Nếu bạn đã từng nghe đến case study của Teespring nhờ sử dụng POD với doanh thu lên tới 5000$ thì có lẽ bạn đã phần nào hình dung được cơ hội rộng mở với ngành Print on Demand rồi phải không? Trong bài viết này, bePOS đóng vai một người mới, cùng bạn tìm hiểu kiếm tiền POD như thế nào để có mức doanh thu ổn định và phát triển bền vững nhé!
POD là ngành gì?
Có cái tên khá lạ khiến nhiều người đặt ra câu hỏi ngay khi vừa nghe tên: POD là ngành gì? POD là viết tắt của Print on Demand – một hình thức kiếm tiền online rất nổi tiếng trong cộng đồng MMO Việt Nam (Make Money Online). Theo đó, đây là một hình thức in ấn các sản phẩm do chính bạn thiết kế, bao gồm áo thun, mugs, áo hoodies, áo khoác,…. các sản phẩm này được hoàn thiện thông qua một nhà in và được ship đến tận tay khách hàng.
Quy trình hoạt động của POD
Các thành phần tham gia
Quy trình hoạt động của POD xoay quanh 4 thành phần chính bao gồm:
- Seller (người bán)
- Platform: nhà cung cấp dịch vụ POD
- Xưởng in: nơi in ấn các sản phẩm POD (và là đối tác của Platform)
- Cửa hàng online: đây là nền tảng để bạn bán hàng và phân phối sản phẩm của mình, trong nhiều trường hợp, Platform đảm nhận cả vai trò là một cửa hàng online trong quy trình kiếm tiền POD.
Quy trình hoạt động của POD
Hiện nay, quy trình hoạt động của POD về cơ bản gồm các bước như sau;
- Bước 1: Thiết kế sản phẩm, đăng bán sản phẩm lên nền tảng Platform hoặc website.
- Bước 2: Khách hàng có đơn hàng đặt thông qua Platform hoặc website. Platform tiến hành quy trình sản xuất, in ấn POD theo file thiết kế của bạn và vận chuyển tới khách hàng.
- Bước 3: Bạn nhận được phần lợi nhuận của mình sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất (base cost).
Các lưu ý khi kiếm tiền với POD
Lựa chọn sản phẩm và lên ý tưởng
Trên thực tế, mô hình POD hiện nay không phải là một hình thức có lượng sản phẩm đa dạng. Chúng ta có thể kể đến một số sản phẩm đã trở nên “nhẵn mặt” với hình thức này bao gồm:
- Các sản phẩm thời trang: áo thun, hoodies, quần áo, váy,…
- Các sản phẩm phụ kiện: túi, mũ, khăn, khẩu trang,…
- Các sản phẩm đồ dùng: gối, cốc chén sứ,….
- Các sản phẩm phụ kiện công nghệ: ốp lưng, bao da, vỏ tai nghe,…
Đặc điểm chung của các sản phẩm này là đều có thể dễ dàng in ấn và hoạ tiết in trên sản phẩm ảnh hưởng chính đến sự khác biệt của sản phẩm. Sau khi đã chọn lựa được sản phẩm và bước vào quá trình lên ý tưởng sáng tạo, bạn cần đặc biệt chú ý đến tập khách hàng tiềm năng mà mình hướng đến. Đào sâu insight của khách hàng, nắm rõ nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng là chìa khoá để bạn có thể sáng tạo đúng hướng, giúp sản phẩm của mình được tiêu thụ tốt hơn.
Thiết kế và đăng sản phẩm
Sau khi đã lên ý tưởng xong xuôi, bạn cần thể hiện trọn vẹn ý tưởng này lên sản phẩm bằng các bản vẽ thiết kế chi tiết. Đây là một trong những quá trình quan trọng nhất, quyết định sản phẩm của bạn sẽ là một ấn phẩm POD hấp dẫn hay là một chiếc áo, chiếc khăn vô hồn. Sau khi quá trình thiết kế hoàn thành, bạn có thể đăng sản phẩm lên các trang phân phối Platform tuy nhiên cần lưu ý cụ thể về chính sách của từng nền tảng Platform khác nhau, tránh tình trạng sản phẩm bị take down đáng tiếc.
Quảng cáo sản phẩm
Quáng cáo là quá trình không thể thiếu với bất kỳ sản phẩm nào để gia tăng mức độ tiêu thủ sản phẩm. Với đặc thù của mô hình kiếm tiền POD, chúng tôi gợi ý cho bạn 2 phương pháp chính được các MMOer sử dụng phổ biến để kiếm tiền POD như sau:
- Sử dụng free traffic: Theo đó, bạn sẽ xây dựng một nền tảng mạng xã hội: Facebook, Instagram, Tiktok,… các trang Blog và Youtube về sản phẩm của mình, tận dụng nguồn khách hàng trên các nền tảng này để quảng bá sản phẩm. Đây là các nguồn quảng bá hoàn toàn miễn phí.
- Paid traffic: hay nói các khác là các lượt truy cập có tính phí. Các lượt traffic này bạn cũng có thể xây dựng trên các nền tảng mạng xã hội kể trên, đi kèm với các biện pháp chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội tương ứng, đi kèm với các tracking hợp lý và tối ưu hoá chiến dịch quảng cáo của mình. Bằng việc này, bạn có thể yên tâm rằng sản phẩm được tiếp cận tới một lượng rất lớn khách hàng tiềm năng – những người sẽ giúp tiêu thụ sản phẩm của bạn một cách rất hiệu quả.
>> Bỏ túi 10+ cách kéo view Youtube hiệu quả, dễ thực hiện nhất định nên biết
Kiếm tiền với POD ở đâu?
Cũng như các hình thức kinh doanh khác, nền tảng phân phối hay Platform trong quy trình kinh doanh POD là một yếu tố vô cùng quan trọng. Mỗi Platform lại có các chính sách cũng như điều khoản cụ thể khác nhau, phù hợp với các đối tượng khách hàng và các nhân khác nhau. Như vậy, chọn lựa Platform phù hợp là vô cùng cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến chiến dịch phân phối sản phẩm của bạn. Cùng bePOS tìm hiểu một số nền tảng Platform phổ biến hiện nay để kiếm tiền POD hiệu quả nhé.
PrintBase
PrintBase là một nền tảng bán POD ra mắt vào cuối năm 2019, nền tảng này nổi tiếng với mức độ phát triển “thần tốc” khi chỉ trong vòng 10 tháng, PrintBase thu hút tới gần 19000 seller và có cho mình cộng đồng với gần 6000 thành viên. Là một nền tảng được phát triển sau, thế nhưng PrintBase lại tối ưu hoá được các tính năng một cách rất kịp thời và có nhiều cải tiến so với các nền tảng cũ hơn, bao gồm: giá base cost được giảm xuống rất cạnh tranh, tích hợp cổng thanh toán quốc tế tiện lợi, dịch vụ fulfillment ưu đãi hấp dẫn,… PrintBase là một trong những nền tảng Platform đầu tiên cho phép người bán chủ động tạo các custom option (hay lựa chọn cá nhân hoá) chỉ bằng các thao tác kéo thả đơn giản.
Điểm đặc biệt của nền tảng Platform PrintBase chính là tích hợp sẵn các ứng dụng hỗ trợ up-sell rất độc đáo, cross-sell hiệu quả:
- Boost Convert: đây là ứng dụng giúp tối đa tỉ lệ chuyển đổi bằng cách sử dụng hiệu ứng lan truyền (hay còn gọi là social proof). Bằng cách này, hoạt động của khách hàng trên cửa hàng được hiển thị tới người bán, bao gồm hiện pop-up hoạt động gần đây của khách hàng, hiện thị thời gian đếm ngược trên trang thanh toán và trang thông tin sản phẩm,… từ đó bạn không chỉ tối đa tỉ lệ chuyển đổi mà còn nắm được thị hiếu của khách hàng.
- Boost Upsell: đây là ứng dụng dùng để gợi ý các sản phẩm up-sell trên nền tảng trước và sau khi khách hàng thanh toán. Ứng dụng này đưa ra các sản phẩm gợi ý dựa trên hành vi của khách hàng, tối ưu hoá quá trình này tại tất cả các bước mua hàng.
Printify
Printify là nền tảng kiếm tiền POD ra mắt năm 2015 và nhanh chóng tạo được sự chú ý. Nền tảng này sở hữu một xướng in ấn tại Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc. Được đánh giá là một trong những nền tảng Platform rất tốt dành cho các team seller vừa và nhỏ, Printify có rất nhiều ưu đãi đi kèm và chỉ tính phí khi bạn đăng ký thêm các tính năng nâng cao khác. Nền tảng này có mức giá cho các kế hoạch chuyên sâu cũng khá thấp so với các nền tảng khác, chỉ vào khoảng 29$/tháng và cũng không giới hạn sản phẩm thiết kế.
Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường phân phối sản phẩm rộng khắp thì Printify chính là một ứng cử viên sáng giá. Nền tảng này có mạng lưới nhà cung cấp rộng khắp thế giới với vô vàn danh mục sản phẩm đa dạng, độc đáo – điều rất hiếm gặp ở các sản phẩm POD. Việc phân bổ các nhà cung cấp rộng khắp khiến Printify tận dụng được yếu tố địa phương trong quy trình sản xuất cũng như vận chuyển hàng hoá khi lựa chọn suppliers nội địa.
Tuy nhiên Printify cũng tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý, bao gồm:
- Không có tính năng personalized đi kèm trong sản phẩm. Điều này có nghĩa người bán phải tự tải hình ảnh, thiết kế của mình lên và chỉnh sửa một cách thủ công khá mất thời gian khi sử dụng Photoshop.
- Người bán phải tự thiết kế UX/UI cho cửa hàng mới, không có sẵn các template mẫu để người bán tham khảo.
Printful
Là một trong những nền tảng kiếm tiền POD lâu đời nhất, Printful có trụ sở tại nhiều nước như Mỹ, Mexico và các nước châu Âu. Printful giúp người dùng xử lý trọn bộ các nội dung từ thiết kế cho tới phát hành và vận chuyển ấn phẩm của mình, bao gồm cả việc đóng gói sản phẩm và ship hàng. Như vậy, khi sử dụng Printful, việc duy nhất bạn cần làm là hoàn thiện thiết kế của mình và gửi cho nền tảng Platform này. Đặc điểm của Printful là không phụ thuộc vào bên trung gian thứ 3, do đó quá trình sản xuất của Printful được đánh giá là khá nhanh đi kèm với chất lượng sản phẩm in ấn cũng rất tốt và đa dạng trong mẫu mã và chủng loại.
Điểm khác biệt lớn nhất của Printful là nền tảng này có cung cấp các giải pháp thương hiệu độc đáo, bao gồm thêm logo thương hiệu lên ấn phẩm, hỗ trợ người bán trong quá trình thiết kế, làm video và ảnh mock -up, chạy SEO, quảng cáo,… các dịch vụ này giúp ích người bán rất nhiều trong quá trình sáng tạo và phân phối sản phẩm của mình.
Printful phù hợp với các team seller vừa và nhỏ đang tìm các nhà cung cấp phù hợp. Nền tảng này cũng rất phù hợp với các các doanh nghiệp có hệ thống vận hành tốt, nguồn lực tài chính tốt để đáp ứng các mức phí của nền tảng này.
TeeChip
Một ứng cử viên sáng giá từ Việt Nam trả lời hoàn hảo cho câu hỏi kiếm tiền với POD ở đâu? Đó chính là TeeChip. Nền tảng lâu đời này tại Việt Nam cho phép bạn tạo cửa hàng riêng, thậm chí mở cả các chợ mua sắm trực tuyến – nguồn cung cấp free traffic hiệu quả cho doanh nghiệp. Quy trình mua bán đơn giản, bạn không cần phải lo lắng kiếm tiền với POD ở đâu? Khi công việc cần làm chỉ là đăng ấn phẩm của mình và nhận hoa hồng tương ứng.
Điểm nổi bật của TeeChip nằm ở cộng đồng sellers rất mạnh với nhiều tên tuổi uy tín, nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, cộng đồng người sử dụng TeeChip cũng được xem là một trong những cộng đồng chia sẻ kiến thức MMO tích cực nhất, rất nhều tips bán hàng, hỗ trợ người mới được chia sẻ rộng rãi.
Có thể bạn không biết, custom domain từ TeeChip giúp tăng giá trị thương hiệu đấy. Domain từ nền tảng Platform này giúp bạn khuyến khích khách hàng quay lại và cải thiện tình hình up-sell của cửa hàng, đồng thời tạo đồng loại số lượng lớn trên các chiến dịch tiêu thụ sản phẩm của bạn một cách dễ dàng.
Người mới có phù hợp đề kiếm tiền với POD không?
Nếu bạn đã tìm hiểu một chút về hình thức kiếm tiền với POD thì hẳn cũng đang nghe rất nhiều lời đồn đoán POD rất khó, thậm chí là khó hơn nhiều hơn so với người mới. Vậy thì người mới có phù hợp đề kiếm tiền với POD không? Câu trả lời là có. Bởi vì chúng ta hiểu rõ ràng rằng bất kỳ MMOer nào cũng từng là người mới trước khi tạo được một nguồn thu ổn định từ POD. Người mới có phù hợp đề kiếm tiền với POD không phụ thuộc vào cách bạn tiếp cận với hình thức này. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sao đây:
- Tập trung vào ý tưởng và khâu thiết kế sản phẩm. Đừng ngại thuê 1 designer chuyên nghiệp đảm nhận phần thiết kế nếu bạn không thực sự tự tin. Các hình vẽ, các thiết kế phải phù hợp và phải được dựa trên nhu cầu cũng như thị hiếu, sở thích, đặc điểm của tập khách hàng tiềm năng mà bạn nhắm tới, tránh việc thiết kế tràn lan, thiếu thu hút dẫn đến chiến dịch kém hiệu quả.
- Vốn quảng bá sản phẩm là rất cần thiết để giúp sản phẩm có thể tiêu thụ được.
- Kiến thức về digital marketing là rất quan trọng.
- Chọn lựa kênh quảng bá ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ tiêu thụ sản phẩm của bạn. Bạn cần dựa vào nhu cầu, đặc điểm của tập khách hàng tiềm năng để lựa chọn kênh quảng bá có mức độ tiếp cận cao nhất.
- Có cách xử lý phù hợp trong tình huống sản phẩm spy mẫu thiết của bạn. Điều này là khó tránh khỏi trong môi trường POD hiện nay.
>>> Xem thêm: KIẾM TIỀN ONLINE VỚI ACCESSTRADE HIỆU QUẢ NHẤT 2021
Như vậy, bePOS đã cùng bạn xuất phát như một người mới, tìm hiểu môi trường kiếm tiền POD và MMO tại Việt Nam một cách cụ thể. Hy vọng rằng bạn có thể xây dựng được cho mình một nền tảng vững chắc để có thể MMO ngay hôm nay. Đừng quên để lại bình luận nếu có bất kỳ thắc mắc gì bạn nhé!
FAQ
1. Print on Demand là gì?
Nhiều người thắc mắc POD là ngành gì, Print on Demand là gì? Khái niệm Print on Demand là gì được trình bày như sau: POD là viết tắt của Print on Demand – một hình thức kiếm tiền online rất nổi tiếng trong cộng đồng MMO Việt Nam (Make Money Online). Theo đó, đây là một hình thức in ấn các sản phẩm do chính bạn thiết kế, bao gồm áo thun, mugs, áo hoodies, áo khoác,…. các sản phẩm này được hoàn thiện thông qua một nhà in và được ship đến tận tay khách hàng.
2. POD trong marketing là gì?
Rất nhiều bạn đang thắc mắc khái niệm POD trong marketing là gì, có giống với POD trong MMO hay không. Khái niệm POD trong marketing là gì cụ thể như sau: POD (point of different) là thuật ngữ đề cập tới lĩnh vực quảng bá, truyền thông sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm tạo ra sự khác biệt, tạo tiền đề giúp các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với nhau.
Follow bePOS: