Trang chủBlogs MarketingDMCA là gì? Hướng dẫn sử dụng DMCA từ đầy đủ, chi tiết nhất

DMCA là gì? Hướng dẫn sử dụng DMCA từ đầy đủ, chi tiết nhất

Cập nhật lần cuối: Tháng năm 05, 2023
Thanh Ngoan
804 Đã xem

Đối với các website, bên cạnh việc xây dựng và phát triển những nội dung chất lượng, có giá trị và sức hấp dẫn cao thì vấn đề bảo vệ bản quyền cũng rất được quan tâm. Một trong những công cụ hỗ trợ điều đó là DMCA. Vậy, DMCA là gì? Cách sử dụng như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài chia sẻ dưới đây của bePOS.

DMCA là gì? 

DMCA, viết tắt của cụm từ Digital Millennium Copyright Act, có nghĩa là “Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số”, được tổng thống Bill Clinton của Mỹ thông qua và chính thức ký thành luật vào ngày 28/11/1998.

Đạo luật này được ra đời nhằm bảo vệ bản quyền của những sản phẩm công nghệ trên Internet và định danh những tội liên quan tới hành vi xâm phạm bản quyền như: crack (bẻ khóa), cung cấp, kinh doanh sản phẩm công nghệ trái phép thông qua dịch vụ cùng tên hay còn gọi là DMCA Protection.

DMCA-la-gi

DMCA là gì?

Ngoài ra, Digital Millennium Copyright Act cũng mở rộng phạm vi bản quyền và miễn trừ một số trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp của các nhà cung cấp dịch vụ Internet, những bên trung gian khác; nâng cao mức độ xử phạt đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm những vấn đề tương tự.

Theo đó, các nội dung chủ yếu mà DMCA sẽ bảo vệ bản quyền gồm: 

  • Hình ảnh thuộc sở hữu của bạn hoặc do bạn tự chụp.
  • Video thuộc sở hữu của bạn hoặc do bạn tự làm.
  • Đồ họa do chính bạn thiết kế ra.
  • Văn bản thuộc sở hữu của bạn.
  • Các ứng dụng hay chương trình phần mềm mà bạn tự thiết kế, viết code.
  • Hồ sơ của cá nhân bạn hoặc công ty do bạn sở hữu.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu phương thức bảo vệ chủ sở hữu bản quyền của DMCA là gì?

Phương thức hoạt động của DMCA là gì?

Tuy là một đạo luật nhưng phương thức bảo vệ người dùng của DMCA khá đặc biệt. Cụ thể, để giải quyết các tranh chấp và bảo vệ bản quyền, chủ sở hữu nội dung cần đăng ký DMCA thông qua việc thêm một đoạn code vào trang web bạn muốn.

Qua đó, DMCA sẽ thiết lập một bản chứng nhận duy nhất cho nội dung. Trong trường hợp phát hiện một trang web nào đó xuất hiện nội dung giống nội dung của bạn và nghi ngờ về hành vi “đánh cắp” bản quyền, bạn có thể thông báo cho bộ phận “DMCA Protection”.

Tiếp theo, DMCA sẽ thực hiện trách nhiệm thông báo với chủ quản website “bị tình nghi” để xác nhận cũng như giải quyết vấn đề. Nếu như các hoạt động trên không có kết quả, DMCA sẽ tiến hành gửi sự việc cho bên cung cấp dịch vụ, ở đây là OSP/ISP để họ có biện pháp xử lý.

phuong-thuc-hoat-dong-DMCA

Phương thức hoạt động của DMCA là gì?

Vậy, hình phạt đối với các website dính DMCA là gì? Về cơ bản, sẽ có những biện pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ vi phạm bản quyền của các đối tượng. 

  • Đối với mức vi phạm nhẹ, tất cả nội dung dính DMCA sẽ bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm của các trình duyệt web như: Google, Yahoo, Bing,… mà không thể khôi phục như trước đây. Tuy nhiên, không “delete” cả website.
  • Đối với mức vi phạm nặng thì website vi phạm, kể cả các trang không dính DMCA sẽ bị xóa sổ hoàn toàn trên mọi công cụ tìm kiếm.

>> Xem thêm: [MỚI NHẤT] HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA HIỆU QUẢ TỪ A-Z

Tại sao nên đăng ký DMCA từ sớm?

Qua những chia sẻ trên đây, chúng ta đều thấy được tầm quan trọng của việc đăng ký dịch vụ DMCA. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm hơn ở đây là cần thực hiện điều này sớm nhất có thể. Đối với người quản lý website và nhất là doanh nghiệp, việc đăng ký DMCA giúp bảo vệ nội dung của trang trước những hành vi copy, đánh cắp của đối thủ hoặc cá nhân, tổ chức khác. 

Hơn thế, việc này còn hạn chế nguy cơ bạn bị “report DMCA” trên chính sản phẩm của mình nếu việc đăng ký DMCA chậm chễ. Một số SEOer sẽ copy và thực hiện thủ tục này trước bạn, biến bản quyền nội dung thuộc sở hữu của họ và website do bạn quản lý vô tình trở thành “kẻ ăn cắp”. 

tai-sao-nen-dang-ky-DMCA-som

Doanh nghiệp nên đăng ký DMCA từ sớm

Tình trạng website viết bài nguyên bản bị phạt do báo cáo dính DMCA trong thời gian qua ngày càng phổ biến. Đây là một thực tế đáng buồn nhưng cũng là lời cảnh báo dành cho bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào. 

Hậu quả gây ra không chỉ là những bất mãn đối với chủ nhân chủ sản phẩm. Trên phương diện SEO và kinh doanh, đây là những tổn thất không hề nhỏ. Tất cả link bài viết, thậm chí cả website bị gỡ khỏi công cụ tìm kiếm; các chi phí thiết kế, quảng cáo,… trước đây đều lãng phí; quan trọng hơn là lượng khách hàng/ người truy cập cũ bị mất hết. 

Tất nhiên, DMCA Protection vẫn cho phép người dùng thực hiện kháng cáo đề đòi lại quyền lợi của mình. Vấn đề ở chỗ không phải mọi trường hợp đều thành công và nếu thực sự thành công thì thời gian nhận kết quả cuối cùng cũng kéo dài từ 2 tới 4 tuần. Rõ ràng, bất cứ công ty, doanh nghiệp nào cũng sẽ chịu tổn thất đáng kể về doanh thu, lượng traffic trong những ngày chờ đợi này. 

Tóm lại, bản chất của Luật đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của chủ sở hữu tác phẩm, nội dung trên không gian mạng Internet. Tuy nhiên, để thực sự khai thác hết giá trị của DMCA Protected, bạn cần ý thức được việc đăng ký DMCA sớm nhất có thể, nhất là ở giai đoạn quá trình xây dựng và vận hành website.

Hướng dẫn sử dụng DMCA để bảo vệ website

Sau khi đã hiểu rõ DMCA là gì, chúng ta cùng tìm hiểu cách đăng ký cũng như báo cáo vi phạm để tận dụng tốt nhất những lợi ích mà DMCA Protected đem lại.

Cách đăng ký dịch vụ DMCA

Cách bước đăng ký dịch vụ DMCA gồm:

  • Bước 1: Truy cập vào trang chủ của dịch vụ www.dmca.com và chọn “SIGNUP” trên giao diện chính.
  • Bước 2: Sau khi được điều hướng, bạn sẽ thấy 3 mục xuất hiện, gồm “Get a FREE Badge” – đăng ký miễn phí DMCA cho website; “Create a Takedown” – báo cáo và yêu cầu gỡ trang web nghi có nội dung vi phạm và “Ask a question” – gửi thắc mắc bạn cần giải đáp. Ở đây, chúng ta chọn “Get a FREE Badge”.
  • Bước 3: Đăng ký tài khoản DMCA của bạn.

Tại phần này, người đăng ký cần điền đầy đủ các thông tin mà hệ thống yêu cầu, gồm: họ và tên, địa chỉ email. Khi đã đảm bảo thông tin chính xác và đầy đủ, chọn “SIGNUP” để đăng ký.

  • Bước 4: Nhận tài khoản.

Ngay sau khi kết thúc bước 3, hệ thống DMCA sẽ gửi về cho bạn tài khoản đăng nhập và mật khẩu tương ứng qua email. Hãy truy cập email để xác nhận thông tin này. 

huong-dan-dang-ky-DMCA

Hướng dẫn sử dụng DMCA để bảo vệ website

  • Bước 5: Đăng nhập và chọn Logo phù hợp.

Bạn sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp để đăng nhập vào hệ thống. Sau đó, click vào mục “Add Badges your site” để lựa chọn Logo mà bạn ưng ý nhất. Mỗi logo có một 1 mã HTML riêng biệt. Bạn dùng mã này và thực hiện chèn vào code website. Khoảng 24h sau, DMCA sẽ được kích hoạt, website được gắn logo mà bạn đã chọn.

Cách báo cáo vi phạm DMCA

Tất nhiên, trước khi báo cáo vi phạm, website của bạn cần thực hiện đăng ký bản quyền từ DMCA. Nếu nghi vấn về việc đánh cắp hay nội dung thuộc sở hữu của mình, bạn có thể tiến hành một trong hai cách sau:

Cách 1: Báo cáo vi phạm bản quyền nội dung trực tiếp trên website của DMCA (cách này yêu cầu trả phí)

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản DMCA của mình.
  • Bước 2: Chọn mục “TAKEDOWNS”, rồi chọn “Start a Takedown”.
  • Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin được hệ thống DMCA Protected yêu cầu để kiểm tra bản quyền.
  • Bước 4: Chọn “Proceed to checkout” để gửi yêu cầu kiểm tra bản quyền của bạn.

Cách 2: Báo cáo vi phạm bản quyền nội dung trên Google (cách này hoàn toàn miễn phí)

  • Bước 1: Truy cập vào “Trang yêu cầu xóa nội dung khỏi Google” tại đây.
  • Bước 2: Chọn sản phẩm của Google mà bạn muốn xóa, ví dụ như “Tìm kiếm trên web“.
  • Bước 3: Chọn “Tôi có vấn đề pháp lý chưa được đề cập ở trên” để tiến hành báo cáo vi phạm bản quyền nội dung.
  • Bước 4: Tiếp tục chọn “Tôi đã tìm thấy nội dung có thể vi phạm bản quyền của mình”.
  • Bước 5: Tiếp tục nhấn chọn “Có, tôi là chủ bản quyền hoặc được ủy quyền hành động thay mặt cho chủ sở hữu của quyền duy nhất được cho là bị vi phạm” để xác nhận báo cáo.
  • Bước 6: Lựa chọn biểu mẫu xác thực và cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan tới nội dung vi phạm mà hệ thống yêu cầu. Trong trường hợp có nhiều website sao chép nội dung, bạn chọn mục “Thêm nhóm mới” để bổ sung những trang web đó vào danh mục báo cáo vi phạm.
  • Bước 7: Click chọn lời tuyên thệ và điền chữ ký tương ứng. Sau click “Gửi” để yêu cầu Google xóa bài viết vi phạm.

>> Xem thêm: SCHEMA LÀ GÌ? TOP 5 LOẠI SCHEMA PHỔ BIẾN NHẤT

DMCA thực sự là một trong những công cụ hữu hiệu để bảo vệ bản quyền nội dung trên website của bạn. Với bài chia sẻ trên đây, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ DMCA là gì cũng như cách đăng ký và sử dụng. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích khác trên blog của bePOS.

FAQ

Sử dụng DMCA miễn phí hay phải tốn phí? 

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, DMCA cung cấp đồng thời cả gói miễn phí và trả phí. Trong đó, gói có trả phí cung cấp thêm nhiều tính năng nổi bật như: Miễn phí 10 lần yêu cầu gỡ nội dung vi phạm/năm; hỗ trợ công cụ quét nội dung website; bổ sung thêm công cụ kiểm tra thông tin của chủ quản website vi phạm bản quyền;…

DMCA có hỗ trợ blog và website sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không?

Ngoài hiểu các đặc điểm của DMCA là gì, một vấn đề cũng khá được quan tâm: “Liệu công cụ này có hỗ trợ các trang web tiếng Việt không?”.

Đáp án là có. 

Hiện nay, DMCA giúp bảo vệ bản quyền của cả website sử dụng tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác. Rất nhiều trường hợp vi phạm đã được xử lý chính xác nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tính năng “đọc hiểu tiếng Việt” của công cụ này.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/dmca-la-gi/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]