Hợp đồng chênh lệch hay CFD là một thuật ngữ thường gặp trong thị trường tài chính hoặc thị trường Forex. Đây là công cụ phổ biến giúp nâng cao hiệu quả đầu tư. Vậy hợp đồng chênh lệch là gì? Lợi ích và rủi ro khi giao dịch CFD là gì? Hãy cùng bePOS tìm hiểu ngay trong bài viết này!
CFD là gì?
CFD là viết tắt của cụm từ Contract For Difference có nghĩa là hợp đồng chênh lệch. Vậy hợp đồng chênh lệch là gì? Thuật ngữ này chỉ hợp đồng giữa người mua và người bán, quy định rằng người mua phải trả cho người bán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản tại thời điểm mở và đóng hợp đồng. Loại hợp đồng này được sử dụng để giao dịch nhiều dạng tài sản, chứng khoán. CFD cho phép các nhà giao dịch, nhà đầu tư có cơ hội kiếm lợi nhuận từ sự biến động mức giá của các tài sản mà không cần sở hữu chúng.
Hợp đồng chênh lệch (CFD)
CFD hoạt động như thế nào?
Trên thực tế, CFD là sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư và nhà môi giới CFD hay tổ chức tài chính để trao đổi chênh lệch về giá trị của sản phẩm tài chính (chứng khoán hoặc phái sinh) giữa thời điểm hợp đồng mở và đóng.
Giao dịch CFD không có sự trao đổi hàng hóa vật chất hay chứng khoán. Các nhà đầu tư sử dụng CFD để đặt cược về việc giá của tài sản sẽ tăng hay giảm, sau đó họ nhận doanh thu dựa trên sự thay đổi giá của tài sản đó.
Các bước cơ bản để nhà đầu tư thực hiện giao dịch trên thị trường CFD là:
- Bước 1: Tìm hiểu và lựa chọn nền tảng giao dịch hợp đồng chênh lệch.
- Bước 2: Tạo tài khoản giao dịch CFD.
- Bước 3: Chọn tài sản muốn giao dịch.
- Bước 4: Dự đoán giá tài sản tăng hay giảm và thực hiện mua bán tài sản đó.
Nếu nhà đầu tư đã mua CFD, khi thấy tài sản tăng giá, họ sẽ đóng lệnh giao dịch (tức là bán tài sản đó) với mức giá cao hơn. Chênh lệch ròng giữa giá mua và giá bán phản ánh lợi nhuận từ các giao dịch được thanh toán. Chúng được thể hiện trong qua tài khoản môi giới của nhà đầu tư.
Mặt khác, nếu nhà đầu tư tin rằng giá trị của tài sản sẽ giảm thì có thể mở vị thế với lệnh bán. Để đóng vị thế, nhà đầu tư phải mua một giao dịch bù trừ. Khoản lỗ sẽ được thanh toán bằng tiền mặt thông qua tài khoản CFD của họ.
Cách thức hoạt động của CFD
Hợp đồng chênh lệch có lợi ích gì?
Những lợi ích của CFD mang lại cho nhà đầu tư đó là:
- Tạo đòn bẩy cao hơn so với giao dịch truyền thống: Tỷ lệ đòn bẩy tiêu chuẩn của thị trường CFD phải tuân theo quy định, giới hạn trong phạm vi 3% (đòn bẩy 30:1) đến 50% (đòn bẩy 2:1). Với tỷ lệ đòn bẩy này nhà đầu tư sẽ bỏ ra ít vốn nhưng lợi nhuận tiềm năng lớn hơn.
- Không có yêu cầu giao dịch trong ngày: Một số thị trường đầu tư tài chính sẽ yêu cầu số vốn tối thiểu cần giao dịch trong ngày, hoặc đặt giới hạn về số lượng giao dịch trong ngày có thể thực hiện với một tài khoản nhất định. Lợi ích của CFD đó là không ràng buộc nhà đầu tư bởi những hạn chế này. Tất cả các chủ tài khoản có thể giao dịch trong ngày nếu họ muốn hoặc không.
- Tiếp cận thị trường toàn cầu, tăng cơ hội giao dịch: Nhiều nhà môi giới CFD cung cấp sản phẩm ở tất cả các thị trường lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, CFD được cung cấp dưới nhiều hình thức như: cổ phiếu, chỉ số, tiền tệ, hàng hóa. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ có thêm nhiều cơ hội và giao dịch CFD trên toàn cầu.
- CFD không có phí giao dịch hoặc mức phí rất thấp.
Một trong những lợi ích của CFD là tối thiểu hóa chi phí giao dịch
Rủi ro khi giao dịch CFD là gì?
Bên cạnh những lợi ích trên, hợp đồng chênh lệch vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đem lại rủi ro cho nhà đầu tư như:
- Nếu giá trị tài sản có biến động mạnh, chênh lệch mà nhà đầu tư phải trả cho mỗi lần mua vào hoặc bán tài sản sẽ khá nhiều. Sự chênh lệch này làm giảm tỷ lệ các giao dịch thắng và gia tăng khoản lỗ.
- Hiện nay, quy định và quản lý trong ngành CFD không chặt chẽ. Sự tín nhiệm với nhà môi giới CFD hầu hết dựa trên danh tiếng và vị thế tài chính của họ. Do đó, trước khi mở tài khoản, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về thông tin của các nhà môi giới CFD.
- Giao dịch CFD có thể đem đến một số rủi ro thanh khoản và tỷ suất lợi nhuận cần duy trì. Do đó, nếu không đảm bảo được những yêu cầu này, các sàn CFD sẽ đóng vị thế của nhà đầu tư, khiến họ phải chịu lỗ.
- Mặc dù CFD cung cấp đòn bẩy cao hơn so với giao dịch truyền thống. Tuy nhiên, tỷ lệ đòn bẩy trong giao dịch CFDs tăng lên có thể nâng cao mức độ thua lỗ của nhà đầu tư.
Rủi ro khi giao dịch CFD
>> Xem thêm: 5 YẾU TỐ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT TRADER THÀNH CÔNG
Lợi ích của tỷ lệ đòn bẩy trong giao dịch CFDs
Trong giao dịch CFD, tỷ lệ đòn bẩy mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Đòn bẩy là công cụ tài chính giúp các nhà đầu tư có thể giao dịch hợp đồng có giá trị lớn hơn so với số dư hiện có trong tài khoản (mức ký quỹ). Như vậy nhà đầu tư có thể bỏ ít vốn hơn và nhận lại lợi nhuận cao hơn so với thông thường.
Tỷ lệ đòn bẩy trong giao dịch CFDs dao động từ 3% – 50%. Ví dụ: nhà đầu tư có 1.000$ trong tài khoản, nếu tỷ lệ đòn bẩy là 3% (30:1), nhà đầu tư sẽ mở được vị thế giao dịch giá trị 30$ cho mỗi 1$ trong tài khoản. Với tỷ lệ đòn bẩy này, tuy số vốn nhà đầu tư có là 1.000$ nhưng họ có thể thực hiện lệnh giao dịch trị giá tới 30.000$.
Ưu điểm khi sử dụng tỷ lệ đòn bẩy trong giao dịch CFD đó là:
- Đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với số vốn ban đầu.
- Nhà đầu tư có thể mở các vị thế lớn hơn số vốn đang có trong thực tế.
- Công cụ đòn bẩy sẽ chỉ sử dụng một phần vốn để đầu tư giúp hạn chế rủi ro. Ngoài ra, nguồn vốn còn lại có thể được dùng để đầu tư trong những công cụ tài chính khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, tỷ lệ đòn bẩy cao sẽ làm tăng mức độ thua lỗ. Do đó, nhà đầu tư cần lưu ý điểm này để hạn chế rủi ro.
Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ khái niệm, ưu nhược điểm về hợp đồng chênh lệch (CFD). Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu và những lựa chọn đầu tư mới cho mình!
FAQ
CFD là gì?
Hợp đồng chênh lệch là hợp đồng giữa người mua và người bán, quy định rằng người mua phải trả cho người bán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản tại thời điểm mở và đóng hợp đồng.
CFD thường là hợp đồng giữa nhà đầu tư và các tổ chức tài chính, trong đó nhà đầu tư có cơ hội hưởng lợi từ sự chênh lệch giá trị tài sản ở thời điểm giao dịch mở và đóng cửa. Trong giao dịch CFD không có sự trao đổi hàng hóa vật chất hay chứng khoán.
Giao dịch bằng CFD có kiếm được tiền thật không?
Trên thực tế, nhà đầu tư có thể kiếm tiền từ giao dịch CFD. Tuy nhiên, hợp đồng chênh lệch có những rủi ro tiềm ẩn, đòi hỏi nhà đầu tư cần có khả năng phân tích, đánh giá và nắm bắt thời cơ tốt. Hầu hết các nhà đầu tư CFD thành công là những người có nhiều kinh nghiệm và sự nhạy bén trong chiến thuật đầu tư. Vì vậy, trước khi quyết định tạo tài khoản giao dịch CFD và tham gia vào thị trường này bạn cần tìm hiểu rõ những thông tin cơ bản, rủi ro, kinh nghiệm giao dịch CFD.
Follow bePOS: