Trang chủBlogs Công nghệTất tần tật về cổng thanh toán trong kinh doanh, thương mại

Tất tần tật về cổng thanh toán trong kinh doanh, thương mại

Tháng Một 01, 2024
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
1056 Đã xem

Hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng phát triển kéo theo những yêu cầu về cách thức và phương tiện thanh toán mới. Đây cũng là tiền đề để hàng loạt cổng hỗ trợ thanh toán được ra đời. Trong bài viết này, bePOS sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của cổng thanh toán trong kinh doanh, thương mại cũng như điểm danh những cổng trực tuyến nổi bật nhất hiện nay.

Cổng thanh toán là gì?

Cổng thanh toán hay cổng trung gian thanh toán trực tuyến được hiểu là hệ thống kết nối 3 bên, giữa người mua, người bán hàng và đơn vị trung gian như ngân hàng nhằm hỗ trợ quá trình thanh toán một cách thuận tiện và hiệu quả hơn. Trong đó, đơn vị trung gian là các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến quá trình thanh toán (mua trước trả sau, vay trả góp,…) và được gọi chung là PSP (Payment Service Provider). Họ chính là cầu nối giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh trong câu chuyện thanh toán phí mua hàng.

Cần lưu ý rằng, dù mang nhiều điểm tương đồng nhưng cổng thanh toán và ví điện tử là hai nền tảng khác biệt nhau. Cổng trung gian thanh toán là dịch vụ cho phép người tiêu dùng giao dịch thanh toán hóa đơn tại những website thương mại điện tử thông qua kết nối giữa tài khoản thanh toán cá nhân (thẻ ngân hàng, ví điện tử,…) với tài khoản trên website bán hàng. Các khâu và thủ tục thanh toán hóa đơn của nền tảng thương mại điện tử không thay đổi.

Cổng thanh toán là gì?
Cổng thanh toán là gì?

Trong khi ấy, ví điện tử giữ vai trò của một tài khoản điện tử, cho phép bạn nạp tiền vào và sử dụng để thanh toán, mua sắm bằng khoản tiền đó. Đồng nghĩa, quy trình thanh toán đã được đơn giản hóa một cách đáng kể. Dù vậy, khoảng cách giữa các cổng trung gian thanh toán và ví điện tử đang dần được rút ngắn đi nhờ những thay đổi về chính sách của cả nhà kinh doanh và PSP.

Một điểm quan trọng khác, cổng thanh toán điện tử gắn liền với thói quen tiêu dùng không chạm, không sử dụng tiền mặt như truyền thống. Tất cả đều thực hiện qua các ứng dụng và nền tảng web hỗ trợ. Điều này mang đến những lợi ích to lớn cho cả người mua và người bán. Nhưng trước hết, chúng ta cùng khám phá xem có những loại cổng thanh toán trực tuyến phổ biến nào?

Có những loại cổng hỗ trợ thanh toán nào?

Về mặt hình thức, có 2 loại cổng thanh toán điện tử quen thuộc là cổng trực tiếp và cổng trực tuyến.

Cổng trực tiếp

Đây là những cổng hay thiết bị hỗ trợ thanh toán được đặt trực tiếp tại cửa tiệm, nhà hàng. Chúng còn được biết đến với cái tên máy POS, cho phép thực hiện các thanh toán điện tử thông qua kết nối bằng mạng điện thoại hoặc Internet.

Cổng trung gian thanh toán trực tiếp
Cổng trung gian thanh toán trực tiếp

Ưu điểm của việc sử dụng cổng trung gian thanh toán trực tiếp là không yêu cầu phí lắp đặt, phí trên mỗi giao dịch tương đối thấp. Song, hạn chế nằm ở những đòi hỏi về tổng giao dịch tối thiểu qua máy POS, giấy phép đăng ký kinh doanh, thủ tục thẩm định nghiêm ngặt,… Đặc biệt là với những cổng do ngân hàng cung cấp. Vì thế, một số cửa hàng, doanh nghiệp khó hoặc chưa thể khai thác giá trị của dòng thiết bị này. 

Cổng trực tuyến

Cổng trung gian thanh toán trực tuyến là những nền tảng phần mềm và ứng dụng trên thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng. Theo đó, chúng yêu cầu giao diện lập trình ứng dụng (API), cho phép kết nối giữa mạng xử lý thanh toán cơ bản với website được truy cập. 

Cổng hỗ trợ thanh toán trực tuyến
Cổng hỗ trợ thanh toán trực tuyến

Tới đây, không khó để nhận ra ưu điểm của loại cổng hỗ trợ thanh toán này. Đó là sự tiện ích, rất phù hợp với hình thức mua sắm online,… Nhưng, đa số các cổng hỗ trợ thanh toán trực tuyến lại chỉ tương thích với một vài thao tác thanh toán đơn giản trên website và hạn chế khả năng tùy chỉnh. Đồng nghĩa, không phải doanh nghiệp nào cũng tối ưu được quy trình thanh toán khi sử dụng chúng. 

>> Xem thêm: Những điều cần biết về thanh toán không tiếp xúc 

Top 10 cổng hỗ trợ thanh toán trực tuyến tại Việt Nam

Ở phần này, hãy cùng điểm qua những cổng hỗ trợ thanh toán phổ biến nhất hiện nay.

Momo

Không chỉ là ví điện tử, Momo còn là một trong các cổng hỗ trợ thanh toán có độ uy tín rất cao. Sự kết hợp giữa hai phương thức thanh toán đã giúp sản phẩm mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người dùng. Từ tính năng kết nối trực tiếp với tài khoản ngân hàng đến nhận và gửi tiền miễn phí hay có nhiều voucher hấp dẫn,… tất cả đã giúp Momo thu hút được lượng người dùng vô cùng đông đảo.

Cổng thanh toán Momo
Cổng thanh toán Momo

Zalo Pay

Tương tự như Momo, Zalo Pay cũng là sản phẩm 2 trong 1. Với mục tiêu đơn giản hóa quy trình giao dịch hàng ngày, mang lại cho người dùng những trải nghiệm thân thiện, nhanh chóng và an toàn về các dịch vụ tài chính, Zalo Pay liên tục có những đổi mới trong chính sách vận hành. 

Cổng thanh toán Zalo Pay
Cổng thanh toán Zalo Pay

Với doanh nghiệp, sau khi đăng ký tài khoản riêng, họ có thể sử dụng/tích hợp một cách nhanh chóng những giải pháp thanh toán. Ví dụ như web-to-app, app-to-app, mobile web-to-app hay ZaloPay gateway trên ứng dụng doanh nghiệp/website/mobile web. Đây là công cụ đắc lực để tối ưu hóa quy trình thanh toán hóa đơn cũng như bán hàng. 

JETPAY Payment

JETPAY Payment được phát triển bởi JETPAY và nhanh chóng trở thành cổng trung gian thanh toán trực tuyến hàng đầu với nhiều giải pháp vô cùng hiệu quả. Với JETPAY Payment, doanh nghiệp có thể tích hợp với phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm kế toán hoặc website để tạo nên hệ sinh thái toàn diện nhất, cho phép thanh toán online, bán hàng nhanh chóng khi tạo và chia sẻ liên kết thanh toán không cần website, tự động hóa các khoản thanh toán cho nhân viên, đối tác,…

Cổng thanh toán JETPAY Payment
Cổng thanh toán JETPAY Payment

Viettel Money

Nằm trong hệ sinh thái thanh toán điện tử thuộc tập đoàn Viettel, Viettel Money cũng là một trong những cổng hỗ trợ thanh toán được người dùng đánh giá cao. Sản phẩm hỗ trợ giải quyết hầu hết các nhu cầu thanh toán của mọi hộ gia đình như thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, nạp tiền vào thẻ, đặt vé máy bay,… 

Cổng thanh toán Viettel Money
Cổng thanh toán Viettel Money

Đặc biệt, Viettel Money có tính bảo mật rất cao. Tài khoản người dùng luôn được bảo vệ thông qua những ứng dụng và công nghệ hiện đại, đã đạt chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS. Ví dụ: công nghệ 3DES, bảo mật hai lớp,…

Paypal

Là một cổng thanh toán quốc tế thuộc top đầu, tới nay, Paypal đã có mặt tại hơn 200 quốc gia với trên 152 triệu tài khoản đăng ký sử dụng. Khác với hầu hết các cổng thanh toán tại Việt Nam, PayPal hỗ trợ giao dịch và thanh toán bằng 26 loại tiền tệ khác nhau, sở hữu gần như tất cả những tính năng của một cổng thanh toán và ví điện tử như: tương thích với nền tảng di động, có cổng trung gian thanh toán Payflow độc lập, hóa đơn trực tuyến, thiết bị đầu cuối ảo,…

Cổng thanh toán Paypal
Cổng thanh toán Paypal

Nhìn chung, ngày càng nhiều cổng trung gian thanh toán mới được phát triển, đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của thị trường kinh doanh và thương mại. Song, các cổng thanh toán chỉ thực sự được đón nhận bởi người tiêu dùng, các doanh nghiệp nếu đảm bảo những yếu tố về trải nghiệm, tính thuận tiện, nhanh chóng và an toàn thông tin. 

9Pay

Cổng thanh toán 9Pay là một cổng thanh toán trực tuyến tích hợp với hơn 40 ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Với giao diện thân thiện với nhiều tính năng tiện ích, 9Pay là sự lựa chọn hàng đầu để tích hợp thanh toán cho các giao dịch mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử và thanh toán hóa đơn.

Điểm đặc biệt của Cổng thanh toán 9Pay:

  • Cung cấp tất cả các phương thức thanh toán cho khách hàng.
  • Phù hợp với mọi loại hình kinh doanh trực tuyến.
  • Thời gian thanh toán linh hoạt với chi phí thấp nhất trên thị trường.
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật hàng đầu như PCI DSS, 3D-Secure, TLS.
  • Hỗ trợ tạo link thanh toán mà không cần tích hợp, đồng thời có khả năng đa nền tảng.
  • Hệ thống quản lý thông tin giúp gia tăng số lượng khách hàng và doanh thu.
Cổng thanh toán 9Pay
Cổng thanh toán 9Pay

VNPay QR

VNPay-QR là một trong những cổng thanh toán trực tuyến hàng đầu, đã phủ sóng mạnh mẽ trên cả cửa hàng online và offline tại Việt Nam. Hệ thống cổng thanh toán này tuân thủ các tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cũng đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật quốc tế.

Điểm đặc biệt của Cổng thanh toán VNPay-QR:

  • Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán, bao gồm thanh toán qua quét mã QR, thanh toán thông qua ATM và thẻ quốc tế.
  • Kết nối với nhiều ngân hàng cả trong và ngoài nước.
  • Sử dụng công nghệ hiện đại và đảm bảo bảo mật đa tầng.
Cổng thanh toán VNPay QR
Cổng thanh toán VNPay QR

GPay

Cổng thanh toán GPay là đối tác cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến nhanh chóng và an toàn cho khách hàng, giúp doanh nghiệp quản lý một cách thuận tiện và tăng cường trải nghiệm cho người dùng khi thực hiện thanh toán giao dịch.

Điểm đặc biệt của Cổng thanh toán GPay:

  • API kết nối nhanh chóng và chính sách thanh toán linh hoạt.
  • Giao diện quản trị doanh nghiệp dễ dàng, cung cấp kiểm soát và đối soát dòng tiền hiệu quả.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7, đảm bảo mức độ an toàn và bảo mật tuyệt đối trong quá trình thanh toán.
Cổng thanh toán GPay
Cổng thanh toán GPay

AppotaPay

AppotaPay là một cổng thanh toán được biết đến với những lợi ích hàng đầu về sự đa dạng của hình thức thanh toán, hệ thống ổn định và hỗ trợ nhanh chóng. Đồng thời, AppotaPay cũng hỗ trợ nhiều kênh thanh toán phổ biến hiện nay.

Điểm nổi bật của Cổng thanh toán Appota:

  • Giao diện quản lý thân thiện, tạo trải nghiệm tích cực cho doanh nghiệp.
  • Tích hợp dễ dàng trên nhiều nền tảng khác nhau.
  • Hỗ trợ liên tục 24/7 để đảm bảo sẵn sàng giúp đỡ khách hàng.
AppotaPay là cổng thanh toán với nhiều tiện ích
AppotaPay là cổng thanh toán với nhiều tiện ích

NAPAS

NAPAS (National Payment Services) cung cấp dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến, cho phép thanh toán thông qua nhiều loại thẻ ghi nợ, thẻ nội địa, và thẻ tín dụng trên các kênh thương mại điện tử, đồng thời liên kết với các đơn vị cung ứng hàng hóa.

Các đặc điểm nổi bật của Cổng thanh toán NAPAS:

  • Hỗ trợ thanh toán đa dạng, bao gồm cả khả năng thanh toán quốc tế.
  • Giải pháp đa thiết bị với các tính năng nổi bật như Tokenization và quản lý rủi ro tiên tiến.
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn công nghệ an toàn để đảm bảo bảo mật trong quá trình giao dịch.
NAPAS là một cổng thanh toán trực tuyến được nhiều người lựa chọn
NAPAS là một cổng thanh toán trực tuyến được nhiều người lựa chọn

>> Xem thêm: Thanh toán điện tử là gì? Những hình thức thanh toán điện tử 

Cổng thanh toán – Lợi ích khi sử dụng

Lợi ích của cổng thanh toán là gì? So với hình thức thanh toán tiền mặt truyền thống, việc sử dụng các cổng thanh toán tại Việt Nam và trên thế giới đem lại những lợi ích vượt trội như:

  • Nhanh chóng, thuận tiện, rút ngắn thời gian bán hàng, phù hợp với xu thế mua sắm trực tuyến ngày càng bùng nổ.
  • Hình thành thói quen tiêu dùng không chạm, đảm bảo an toàn trong bối cảnh đại dịch.
  • Tính bảo mật và minh bạch cao, dễ dàng truy vấn thông tin, xử lý các giao dịch có lỗi phát sinh. 
  • Giảm được một số gánh nặng về chi phí nhân sự trong khâu thanh toán hóa đơn.
  • Cho phép thanh toán xuyên biên giới với các cổng thanh toán quốc tế.

Đặc biệt, những lợi ích này càng được phát huy nếu doanh nghiệp lựa chọn các cổng trung gian thanh toán trực tuyến. 

Cổng thanh toán và lợi ích khi sử dụng
Cổng thanh toán và lợi ích khi sử dụng

Lưu ý khi lựa chọn cổng thanh toán

Nếu đang tìm kiếm một cổng thanh toán trực tuyến, các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

  • Chất lượng và bảo mật: Hãy ưu tiên các cổng hỗ trợ thanh toán có độ bảo mật cao, được xác thực từ chính người dùng và các chứng chỉ uy tín như PCI DSS. Lý do là bởi, trong quá trình sử dụng những sản phẩm này, bất cứ vấn đề phát sinh nào liên quan tới thông tin khách hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của đơn vị kinh doanh. 
  • Phí sử dụng và duy trì: Như đã đề cập, các cổng trung gian thanh toán, nhất là máy POS đều yêu cầu trả phí lắp đặt, phí vận hành,… Thật sai lầm nếu không tìm hiểu thật kỹ về biểu phí này khiến cấu trúc giá của sản phẩm kinh doanh bị ảnh hưởng, thường theo chiều hướng tăng lên. 
  • Quy trình thanh toán: Một cổng trung gian thanh toán điện tử không thể áp dụng đồng thời cho toàn bộ quy trình thanh toán và bán hàng của các doanh nghiệp, cửa hàng. Do đó, việc cân nhắc về hình thức, quy trình thanh toán để đảm bảo sự phù hợp với cổng hỗ trợ thanh toán bất kỳ, mang lại hiệu quả tối đa là vô cùng quan trọng.
Lưu ý khi lựa chọn cổng thanh toán
Lưu ý khi lựa chọn cổng thanh toán

Trên đây là bài viết “Tất tần tật về cổng thanh toán trong kinh doanh, thương mại”. Mong rằng, qua những nội dung và thông tin mà bePOS chia sẻ, bạn đọc đã hiểu hơn về các đặc điểm của cổng trung gian thanh toán trong kinh doanh, thương mại. Từ đó, bạn có thể lựa chọn được sản phẩm tối ưu nhất cho quy trình thanh toán và bán hàng của mình. 

FAQ

Cổng trung gian thanh toán có phải ví điện tử không? 

Cổng trung gian thanh toán không phải ví điện tử, cả hai có những khác biệt nhất định. Cổng trung gian thanh toán là dịch vụ cho phép người tiêu dùng giao dịch thanh toán hóa đơn tại những website thương mại mại điện tử thông qua việc kết nối giữa tài khoản thanh toán cá nhân (thẻ ngân hàng, ví điện tử,…) với tài khoản trên website bán hàng. Các khâu, thủ tục thanh toán hóa đơn của nền tảng thương mại điện tử không thay đổi.

Trong khi đó, ví điện tử đóng vai trò như một tài khoản điện tử, cho phép nạp tiền vào và sử dụng để thanh toán, mua sắm bằng khoản tiền đó. Vì vậy, quy trình thanh toán đã được đơn giản hóa rất nhiều. 

Tuy nhiên, sự khác biệt kể trên đang ngày được rút ngắn nhờ những thay đổi về chính sách của cả nhà kinh doanh và PSP (Payment Service Provider).

Nên lựa chọn những cổng trung gian thanh toán nào?

Hiện nay, có nhiều thương hiệu cổng trung gian thanh toán để người dùng lựa chọn. Song, hãy ưu tiên hướng đến các cổng đảm bảo được chất lượng, tính bảo mật và có sự phù hợp với doanh nghiệp về cả phí lẫn quy trình thanh toán, bán hàng. Những cổng trung gian thanh toán đang được cộng đồng đánh giá cao gồm: Momo, Zalo Pay, Viettel Money, Paypal,…