Ngày nay, các doanh nghiệp, cá nhân khá chuộng hình thức quảng cáo bằng Google Ads, bởi những lợi ích mà nó mang lại. Và những chiến lược quảng cáo mua sắm Google Shopping cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, để thực hiện thành công chiến dịch Google Shopping, các nhà quảng cáo cần tối ưu giá thầu hiệu quả. Giá thầu Google Shopping là gì? Làm thế nào để tối ưu giá thầu google shopping hiệu quả? Bài viết này của bePOS sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm quý báu.
Google Shopping là gì?
Trước tiên để hiểu rõ hơn về giá thầu, tối ưu giá thầu và có những chiến lược phù hợp ta cần hiểu rõ và chính xác những khái niệm về Google Shopping. Vậy Google Shopping là gì?
Khi bạn có một gian hàng online được đặt tại trang kết quả tìm kiếm của Google. Bạn muốn sản phẩm của mình tiếp cận được với nhiều khách hàng khi họ truy cập Google thì Google Shopping chính là một hình thức quảng cáo trực tuyến cho phép thông tin cụ thể về sản phẩm, giá cả, địa chỉ website của bạn được hiển thị trực quan khi người dùng tìm kiếm những từ khóa liên quan.
Lựa chọn hình thức đặt giá thầu Google Shopping phù hợp?
Với các hình thức dịch vụ quảng cáo của Google đều sẽ có 2 hình thức đặt thầu đó là đặt thầu thủ công (Manual Bidding) và đặt thầu tự động, quảng cáo mua sắm Google Shopping cũng không phải là ngoại lệ, bằng cách vận dụng các công thức đặt giá thầu Google Shopping khác nhau, bạn sẽ thu về hiệu quả mong muốn.
Đặt giá thầu Google Shopping thủ công (Manual Bidding)
Hình thức này yêu cầu bạn phải tự đặt giá thầu Google Shopping CPC thủ công cho gói quảng cáo của mình. Điều này đòi hỏi người đặt giá thầu cần có những nghiên cứu, phân tích cụ thể, tính toán chính xác, thực hiện các công thức đặt giá thầu Google Shopping hợp lý để có thể đưa ra được mức giá thầu Google Shopping hợp lý.
- Ưu điểm: Với phương pháp này có thể giúp bạn kiểm soát và thắt chặt mỗi lần khách hàng click vào sản phẩm. Nếu bản thân người thực hiện đặt giá thầu có khả năng tư duy, phân tích, tính toán chính xác thì việc đưa ra một giá thầu Google Shopping hợp lý là điều tất yếu. Khi tự mình kiểm soát và tối ưu hóa được chi phí giá thầu, lợi nhuận thu về sẽ cao hơn so với đặt giá thầu thủ công.
- Hạn chế: Việc tiết kiệm chi phí cũng chính là hạn chế của hình thức này, bởi giá thầu Google Shopping thấp có thể khiến quảng cáo sẽ không đạt hiệu quả cao. Giá không đủ cạnh tranh quảng cáo sẽ không có nhiều cơ hội để hiển thị trên các trang kết quả tìm kiếm, điều này cũng đồng nghĩa với việc khó tiếp cận được với khách hàng tiềm năng.
Đặt giá thầu Google Shopping tự động
Hình thức này chính là cách Google sẽ giúp bạn thực hiện tất cả các công đoạn phân tích và tính toán, Google sẽ tự động điều chỉnh và thông báo giá cho bạn. Việc của bạn chỉ là thanh toán tiền cho Google và chờ đợi kết quả.
- Ưu điểm: Hình thức đặt CPC nâng cao này sẽ giúp bạn đạt được hiệu suất quảng cáo ở mức cao nhất. Những sản phẩm bạn cung cấp sẽ được Google hiển thị một cách tối đa. Từ đó có thể tăng lượng truy cập cũng như độ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm của bạn. Bằng việc tăng giá thầu với những đối tượng có khả năng sẽ giúp tăng số lượng chuyển đổi cho website của bạn.
- Hạn chế: Hạn chế duy nhất của hình thức này đó là vấn đề về chi phí, tuy hiệu quả cao những chi phí thì không hề nhỏ.
>> Xem thêm: Top 5 phần mềm OKR tốt nhất 2023 được nhiều doanh nghiệp sử dụng
Giá thầu nên đặt bao nhiêu là hợp lý?
Công thức đặt giá thầu
Theo quy tắc, khi tham gia đấu thầu, bạn phải giữ giá thầu ở mức không vượt quá giới hạn đã đề ra, nhằm đảm bảo không phải gánh chịu tổn thất về vốn đầu tư. Bán hàng phải đi đôi với lãi nếu muốn duy trì hoạt động kinh doanh. Dưới đây là công thức tính giá thầu khả dụng (CPC) mà bạn có thể sử dụng:
Giá thầu khả dụng = CPC tối đa X 0,4 -> 0,7
Trong đó: CPC tối đa = Lợi nhuận tối đa (Giá bán – Giá vốn) X Tỷ lệ chuyển đổi sản phẩm
Ví dụ: Giá nhập một chiếc áo sơ mi nam là 200,000đ. Giá bán lẻ dự kiến là 300,000đ. Theo thống kê, mỗi 100 người truy cập trang web, có 5 người mua hàng, tỷ lệ chuyển đổi là 5%. Bây giờ, bạn có thể xác định giá thầu Google Shopping khả dụng như sau:
Giá thầu khả dụng tối thiểu = (100,000 X 5%) X 0,4 = 2,000đ
Giá thầu khả dụng tối đa = (100,000 X 5%) X 0,7 = 3,500đ
Với những số liệu này, bạn có thể tham gia đấu thầu cho chiếc áo sơ mi với mức giá từ 2,000đ đến 3,500đ.
Chọn sản phẩm có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất
Tỷ lệ chuyển đổi cao thường đạt được từ nguồn tìm kiếm tự nhiên (organic search). Tỷ lệ chuyển đổi từ tìm kiếm trả tiền (paid search) thường thấp hơn so với tỷ lệ chuyển đổi trên toàn trang (thậm chí có thể ngang bằng) và dao động từ 10% đến 30%. Tuy nhiên, quy luật này không phải lúc nào cũng đúng. Khi theo nhiều phân tích từng danh mục sản phẩm để quảng cáo trên Google Shopping, có những loại sản phẩm có tỷ lệ chuyển đổi cao gấp đôi hoặc ba lần so với trung bình của trang web. Do đó, quan trọng là phải cẩn thận khi đặt giá thầu Google Shopping cho từng sản phẩm. Hãy xác định rõ sản phẩm nào sẽ mang lại thu nhập lớn nhất khi quảng cáo trên Google Shopping và tập trung chiến lược quảng cáo vào đó.
Đặt giá thầu thấp hơn giá thầu max
Bạn nên sử dụng công thức được mô tả trước đó để xác định giá thầu Google Shopping phù hợp, đảm bảo rằng bạn không mất vốn đầu tư quá mức. Mức giá thầu khởi điểm lý tưởng thường là khoảng một nửa giá thầu tối đa, nhưng không cần phải áp dụng công thức này một cách cứng nhắc. Bạn có thể linh hoạt chọn lựa giá thầu trong khoảng từ 0,4 đến 0,7 của giá thầu max, miễn là nó thấp hơn giá thầu tối đa đã xác định trước.
Cách thức thực hiện chiến lược đặt giá thầu
Thực tế thì bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào khi tham gia vào các chiến dịch quảng cáo đều mong muốn chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao, cũng như khả năng về độ nhận diện thương hiệu. Đối với các chiến lược đặt giá thầu Google Shopping thì mục tiêu rõ ràng chính là tối đa lượt nhấp chuột vào website và quảng cáo. Giúp tiếp cận khách hàng, nhận diện thương hiệu và cuối cùng là tăng tính chuyển đổi trên trang.
Việc đặt giá thầu Google Shopping phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như phương tiện điện tử, vị trí quảng cáo, thời gian,… Khách hàng cũng có những tâm lý khác nhau, vì vậy cần nghiên cứu việc nắm rõ tất cả các yếu tố và đưa ra những chiến lược đặt giá thầu Google Shopping phù hợp cho chiến dịch của mình là vô cùng quan trọng. Dưới đây chính là một vài chiến lược đặt giá thầu bạn có thể tham khảo:
Thiết lập một số chiến lược giá thầu nâng cao cho quảng cáo mua sắm
Thiết lập eCPC dành cho quảng cáo mua sắm
Điều chỉnh giá thầu tối đa cho chi phí của mỗi lần nhấp chuột (CPC) theo cách thủ công. Hình thức này mang lại hiệu quả cao và chỉ phải cần trả tiền khi có ai đó click vào quảng cáo.
eCPC có thể hiểu là chi phí cho mỗi lượt nhấp chuột nâng cao, nhằm tăng số lượng chuyển đổi mà mức tổng chi tiêu khi sử dụng hình thức giá thầu tự động cho chiến dịch quảng cáo mua sắm Google Shopping vẫn giữ nguyên.
Đặc điểm nổi bật của việc thiết lập eCPC chính là khả năng tự động điều chỉnh giá thầu dựa trên khả năng nhấp chuột mang lại kết quả chuyển đổi, bạn hoàn toàn không phải lo nghĩ về vấn đề khi nào điều chỉnh giá thầu nữa.
Khi lượt nhấp chuột có khả năng tạo chuyển đổi, cùng lúc đó eCPC sẽ tăng CPC tối đa. eCPC sẽ tự động kiểm tra, phân tích, tính toán trên giá thầu tối đa thông thường phải chi trả, sau đó tạo ra các điều chỉnh phù hợp nhất.
* CPC tối đa là gì?
Đối với các hình thức đặt giá thầu sẽ hình thành một khái niệm đó là CPC tối đa. Vậy CPC tối đa là gì? Câu hỏi này là thắc mắc chung của khá nhiều người, họ từng nghe qua, đọc qua những kiến thức về đặt giá thầu Google Shopping, những cụm từ CPC hiển thị khá nhiều nhưng để hiểu rõ CPC tối đa là gì thì không phải ai cũng biết.
CPC Google Shopping tối đa chính là số tiền cao nhất bạn sẵn sàng chi trả cho một nhấp chuột trên quảng cáo của mình. CPC ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quảng cáo, giá thầu CPC tối đa là giá bạn dùng để xác định số tiền cao nhất bạn có thể phải thanh toán cho một lượt nhấp vào quảng cáo của mình.
>> Xem thêm: Những lý do bạn nên tối ưu hình ảnh cho Website
Thiết lập ROAS mục tiêu cho chiến dịch mua sắm
Với ROAS bạn cũng không cần phải băn khoăn khi nào điều chỉnh giá thầu, bởi ROAS hướng tới mục tiêu tự động hoàn thành trong việc quản lý và điều chỉnh giá thầu Google Shopping để đạt được hiệu quả tối đa trong chiến dịch quảng cáo mua sắm. Khi thiết lập phương pháp cược thầu Google shopping này bạn chỉ phải cung cấp ROAS mục tiêu cho Google hay nói cách khác là lợi nhuận trên chi phí quảng cáo.
Chiến lược đặt giá thầu tự động này sẽ xem xét rất nhiều yếu tố khác nhau đối với các hành động tìm kiếm ước tính để tạo ra sự chuyển đổi. Giá thầu Google Shopping sẽ tỷ lệ thuận với số lần tìm kiếm của người dùng có thể tạo ra được những lượt chuyển đổi cao.
Bên cạnh những phương pháp cược giá thầu Google Shopping đã nhắc đến còn có một số phương pháp khác như hình thức tăng tối đa số lượng nhấp chuột cho quảng cáo giúp tăng lượng nhấp chuột tối đa trong phạm trù ngân sách đề ra.
Theo dõi hiệu suất các chiến dịch
Để theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời các chiến dịch quảng cáo mua sắm Google Shopping có thể xem xét trong khoảng 2 tuần, trước khi đưa ra đánh giá chi tiết về hiệu suất. Doanh nghiệp cần đảm bảo nắm rõ đầy đủ dữ liệu để có thể đưa ra những đánh giá đúng đắn nhất.
Ngoài ra cần xem xét chuyển đổi và nguồn lợi nhuận mang lại để cải thiện chuyển đổi một cách hiệu quả. Để đánh giá chính xác cần theo dõi và khắc phục kịp thời những tình trạng trễ chuyển đổi.
Tối ưu giá thầu dựa trên báo cáo
Báo cáo truy vấn tìm kiếm
Báo cáo này biểu thị các truy vấn thực thể mà người dùng tìm kiếm trên Google mà quảng cáo của bạn hiển thị. Những báo cáo này có thể xem trên Google Analytics hoặc Google AdWords. Dựa vào những báo cáo có thể tìm ra được các truy vấn thấp và không có chuyển đổi hoặc mang về doanh thu thấp mà đưa ra các quyết định như thêm từ khóa phủ định, tối ưu nguồn cấp, hoặc giảm giá thầu.
Báo cáo hiệu suất sản phẩm
Báo cáo được xem trên Google AdWords, dựa vào báo cáo có thể thấy được tỷ lệ chuyển đổi của từng mặt hàng. Thông qua đó mà bạn cũng có thể điều chỉnh giá thầu phù hợp để giảm chi phí và thu lại lợi nhuận cao nhất.
Khi nào nên điều chỉnh lại giá thầu?
Dưới đây là một số trường hợp bạn cần xem xét khi điều chỉnh giá thầu để tối ưu hóa chi phí và tăng cường hiệu suất quảng cáo:
Sản phẩm có lượt hiển thị ít
Có những sản phẩm ít được hiển thị, có thể do bạn đã đặt giá thầu quá thấp hoặc nguồn dữ liệu chưa đủ để Google hiển thị chúng.
Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể bắt đầu bằng cách tăng giá thầu. Nếu lượt hiển thị không cải thiện, hãy kiểm tra lại nguồn dữ liệu và cung cấp đủ thông tin đã được tối ưu hóa cho quảng cáo trên Google Shopping.
Sản phẩm có lượt hiển thị cao nhưng tỷ lệ nhấp chuột thấp
Trong trường hợp này, Google đã tìm thấy sản phẩm của bạn phù hợp với truy vấn tìm kiếm và hiển thị nó cho người dùng, nhưng họ không click vào quảng cáo của bạn. Nguyên nhân chính thường là do giá bán sản phẩm của bạn cao hơn so với các đối thủ. Ngoài ra, hình ảnh quảng cáo không hấp dẫn hoặc hiển thị không tối ưu cũng có thể làm giảm tỷ lệ nhấp chuột.
Để xác định các sản phẩm này, bạn có thể vào tab Thứ nguyên > Chế độ xem > Mua sắm > ID mặt hàng. Sau đó, nhấp chuột vào cột hiển thị để sắp xếp các sản phẩm theo thứ tự hiển thị từ cao đến thấp. Lọc ra các sản phẩm có tỷ lệ nhấp chuột dưới 1% và đó là những sản phẩm cần được xem xét.
Google AdWords cung cấp công cụ chẩn đoán và xem trước quảng cáo để bạn có thể xem cách sản phẩm của mình được hiển thị, so sánh với các mẫu quảng cáo của đối thủ. Từ đó, bạn có thể xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp.
Sản phẩm có lượt click cao nhưng không có chuyển đổi
Sản phẩm thu hút số lượng click lớn có nghĩa là quảng cáo của bạn có sức hấp dẫn đủ để thuận lợi khiến người dùng click vào, nhưng khi họ đến trang đích, họ không thực hiện mua sắm. Vấn đề này thường xuất phát từ trang sản phẩm.
Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể thực hiện việc kiểm tra trang đích của đối thủ bằng cách click vào quảng cáo của họ và đánh giá cách họ tối ưu hóa trang đích dựa trên các tiêu chí quan trọng về chuyển đổi:
- Chính sách giao hàng miễn phí có được áp dụng không?
- Có nút thêm sản phẩm vào giỏ hàng không?
- Chính sách bảo hành/đổi trả có được cung cấp không?
- Sản phẩm có đánh giá cao hoặc nhận được nhiều đánh giá hơn không?
- Ảnh sản phẩm có chất lượng và rõ ràng hơn so với của bạn không?
- Có chương trình giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt không?
Nếu bạn thấy đối thủ có ưu thế, hãy cân nhắc cung cấp chính sách mua hàng hấp dẫn hơn hoặc tạo chương trình giảm giá dễ cạnh tranh. Một cách khác là hướng tới thị trường ngách bằng cách giảm giá thầu để quảng cáo xuất hiện cho các từ khóa dài và có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Đồng thời, hãy kiểm tra lại thông tin về sản phẩm như tiêu đề và mô tả sản phẩm có chứa thông tin hoặc từ khóa gây hiểu nhầm không, làm cho quảng cáo hiển thị cho các truy vấn không phù hợp. Nếu cần, bạn có thể thêm từ khóa phủ định để ngăn chặn quảng cáo xuất hiện cho các truy vấn không liên quan.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng báo cáo trong Google AdWords để đánh giá hiệu suất quảng cáo và điều chỉnh giá thầu nếu cần thiết.
Bài viết này giúp hiểu rõ hơn các khía cạnh của quảng cáo mua sắm Google Shopping, giúp người đọc có thêm được những kiến thức về quảng cáo trên nền tảng Google. Cung cấp một vài công cụ và phương pháp giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa việc đặt giá thầu Google Shopping cũng như các theo dõi, đánh giá và điều chỉnh để đạt được kết quả mong muốn.
FAQ
Quảng cáo mua sắm Google Shopping có hiệu quả không?
Google Shopping được xem là một hình thức quảng cáo hiệu quả. Tuy nhiên thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và giá thầu chính là yếu tố quyết định. Cần cân nhắc và điều chỉnh giá thầu để đạt được hiệu quả mong muốn. Hãy áp dụng thành công chiến lược tối ưu giá thầu google shopping hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.
Đặt giá thầu Google Shopping thủ công (Manual Bidding) có ưu điểm gì?
Phương pháp đặt giá thầu thủ công có thể giúp doanh nghiệp của bạn kiểm soát và thắt chặt mỗi lần khách hàng click vào sản phẩm. Nếu bản thân người thực hiện đặt giá thầu có khả năng tư duy, phân tích, tính toán chính xác thì việc đưa ra một giá thầu Google Shopping hợp lý là kết quả tất yếu.
Khi tự doanh nghiệp kiểm soát và tối ưu hóa được chi phí, lợi nhuận thu về sẽ cao hơn so với đặt giá thầu thủ công.
Follow bePOS: