Blog Tháng Hai 02, 2022

Growth Hacking là gì? Các chiến lược Growth Hacking bất bại (2023)

Thanh Ngoan
Thanh Ngoan

Khái niệm Growth Hacking đang là từ khóa HOT trong những năm gần đây. Nếu bạn là một Marketer hoặc đang làm ở những vị trí chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp thì chắc chắn đã nghe qua khái niệm này. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ phân tích kỹ lưỡng về Growth Hacking cũng như các kỹ thuật Growth Hacking. Cùng khám phá nhé!

Sơ lược về Growth Hacking

Growth Hacking là gì?

Growth Hacking là giải pháp dành cho những doanh nghiệp muốn đạt tốc độ tăng trưởng thần thánh. Thuật ngữ này được sử dụng để tối ưu các chiến lược Marketing một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời có thể mang lại hiệu ứng bán hàng tốt, tạo dựng thương hiệu và tăng nhận thức khách hàng.

Growth Hacking là sự đan xen giữa các chiến lược Marketing cùng với kỹ thuật công nghệ để đạt được mục tiêu hàng đầu – đó là tăng trưởng. Từ “Hack” trong tiếng anh được hiểu với ý nghĩa làm cho chiến lược Marketing trở nên “thần thánh”. Từ đó sự phát triển của doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

growth-hacking-la-gi
Growth Hacking là gì?

Growth Hacking thường được sử dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, những công ty startup đang trong quá trình phát triển và cần sự đột phá để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng cũng rất ưa thích giải pháp này. Tuy nhiên, thuật ngữ Growth Hacking có thể mở rộng và sử dụng cho bất cứ doanh nghiệp nào mong muốn mở rộng và phát triển nhanh nhất, tiết kiệm chi phí nhất.

Growth Hacker là gì?

Một Growth Hacker (Hacker tăng trưởng) là người sử dụng các chiến lược sáng tạo, chi phí thấp để giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng. Đôi khi những Hacker tăng trưởng còn được gọi là các nhà tiếp thị tăng trưởng. Tuy nhiên, Growth Hacker không chỉ đơn giản là nhà tiếp thị. Bất kỳ ai hay sự việc gì liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm cả quản lý sản phẩm và kỹ sư, đều có thể được gọi là một hacker tăng trưởng.

growth-hacker-la-gi
Growth Hacker là gì?

Những Hacker tăng trưởng có xu hướng:

  • Tập trung vào các chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp phát triển vượt trội.
  • Đưa ra những giả thuyết, phương án ưu tiên và thử nghiệm các chiến lược tăng trưởng đột phá, sáng tạo.
  • Phân tích và kiểm tra để xem những gì đang hoạt động hiệu quả.

Những Hacker tăng trưởng sẽ biết cách thiết lập các ưu tiên tăng trưởng, xác định các kênh thu hút khách hàng, đo lường hiệu quả và những yếu tố tăng trưởng quy mô.

Lợi ích của Growth Hacking

Growth Hacking sẽ tập trung vào tất cả các giai đoạn trong phễu Marketing AARRR và sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Những người Hacker tăng trưởng sẽ thực hiện từ đầu đến cuối các công việc như develop, design, data analyst,,… Từ đó tạo ra ý tưởng độc đáo kết hợp với các biện pháp kỹ thuật.

Growth Hacker sẽ thực hiện đo lường chính xác những chỉ số, tối ưu hóa các yếu tố để vừa tiết kiệm chi phí, vừa đạt tốc độ tăng trưởng vượt trội.

loi-ich-growth-hacking
Lợi ích của Growth Hacking

Nhìn chung, lợi ích của Growth Hacking Marketing sẽ được tóm gọn như sau:

  • Nâng cao tinh thần phát triển của doanh nghiệp.
  • Mọi công ty, đội nhóm hoặc cá nhân đều có thể hưởng lợi.
  • Khám phá các mô hình kinh doanh và ý tưởng sản phẩm mới.
  • Xây dựng sản phẩm tốt hơn.
  • Phù hợp với mọi mục tiêu của doanh nghiệp (Ngắn hạn và dài hạn).
  • Khám phá các chiến lược dựa trên dữ liệu sẵn có.
  • Tiết kiệm chi phí và cải thiện tỷ lệ ROI.
  • Khám phá các vòng tăng trưởng.
  • Khám phá các chiến lược tiếp thị mở rộng mới.

>> Xem thêm: PHÂN TÍCH CHI TIẾT MA TRẬN BCG VÀ VÍ DỤ MINH HOẠ CỤ THỂ (2022)

Kỹ thuật Growth Hacking

Cách thức hoạt động của Growth Hacking dựa trên công thức phễu AARRR được phát triển bởi Dave MCclure. Công thức AARRR bao gồm các yếu tố chính như trong ảnh dưới đây:

ky-thuat-growth-hacking
Mô hình phễu AARRR
  • Acquisition: Đây là bước khởi đầu khi người dùng lần đầu tiên tiếp xúc với doanh nghiệp.

  • Activation: Người dùng có các tương tác với doanh nghiệp như là xem và kiểm tra thông tin sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

  • Retention: Khi sản phẩm chất lượng và gây được sự hứng thú, người dùng sẽ tiếp tục duy trì tương tác với doanh nghiệp.

  • Revenue: Khách hàng bỏ tiền mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, tạo ra một phần doanh thu.

  • Referral: Khách hàng giới thiệu cho bạn bè hay người thân của họ cùng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Phễu AARRR phát triển dựa trên hành trình trải nghiệm cũng như tâm lý của người tiêu dùng. Mục tiêu là thu hút và giữ chân khách hàng ở mức Referral càng nhiều càng tốt. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sản phẩm chất lượng, gây được ấn tượng đối với khách hàng, khiến họ mua đi mua lại nhiều lần.

Các chiến lược Growth Hacking Marketing

Hầu hết các chiến lược hack tăng trưởng đều nằm trong 3 lĩnh vực chính:

  • Tiếp thị nội dung
  • Tiếp thị sản phẩm
  • Quảng cáo

Tiếp thị nội dung

Tùy thuộc vào các chiến thuật được sử dụng, Tiếp thị nội dung (Content Marketing) có thể là một cách đòi hỏi chi phí thấp nhất để quảng bá sản phẩm của bạn. Các hoạt động tiếp thị nội dung điển hình như là:

  • Tạo nội dung thật sự có giá trị trên blog.
  • Tạo nội dung trên mạng xã hội.
  • Viết sách, tặng sách điện tử.
  • Làm Podcast.
  • Tổ chức hội thảo trên website.
  • Tổ chức các cuộc thi và tặng quà cho khách hàng.
  • Khuyến khích các blogger đánh giá/review sản phẩm của bạn.
  • Tham gia các diễn đàn, hội nhóm có liên quan.
  • Sử dụng Influencer Marketing.
  • Sử dụng Email Marketing để xây dựng kết nối mạnh mẽ hơn với người tiêu dùng.
  • Cải thiện khả năng hiển thị nội dung thông qua SEO.
growth-hacking-marketing
Tiếp thị nội dung là một phần trong chiến lược Growth Hacking Marketing

Tiếp thị sản phẩm

Tiếp thị sản phẩm sẽ cần nhiều kỹ thuật để làm cho sản phẩm của bạn hấp dẫn hơn và xây dựng cơ sở người dùng. Bạn có thể tham khảo các mẹo tiếp thị sản phẩm sau đây:

  • Tận dụng nỗi sợ bỏ lỡ một điều gì đó hấp dẫn của người dùng (hiệu ứng FOMO) bằng cách sử dụng hệ thống đăng ký mua hàng giảm giá/ ưu đãi lớn chỉ dành cho những người được mời.

  • Đánh thức sự mong muốn mua hàng của người dùng bằng cách cung cấp phần thưởng cho họ thông qua các chương trình minigame, chương trình tặng quà nhân dịp đặc biệt.

  • Cung cấp các gói ưu đãi cho cả người dùng cũ và người dùng mới, đặc biệt là những người được giới thiệu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.

  • Tiếp thị liên kết cũng nên được xem xét để thêm vào chiến thuật tăng trưởng tiếp thị nội dung.

Quảng cáo

Các Hacker tăng trưởng cũng có thể sử dụng quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội và quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) để quảng bá cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm: MINIGAME LÀ GÌ? CÁCH LÀM MINIGAME HIỆU QUẢ NHẤT (2022)

Trên đây, bePOS đã giải đáp cho bạn mọi thắc mắc về khái niệm Growth Hacking cũng như các chiến lược Growth Hacking trong Marketing mà bạn không nên bỏ qua nếu mong muốn doanh nghiệp của mình có thể phát triển một cách bùng nổ. Hy vọng những chia sẻ trên đây có ích đối với doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn áp dụng thành công!

FAQ

Có những ví dụ về Growth Hacking 2021 thành công nào nên tham khảo?

Một số ví dụ nổi tiếng về các chiến dịch Growth Hacking 2021 thành công như là:

  • Dropbox đã tặng thêm dung lượng lưu trữ cho những người dùng cũ khi họ mời được những người mới tham gia.
  • Hotmail đã thêm một dòng chữ với nội dung khuyến khích mọi người đăng ký tài khoản mới vào mỗi email gửi đi.
  • AirBnB đã sử dụng Craigslist để marketing tới những người đang tìm kiếm chỗ ở có giá cả phải chăng.

Cần lưu ý gì khi dùng Growth Hacking?

Khi dùng Growth Hacking, các bạn cần lưu ý thực hiện các điều sau:

  • Các kênh truyền thông mà doanh nghiệp cần ưu tiên: SEO, Content Marketing, Social media, Email Marketing.
  • Kết hợp các chiến lược Sale và Inbound Marketing để hút khách hàng, tăng lượng khách chú ý lựa chọn mua hàng.
  • Tạo các minigame đi kèm quà tặng hấp dẫn, chương trình giới thiệu người dùng mới để nhận phần thưởng,…
  • Áp dụng chiến dịch Affiliate Marketing để có thể lan tỏa rộng rãi.
  • Sử dụng quảng cáo trên các trang mạng xã hội, quảng cáo trả tiền PPC để tăng độ phổ biến.