Nổi lên như một xu hướng mới trong cuộc sống hiện đại, xe đạp điện là loại hình phương tiện được rất nhiều người ưa chuộng nhờ những công nghệ ưu việt, đột phá. Với tiềm năng đầy hứa hẹn, ngày càng có nhiều chủ cửa hàng quan tâm đến loại hình kinh doanh này.
Vậy, có những bí kíp nào bạn cần biết để kinh doanh xe đạp điện đắt khách và sinh lời nhanh chóng? Cùng bePOS khám phá trong bài viết dưới đây!
Có nên kinh doanh xe đạp điện không?
Câu trả lời là “CÓ”. Mặc dù kinh doanh xe đạp điện không phải là một ngành mới, tuy nhiên, tiềm năng của nó vẫn khá lớn. Nhu cầu sử dụng ngày càng cao, đặc biệt là trong cộng đồng học sinh và sinh viên, đã tạo ra một cơ hội lớn cho thị trường kinh doanh này. Với mức giá phải chăng, xe đạp điện là phương tiện kinh doanh phù hợp với cả các đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.
Sử dụng xe đạp điện cũng sẽ giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí nhiên liệu so với xe máy hoặc ô tô dùng xăng, dầu. Ngày nay, các nhà sản xuất cũng ra mắt đa dạng mẫu mã, kiểu dáng xe hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng.
Một ưu điểm nữa của xe đạp điện là tốc độ không quá cao, cùng với kích thước và trọng lượng xe nhỏ, giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, đối với nhóm khách hàng như học sinh chưa đủ tuổi để lái xe máy hoặc sinh viên chưa có bằng lái, xe đạp điện là lựa chọn hàng đầu, vừa đáp ứng yêu cầu về mặt pháp lý, vừa thuận tiện cho người sử dụng.
Kinh doanh xe đạp điện cần có bao nhiêu vốn
Để giải đáp cho câu hỏi “Kinh doanh xe đạp điện cần bao nhiêu vốn?”, câu trả lời là bạn nên chuẩn bị một khoản vốn khởi đầu khoảng 400 – 500 triệu đồng.
Mở một cửa hàng kinh doanh xe điện thường không phải loại hình yêu cầu các điều kiện đặc biệt. Do đó, việc xác định mức vốn ban đầu sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế, tài chính cá nhân và quy mô kinh doanh mà bạn mong muốn. Dưới đây là một số loại chi phí mà chủ cửa hàng cần quan tâm:
Chi phí cho cửa hàng
Nếu mở cửa hàng tại nhà, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, nếu không, bạn sẽ cần tìm kiếm một vị trí đắc địa cho cửa hàng xe điện của mình. Diện tích mặt bằng kinh doanh có thể không cần quá lớn, nhưng cũng phải đảm bảo có đủ không gian để trưng bày xe và thu hút được nhiều khách hàng đến quán.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần đầu tư mua sắm cơ sở hạ tầng, trang trí biển hiệu cho cửa hàng xe đạp điện của mình. Chuẩn bị trang trí cho cửa hàng một cách chỉn chu, đẹp mắt sẽ là bước đầu để bạn thu được lợi nhuận từ kinh doanh xe đạp điện.
Vốn nhập hàng
Vốn đầu tư cho nhập hàng xe điện có thể dao động trong khoảng từ 200 đến 300 triệu đồng. Chủ cửa hàng cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về các sản phẩm chất lượng và nguồn cung của nhà cung cấp, đảm bảo nguồn hàng nhập ổn định, đáp ứng hoạt động kinh doanh lâu dài, uy tín của cửa hàng.
Chi phí thuê nhân viên
Nhân viên là người trực tiếp làm việc tại cửa hàng, do đó bạn cũng nên đầu tư cho khoản chi phí này để thuê được đội ngũ người làm tốt. Hãy trang bị kiến thức cần thiết về xe điện để có thể quản lý cửa hàng, đồng thời đào tạo nhân viên sửa chữa và bảo dưỡng xe.
Chi phí đăng ký doanh nghiệp, đóng thuế
Một điều quan trọng khác mà chủ cửa hàng cần nhớ đó là dành ra chi phí cho đăng ký doanh nghiệp và đóng thuế. Bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về những chi phí này và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, bạn cũng cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để hoàn thiện đầy đủ các thủ tục pháp lý.
9 bí quyết kinh doanh xe đạp điện hiệu quả
Để giúp chủ cửa hàng nhanh chóng thu được lợi nhuận từ kinh doanh xe đạp điện. bePOS đã tổng hợp 9 bí quyết kinh doanh hiệu quả, đảm bảo thành công dưới đây!
Nghiên cứu thị trường kinh doanh
Để thành công khi mở cửa hàng bán xe đạp điện, việc chuẩn bị kỹ lưỡng luôn rất quan trọng. Bước đầu tiên mà mọi chủ cửa hàng cần lưu ý đó là tiến hành nghiên cứu về thị trường cũng như nhu cầu của người mua tại khu vực mà bạn dự định kinh doanh. Hãy tìm hiểu về thu nhập trung bình của người dân trong khu vực lân cận, xem họ thường sử dụng phương tiện giao thông nào và liệu họ có quan tâm đến việc sử dụng xe đạp điện không.
Sau khi đã nắm vững thông tin về thị trường, bạn cần phân loại các nhóm khách hàng và chọn ra đối tượng mục tiêu mà cửa hàng muốn hướng đến. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ chân dung khách hàng của mình để có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh rõ ràng và hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về ngành nghề này, cũng như các thủ tục, hồ sơ pháp lý cần thiết để đăng ký kinh doanh cửa hàng bán xe đạp điện, đảm bảo cửa hàng của bạn hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? Bí kíp chinh phục thị trường chính xác nhất!
Chuẩn bị vốn mở cửa hàng xe đạp điện
Bên cạnh việc nắm được những kiến thức cần thiết về ngành nghề bạn chuẩn bị đầu tư, chủ cửa hàng cũng cần chuẩn bị nguồn lực tài chính tốt để thành công mở được cửa hàng xe đạp điện. Số vốn trung bình khoảng 400 – 500 triệu đồng sẽ tương đối phù hợp để bạn kinh doanh.
Tuy nhiên, việc xác định chi phí kinh doanh xe đạp điện chi tiết sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố chính như quy mô cửa hàng, diện tích thuê mặt bằng, vốn đầu tư cơ sở vật chất ban đầu, nhập hàng về bán, phí đăng ký các giấy tờ kinh doanh theo quy định của pháp luật,… Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần dự trù chi phí cho các hoạt động marketing, quảng cáo cũng như nguồn vốn dự trù cho vài tháng kinh doanh đầu tiên.
Chọn lựa mặt bằng kinh doanh
Do tính chất của sản phẩm khá lớn, mặt bằng cho cửa hàng kinh doanh xe đạp điện cần là nơi rộng rãi, gần các khu vực, tuyến đường trung tâm. Trung bình diện tích cửa hàng cần khoảng 70-90m2 để bạn có thể trưng bày xe và lắp đặt các thiết bị cần thiết.
Vị trí đẹp nhất để thuê mở cửa hàng xe điện là khu vực gần các trường học, đặc biệt là trường cấp 2 và cấp 3, vì các em học sinh sẽ là các đối tượng có nhu cầu sử dụng xe điện khá cao.
Tìm hiểu nhu cầu khách hàng khi kinh doanh
Ở bước nghiên cứu thị trường, bạn đã có thể hình dung được các khách hàng mục tiêu của cửa hàng, sau đó, bạn cũng sẽ cần tìm hiểu kỹ hơn để hiểu rõ nhu cầu của họ là gì. Khi đó, bạn mới có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người mua. Một số thông tin mà bạn cần khảo sát để tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng bao gồm:
- Độ tuổi và nghề nghiệp của người dân trong khu vực bạn mở cửa hàng.
- Thu nhập và phong cách sống của người dân ở khu vực đó.
- Nhu cầu và mức sẵn sàng chi trả cho xe đạp điện.
- Họ thích ra cửa hàng mua đồ hay mua online?
Trả lời được các câu hỏi này, bạn sẽ có thể xác định được rõ phân khúc khách hàng mục tiêu và lập kế hoạch chiến lược marketing phù hợp cho cửa hàng của mình.
Lựa chọn nguồn hàng chất lượng và uy tín
Việc nhập hàng là vô cùng quan trọng vì đây là lúc bạn lựa chọn sản phẩm để kinh doanh. Chủ cửa hàng cần có mối quan hệ hợp tác tốt với các đối tác nhập sỉ, nhà sản xuất, và nhà cung cấp uy tín. Tuy vậy, đừng quên kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng và an toàn của sản phẩm và không nên chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung hàng duy nhất để không gặp phải tình trạng thiếu hàng. Sản phẩm của bạn nên cạnh tranh được cả về giá cả lẫn mẫu mã đa dạng.
Chính sách bảo hành và dịch vụ sửa chữa cũng là yếu tố không nên bỏ qua. Đồng thời, bạn cũng nên đảm bảo rằng hàng hoá được vận chuyển an toàn, tránh việc hàng nhận về bị trầy xước.
Xây dựng website, fanpage cho cửa hàng
Ngày nay, thói quen mua hàng trực tuyến đang ngày càng phổ biến, vậy nên những hàng hóa cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, xe máy, xe điện cũng được mua bán online, vận chuyển tận nhà. Do đó, việc xây dựng các kênh fanpage trên mạng xã hội hoặc tạo website bán hàng trực tuyến sẽ giúp bạn tiếp cận được thêm một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Người mua chỉ cần truy cập trang web của cửa hàng để xem sản phẩm và đặt hàng một cách nhanh chóng.
Để thu hút được các khách hàng, chủ cửa hàng cần thiết kế cửa hàng độc đáo, ấn tượng, đa dạng các sản phẩm. Khi đó, bạn nên có một đội ngũ nhân viên trực fanpage 24/24 để tư vấn cho khách hàng kịp thời khi họ có nhu cầu.
Xây dựng chương trình marketing, khuyến mãi hấp dẫn
Để công việc kinh doanh được thuận lợi và ổn định, xây dựng các chiến lược marketing hấp dẫn, thu hút khách hàng là không thể thiếu. Bạn có thể mở rộng các kênh tiếp thị trên nhiều nền tảng khác nhau như website, fanpage, hoặc các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki,…
Bạn nên tổ chức các chính sách, chương trình ưu đãi, tặng kèm hấp dẫn khi mua sản phẩm để thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ. Bên cạnh đó, đừng bỏ qua việc đào tạo nhân viên bán hàng và nhân viên sửa chữa, bảo hành để không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo sự tin cậy đối với khách hàng đến quán.
Chăm sóc khách hàng
Khi mở cửa hàng kinh doanh xe đạp điện, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp về các loại xe sẽ là một điểm cộng rất lớn của cửa hàng bạn. Trước hết, bạn cần nhập nguồn xe cũng như phụ tùng chất lượng để tạo sự uy tín đối với khách hàng. Khi đã có sản phẩm tốt, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng rất tốt.
>> Xem thêm: Các bước tạo quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng hiệu quả nhất
Một số lưu ý khác khi mở cửa hàng
Ngoài những kinh nghiệm mà bePOS chia sẻ trên đây, chủ cửa hàng cũng nên lưu ý một số điều sau để kinh doanh cửa hàng xe đạp điện thành công:
- Thường xuyên cập nhật, nắm bắt các xu hướng mới trên thị trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Đảm bảo cửa hàng của bạn cung cấp sản phẩm xe điện chất lượng cao và an toàn và để tạo sự tin tưởng từ khách hàng.
- Xây dựng dịch vụ chính sách hậu mãi tốt, bao gồm bảo hành, bảo dưỡng và hỗ trợ kỹ thuật.
- Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng để tiết kiệm thời gian và vận hành công việc kinh doanh hiệu quả.
Một số thủ tục thành lập cửa hàng kinh doanh xe đạp điện
Nhìn chung, mở cửa hàng kinh doanh xe đạp điện có thủ tục tương đối đơn giản. Theo đó, chủ kinh doanh chỉ cần làm theo ba bước sau:
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký cần thiết
Bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá nhân.
- Thẻ căn cước công dân.
- Hợp đồng uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền cho người đại diện nộp hộ.
Lưu ý rằng khi đặt tên cửa hàng, bạn cần tuân thủ quy định của pháp luật. Đồng thời, bạn cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết tên cửa hàng bạn chọn.
Nộp lên nơi đăng ký
Khi đã hoàn thiện hồ sơ đầy đủ, bạn sẽ đến UBND tại địa điểm đặt cửa hàng để nộp hồ sơ.
Chờ ngày lấy giấy phép kinh doanh
Trong vòng 5 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét hồ sơ trực tiếp. Nếu hồ sơ đáp ứng các điều kiện, bạn sẽ được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh trong khoảng thời gian đó.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Có nên kinh doanh xe đạp điện?”, “Kinh doanh xe đạp điện có lãi không?” và “Kinh doanh xe đạp điện cần bao nhiêu vốn?”. Đây là ngành nghề kinh doanh đầy tiềm năng và hứa hẹn tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cả về kiến thức và nguồn tài chính, bạn sẽ có thể sinh lời nhanh chóng với hoạt động kinh doanh xe đạp điện của mình. Chúc bạn thành công!
FAQ
Kinh doanh xe đạp điện có lãi không?
Thị trường xe đạp điện đang phát triển nhanh chóng, mang đến nhiều cơ hội cho các chủ đầu tư. Vậy nên, việc kinh doanh xe đạp điện có thể mang lại lợi nhuận tương đối tốt nếu việc kinh doanh được triển khai và quản lý một cách hiệu quả.
Làm sao để thu hút khách hàng cho cửa hàng xe đạp điện?
Chủ cửa hàng có thể thu hút khách hàng cho cửa hàng của mình bằng cách sử dụng hiệu quả các hình thức marketing tiếp thị, quảng cáo trên cả các kênh trực tuyến và trực tiếp tại cửa hàng, tạo các chương trình khuyến mãi cũng như cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng chuyên nghiệp.
Follow bePOS: