Trang chủBlogs MarketingHiệu ứng cánh bướm và những ứng dụng trong thực tế ít ai biết tới

Hiệu ứng cánh bướm và những ứng dụng trong thực tế ít ai biết tới

Tháng Mười Hai 12, 2023
Avatar
Chu Hanh
805 Đã xem

Bạn có tin chỉ một chú bướm ở Brazil đập cánh có thể gây ra lốc xoáy ở Texas, Mỹ không? Đây chính là phép ẩn dụ miêu tả cho thuật ngữ “hiệu ứng cánh bướm” – công thức xoay chuyển mọi sự vật, hiện tượng. Vậy hiệu ứng cánh bướm là gì? Lý thuyết này ứng dụng trong thực tế như thế nào? Cùng bePOS khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ khái niệm hiệu ứng cánh bướm là gì. Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly effect) là phép ẩn dụ với ý nghĩa: trong cuộc sống, một hành động hoặc quyết định nhỏ tưởng chừng vô nghĩa nhưng có thể sẽ đem tới kết quả bất ngờ, thậm chí thay đổi cả lịch sử, tạo nên số phận của một con người. 

Để dễ hình dung hơn, hãy cùng xem qua một vài ví dụ về hiệu ứng cánh bướm dưới đây:

  • Năm 1907 và 1908, Adolf Hitler nộp đơn vào học viện mỹ thuật ở Vienna nhưng không được nhận cả hai lần. Sau này, ông đã trở thành một nhà chính trị, trùm phát xít của Đức và gây ra nhiều tội ác tàn nhẫn. Nếu Hitler được nhận vào trường nghệ thuật, có thể ông đã không theo con đường chính trị và gây ra nhiều tội ác như vậy.
  • Dịch bệnh Covid 19 ban đầu chỉ xuất phát ở một khu vực nhỏ trong thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã coi nhẹ và che giấu thông tin về căn bệnh này. Không ai có thể ngờ rằng Covid-19 đã bùng phát mạnh mẽ và trở thành đại dịch trên toàn cầu, gây thiệt hại lớn về con người và kinh tế trong suốt thời gian vừa qua.
hieu-ung-canh-buom
Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Lịch sử ra đời của hiệu ứng cánh bướm

Để hiểu rõ hơn Butterfly effect là gì, bạn cần biết về lịch sử ra đời của thuật ngữ này. Khái niệm hiệu ứng cánh bướm được hình thành bởi nhà toán học và khí tượng học Edward Lorenz. Vào những năm 1960, Lorenz sử dụng máy tính triển khai mô hình toán học giúp dự báo thời tiết. Trong quá trình nhập dữ liệu, để tính toán nhanh hơn ông đã làm tròn các con số.

Ví dụ: 0,506127 được làm tròn thành 0,506. Mặc dù con số làm tròn rất nhỏ, tuy nhiên kết quả sau khi làm tròn dữ liệu lại khác xa so với kết quả của giá trị gốc ban đầu, ảnh hưởng tới kết quả dự báo thời tiết cuối cùng. Điều này cho thấy một sự thay đổi nhỏ có thể thay đổi một kết quả lớn.

Từ đây, Edward Lorenz đã đưa ra khái niệm về hiệu ứng cánh bướm với câu nói nổi tiếng: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas”. Theo ông, một cái đập cánh của con bướm cũng có thể gây ra sự biến đổi trong điều kiện gốc của hệ vật lý. 

nguon-goc-ra-doi-hieu-ung-canh-buom
Hiệu ứng cánh bướm bắt nguồn từ nhà toán học và khí tượng học Edward Lorenz

Hiệu ứng cánh bướm trong đời sống

Trong cuộc sống hàng ngày, hiệu ứng cánh bướm đại diện cho những khoảnh khắc, hành động nhỏ nhưng có khả năng thay đổi được cả xã hội. Con người thường tự ti khả năng cá nhân bị giới hạn, một hành động của mình không thể thay đổi đại cục. Tuy nhiên, hiệu ứng cánh bướm chứng minh điều ngược lại, cho thấy những hành động nhỏ trong cuộc sống hiện tại là bước đệm cho đột phá tương lai.

Ví dụ, nhiều bạn trẻ hiện nay theo đuổi lối sống xanh “zero waste”, nói không với sản phẩm nhựa, túi ni lông. Tưởng chừng chỉ là một hành động nhỏ, nhưng điều này có thể góp phần tác động tích cực đến môi trường. Lấy ví dụ khác, mỗi người tiêm vắc xin chống bệnh sởi đã khiến tỷ lệ nhiễm bệnh sởi trên thế giới vào năm 2013 giảm tận 75% so với những năm 2000. 

vi-du-hieu-ung-canh-buom-trong-doi-song
Zero Waste – Ví dụ về hiệu ứng cánh bướm trong đời sống

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

Vậy Butterfly effect là gì trong các lĩnh vực kinh doanh? Hiểu một cách đơn giản nhất, hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh được ứng dụng như sau: Khi các doanh nghiệp xử lý, giải quyết những vấn đề nhỏ đúng cách thì sẽ đạt được nhiều lợi ích có thể không ngờ tới. Ví dụ về hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Đối với người lao động

Nếu doanh nghiệp đối xử công bằng và tích cực với người lao động của mình, họ sẽ có động lực làm việc tốt hơn, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đối xử không tốt, khiến nhân viên bất mãn, họ sẽ có những hành động gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp như: giảm năng suất lao động, làm việc không chất lượng, phá hoại, nghỉ việc,…

Đối với khách hàng

Doanh nghiệp không thể lường trước được những thiệt hại khôn lường mà khách hàng có thể gây ra. Ví dụ, khi khách hàng có trải nghiệm không tốt về sản phẩm dịch vụ, họ sẽ phản hồi hoặc khiếu nại. Nếu công ty không chịu trách nhiệm và giải quyết hợp lý, khách hàng sẽ có ấn tượng xấu về thương hiệu, thậm chí đưa lên mạng “bóc phốt”, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

ung-dung-hieu-ung-canh-buom-trong-kinh-doanh
Một phản hồi xấu từ khách hàng có thể ảnh hướng lớn đến uy tín doanh nghiệp

Đối với các bên liên quan

Không chỉ tác động tới người lao động và khách hàng, hiệu ứng cánh bướm còn thể hiện trong mối quan hệ với các đối tác, cổ đông của doanh nghiệp. Các cổ đông và đối tác là mảnh ghép không thể thiếu của một doanh nghiệp hoàn chỉnh. Nếu nhà quản lý không nhận định đúng vai trò của họ, thiếu sự minh bạch trong vai vế, thì sự tiêu cực sẽ tồn đọng lâu dài, tích tụ từ nhỏ thành lớn và dẫn đến sự rời đi của cổ đông hay đối tác. 

Ứng dụng hiệu ứng cánh bướm vào lĩnh vực kinh doanh

Theo Tiến sĩ Rajagopal trong cuốn “The Butterfly Effect in Competitive Markets”, hầu hết công ty toàn cầu đều thâm nhập vào thị trường bên dưới cùng của kim tự tháp. Các công ty này đưa ra những thay đổi nhỏ về công nghệ, nhận thức giá trị, chiến lược Marketing, kết hợp cùng sản xuất quy mô lớn, từ đó tạo ra những tác động lớn trên thị trường. 

Các công ty toàn cầu như Unilever, NestleNestlé, hay Apple đều nắm bắt từ những tâm lý, hành vi nhỏ của người tiêu dùng để động lực thay đổi lớn. Ví dụ, các chiến lược của họ dựa trên tâm lý người dùng để điều chỉnh giá cả, địa điểm, chương trình Marketing, sau đó giành thị phần và lợi nhuận cao hơn so với đối thủ. 

hieu-ung-canh-buom-apple
Ví dụ về hiệu ứng cánh bướm của Apple – Khác biệt ngay từ hành động nhỏ

Những thay đổi nhỏ nhưng lặp lại liên tục của doanh nghiệp là ví dụ tiêu biểu của hiệu ứng cánh bướm. Qua đó, doanh nghiệp có khả năng làm mới thương hiệu, giữ tương tác người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo bản sắc riêng trên thị trường. 

>> Xem thêm: Chiến lược đại dương xanh là gì, nguyên tắc và cách xây dựng chiến lược đại dương xanh

Những ví dụ về hiệu ứng cánh bướm áp dụng trong kinh doanh 

Để hiểu rõ hơn hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh là gì, bạn hãy tham khảo một số ví dụ dưới đây. Nhật Bản được biết đến là quốc gia công nghệ hiện đại, nổi tiếng với nhiều hãng xe hơi như Mazda, Toyota, Suzuki, Lexus,… Tuy nhiên, để đạt được điều này thì Nhật Bản phải trải qua quãng đường dài, với những thay đổi nhỏ trước tiên. 

Sakichi Toyoda, người khai sinh ra hãng xe Toyota, trong một chuyến công tác đến Mỹ đã nhận ra rằng xứ sở cờ hoa có nhiều ô tô, còn Nhật Bản thì không. Khi về nước, ông đã quyết tâm tự sản xuất ra những chiếc xe đầu tiên “Made in Japan”. Mặc dù thời điểm ban đầu rất khó khăn, từng bán bằng sáng chế máy dệt để có tiền sản xuất ô tô, nhưng sau những nỗ lực không ngừng, Toyota đã trở thành hãng xe hơi nổi tiếng trên cả thế giới.

vi-du-ve-hieu-ung-canh-buom
Nhà sáng lập Toyota từng phải bán bằng sáng chế máy dệt để lấy tiền sản xuất ô tô

Tại Hàn Quốc, ông chủ hãng xe Huyndai cũng là đề tài thảo luận phổ biến khi nói về ý chí kinh doanh, sự thay đổi lớn bắt nguồn từ những điều nhỏ. Huyndai là một trong những “cánh bướm” tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước Hàn Quốc, trở thành tấm gương để những doanh nghiệp sau noi theo. 

Bài học rút ra từ hiệu ứng cánh bướm khi áp dụng vào kinh doanh

Hành động nhỏ có thể thúc đẩy kết quả lớn

Bài học lớn nhất mà hiệu ứng cánh bướm mang lại một hành động nhỏ có thể đem đến kết quả lớn. Bạn không nên chỉ chú ý vào kết quả lớn, mà hãy tập trung cả vào những giá trị nhỏ ngay trước mắt, bởi chúng có thể đem đến lợi ích lâu dài và thúc đẩy ước mơ của bạn trở thành hiện thực.

Trong kinh doanh cũng vậy, nếu là một cửa hàng nhỏ, ít vốn, bạn vẫn có thể thu hút sự chú ý của khách hàng, mà không cần qua những chiến dịch Marketing “đao to búa lớn”. Ví dụ, chăm chỉ tương tác hàng ngày với người xem trên Facebook, cập nhật thông tin sản phẩm chi tiết, tư vấn kỹ càng cho người mua. 

hanh-dong-nho-ket-qua-lon
Hành động nhỏ kết quả lớn là thông điệp của hiệu ứng cánh bướm

Con người luôn đóng vai trò quan trọng nhất

Trong hiệu ứng cánh bướm, con người luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Ở lĩnh vực kinh doanh, bạn cần đánh giá đúng vai trò của con người trong từng khía cạnh, vấn đề, như khách hàng, người lao động hay các đối tác. Bởi lẽ, con người mới là tài sản gắn bó lâu dài nhất với doanh nghiệp, góp phần lớn cho sự phát triển vượt bậc trong tương lai.

Thái độ tích cực, ý chí bền bỉ là chìa khóa thành công

Để hiệu ứng cánh bướm đạt kết quả tốt, thì bạn cần có thái độ tích cực và ý chí bền bỉ. Nếu không giữ sự bền bỉ, có lẽ ông chủ hãng xe Toyota, hay hãng xe Hyundai, đã không quyết tâm làm đến cùng và không tạo nên sự ảnh hưởng lớn đến vậy cho nền kinh tế Nhật Bản. Sự tích cực cần được duy trì tốt ở nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bới nhân viên cấp dưới thường sẽ noi theo tấm gương của cấp trên.  

thai-do-ben-bi-tich-cuc
Cần giữ sự bền bỉ, thái độ tích cực, không bỏ cuộc giữa chừng

>> Xem thêm: Quy luật Pareto – Chìa khóa vàng để quản trị kinh doanh thành công

Hiệu ứng tâm lý cánh bướm trong Marketing

Hiệu ứng cánh bướm là một trong bảy hiệu ứng tâm lý thường được áp dụng trong Marketing. Hiện nay, các phương tiện truyền thông chính là công cụ giúp hiệu ứng cánh bướm trong Marketing hoạt động hiệu quả nhất. Doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh này, thực hiện tạo những nội dung độc đáo để quảng cáo sản phẩm, thương hiệu. Nếu nội dung có độ viral, chúng sẽ được lan truyền nhanh chóng giúp nhiều người biết tới thương hiệu hơn.

Ví dụ, nếu một video TikTok của bạn có sự hưởng ứng cao từ người xem, thì đây là nền tảng để bạn thu hút khách hàng xem nhiều video hơn, mở rộng hình ảnh sang cả những mạng xã hội khác. Đó cũng là lý do vì sao, nhiều doanh nghiệp hiện nay triển khai Marketing đa kênh, mỗi kênh đều có sự thay đổi, chỉnh sửa nhỏ để thu hút người dùng trên nền tảng.

marketing-da-kenh-hieu-ung-canh-buom
Marketing đa kênh được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tăng độ nhận diện thương hiệu

Tuy nhiên, khi áp dụng hiệu ứng cánh bướm trong Marketing, bạn không thể đoán trước hay kiểm soát kết quả. Vì vậy, hãy đảm bảo mọi hoạt động tiếp thị, quảng cáo của bạn có chủ đích tốt, phù hợp với các giá trị thương hiệu và được thực hiện đúng cách để phát huy tối đa sức mạnh từ hiệu ứng tâm lý này.

Hiệu ứng cánh bướm là một trong những lý thuyết tâm lý ý nghĩa, được ứng dụng trong mọi mặt của đời sống. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về khái niệm này cũng như biết cách áp dụng chúng một cách hiệu quả nhất!

FAQ

Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly effect) là một khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn. Thuật ngữ này  có ý nghĩa: trong cuộc sống, một hành động hoặc quyết định nhỏ bé có thể sẽ đem tới kết quả bất ngờ, thậm chí thay đổi cả lịch sử, hình thành nên số phận của một con người. Trong thực tế, hiệu ứng tâm lý cánh bướm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: kinh doanh, Marketing, tâm lý học, cuộc sống, tình yêu,…

Có những bộ phim, cuốn sách nào về hiệu ứng tâm lý cánh bướm?

Dưới đây là tên một số bộ phim và cuốn sách hay có nội dung liên quan tới hiệu ứng tâm lý cánh bướm:

  • Những bộ phim về hiệu ứng cánh bướm: Phim The Butterfly Effect, Sliding Doors, Chồng ảo, Đã đến lúc, Deja Vu, 12 con khỉ, Donnie Darko, Frequently Asked Questions About Time Travel,…
  • Những cuốn sách hiệu ứng cánh bướm: Dẫn luận về thuyết hỗn độn, Nửa kia của Hitler, Cú hích, Hiệu ứng cánh bướm – Andy Andrews, Từ hiệu ứng con bướm đến lý thuyết hỗn độn,…