Trang chủBlogs Kinh nghiệm kinh doanhKinh nghiệm kinh doanh phòng tập yoga cực kỳ đơn giản mà bạn nên biết

Kinh nghiệm kinh doanh phòng tập yoga cực kỳ đơn giản mà bạn nên biết

Tháng ba 03, 2024
Thu Hằng
Thu Hằng
227 Đã xem

Yoga là bộ môn thể dục được nhiều đối tượng yêu thích vì mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Yoga giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, vóc dáng thon thả nên được các chị em phụ nữ rất ưa chuộng. Kinh doanh yoga đang là xu thế hot trong nhiều năm gần đây. Cùng bePOS tham khảo những kinh nghiệm kinh doanh phòng tập yoga thành công.

Tiềm năng kinh doanh phòng tập yoga? 

Kinh doanh yoga thực sự là một lĩnh vực tiềm năng bởi những lợi ích mà yoga đem lại cho sức khỏe. Hiện nay, con người có nhu cầu ngày càng tăng về các hoạt động thể dục tập thể có lợi cho cả thể chất và tinh thần.

Yoga không chỉ giúp cải thiện sự linh hoạt và cân bằng cơ thể mà còn giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, con người rất dễ bị mệt mỏi, stress vì công việc, yoga có thể giải quyết vấn đề này.

Với sự gia tăng của nhận thức về sức khỏe và tâm lý, ngành công nghiệp yoga đang phát triển mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều người muốn tham gia vào các lớp học yoga để duy trì sức khỏe và giảm căng thẳng.

Tiềm năng kinh doanh yoga
Ngày càng có nhiều người lựa chọn yoga để nâng cao sức khỏe

Để cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh yoga, bạn có thể tạo ra sự độc đáo bằng cách tập trung vào không gian thiết kế tạo cảm giác thư giãn, những giáo viên chuyên nghiệp và tận tâm, cũng như các thiết bị chất lượng.

Bạn cũng có thể cung cấp các chương trình độc quyền hoặc dịch vụ bổ sung như tư vấn dinh dưỡng hoặc thảo luận về chăm sóc tâm lý để tạo ra sự phân biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Bằng cách cung cấp các lớp học chuyên sâu dành cho các nhóm đặc biệt như người cao tuổi, trẻ em, hoặc phụ nữ mang thai, bạn có thể thu hút đa dạng đối tượng khách hàng và tạo ra nguồn thu mới.

Kinh doanh yoga bao nhiêu tiền?

Tổng chi phí đầu tư ban đầu để mở một phòng tập kinh doanh yoga có thể dao động từ 100 triệu đến 500 triệu tuỳ thuộc quy mô của phòng tập. Các chi phí này bao gồm:

Chi phí mặt bằng 

Để chọn được địa điểm phù hợp để kinh doanh yoga cần đảm bảo ba yếu tố quan trọng sau:

  • Diện tích rộng rãi
  • Khu vực có nhiều dân cư, đặc biệt là giới trẻ
  • Thu nhập của người dân cao

Ước tính trung bình hiện nay, một phòng yoga có diện tích từ 60 đến 80m2, chi phí thuê có thể dao động từ 10 đến 25 triệu đồng mỗi tháng. Và bạn có thể cần cọc phí thuê mặt bằng khoảng 6 tháng.

Chi phí mặt bằng kinh doanh yoga
Chi phí mặt bằng khi kinh doanh yoga khá cao

Chi phí dụng cụ thiết bị phòng tập

Để phục vụ khách hàng luyện tập một cách tốt nhất, các dụng cụ cần thiết phải được đầu tư khi kinh doanh yoga bao gồm: thảm tập, gạch yoga, vòng, dây, bóng, võng tập và nhiều loại dụng cụ khác. Bạn nên mua các dụng cụ tập tại các địa chỉ cung ứng sản phẩm chuyên dụng có uy tín để đảm bảo chất lượng.

Chi phí cho các dụng cụ, thiết bị phòng tập dao động từ 50 – 100 triệu đồng cho một phòng tập yoga quy mô vừa.

Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất 

Phòng tập yoga cần có đầy đủ các trang thiết bị vật chất như hệ thống thông gió và âm thanh, ánh sáng, sàn tập, hệ thống camera giám sát, phòng vệ sinh.

Ngoài ra, cần có các thiết bị khác như tủ đựng đồ cá nhân, tủ thuốc sơ cứu y tế, ghế, gương soi phục vụ khách hàng. Các khoản chi phí trang thiết bị vật chất dao động từ 100 – 150 triệu đồng tùy vào quy mô của phòng tập.

Chi phí cơ sở vật chất
Cần đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phòng tập khi kinh doanh yoga

Quảng cáo, xây dưng Marketing

Một trong những khoản chi phí quan trọng khi kinh doanh yoga là chi phí quảng cáo. Để thu hút sự chú ý của nhiều học viên, việc tiến hành chiến lược marketing rộng rãi là cực kỳ quan trọng.

Các phương pháp quảng bá có thể bao gồm tạo video quảng cáo, viết bài trên các phương tiện truyền thông, xây dựng website, in các poster, có thể thuê các KOL để quảng cáo cho phòng tập Yoga của bạn, giúp tạo ra sự nhận biết rộng rãi.

Chi phí này dao động khoảng 60 – 150 triệu đồng cho giai đoạn đầu mới mở phòng tập. Sau đó, hàng tháng bạn cần duy trì khoảng 20-30 triệu đồng cho chi phí Marketing.

Chi phí phát sinh dự phòng

Khoản chi phí dự trù cần đủ để chi trả cho lương nhân viên, tiền điện nước, máy lạnh, và các chi phí phát sinh khác. Chủ kinh doanh yoga nên dự trù khoảng 50 đến 100 triệu đồng cho các phòng tập yoga phổ thông hoặc giá rẻ. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn có đủ dự trữ tài chính để duy trì hoạt động của phòng tập trong thời gian dài sau khi khởi đầu.

Chi phí dự trù
Chủ kinh doanh cũng cần dự trù chi phí để duy trì kinh doanh yoga

>> Xem thêm: Bí quyết kinh doanh spa thành công cho người mới 

Một số kinh nghiệm khi kinh doanh yoga cho người mới

Điều kiện mở phòng tập yoga

Điều kiện về cơ sở vật chất

Về diện tích của phòng tập, một sàn tập yoga cần có ít nhất 60m2, với khoảng cách từ sàn tập đến trần ít nhất là 3m. Sàn của phòng tập cần phải bằng phẳng và được lót thảm hoặc đệm mềm để tạo cảm giác thoải mái cho người tập.

Đối với không gian, âm thanh và ánh sáng, phòng tập cần luôn đảm bảo sự thoáng mát và có hệ thống thông gió. Hệ thống âm thanh cần được trang bị loa đài để đảm bảo chất lượng và cường độ âm thanh không vượt quá 120 dBA trong quá trình hoạt động. Đồng thời, ánh sáng cần đảm bảo độ rọi ít nhất là 150 Lux. Mật độ tập luyện trên sàn cần được bảo đảm ít nhất là 2m2 cho mỗi người.

Phòng tập cần phải đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn lao động và tuân thủ các quy định phòng chống cháy nổ theo luật pháp địa phương.

Điều kiện cơ sở vật chất phòng tập yoga
Phòng tập yoga cần rộng rãi, có hệ thống âm thanh, ánh sáng đầy đủ

Điều kiện trang thiết bị phòng tập

Đối với phòng tập yoga, các tiện ích cần phải có bao gồm phòng vệ sinh, tủ đựng quần áo và tủ thuốc sơ cấp cứu để phục vụ cho học viên. Cần bố trí ghế ngồi và gương soi cần với số lượng và kích thước phù hợp với quy mô và địa điểm của phòng tập.

Phòng tập cần phải có bảng thông tin về nội dung, quy định giờ luyện tập, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng dịch vụ, kinh doanh yoga cần trang bị thêm các dụng cụ bổ trợ như máy chạy bộ, tạ, bục tập, gậy và các thiết bị khác để phục vụ cho các học viên tập luyện.

Chọn địa điểm mở phòng tập yoga 

Để chọn vị trí kinh doanh yoga, nên ưu tiên các địa điểm có mật độ dân cư cao như khu chợ, khu văn phòng hoặc nơi có lưu lượng người qua lại đông đúc. Địa hình nên thuận lợi và dễ dàng tìm kiếm, không nhất thiết phải ở trên mặt đường chính, mà có thể đặt phòng tập trong hẻm, nhưng cần đảm bảo dễ tìm kiếm và có không gian để đậu xe rộng rãi và thuận tiện cho khách hàng.

Phòng tập cần phải có diện tích rộng rãi, thoáng đãng và yên tĩnh, tránh xa các nguồn tiếng ồn để tạo cảm giác dễ chịu và thư thái cho người tập. Nếu phòng tập đặt trong hẻm, bạn nên cài đặt biển chỉ dẫn vị trí để giúp khách hàng dễ dàng tìm đến.

Chọn địa điểm kinh doanh yoga
Nên kinh doanh yoga ở những nơi có dân cư đông, nhiều giới trẻ

Thiết kế ấn tượng khi mở phòng tập yoga 

Không chỉ quan tâm đến vị trí của phòng tập, chủ kinh doanh còn cần chú trọng vào việc thiết kế nội thất phòng tập yoga, vì điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh doanh. Phòng tập yoga với không gian đẹp có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý thư giãn của khách hàng.

Thiết kế nội thất cần thu hút khách hàng qua thị giác, từ đó tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ trong khu vực. Kinh doanh yoga với thiết kế độc đáo sẽ giúp xây dựng thương hiệu riêng của bạn trong lĩnh vực làm đẹp và Yoga.

Ngoài ra, thiết kế phòng tập yoga đẹp sẽ thúc đẩy cảm hứng tập luyện và cảm giác an tâm khi lựa chọn bộ môn và địa điểm tập. Bạn có thể tích hợp một số yếu tố phong thủy phù hợp với cung mệnh của doanh nghiệp, mang ý nghĩa tích cực và may mắn đến với khách hàng.

>> Xem thêm: Kinh doanh online không cần vốn đơn giản với 15 ý tưởng sau

Thủ tục kinh doanh yoga

Khi bắt đầu mở phòng tập, bạn cần thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh với chính quyền thông qua hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp. Để có giấy phép kinh doanh yoga, bạn cần nộp đơn tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh hoặc thành phố nơi bạn kinh doanh.

Trong quá trình mở phòng tập, có thể xuất hiện các chi phí hoặc tình huống phát sinh, vì vậy bạn cần phải linh hoạt để xử lý những vấn đề cụ thể này và đảm bảo hoàn tất các thủ tục cần thiết khi kinh doanh yoga.

Thủ tục kinh doanh yoga
Phải đăng ký giấy phép khi kinh doanh yoga

Nhân viên có chuyên môn

Trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên thể dục thể thao thường được xác định dựa trên các tiêu chuẩn sau đây:

  • Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có trình độ từ cấp II trở lên;
  • Bác sĩ, nhân viên y tế có bằng cấp về y học thể thao được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
  • Sở hữu văn bằng về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
  • Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia hoặc Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp;
  • Được cấp giấy chứng nhận sau khi hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Sở Thể dục Thể thao cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không được phép quản lý quá 30 người trong một buổi học. Ngoài ra, mỗi phòng tập cần phải có ít nhất 01 huấn luyện viên và 01 hướng dẫn viên.

Kinh doanh yoga là lĩnh vực có tiềm năng thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên để thành công, bạn cần lên kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết. Hy vọng những kinh nghiệm bePOS chia sẻ có thể giúp bạn kinh doanh yoga thành công.

FAQ 

Các loại chứng chỉ hành nghề yoga hợp pháp ở Việt Nam là gì? 

Để trở thành HLV yoga, người dạy cần có một trong những chứng chỉ sau: Chứng chỉ yoga Alliance, chứng chỉ yoga chuyên sâu 100h, chứng chỉ yoga chuyên sâu 300h,…

Có thể kinh doanh yoga theo hình thức hộ kinh doanh không? 

Có thể. Để thành lập hộ kinh doanh yoga, bạn cần là huấn luyện viên hoặc vận động viên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương.