Marketing Automation là cụm từ khá quen thuộc đối với những người làm việc trong ngành quảng cáo, tiếp thị thời gian vừa qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của Marketing Automation là gì? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này, đồng thời tìm ra những phương pháp Marketing Automation hiệu quả nhất hiện nay. Hãy theo dõi cùng bePOS nhé!
Marketing Automation là gì?
Thuật ngữ tiếng anh Marketing Automation được hiểu là Tiếp thị tự động hóa. Hiện nay có rất nhiều cách khác nhau để định nghĩa Marketing Automation là gì, ví dụ như:
- Quy trình Marketing: Đứng trên góc độ này, Marketing Automation chính là việc tự động hóa các quy trình lặp đi lặp lại liên quan đến công việc Marketing mà con người không cần tự thực hiện, như Email Marketing, đăng bài Social Media,…
- Ứng dụng khoa học công nghệ: Marketing Automation là việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp, nhằm tối ưu hiệu quả, tiết kiệm thời gian, đạt mục tiêu nhanh hơn,…
- Phần mềm Marketing: Marketing Automation cũng được hiểu là một nền tảng công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình làm Marketing, ví dụ quản lý Social Media, lên chiến lược Content, nghiên cứu và chăm sóc khách hàng,…
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn Marketing Automation là gì, bePOS xin đưa ra một ví dụ như sau. Khi khách hàng mua điện thoại tại Store của Apple, các phần mềm Marketing đã thu thập và quản lý thông tin khách hàng cung cấp. Sau đó, mỗi khi có các sản phẩm mới, hoặc thông tin mới liên quan đến thương hiệu này, khách hàng đều được thông báo qua Email. Cách thực hiện của Apple chính là Marketing Automation.
Những lợi ích khi ứng dụng Marketing Automation là gì?
Vậy lợi ích của Marketing Automation là gì, có phải doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện không? Thực tế cho thấy rằng, tự động hóa quy trình Marketing giúp doanh nghiệp cải thiện chỉ số ROI và nâng cao doanh thu. Một số lợi ích mà phương pháp tiếp thị này đem lại là:
Tạo ra nhiều lượt Leads
Tự động hóa các bước Marketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tập trung vào việc phát triển chiến lược dài hạn, tạo ra khách hàng tiềm năng. Một số công cụ để tạo khách hàng tiềm năng là Email Marketing, Landing Pages, tạo Webforms lấy thông tin khách hàng,…
Nuôi dưỡng Leads
Các phần mềm Marketing hỗ trợ phác họa chân dung khách hàng một cách vô cùng chi tiết và sống động, giúp dự đoán hành vi mua sắm của từng đối tượng. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ cá nhân hóa và ưu tiên hiển thị những nội dung đáp ứng đúng mong muốn của khách hàng, Theo nghiên cứu của Pardot, 77% người mua muốn xem những bài viết độc đáo, mới lạ và cung cấp thông tin hữu ích.
Quản trị các thông tin liên quan đến khách hàng
CRM là Customer Relationship Management, hiểu đơn giản là quản lý quan hệ khách hàng. Marketing Automation có thể giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tương tác, chăm sóc khách hàng sau mua, tạo nên mối quan hệ trung thành và gần gũi giữa hai bên. Ví dụ, doanh nghiệp gửi tin nhắn chúc mừng sinh nhật, nâng cấp thành viên VIP, khuyến mãi,… cho khách hàng lâu năm.
Thực hiện chiến dịch đa kênh
Trong hành trình mua sắm, khách hàng có thể tham khảo rất nhiều nơi khác nhau. Marketing Automation cho phép nhà quản trị triển khai tiếp thị trên nhiều nền tảng đa dạng, như Email, Facebook, Google, SMS, Instagram, Google Adwords,… Điều này làm tăng độ phủ sóng của doanh nghiệp, mà không cần tốn quá nhiều thời gian, bởi mọi thứ được cập nhật một cách tự động.
>> Xem thêm: [MỚI] Tổng hợp các kênh Marketing online hiệu quả hiện nay
Phân tích hiệu quả Marketing
Nếu hỏi lợi ích của Marketing Automation là gì, chắc chắn bạn không thể bỏ qua hoạt động đo lường hiệu quả. Sau khi thực hiện các chiến dịch, nhà quản trị phải đánh giá hiệu quả thực hiện. Những phần mềm Marketing Automation có thể đo lường các chỉ số cụ thể, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định phát huy ưu điểm, cải thiện nhược điểm.
Quy trình chuẩn của Marketing Automation
Để hiểu rõ hơn Marketing Automation là gì, bạn cần biết các bước thực hiện của quy trình này, cụ thể:
- Bước 1: Gửi email, tin nhắn về những nội dung cần truyền tải tới tất cả nhóm khách hàng tiềm năng.
- Bước 2: Gửi lời cảm ơn tới những người đã quan tâm tới nội dung mà bạn đã gửi trước đó, ví dụ như đã tải ebook, đã điền form, đã tham gia sự kiện,…
- Bước 3: Một vài ngày sau, gửi email, tin nhắn tới những người ở bước 2, với mục đích là cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề mà khách hàng đã quan tâm.
- Bước 4: Khi này, khách hàng đã bày tỏ nhiều sự quan tâm đến doanh nghiệp, thông tin của họ sẽ được hệ thống Marketing Automation theo dõi và chăm sóc để tiến xa hơn trong tiến trình mua hàng.
Marketing Automation bao gồm những yếu tố nào?
Marketing Automation workflows
Marketing Automation là việc số hóa quy trình Marketing cho doanh nghiệp, sử dụng những phần mềm thông minh để tương tác với khách hàng, theo dõi và phân tích kết quả. Để hiểu rõ hơn Marketing Automation là gì, bạn phải biết về workflow. Workflow là chuỗi các bước được thiết lập hành một quy trình chuẩn để thực hiện một nhiệm vụ nào đó.
Ví dụ, doanh nghiệp của bạn đang bán một app đọc sách trên điện thoại, có bản free trial. Khi người xem đăng nhập vào website, một email mời dùng thử miễn phí sẽ được gửi vào tài khoản của họ. Free-trials email là một loại Marketing Automation workflow khá phổ biến, được nhiều doanh nghiệp phát triển phần mềm áp dụng.
Welcome workflow
Welcome workflow là một quy trình phải có khi tìm hiểu Marketing Automation là gì. Với workflow này, bạn sẽ kích hoạt đăng ký trên website để đưa những người xem mới vào danh sách tương tác. Ví dụ, người dùng điền email để đăng ký tài khoản trên website, tức là thể hiện sự quan tâm với nội dung của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi điền email, họ đồng ý nhận tin nhắn từ doanh nghiệp, như giới thiệu sản phẩm mới, các chương trình giảm giá, khuyến mãi,… Theo một nghiên cứu, welcome email có tỷ lệ mở thư cao hơn khoảng 42% so với các email thông thường, đồng thời thúc đẩy doanh thu lên tới 320%.
Cart abandonment workflow
Cart abandonment workflow phổ biến với những doanh nghiệp bán hàng trên website. Cart abandonment là những mặt hàng đã cho vào giỏ, nhưng khách hàng không chuyển tiếp đến bước thanh toán. Nếu kích hoạt workflow này, họ sẽ nhận được một email nhắc nhở về những sản phẩm bị “bỏ quên” trong giỏ.
Mục đích của cart abandonment workflow là thuyết phục khách hàng quay trở lại website để hoàn thiện bước thanh toán. Bởi, tỷ lệ bỏ giỏ hàng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Khi nhắc nhở về giỏ hàng bị lãng quên, bạn cần nhấn mạnh giá trị, lợi ích, USP của, sản phẩm, hoặc tặng thêm voucher giảm giá, khuyến mãi,…
Re-engagement workflow
Tỷ lệ mở thử là một yếu tố quan trọng khi tìm hiểu Marketing Automation là gì. Trong trường hợp khách hàng đã quá lâu không mở email từ doanh nghiệp, bạn nên kích hoạt workflow Re-engagement. Muốn kéo lại sự hứng thú của khách hàng, bạn cần xác định mấu chốt nguyên nhân dẫn đến việc không mở thư, từ đó thiết kế email sao cho bắt mắt và hấp dẫn.
Upsell workflow
Upsell workflow sẽ dựa vào lịch sử mua sắm của khách hàng để gửi đến họ danh sách những sản phẩm liên quan, thúc đẩy hành động mua thêm. Ví dụ, khách hàng mua son môi trên website, thì bạn có thể giới thiệu thêm một số mặt hàng phụ trợ như cọ tán son môi, tẩy trang mắt môi, mặt nạ ngủ cho môi, son dưỡng,…
Điểm nổi bật trong workflow upsell là sự cá nhân hóa, dựa trên chính lịch sử mua hàng của mỗi người. Vì vậy, email upsell phải được cài đặt với những điều kiện phù hợp, gửi đúng nội dung và sản phẩm theo nhu cầu mỗi khách hàng.
Tính ứng dụng của Marketing Automation trong thực tế
Marketing Automation là công cụ đắc lực của các Marketer. Ví dụ, hãng máy tính Dell nhận thấy rằng, khách hàng xem Website của họ rất nhiều nhưng không mua. Để giải quyết điều này, Dell đã dành nhiều thời gian nghiên cứu hành vi khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm, qua đó tạo nên những mẩu quảng cáo kích thích nhu cầu mua sắm.
Lấy ví dụ khác, nhiều Website bán hàng trực tuyến có chức năng ghi nhớ các mặt hàng đang lưu nhưng chưa mua trong giỏ hàng Online. Lúc này, tin nhắn nhắc sẽ hiện lên, kích thích tâm lý mua sắm. Một số trường hợp, Website cho hiển thị tin nhắn hỏi lý do đã cho vào giỏ nhưng không mua, từ đó lấy thông tin phân tích hành vi khách hàng.
Thực hiện Marketing Automation như thế nào để đạt hiệu quả cao?
Tạo nội dung hấp dẫn
Khách hàng luôn muốn chọn lọc những gì bổ ích nhất giữa hàng ngàn thông tin trên Internet. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên biết cách tạo ra những bài viết thực sự có giá trị, giải đáp các nhu cầu tìm kiếm thông tin. Điều này tạo thiện cảm của khách hàng và doanh nghiệp
Tạo Landing Page và Webform
Landing Page là trang đích có mục tiêu dẫn dắt người đọc thực hiện một hành vi cụ thể, ví dụ ấn mua hàng Online, đăng ký theo dõi,… Vì thế, trang đích này phải có nội dung rất cụ thể, đơn giản và thiết kế bắt mắt. Ví dụ, Landing Page của cửa hàng X bán điện thoại giới thiệu sự kiện Y ra mắt sản phẩm mới, khuyến khích khách hàng đăng ký tham gia hoặc đặt mua trước với ưu đãi giảm giá.
Webform là khảo sát thông tin khách hàng. Ví dụ, khách hàng đăng ký thông tin, hoặc đăng ký thành viên trên Website. Một số thông tin bao gồm là Email, số điện thoại, địa chỉ, giới tính, độ tuổi, họ tên,…. Từ đó, doanh nghiệp có thể phác họa chân dung khách hàng và thực hiện các chiến dịch khác.
Tạo Call To Action gây chú ý
Call To Action, viết tắt CTA, là sự kêu gọi khách hàng thực hiện hành vi cụ thể nào đó. CTA thường được gắn trên Website, trên Email, hoặc các trang mạng xã hội. Hiện nay có một số hình thức CTA được nhiều người sử dụng nhất là:
- CTA bằng văn bản, thường áp dụng cho các câu văn dài. Ví dụ, “Hãy gọi ngay cho Hotline của bePOS để đăng ký gói vay KBank Loan và nhận ưu đãi lớn!”.
- CTA dưới dạng nút bấm, thường được thiết kế trên Website, Blog,…
- CTA bằng hình ảnh, ví dụ, gắn Link vào hình ảnh, hoặc thiết kế hình ảnh hấp dẫn kêu gọi hành động.
Phân loại khách hàng tiềm năng
Không phải ai truy cập vào nền tảng bán hàng của bạn cũng đều là khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cần lọc ra những tệp người dùng có tỷ lệ chuyển đổi cao, tránh phân tán và lãng phí nguồn lực vào những đối tượng tiềm năng thấp.
Xây dựng quy trình tự động
Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu của mình và xây dựng quy trình Marketing tự động sao cho hợp lý nhất. Ví dụ, đối với Email Marketing, bạn nên thiết lập thời gian gửi Email đúng thời điểm, không nên gửi quá nhiều khiến khách hàng cảm thấy bị làm phiền. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể xây dựng nội dung chúc mừng sinh nhật khách hàng tự động, dựa trên những thông tin đã có.
Đo lường hiệu quả
Đo lường hiệu quả là cách thực hiện Marketing Automation vô cùng quan trọng. Một số nội dung bạn cần đo lường là:
- Đo lường tỷ lệ tương tác, tìm ra những nội dung có tỷ lệ tương tác thấp và cao,….
- Đo lường tỷ lệ nhấp chuột, thay đổi cách tiếp cận nếu thấy không hiệu quả.
- Theo dõi hiệu quả Landing Page, nếu thấy tỷ lệ chuyển đổi thấp thì nên xem xét lại trang đích đã đủ hấp dẫn chưa.
- Theo dõi hiệu quả CTA, xem CTA nào có tỷ lệ nhấp cao, loại bỏ những CTA hiệu quả kém,…
Nếu đang tìm một app Marketing Automation uy tín cho doanh nghiệp nhỏ, bạn hãy tham khảo ngay dịch vụ của bePOS! Hiện nay, bePOS đang là đối tác của nhiều thương hiệu như DingTea, Trung Nguyên E-Coffee, Gemini Coffee,… bePOS Marketing Automation cung cấp các giải pháp tiếp thị tự động, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nguồn lực, chi phí giảm nhưng tối đa hiệu quả. Cụ thể như:
- Giúp doanh nghiệp tạo chiến dịch chăm sóc khách hàng sau mua, xây dựng quan hệ thân thiết với khách hàng cũ qua Redeem Voucher, gửi tin nhắn,…
- App Marketing Automation bePOS hỗ trợ doanh nghiệp thu thập những dữ liệu quan trọng trong suốt quá trình hoạt động, làm cơ sở để liên các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị.
- Doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả chiến dịch qua dữ liệu được lưu trữ, như chỉ số ROI, chỉ số NPS,… Nhờ đó, hình ảnh thương hiệu được cải thiện trong mắt khách hàng.
bePOS là một trong những nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hoạt động kinh doanh 4.0 uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Hãy liên hệ ngay với bePOS theo hotline 024 7771 6889 hoặc chat trực tiếp qua Fanpage Facebook, Zalo để được tư vấn chi tiết nhất nhé!
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz?__hstc=244425114.12b615e4d819e0b8ea9795f72e507cf9.1668047896912.1668056930910.1668067911803.5&__hssc=244425114.2.1668067911803&__hsfp=3208972896″ text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]
Phân biệt B2B và B2C Marketing Automation
Marketing Automation đều xuất hiện ở cả hai doanh nghiệp B2C và B2B. Vậy điểm khác nhau giữa B2C và B2B khi áp dụng Marketing Automation là gì? Bạn hãy theo dõi bảng dưới đây do bePOS tổng hợp để so sánh hai phương pháp:
So sánh | B2B | B2C |
Khách hàng | Thường là khách hàng lớn, có mối quan hệ với doanh nghiệp dựa trên lịch sử hợp tác và sự tin tưởng | Có thể là bất cứ cá nhân nào, hoạt động dựa trên sự cá nhân hóa nhu cầu khách hàng. |
Nội dung email | Có giá trị chuyên môn, thể hiện ý định rõ ràng, tăng sự uy tín và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. | Thường là các email chào mừng, nhắc sản phẩm bỏ quên trong giỏ hàng, tặng mã giảm giá, nội dung hấp dẫn và bắt mắt để giữ chân người xem. |
Trên đây, bePOS đã giúp bạn trả lời các câu hỏi như Marketing Automation là gì, có lợi ích ra sao, nên thực hiện thế nào. Hy vọng bài viết này đã đem lại cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về Marketing tự động và hãy tiếp tục ủng hộ bePOS nhé!
FAQ
Những doanh nghiệp nào nên sử dụng Marketing Automation?
Marketing Automation phù hợp với những doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tiếp thị và bán hàng trên Internet, ví dụ Email Marketing, Social Media,…. Những doanh nghiệp lớn hơn thì khá tập trung vào các tính năng như phân tích và báo cáo hiệu quả.
Một số blog Marketing Automation dành cho người mới?
bePOS là một blog Marketing Automation, cung cấp những kiến thức mới nhất liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, Marketing và tài chính. Ngoài ra, nếu có thể đọc Tiếng Anh, bạn có thể tham khảo thêm blog Zapier, Chief Marketing Technologist blog, Neil Patel blog, Active Campaigne blog,…
Nhược điểm của Marketing Automation là gì?
Nhiều người khá e ngại khi ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của mình, bởi nhiều lý do như nhân viên chưa có trình độ cao, sợ tốn thêm thời gian và chi phí đào tạo,… Vì vậy, bạn nên chọn những phần mềm có tính năng phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp nhé!
Follow bePOS: