Blog Tháng Tư 04, 2022

KOC – Xu hướng Marketing mới cho các doanh nghiệp?

Những năm gần đây, khái niệm KOC (Key Opinion Consumer) dường như bùng nổ trên mạng xã hội. KOC đang trở thành một làn sóng mới dành cho những chiến dịch Marketing của nhiều doanh nghiệp. Trong khi một vài thương hiệu vẫn đang đặt nặng vấn đề sự nổi tiếng của KOL thì một số thương hiệu đã trở nên linh động hơn trong việc lựa chọn liên kết giữa KOC vs KOL. Vậy sự khác biệt giữa hai khái niệm này như thế nào? bePOS sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa KOC là gì?

Key Opinion Consumer – viết tắt KOC chỉ những người tiêu dùng có trọng lượng trong lời nói, tạo nên sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Công việc chính của họ là trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan tới cộng đồng mạng.

Mặc dù là một khái niệm khá mới nhưng KOC đang ngày càng được nhiều người biết đến và theo dõi trung thành hơn. Đặc biệt, những người làm KOC có tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng nhờ các video nhận xét, chia sẻ mang tính khách quan và chuyên môn đáng tin cậy của mình.

koc-la-gi

Key Opinion Consumer là gì?

KOC vs KOL khác nhau như thế nào?

KOLs là những người có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng nhờ chia sẻ kiến thức, thông tin về lĩnh vực, ngành nghề mà họ hoạt động. Các doanh nghiệp thường lựa chọn KOLs tham gia chiến dịch truyền thông để tạo nên sức lan tỏa. Thông thường, để booking lịch với những người nổi tiếng này sẽ cần thông qua Agency, sau đó họ sẽ review về sản phẩm, dịch vụ trên mạng xã hội để giúp nhãn hàng quảng bá. Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt giữa KOC vs KOL?

Khác nhau về mức độ phổ biến

Khi gõ từ khóa về KOLs trên mạng xã hội, bạn sẽ nhận được hàng loạt dịch vụ như review, PR, livestream, quay, chụp… với chi phí khác nhau. Hầu hết, KOLs sẽ được các thương hiệu chủ động tiếp cận và kí hợp đồng hợp tác. Nhãn hàng sẽ chi tiền để KOLs sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để quảng bá tới người theo dõi và thu về những khách hàng tiềm năng.

Còn đối với KOC, họ sẽ bắt đầu trên cương vị là người tiêu dùng, xem xét sản phẩm/dịch vụ mà họ quan tâm. Sau đó, họ sẽ trải nghiệm và đưa ra đánh giá, nhận xét khách quan và sẽ nhận được khoản chi phí mà dựa trên mức hoa hồng mà thương hiệu chi trả.

Nếu KOL chịu trách nhiệm quảng bá ở một quy mô lớn thì KOC sẽ tập trung chủ yếu vào phía hoạt động như bán hàng, dịch vụ khách hàng. Có thể thấy rằng, KOC có sự tác động mạnh tới quyết định của người mua nhưng độ phủ sóng thấp.

Khác nhau về quy mô khán giả

KOLs sẽ có những tiêu chí phân loại dựa theo lượng người theo dõi.Ví dụ như ở cấp độ Nano sẽ sở hữu từ 1.000 đến 10.000 người theo dõi, cấp độ Micro sẽ từ 10.000 đến 50.000 người theo dõi và cuối tùng là mức từ 1 triệu đổ lên sẽ nằm ở nhóm Mega.

Tuy nhiên, đối với KOC, lượng người theo dõi không phải yếu tố quyết định. Nhiều người có sự đánh giá rất chân thật nhưng vì vừa mới tham gia vào thị trường ngành này nên lượng follower còn hạn hẹp.

su-khac-nhau-giua-koc-vs-kol

Sự khác nhau giữa KOL và KOC

Khác nhau về tính chuyên môn

KOLs sẽ đòi hỏi tính chuyên môn, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực, ngành nghề nhất định để đưa ra những nhận định chính xác cho người dùng. Trong khí đó, KOC lại không hoàn toàn như thế. Họ đứng trên cương vị là một người tiêu dùng, đưa ra những đánh giá chủ quan của chính mình sau khi sử dụng sản phẩm.

Mặc dù vậy, KOC vẫn lấy được sự tin cậy cao đối với khách hàng. Đánh giá của KOC sẽ được đón nhận dễ dàng hơn vì có sự thực tế, không mang tính quảng cáo cụ thể cho một nhãn hàng nào. Ngược lại, nếu nhãn hàng lựa chọn KOL quảng bá sản phẩm của mình nhưng không được khéo léo sẽ làm mất đi sự tin tưởng của người mua hàng.

>> Xem thêm: Những kịch bản livestream mẫu ấn tượng giúp thu hút triệu view

Việc đánh giá KOC chất lượng dựa trên tiêu chí nào? 

Việc đánh giá chất lượng của một KOC không phải chỉ ở trên số lượng người Follow. Để đo lường hiệu quả mà các KOC đem tới cho nhãn hàng, thương hiệu cần dựa trên 3 yếu tố chính, bao gồm:

  • Relevant: Đây là một chỉ số dùng để đo lường độ viral, thể hiện mức độ của Influencer ở trong ngành hoặc lĩnh vực. Mỗi một người có thể làm nội dung ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng lĩnh vực mà Influencer có chuyên môn và tần suất chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức thường xuyên sẽ có đc sự tương tác cao hơn. Khi đó họ sẽ được vào bảng xếp hạng của Influencer. 
  • Performance: Đây là chỉ số đo lường hiệu quả doanh thu nhận được dựa trên nội dung mà người ảnh hưởng chia sẻ, quảng bá cho thương hiệu. Một KOC có tác động lớn tới người xem sẽ khiến họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp thông qua những điều mà mình chia sẻ.
  • Growth: Các thương hiệu và KOC không chỉ chia sẻ nội dung về thông tin sản phẩm mà còn cần có sự sáng tạo trong những chia sẻ, cập nhật liên tục xu hướng trên thị trường, từ đó tạo ra kết quả tốt nhất trong chiến dịch Influencer Marketing. 

tieu-chi-danh-gia-koc

Tiêu chí đánh giá Key Opinion Consumer

Vì sao doanh nghiệp nên lựa chọn KOC để thực hiện chiến dịch Marketing?

Khách hàng là người tiêu dùng thông minh, họ thường cân nhắc rất kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Thông thường, khách hàng sẽ tự tìm hiểu về trải nghiệm của người dùng trước. Do đó, sử dụng KOC chính là một phương thức giúp doanh nghiệp dễ dàng khai thác đặc điểm này của khách hàng. KOC giúp cho doanh nghiệp:

Dễ dàng xây dựng được niềm tin đối với khách hàng 

KOC không chỉ mang đến cho các doanh nghiệp hiệu quả tại thời điểm hiện tại, mà trong tương lai, nhãn hàng cũng xây dựng được sự tin tưởng trong lòng khách hàng nhờ những review khách quan và chân thực từ người dùng.

Đem lại hiệu quả trong doanh thu

Là lời nhận xét từ người trực tiếp trải nghiệm dịch vụ, không phụ thuộc vào nhãn hàng nên những đánh giá của KOC sẽ sát thực tế, đem đến sự tin cậy cho khách hàng hơn. Từ đó, doanh thu của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với các cách truyền thông khác.

koc-giup-doanh-nghiep-tang-doanh-thu

KOC giúp doanh nghiệp tăng doanh thu

Giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí

Nếu hợp tác với KOLs, doanh nghiệp sẽ cần phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn cho việc booking. Với mỗi cấp độ nổi tiếng của KOLs mức chi phí sẽ khác nhau. KOLs càng nổi tiếng thì chi phí phần này của doanh nghiệp sẽ càng cao. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể phải chịu những chi phí phát sinh trong việc sáng tạo nội dung, các ấn phẩm truyền thông đi kèm.

Tuy nhiên đối với KOC, doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra phí hoa hồng trên số đơn hàng thành công hoặc với mức độ tương tác mà họ mang lại trong quá trình làm việc.

>> Xem thêm: 5 CÁCH KIẾM TIỀN TRÊN INSTAGRAM CỰC HOT KHÔNG NÊN BỎ QUA 2022

KOC tuy không còn là khái niệm quá mới mẻ, nhưng việc trở thành một KOC có sức ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng của khách hàng thì không hề đơn giản. Hy vọng rằng với bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về KOC là gì cũng như có thêm một cách thức truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

FAQ

Thu nhập của KOC đến từ đâu?

Nguồn thu nhập của KOC có thể đến từ Youtube, tham gia các chiến dịch quảng cáo hoặc hoa hồng từ số lượng đơn hàng mà bạn mang tới cho thương hiệu. Tuy nhiên, thời gian gần đây các nhãn hàng cũng bắt đầu tìm kiếm đến KOC và thực hiện booking như với KOLs.

KOC có các nền tảng hoạt động nào? 

Bạn sẽ bắt gặp các KOC tại các trang mạng xã hội như:

  • Facebook
  • Tiktok
  • Youtube
  • Instagram