Trang chủBlogs Công nghệTừ A-Z về điện toán đám mây: Khái niệm, lợi ích, ứng dụng

Từ A-Z về điện toán đám mây: Khái niệm, lợi ích, ứng dụng

Cập nhật lần cuối: Tháng mười hai 12, 2023
Thu Hằng
1862 Đã xem

Điện toán đám mây (Cloud Computing) đang trở thành một xu hướng mới trong lĩnh vực công nghệ, kinh doanh. Công nghệ điện toán đám mây tạo ra những sự thay đổi cơ bản về kiến trúc máy tính, phần mềm và ứng dụng trong phân phối, sử dụng thông tin. Tại đây, bePOS sẽ bật mí cho bạn thông tin về điện toán đám mây từ A-Z.

Điện toán đám mây là gì?

Khái niệm điện toán đám mây trong công nghệ thông tin mới xuất hiện trong thời gian gần đây, và vẫn còn rất mới mẻ với mọi người. Điện toán đám mây (hay Cloud Computing) là một giải pháp cung cấp công nghệ thông tin như một loại dịch vụ. Đây là giải pháp điện toán dựa vào Internet, tại đây cung cấp tài nguyên chia sẻ. 

Người dùng có thể truy cập nguồn tài nguyên điện toán dùng chung thông qua mạng Internet một cách dễ dàng và nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi. Với mô hình này, người dùng sẽ được tiếp cận với các nguồn tài nguyên công nghệ, năng lượng điện toán, dữ liệu đến từ những nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

Điện toán đám mây là gì
Điện toán đám mây là gì?

Nếu như bạn đang sử dụng website đến từ các tập đoàn lớn như Google hay Microsoft thì bản thân bạn cũng đang sử dụng điện toán đám mây. Google Drive, Google Doc, Gmail, Dropbox, OneDrive, iCloud,… đều phải dựa trên Cloud Computing. Khi đăng ký và sử dụng, bạn lưu trữ các tài khoản, tài liệu của mình và truy cập vào sử dụng bất cứ lúc nào miễn có kết nối Internet.

Đặc điểm của điện toán đám mây

Chắc hẳn những thông tin mà bePOS cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu về khái niệm điện toán đám mây. Vậy còn đặc điểm của điện toán đám mây là gì? Cùng tìm hiểu sau đây!

Tự đáp ứng nhu cầu (On-demand self-service)

Dịch vụ mà điện toán đám mây cung cấp cho người dùng là bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết khi sử dụng dữ liệu số (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng và dịch vụ). Người dùng có thể thoải mái thiết lập, sử dụng và huỷ bỏ một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần sự can thiệp của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian.

Cho phép truy cập mọi lúc mọi nơi (Broad network access)

Một đặc điểm của điện toán đám mây đem lại sự tiện lợi rất lớn cho người dùng đó là sự linh hoạt, cho phép truy cập mọi lúc, mọi nơi. Để truy cập vào các tài khoản điện toán đám mây, chỉ cần một điều kiện là thiết bị của bạn có kết nối mạng Internet. Bạn có thể sử dụng làm việc ở bất cứ nơi nào, bất cứ thời gian nào và bạn cũng có thể work from home mà không bắt buộc phải tới văn phòng, hay phải truy cập vào hệ thống máy tính của công ty mới có thể làm được.

Tính linh hoạt của điện toán đám mây
Điện toán đám mây giúp người dùng linh hoạt làm việc từ xa

Hồ đựng tài nguyên  (Resource pooling)

Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sở hữu trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu khổng lồ với cơ sở hạ tầng hiện đại, đầy đủ tiện nghi và chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng của người sử dụng.

Mở rộng và thu hẹp linh động (Rapid elasticity or expansion)

Công nghệ điện toán đám mây có tính linh động và co giãn nhịp nhàng theo yêu cầu của người dùng. Bạn có thể chủ động trong việc nâng cấp hoặc cắt giảm số lượng tài nguyên cần sử dụng theo nhu cầu trong mỗi thời điểm, hoàn cảnh và điều kiện khác nhau.

Đo lường dịch vụ (Measured service)

Mô hình điện toán đám mây có hệ thống ghi chép và báo cáo lưu lượng bạn đã sử dụng. Qua đó, bạn có thể biết được số lượng lưu lượng mình đã sử dụng để thanh toán và điều chỉnh, xem xét với nhu cầu tiêu dùng của mình.

Đo lường dịch vụ
Mô hình điện toán đám mây giúp đo lường lưu lượng sử dụng

Phân loại điện toán đám mây

Điện toán đám mây được coi là một giải pháp toàn diện trên Internet. Các loại điện toán đám mây được phân loại dựa theo mô hình cung cấp dịch vụ và theo phương pháp triển khai. Mỗi loại sẽ có những đặc tính, cấp độ quản lý khác nhau để bạn có thể lựa chọn dịch vụ/phương pháp phù hợp với nhu cầu của mình. Dưới đây là phân loại điện toán đám mây chi tiết.

Theo mô hình cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây

Các loại điện toán đám mây phân chia theo mô hình cung cấp dịch vụ bao gồm Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS), Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) và Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS). Mỗi mô hình biểu hiện cho một phần khác nhau của mô hình điện toán đám mây.

Điện toán đám mây theo mô hình cung cấp dịch vụ
Điện toán đám mây sắp xếp theo mô hình cung cấp dịch vụ

Nguồn cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS)

IaaS (Infrastructure as a Service) mang ý nghĩa thể hiện bạn có thể truy cập đến phần cứng của hệ thống mạng máy tính. IaaS cung cấp cho bạn quyền truy cập vào các tính năng mạng, máy tính và tạo không gian lưu trữ dữ liệu khổng lồ. Cơ sở hạ tầng này có khả năng kiểm soát quản lý dữ liệu tài nguyên công nghệ thông tin ở mức độ cao nhất và linh hoạt. 

Các nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS)

PaaS (Platform as a Service) là dịch vụ hỗ trợ người dùng cloud computer thông qua các hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, máy chủ website và môi trường thực hiện quá trình lập trình. PaaS giúp bạn không cần phải quản lý cơ sở hạ tầng ngầm của tổ chức/doanh nghiệp và tạo điều kiện cho phép tập trung vào việc triển khai, quản lý các ứng dụng của mình. Nền tảng này sẽ giúp công việc của bạn hiệu quả và nhẹ nhàng hơn trong vận hàng ứng dụng.

Các phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS)

SaaS (Software as a Service) là phần mềm hoàn chỉnh được nhà cung cấp dịch vụ vận hành, quản lý phân phối đến người dùng cuối cùng. Với phần mềm SaaS, bạn không cần phải nghĩ cách làm sao để tiếp tục duy trì dịch vụ hoặc cách để quản lý cơ sở hạ tầng, việc của bạn là học cách để sử dụng phần mềm đó sao cho hiệu quả.

Theo cách thức triển khai của điện toán đám mây

Mô hình điện toán đám mây phân loại theo cách thức triển khai gốm 4 loại như sau: Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud và Community Cloud. Mỗi loại sẽ có kết cấu và đặc điểm riêng biệt.

Đám mây công cộng (Public Cloud) 

Public Cloud là một nền tảng sử dụng mô hình điện toán đám mây tiêu chuẩn để giúp các nguồn tài nguyên có thể sử dụng được từ xa. Phương pháp này được dùng cho tất cả khách hàng trên cơ sở hạ tầng dùng chung của nhà cung cấp dịch vụ, phù hợp với tổ chức có quy mô vừa và nhỏ, không có nhu cầu bảo mật dữ liệu ở mức độ cao.

Public Cloud
Điện toán đám mây công cộng – Public Cloud

Đám mây riêng (Private Cloud)

Private Cloud là các dịch vụ được cung cấp thông qua mạng Internet hoặc mạng nội bộ được các thành viên trong nội bộ đó sử dụng, không công khai. Nhờ tính năng này mà Private Cloud cung cấp cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như self-service, khả năng mở rộng và thu hẹp linh hoạt, ngoài ra còn có thêm những sự kiểm soát và hỗ trợ tùy chỉnh từ các nguồn tài nguyên chuyên dụng được lưu trữ ngay tại chỗ (nội bộ).

Private Cloud
Điện toán đám mây riêng – Private Cloud

Đám mây lai (Hybrid Cloud)

Hybrid Cloud là một mô hình điện toán đám mây tổng hợp sự kết hợp của hai nền tảng Public Cloud và Private Cloud. Đám mây lai được tạo ra để phục vụ cho một tổ chức và được cung cấp bởi một bên thức ba. Vì kết hợp của hai nền tảng nên Hybird Cloud thừa hưởng những ưu điểm của các nền tảng đó, có nhiều tùy chỉnh hơn khi triển khai dữ liệu. 

Hybrid Cloud
Điện toán đám mây lai – Hybrid Cloud

Cộng đồng đám mây (Community Cloud)

Đây là một mô hình điện toán đám mây cung cấp giải pháp cho một số lượng hạn chế của các cá nhân/tổ chức quản lý. Nền tảng này quản lý và được đảm bảo dữ liệu bởi tổ chức hoặc nhà cung cấp dịch vụ thứ ba quản lý máy tính.

Ưu, nhược điểm khi sử dụng điện toán đám mây

Ưu điểm 

Điện toán đám mây ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp. Lợi ích của điện toán đám mây được thể hiện rõ rệt. Điển hình như:

  • Đem đến sự linh hoạt cho người sử dụng

Khi sử dụng điện toán đám nây, dữ liệu và thông tin của bạn dễ dàng được lưu trữ, tải về, phục hồi chỉ với nhấp chuột hay một vài thao tác đơn giản. Bạn có thể truy cập vào tài khoản 24/7, bất kể đang ở nơi nào trên thế giới, chỉ cần có kết nối mạng Internet. Tất cả các nâng cấp hay liên kết đều được tự động giúp bạn tiết kiệm thời gian và đem đến cho bạn sự linh hoạt khi sử dụng.

  • Khả năng tự phục hồi sau sự cố hay thảm họa

Khi có một sự cố kỹ thuật nào đó không may xảy ra, điện toán đám mây có khả năng tự khắc phục vô cùng nhanh chóng. Nhờ vào những tùy chọn lưu trữ dữ liệu không quá tốn kém chi phí, các tổ chức, doanh nghiệp có thể lưu trữ một bản sao dữ liệu được đồng bộ hoá tại điện toán đám mây để sử dụng. 

Do đó, khi xảy ra sự cố, hệ thống chuyển dữ liệu sang các bên lưu giữ các dữ liệu sao lưu dự phòng. Sau khi sự cố đã được khắc phục và hoạt động bình thường thì dữ liệu trong đám mây có thể chuyển trở lại ban đầu để giúp bạn tiếp tục công việc của mình.

Khắc phục sự cố nhanh chóng
Điện toán đám mây có khả năng tự khắc phục sự cố nhanh chóng
  • Tiết kiệm chi phí

Với điện toán đám mây, các tổ chức, doanh nghiệp có thể giảm thiểu thậm chí cắt bỏ hoàn toàn vốn đầu tư ban đầu vì không cần các trung tâm lưu trữ dữ liệu tại chỗ (lắp đặt máy chủ, phần cứng, phần mềm, các thiết bị…). 

Nếu đã sẵn có, điện toán đám mây sẽ giúp giảm điện năng tiêu thụ và làm mát máy chủ trong quá trình vận hành. Như vậy, chi phí đầu tư đã được giảm thiểu đáng kể, doanh nghiệp có thể sử dụng chi phí đó để đầu tư vào những dự án hoặc các hoạt động phát triển kinh doanh của mình.

  • Tối ưu hiệu quả nhân sự

Việc sử dụng điện toán đám mây giúp doanh nghiệp không phải thuê những nhân viên để thực hiện công việc duy trì, bảo vệ phần cứng và phần mềm của máy tính. Những nhân viên đang đảm nhận công việc này thì từ nay họ sẽ không cần phải thực hiện công việc này nữa. Thay vào đó, họ sẽ có thời gian tập trung để tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp.

Tối ưu hoá hiệu quả nhân sự
Điện toán đám mây có ưu điểm giúp tối ưu hoá hiệu quả nhân sự
  • Đảm bảo an ninh mạng và tính bảo mật cao

Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây luôn đảm bảo rằng hệ thống của họ bảo mật thông tin tuyệt đối. Hệ thống bảo vệ được cập nhật liên tục và các tính năng mới đều đã được thông qua kiểm định chặt chẽ. Những hoạt động trên đám mây sẽ được một bên thứ ba giám sát và kiểm tra thường xuyên để các tiêu chuẩn luôn được đảm bảo.

>> Xem thêm: Nâng cấp các biện pháp an ninh mạng cho khách hàng doanh nghiệp

Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích của điện toán đám mây đem lại thì Cloud Computing cũng tồn tại những nhược điểm của điện toán đám mây, cụ thể như sau:

  • Phụ thuộc 100% vào mạng Internet

Nhược điểm của điện toán đám mây lớn nhất có lẽ là sự phụ thuộc hoàn toàn vào mạng internet. Điện toán đám mây cần phải sử dụng mạng Internet để kết nối từ công ty cung cấp điện toán đám mây với người dùng, giữa những người dùng với nhau. Khi mạng Internet gặp vấn để, lỗi kết nối thì người dùng sẽ không thể truy cập dữ liệu và lưu trữ thông tin trên đám mây được. Không có Internet thì điện toán đám mây sẽ khó có thể hoạt động được.

Điện toán đám mây phụ thuộc Internet
Điện toán đám mây phụ thuộc hoàn toàn vào mạng Internet
  • Vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư

Đây là một vấn đề mà người dùng lo ngại nhất khi sử dụng điện toán đám mây. Nếu như trước đây, thông tin của tổ chức, doanh nghiệp được nhập liệu và lưu trữ trong ổ cứng thì người dùng có thể chủ động trong công tác bảo vệ. Còn đối với điện toán đám mây, các dữ liệu được cập nhật và lưu trữ trên thông gian của những nhà cung cấp điện toán đám mây. Điều này tưởng an toàn nhưng chúng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy bị thông tin bị ăn cắp nếu bạn lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ có chất lượng kém.

  • Tốc độ lưu trữ thông tin

Quá trình di chuyển dữ liệu lên điện toán đám mây và lưu trữ các bản sao của chúng có thể tốn khá nhiều thời thời gian, thậm chí nhiều hơn khi thực hiện qua hệ thống nội bộ. Một khi máy chủ gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống và mất nhiều thời gian hơn do hệ thống phải phục hồi.

  • Vấn đề kỹ thuật

Trong một số trường hợp, những vấn đề về kỹ thuật có thể xảy ra và người dùng khó tự giải quyết được. Để tránh công việc bị gián đoạn, tổ chức, doanh nghiệp cần phải liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây để hỗ trợ và giải quyết.

Phát sinh lỗi về kỹ thuật của điện toán đám mây
Người dùng khó có thể tự giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh của điện toán đám mây

Ứng dụng của điện toán đám mây 

Nhằm giúp mọi người hiểu hơn về công nghệ này, hãy cùng bePOS điểm qua những ứng dụng của điện toán đám mây vào thực tế.

Cơ sở dữ của liệu điện toán đám mây

Để có thể vận hành một doanh nghiệp cần phải lưu trữ một khối lượng dữ liệu rất lớn. Nhiều doanh nghiệp có ngân sách eo hẹp cũng như không có đủ đội ngũ chuyên môn để giải quyết. Trong trường hợp này, lựa chọn cơ sở dữ liệu điện toán đám mây là một sự lựa chọn hoàn hảo. 

Ngoài việc đem đến một cơ sở dữ liệu rộng lớn, hoạt động mạnh mẽ thì điện toán đám mây còn giúp bảo trì và vận hành hệ thống. Trách nhiệm duy nhất của bạn là xử lý dữ liệu sao cho chính xác. Thêm vào đó, cơ sở dữ liệu đám mây còn có khả năng mở rộng linh hoạt cho các doanh nghiệp. 

Cơ sở dữ liệu của điện toán đám mây
Sử dụng cơ sở dữ liệu điện toán đám mây là một sự lựa chọn hoàn hảo cho nhiều doanh nghiệp

Dịch vụ lưu trữ website

Lưu trữ website là một nhu cầu với phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt với những doanh nghiệp đẩy mạnh kinh doanh trên nền tảng Internet. Việc áp dụng công nghệ điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp của bạn cập nhật, lưu trữ website nhanh chóng, tiết kiệm nhất. Doanh nghiệp chỉ cần chi trả theo nhu cầu thực tế mà mình sử dụng. Lưu ý, bạn cần luôn đảm bảo hệ thống kết nối và an ninh mạng xuyên suốt quá trình hoạt động.

Phân tích dữ liệu lớn 

Việc cập nhật dữ liệu lên điện toán đám mây có thể không thu gọn được kích thước của dữ liệu, tuy nhiên, sẽ giúp bạn thực hiện việc quản lý và lưu trữ dữ liệu dễ dàng hơn. Khi kết hợp với các báo cáo phân tích, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng rút ra những đánh giá, nhận xét và điều chỉnh phương án kinh doanh hợp lý.

Hệ thống phân tích dữ liệu rộng lớn
Hệ thống phân tích dữ liệu rộng lớn của điện toán đám mây

Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu nhanh chóng

Đây là một trong những tính năng cơ bản nhất của điện toán đám mây. Hệ thống dữ liệu lưu trữ trên đám mây sẽ tạo cơ hội cho việc chia sẻ, truy xuất trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn như chia sẻ dữ liệu qua Google Drive, Dropbox, Shutterstock,… Mọi người trong doanh nghiệp sẽ dễ dàng truyền, chia sẻ dữ liệu đến với nhau, cập nhật tình hình nhanh chóng, gia tăng hiệu quả công việc. 

Ứng dụng quản lý doanh nghiệp tổng thể

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng quản lý doanh nghiệp được sáng tạo trên điện toán đám mây. Các giao diện trực quan, dễ sử dụng và phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau. Tại Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng hệ thống điện toán đám mây cho riêng mình với mục đích đem lại dịch vụ có mức chi phí rẻ và tiện lợi hơn đối với khách hàng. 

Một trong số đó là Siêu App quản lý bán hàng bePOS với nhiều tính năng tiện ích như: theo dõi việc bán hàng, quản lý kho bãi, cập nhật doanh thu, doanh số bán hàng,… liên tục và chính xác. Tất cả đều được tích hợp ngay trên một nền tảng. Mọi thông tin đều được lưu trữ trên điện toán đám mây, được quản lý chặt chẽ và phân tích số liệu hàng ngày. Phần mềm quản lý bán hàng bePOS phù hợp cho nhiều ngành nghề như F&B, Spa, bán lẻ,…

bePOS
bePOS – Siêu App quản lý bán hàng sử dụng điện toán đám mây

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”DÙNG THỬ BEPOS” ]

>> Xem thêm: Ứng dụng phần mềm CRM hiệu quả trong quản lý khách hàng

Top 8 nền tảng cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam

Trước khi đi sâu vào chi tiết về các nền tảng cung cấp giải pháp công nghệ này, bạn cần hiểu được dịch vụ điện toán đám mây là gì? Một cách dễ hiểu, thay vì sở hữu, duy trì các máy chủ và hạ tầng công nghệ, người sử dụng có thể thuê các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lưu trữ, xử lý dữ liệu. Điều này giúp người đi thuê tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, linh hoạt nâng cấp hay giảm bớt tài nguyên theo nhu cầu.

Tên nền tảng Nhà cung cấp dịch vụ Các dịch vụ chính Giải pháp mang lại cho khách hàng
Google Cloud Platform Google
  • Big Data: BigQuery, Cloud Dataproc, Cloud Dataflow…
  • Dịch vụ: Translate API, Prediction API…
  • Lưu trữ: Cloud Storage, Cloud Datastore, Cloud SQL…
  • Xử lý: App Engine, Compute Engine…
Hỗ trợ cá nhân/doanh nghiệp xây dựng và phát triển ứng dụng một cách hiệu quả.
Amazon Web Service Amazon
  • Dịch vụ máy chủ đám mây (Amazon EC2) 
  • Lưu trữ theo file (Amazon Elastic File System – EFS) 
  • Lưu trữ theo khối (Amazon Elastic Block Storage – EBS) 
  • Dịch vụ lưu trữ đơn giản (Amazon Simple Storage Service – S3) 
  • Dịch vụ cân bằng tải (Amazon Elastic Load Balancing)
Giải pháp toàn diện cho việc lưu trữ, tính toán và mạng. Đặc biệt, phù hợp cho việc xây dựng website và khai thác dữ liệu quy mô lớn.
IBM Cloud IBM
  • IBM zEnterprise 
  • IBM Power 
  • IBM PureSystem
Tối ưu hóa tài nguyên máy chủ linh hoạt cho doanh nghiệp, quản lý chi phí một cách thuận tiện.
Microsoft Azure Microsoft
  • Dịch vụ máy tính Azure: Máy ảo Azure, Bộ máy ảo Azure, Dịch vụ vùng chứa Azure 
  • Azure Container Registry, Azure Service Fabric, Azure Batch, Azure Mobile App, Azure Search,… 
  • Dịch vụ mạng lưới Azure: Azure Load Balancer, Azure Virtual Network, Azure Express Route, Azure VPN Gateway, Azure CDN,… 
  • Dịch vụ lưu trữ Azure: Azure Blob Storage, Azure File Storage, Azure Queue Storage, Azure Table Storage
Hỗ trợ nhà phát triển triển khai, vận hành và quản lý ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây một cách hiệu quả.
Oracle Oracle Corp Kiến trúc đám mây và quản lý lưu trữ dữ liệu Đáp ứng đồng bộ nhu cầu lưu trữ và quản lý dữ liệu đám mây cho doanh nghiệp và tập đoàn lớn.
VNPT Cloud VNPT VNPT Smart Cloud Đảm bảo chuyển đổi số toàn diện, mang đến trải nghiệm điện toán đám mây tối ưu cho doanh nghiệp.
FPT Smart Cloud FPT Lưu trữ, tính toán, sao lưu, cơ sở dữ liệu, bảo mật, phân tích,… Chú trọng vào ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo AI để đảm bảo tích hợp linh hoạt, tùy chỉnh dễ dàng và vận hành hiệu quả, đồng thời giảm chi phí một cách tối ưu.
VMware Cloud VMware Tính toán, quản lý hệ thống, triển khai sản phẩm,… An toàn truy cập dữ liệu từ mọi thiết bị.

Cùng tìm hiểu chi tiết về Top 8 nền tảng cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu, đáp ứng mọi nhu cầu về lưu trữ, xử lý dữ liệu và phần mềm cho doanh nghiệp tại Việt Nam.

Google Cloud Platform

Google Cloud Platform (GCP), thường được biết đến với tên gọi Google Cloud, đại diện cho sự đổi mới trong lĩnh vực dịch vụ điện toán đám mây từ Google. Không chỉ là nền tảng đằng sau hàng loạt ứng dụng phổ biến như Chrome, Google Maps, Google Apps và YouTube, GCP còn cung cấp một loạt các sản phẩm chủ lực, bao gồm 

  • Big Data (với BigQuery, Cloud Dataproc, Cloud Dataflow)
  • Services (bao gồm Translate API, Prediction API)
  • Storage (bao gồm Cloud Storage, Cloud Datastore, Cloud SQL)
  • Compute (với App Engine, Compute Engine)

Ngoài ra, Google Cloud còn cung cấp thêm những dịch vụ cao cấp như: 

  • Dịch vụ IoT (Internet of Things): Hỗ trợ kết nối giữa thiết bị và đám mây, cũng như giữa các thiết bị với nhau. 
  • Dịch vụ Cloud Machine Learning Engine: Hỗ trợ trong phát triển ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI). 
  • Dịch vụ Hadoop và Apache Spark: Hỗ trợ quản lý dữ liệu một cách hệ thống và nhanh chóng. 

Google Cloud không chỉ đơn giản là một nền tảng điện toán đám mây, mà còn là một đối tác đáng tin cậy giúp người dùng và doanh nghiệp giải quyết hiệu quả các thách thức liên quan đến quản lý, lưu trữ, tính toán, và big data trong quá trình phát triển ứng dụng.

Google Cloud Platform
Dịch vụ điện toán đám mây Google Cloud Platform

Amazon Web Service

Amazon Web Services, hay AWS, không chỉ là một hệ thống dịch vụ điện toán đám mây thông thường, mà còn là một giải pháp đa dạng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Từ lưu trữ, cơ sở dữ liệu, mạng lưới, đến công cụ phát triển, phân tích, an ninh, và ảo hóa, AWS đặc biệt ấn tượng với hơn 165 dịch vụ tích hợp trên toàn cầu.

Dịch vụ điện toán đám mây chủ đạo của AWS bao gồm:

  • Storage (Lưu trữ): Cho phép quản lý và lưu trữ dữ liệu một cách hiệu quả.
  • Compute (Tính toán): Cung cấp khả năng xử lý mạnh mẽ thông qua dịch vụ như Amazon EC2.
  • Developer Tools (Công cụ phát triển): Hỗ trợ quá trình phát triển ứng dụng một cách linh hoạt.
  • Networking & Content Delivery (Mạng lưới và phân phối nội dung): Đảm bảo hiệu suất cao và phân phối nhanh chóng.
  • Management Tools (Công cụ quản lý): Cung cấp các công cụ quản lý hiệu quả.
  • Analysis (Phân tích): Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phân tích dữ liệu.
  • Desktop & App Streaming (Ứng dụng máy tính và streaming): Cho phép truy cập linh hoạt vào ứng dụng và máy tính.

AWS không chỉ hỗ trợ các hoạt động cơ bản như lưu trữ và tính toán mà còn mang lại giải pháp cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng và quản lý các hệ thống phức tạp. Với khả năng mở rộng linh hoạt, AWS là sự lựa chọn phù hợp và đa dạng cho việc đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.

Amazon Web Services
Dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services

IBM Cloud

IBM Cloud, phát triển bởi đội ngũ chuyên gia của tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới – IBM, cung cấp một loạt các giải pháp hiện đại PaaS, SaaS, và IaaS thông qua máy chủ vật lý và máy chủ ảo, kết hợp với quản lý mạng công cộng. Điều này mang lại cho người dùng sự linh hoạt và quyền tối đa trong việc quản lý và truy cập cơ sở hạ tầng.

Các giải pháp nổi bật của IBM Cloud cho hệ thống doanh nghiệp bao gồm IBM zEnterprise, IBM Power, IBM PureSystem, và nhiều dịch vụ điện toán đám mây khác. Đặc biệt, IBM Cloud giúp các công ty dễ dàng quản lý hệ thống tích hợp, cung cấp khả năng tự phục vụ thông qua hệ thống đám mây, tự động hóa quy trình mở rộng, và cung cấp dịch vụ lưu trữ đa dạng, đồng thời đảm bảo hiệu suất và an ninh vững chắc.

IBM Cloud
Dịch vụ điện toán đám mây IBM Cloud

Microsoft Azure

Microsoft Azure, một sản phẩm đỉnh của Microsoft, không chỉ đơn giản là một nền tảng điện toán đám mây thông thường, mà còn là đối tác đáng tin cậy trong việc xây dựng, triển khai và quản lý ứng dụng. 

Với hơn 200 dịch vụ chất lượng cao, Azure không chỉ tập trung vào lĩnh vực AI, machine learning, tính toán lượng tử, mà còn mở rộng đến quản lý containers, phân tích dữ liệu, blockchain, khả năng kết hợp đa âm thanh, bảo mật dữ liệu, xác thực cơ sở dữ liệu, và nhiều lĩnh vực khác.

Giải pháp này không chỉ hỗ trợ nhà phát triển ứng dụng mà còn mở rộng sự linh hoạt đối với hệ điều hành, thiết bị, ngôn ngữ lập trình, và cơ sở dữ liệu.

Microsoft Azure
Dịch vụ điện toán đám mây Microsoft Azure

Oracle

Oracle Cloud Infrastructure (OCI) là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây toàn diện, đa dạng về IaaS, PaaS, SaaS và DaaS. Với các dịch vụ như máy tính, cơ sở dữ liệu, và lưu trữ, Oracle tạo nên một không gian đa chiều cho sự đổi mới.

Trong danh mục đa dạng của mình, Oracle đặc biệt chú trọng đến những lĩnh vực như mạng lưới ảo hóa độc lập, phát triển ứng dụng, và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp lập kế hoạch nguồn lực hiệu quả mà còn tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. 

Tích hợp các công nghệ tự động, Oracle đảm bảo khả năng xử lý khối lượng công việc lớn, đồng thời nâng cao mức độ bảo mật cho doanh nghiệp.

Oracle Cloud Infrastructure
Dịch vụ điện toán đám mây Oracle Cloud Infrastructure

VNPT Cloud

VNPT Cloud, sản phẩm tiên tiến của VNPT, là một hệ thống hạ tầng Công nghệ thông tin đặt trên nền tảng điện toán đám mây, mang lại trải nghiệm hoàn hảo cho doanh nghiệp muốn chuyển đổi số.

Dịch vụ tiêu biểu của VNPT Cloud là VNPT Smart Cloud, cho phép khách hàng tự do khởi tạo và điều chỉnh cấu hình máy ảo theo nhu cầu sử dụng, đồng thời đảm bảo sự linh hoạt và hiệu suất.

Sử dụng dịch vụ điện toán đám mây này của VNPT, khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích hấp dẫn như: 

  • Lựa chọn linh hoạt và dễ dàng điều chỉnh cấu hình máy ảo.
  • Đáp ứng nhu cầu về khả năng sẵn sàng lưu trữ, máy chủ ảo và hạ tầng mạng lưới. 
  • Bảo toàn dữ liệu thông qua hệ thống lưu trữ SAN, ngay cả khi có sự cố về liên kết mạng. 
  • Quản trị hệ thống một cách linh hoạt và dễ dàng. 
  • Đảm bảo an toàn và bảo mật cho người dùng. 
  • Hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ chuyên nghiệp, đảm bảo xử lý vấn đề nhanh chóng.

Để tối ưu hóa trải nghiệm chuyển đổi số, VNPT còn giới thiệu nền tảng oneSME, tạo cầu nối thuận lợi giữa doanh nghiệp và các dịch vụ số, với khả năng tìm kiếm và đăng ký dễ dàng, cũng như sự hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp.

VNPT Cloud
Dịch vụ điện toán đám mây VNPT Cloud

FPT Smart Cloud

FPT Smart Cloud (FCI) phát triển bởi Tập đoàn FPT, cung cấp đa dạng các giải pháp về ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và điện toán đám mây. Dịch vụ điện toán đám mây này mang đến cho doanh nghiệp nhiều dịch vụ hỗ trợ trên nền tảng đám mây như: Lưu trữ, tính toán, sao lưu, cơ sở dữ liệu, bảo mật, phân tích,… Nhờ đó, hoạt động xây dựng điện toán đám mây của doanh nghiệp trở nên dễ dàng và tối ưu hơn.

FPT Smart Cloud
Dịch vụ điện toán đám mây FPT Smart Cloud

VMware Cloud

VMware Cloud là giải pháp dịch vụ điện toán đám mây cung cấp quyền truy cập an toàn vào ứng dụng và dữ liệu từ nhiều thiết bị. Với dịch vụ giải pháp về tính toán, quản lý hệ thống, và triển khai sản phẩm, VMware được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn để triển khai các chiến lược số hoá.

Thêm vào đó, VMware cung cấp cấu trúc phần mềm có tính tích hợp để sử dụng tại chỗ. Điều này giúp đảm bảo tính đơn giản và đồng nhất, đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi và tận dụng nguồn lực công nghệ hiện đại.

VMware Cloud
Dịch vụ điện toán đám mây VMware Cloud

Mong rằng những thông tin trong bài viết bên trên của bePOS sẽ giúp bạn nắm được kiến thức cơ bản về điện toán đám mây. Hãy áp dụng điện toán đám mây vào hệ thống kinh doanh của mình để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

FAQ

Điện toán đám mây bắt nguồn như thế nào?

Điện toán đám mây được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1961. Kể từ đó đến nay, điện toán đám mây liên tục có những bước phát triển vượt bậc. Nhiều công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới được thành lập và Internet bắt đầu được biết đến rộng rãi. 

Vào những năm 1980, với sự bùng nổ của ngành công nghiệp máy tính. Năm 1990, cả thế giới trầm trồ với phương thức kết nối Word Wide Web. Đến năm 1993, trình duyệt đầu tiên xuất hiện và được cấp phép cho các công ty tư nhân sử dụng để truy cập Internet… Cùng với những sự phát triển ấy, công nghệ điện toán đám mây có môi trường thích hợp để phát triển mạnh mẽ tới nay.

An toàn bảo mật điện toán đám mây là gì?

An toàn bảo mật trong lĩnh vực điện toán đám mây là tập hợp các biện pháp và quy trình được thiết kế để bảo vệ thông tin, dữ liệu, và các tài nguyên khác được lưu trữ và xử lý trong môi trường đám mây. Điều này bao gồm mã hóa dữ liệu, kiểm soát truy cập, quản lý nhận thức, bảo vệ dịch vụ, tuân thủ và quản lý rủi ro, cùng việc duy trì và khôi phục dữ liệu.

Quan trọng nhất, an toàn bảo mật điện toán đám mây đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà cung cấp dịch vụ đám mây và người sử dụng để đảm bảo môi trường an toàn và đáng tin cậy.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/dien-toan-dam-may/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]