Nguyên tắc 4: Đầu tư theo giá trị thì không mua bán theo đám đông
Khi đầu tư theo giá trị, muốn thành công nhà đầu tư cần đưa ra những lựa chọn mang tính cá nhân, “phải trải qua những cảm giác không ai chịu được”. Như Warren Buffett từng chia sẻ: “Hãy tham lam khi người ta sợ hãi, và thấy sợ hãi khi người khác tham lam”.
Đầu tư không theo đám đông
Phương pháp này lấy giá trị cốt lõi của cổ phiếu làm cơ sở để tạo ra lợi nhuận trong tương lai, tập trung vào việc hiểu hoạt động kinh doanh, sự quản lý của ban lãnh đạo. Vì vậy, nếu như đám đông không đi theo lựa chọn của bạn, đừng ngại đi một mình.
>> Xem thêm: FOMO LÀ GÌ? 5 CÁCH VƯỢT QUA FOMO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Nguyên tắc 5: Luôn kiên nhẫn và cẩn trọng
Nói tới nguyên tắc đầu tư giá trị thì không thể thiếu việc kiên nhẫn và thận trọng. Chẳng phải vô cớ mà những nhà đầu tư vĩ đại như Warren Buffett rất ít khi giải ngân, nhưng mỗi lần thực hiện đều là những khoản tiền khổng lồ. Với đầu cơ, dù là cơ hội lớn hay nhỏ, bạn phải nắm lấy nó ngay. Với đầu tư về mặt giá trị, bạn sẵn sàng “thả con săn sắt, bắt con cá rô”, chỉ hành động khi thời điểm chín muồi.
Nguyên tắc 6: Luôn trau dồi vào học hỏi
Nhà đầu tư theo phong cách lấy giá trị làm điểm tựa phải liên tục trau dồi kiến thức và kỹ năng. Từ phân tích kỹ thuật, đọc hiểu báo cáo tài chính, định giá cổ phiếu, tìm hiểu về doanh nghiệp,… và thậm chí cả việc đầu cơ. Nguyên nhân là bởi, thị trường và các nhân tố bên trong nó đều luôn biến động, trong khi chúng ta tìm kiếm lợi nhuận ở tương lai xa, ở những khoản đầu tư dài hơi. Các kênh học hỏi đến từ đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, các tài liệu và cuốn sách về đầu tư giá trị.
Những cuốn sách hay về đầu tư giá trị bạn không nên bỏ qua
Hiện nay, có hàng trăm cuốn sách về đầu tư giá trị để bạn tham khảo. Dưới đây là 6 cái tên bạn không nên bỏ qua.
“Phân tích chứng khoán” của Benjamin Graham và David L. Dodd
Không có cuốn sách nào hay và tuyệt vời bằng “bản gốc” của đầu tư vào giá trị – “Phân tích chứng khoán”’. Cuốn sách được Warren Buffett nhận xét như “tấm bản đồ soi đường trong quá trình đầu tư mà tôi đã, đang và sẽ sử dụng”.
Cuốn sách hay về đầu tư giá trị – “Phân tích chứng khoán”
Trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra nhiều bài học và phương pháp tuyệt vời, đặt ra những viên gạch đầu tiên cho đầu tư chứng khoán hiện đại. Bạn sẽ nắm trong tay tất cả kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, từ phân tích cơ bản đến phân tích kỹ thuật với ví dụ mà minh họa trực quan, sinh động. Vì thế, đây được coi là “cuốn sách gối đầu giường” của nhiều nhà đầu tư.
“Cổ phiếu thường, Lợi nhuận phi thường” của Philip Fisher Philip Fisher
Cuốn sách là sự đúc kết những triết lý đầu tư của Philip Fisher Philip Fisher – một trong những nhà đầu tư có ảnh hưởng lớn nhất lịch sử. Ở đó, người đọc được thấy những vấn đề thường gặp trong quá trình quản lý tài chính như: tác động của niềm tin và truyền thông; cách tìm cổ phiếu đầu tư giá trị; định giá cổ phiếu,… Rõ ràng, không khó hiểu khi “Cổ phiếu thường, Lợi nhuận phi thường” được đa số nhà đầu tư tìm đến để trau dồi kiến thức và kinh nghiệm.
“Nhà đầu tư thông minh” – Benjamin Graham
Với những thành công của mình, chắc chắn một cuốn sách chia sẻ là chưa đủ, đó là lý do Benjamin Graham mang đến cho độc giả nhiều hơn một tác phẩm. Trong đó, “Nhà đầu tư thông minh” thuộc top cuốn sách bán chạy nhất thế giới và cũng là cái tên mà bePOS muốn chia sẻ. Những nội dung nổi bật trong tác phẩm là: 3 nguyên tắc để đầu tư thông minh, không bao giờ tin thị trường và tuân theo một công thức nghiêm ngặt và bạn sẽ làm tốt.
Cuốn sách hay về đầu tư giá trị – “Nhà đầu tư thông minh”
“Trên đỉnh phố Wall” của tác giả, nhà đầu tư Peter Lynch
Một trong những thành tích nổi bật trong sự nghiệp của Peter Lynch là biến 20 triệu đô thành 14 tỷ đô chỉ trong 13 năm. Nhưng, người ta còn nhắc đến ông với vai trò tác giả của “Trên đỉnh Phố Wall” – cuốn sách kinh điển trong đầu tư tài chính.
Trong tác phẩm, Peter Lynch đã giải thích nhiều câu hỏi và thắc mắc về phố Wall; hướng dẫn cụ thể cách lựa chọn danh mục đầu tư;… Đặc biệt, một quan điểm rất hay được ông chia sẻ, đó là “Điều quan trọng nhất để trở thành một nhà đầu tư là bạn phải kiên trì, tuân thủ nghiêm các nguyên tắc một cách tuyệt đối và phải hoàn thành môn toán lớp năm”.
“Phân tích kỹ thuật từ A đến Z” của tác giả, nhà phân tích Steven B. AChelis
Trong tác phẩm này, người đọc sẽ được tìm hiểu sâu hơn về phân tích kỹ thuật. Do đó, đây không chỉ là cuốn sách về đầu tư giá trị mà còn là công cụ của mọi phương pháp đầu tư. Cụ thể, Steven B. AChelis chỉ ra những kiến thức, từ cơ bản đến nâng cao để độc giả hiểu và có khả năng phân tích, đánh giá các số liệu, biểu đồ, chỉ số,… – vốn rất phức tạp. Nếu muốn đầu tư thành công, bạn không thể bỏ qua cuốn sách này.
>> Xem thêm: TOP 5 APP ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH UY TÍN NHẤT
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu đầu tư giá trị là gì cũng như nắm được các nguyên tắc vàng để áp dụng phương pháp này. Chúc các bạn ứng dụng thành công và đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình đầu tư của mình!
FAQ
Điểm quan trọng của đầu tư vào giá trị là gì?
Điểm quan trọng của đầu tư về giá trị là đánh giá được chênh lệch giữa giá trị thực sự với giá trên thị trường của tài sản và tiềm năng phát triển của chúng trong tương lai. Qua đó, bạn tìm cổ phiếu đầu tư giá trị để mua với mức phí có lợi nhất, kết hợp các phương pháp như “lãi suất kép”,… hướng tới việc tạo ra lợi nhuận cao trong tương lai.
Những cuốn sách hay về đầu tư theo giá trị là gì?
Có rất nhiều cuốn sách hay về đầu tư theo giá trị, phải kể tới như:
- “Phân tích chứng khoán” của Benjamin Graham và David L. Dodd.
- “Cổ phiếu thường, Lợi nhuận phi thường” của Philip Fisher Philip Fisher.
- “Nhà đầu tư thông minh” – Benjamin Graham.
- “Trên đỉnh phố Wall” của tác giả, nhà đầu tư Peter Lynch.
- “Phân tích kỹ thuật từ A đến Z” của tác giả, nhà phân tích Steven B. AChelis.
Đầu tư về mặt giá trị và đầu cơ có đối lập nhau không?
Tuy mang nhiều điểm khác biệt, nhưng hai phương pháp đầu tư này không hoàn toàn đối lập. Ở phương diện nào đó, chúng còn bổ trợ lẫn nhau khi đầu cơ tạo ra tính thanh khoản và đầu tư vào giá trị tạo tính bền vững cho thị trường. Vì thế, nhà đầu tư nên kết hợp cả hai phương pháp này để mang lại hiệu quả tối ưu.
Follow bePOS: