Trang chủBlogs MarketingHướng dẫn cách áp dụng mô hình 4P trong Marketing hiệu quả 100%

Hướng dẫn cách áp dụng mô hình 4P trong Marketing hiệu quả 100%

Cập nhật lần cuối: Tháng mười hai 12, 2023
Phương Thảo
Phương Thảo
1502 Đã xem

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng mô hình 4P trong Marketing. 4P được đánh giá như một công cụ để thực hiện các chiến lược tiếp thị thương hiệu hiệu quả. Vậy 4P trong Marketing là gì? Làm sao để áp dụng chiến lược 4P thành công? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về mô hình vô cùng quan trọng này cùng cách ứng dụng hiệu quả cho mọi doanh nghiệp.

4P trong Marketing là gì?

Mô hình 4P trong Marketing là hình thức doanh nghiệp kết hợp sử dụng các công cụ Marketing nhằm quảng bá và bán sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng mục tiêu để đạt hiệu quả cao nhất. Mô hình này còn được biết đến với các tên gọi khác như Marketing Mix, hoặc Marketing hỗn hợp.

Khác với 7P Marketing, 4P được coi là tập hợp các công cụ tiếp thị với 4 yếu tố cơ bản bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối) và Promotion (xúc tiến). Vậy cụ thể, các đặc điểm của mô hình 4P là gì? Cùng nhìn vào bảng dưới đây:

Đặc điểm của mô hình 4P Marketing Câu hỏi cần trả lời Ý nghĩa
Product (sản phẩm) Sản phẩm được bán là gì? Miêu tả sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty của bạn cung cấp cho khách hàng.
Price (giá cả) Giá thành của sản phẩm là gì? Đề xuất chiến lược về giá và cách thức định giá nhằm thu hút khách hàng mua sắm.
Place (phân phối) Người mua có thể tìm thấy sản phẩm ở đâu? Lựa chọn kênh phân phối và những nơi mà khách hàng của bạn có thể mua sản phẩm hoặc trải nghiệm dịch vụ.
Promotion (xúc tiến) Người mua biết đến sản phẩm bằng cách nào? Lên chiến lược về quảng cáo và tiếp thị để tạo ấn tượng với khách hàng, thu hút sự chú ý của họ với sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

Việc xác định và sắp xếp các yếu tố của mô hình 4P trong Marketing cho phép một doanh nghiệp đưa ra những quyết định tiếp thị có lợi ở mọi cấp độ. Các quyết định này sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Phát triển những điểm mạnh, điểm độc đáo vốn có và hạn chế cũng như khắc phục điểm yếu còn tồn tại.
  • Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn và dễ dàng thích ứng trên thị trường.
  • Cải thiện được sự hợp tác có lợi giữa những phòng ban khác nhau và các đối tác.
Mô hình 4P là gì?
Mô hình 4P là gì?

Phân tích 4P trong Marketing

Trong lĩnh vực Marketing, việc nắm rõ cách phân tích 4P là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý và tối ưu hoá các yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị của mình.

Product (sản phẩm)

Chữ P đầu tiên của mô hình 4P trong Marketing là Product (Sản phẩm). Sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra cần đạt mục đích thỏa mãn nhu cầu của một nhóm người tiêu dùng nhất định. Sản phẩm của doanh nghiệp là vô hình hoặc hữu hình, bởi chúng có thể tồn tại ở dạng dịch vụ hoặc hàng hóa. 

Trong giai đoạn phát triển sản phẩm, các nhà tiếp thị cần nghiên cứu sâu rộng về vòng đời của sản phẩm mà họ đang tạo ra. Mỗi một sản phẩm sẽ có một chu kỳ sống nhất định bao gồm: giai đoạn tăng trưởng, phát triển, bão hòa và suy thoái. Điều quan trọng đó là các nhà tiếp thị cần “làm mới” sản phẩm của mình, giúp kích thích nhu cầu của khách hàng khi sản phẩm ở trong giai đoạn bão hòa tới suy thoái.

Product trong 4P
Product trong 4P là yếu tố đầu tiên mà Marketers cần quan tâm

Để tạo ra và phát triển sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp của bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:

  • Khách hàng mong muốn điều gì từ dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn?
  • Sau khi mua sản phẩm, khách hàng sẽ sử dụng nó như thế nào?
  • Người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn ở đâu?
  • Sản phẩm của doanh nghiệp cần có những tính năng gì để đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng?
  • Có tính năng cần thiết nào mà doanh nghiệp của bạn đã bị bỏ qua hay không?
  • Doanh nghiệp của bạn có đang tạo ra sản phẩm mang các tính năng mà khách hàng không cần đến không?
  • Doanh nghiệp của bạn đặt tên cho sản phẩm là gì? Cái tên đó đã thực sự hấp dẫn và đáng nhớ hay chưa?
  • Sản phẩm mang các kích thước hoặc màu sắc có sẵn gì?
  • Sản phẩm của doanh nghiệp bạn có độc đáo hay không, có điểm gì khác biệt so với sản phẩm cùng ngành của các đối thủ cạnh tranh?
  • Sản phẩm mà doanh nghiệp bạn tạo ra trông như thế nào?
Product trong 4P hiệu quả là gì?
Ở mô hình 4P trong Marketing, sản phẩm cần thoả mãn nhu cầu của khách hàng

Price (giá cả)

Chữ P thứ hai của mô hình 4P là Price (Giá bán). Giá bán chính là chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra trao đổi để lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Giá bán là một trong những thành phần rất quan trọng của chiến lược 4P. Khi triển khai chiến lược tiếp thị, price trong 4P là yếu tố mà mọi nhà quản lý đều quan tâm. Bởi trong giá bán có thị phần, cạnh tranh cùng chi phí nguyên liệu cũng như việc nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. 

Việc định giá sản phẩm của doanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh không những quan trọng mà còn mang tính thách thức. Bởi nếu đặt giá quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tăng số lượng bán trên các đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Còn nếu đặt giá quá cao, khách hàng có thể sẽ lựa chọn sản phẩm của đối thủ. 

Price trong 4P
Price trong 4P là yếu tố quan trọng với các nhà quản lý

Với mô hình 4P trong Marketing, việc điều chỉnh giá của sản phẩm sẽ làm ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chiến lược Marketing chung, cũng như doanh số và nhu cầu về sản phẩm trên thị trường. Bởi giá cả luôn giúp hình thành nhận thức về sản phẩm của doanh trong mắt khách hàng. Khi định giá sản phẩm, doanh nghiệp cần xác định được giá trị mà sản phẩm mang lại và có thể áp dụng 3 chiến lược định giá sau:

  • Chiến lược giá thâm nhập thị trường tiêu dùng.
  • Chiến lược thị trường trượt giá.
  • Chiến lược định giá trung lập.

Để triển khai mô hình 4P trong Marketing một cách hiệu quả, dưới đây là một số câu hỏi cần thiết mà doanh nghiệp cần trả lời được khi định giá sản phẩm:

  • Bạn đã tốn bao nhiêu chi phí để sản xuất ra sản phẩm?
  • Giá trị sản phẩm đem tới cho khách hàng là gì?
  • Bạn có nghĩ rằng việc giảm giá sẽ giúp tăng đáng kể thị phần hay không?
  • Giá bán hiện tại của sản phẩm có thể theo kịp với việc định giá sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh hay không?
    Chiến lược giá hiệu quả trong mô hình 4P trong Marketing
    Áp dụng chiến lược giá hiệu quả vào mô hình 4P trong Marketing

Place (phân phối) 

Place tại mô hình 4P trong Marketing đại diện cho những địa điểm, thị trường mà một sản phẩm có thể được mua. Place thường được hiểu là các kênh phân phối bao gồm: cửa hàng hữu hình hoặc là cửa hàng ảo được mở ra trên Internet. Place trong marketing là nơi để doanh nghiệp trưng bày, quảng cáo sản phẩm nhằm tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng. 

Do đó, hiểu rõ tầm quan trọng của place trong 4P là gì sẽ giúp chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ, hiệu quả hơn. Bạn cần xác định kênh phân phối sản phẩm của mình tại nơi mà người mua tiềm năng có thể tiếp cận được nhiều nhất. Có nhiều chiến lược phân phối, bao gồm như: Phân phối chuyên sâu, phân phối độc quyền, phân phối chọn lọc hoặc có lựa chọn chiến lược nhượng quyền thương mại.

place trong 4P
Định nghĩa place trong 4P là gì? Tầm quan trọng của kênh phân phối trong mô hình 4P

Promotion (quảng cáo, xúc tiến)

Promotion là chữ P cuối cùng của mô hình 4P trong Marketing. Promotion bao gồm tất cả các hoạt động với mục đích đảm bảo khách hàng sẽ nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, giúp để lại ấn tượng tốt hoặc thực hiện được việc giao dịch, mua bán đối với khách hàng. 

Promotion trong 4P là một thành phần rất quan trọng của hoạt động tiếp thị, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán hàng. Promotion bao gồm các yếu tố khác nhau như: Tổ chức bán hàng hoặc hoạt động quan hệ công chúng cũng như việc tạo khuyến mãi và quảng cáo. 

Những hoạt động đó bao gồm: quảng cáo; catalog hoặc quan hệ công chúng, bán lẻ. Cụ thể như quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên đài phát thanh/phương tiện truyền thông báo chí. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể quảng cáo tại các bảng thông báo; trực tiếp đưa sản phẩm vào phim ảnh hay những video âm nhạc, hoặc tài trợ cho chương trình truyền hình/kênh phát thanh có số lượng công chúng mục tiêu theo dõi đông đảo; bán hàng thông qua điện thoại, giới thiệu sản phẩm tới tận nhà;…

Promotion trong 4P
Promotion trong 4P đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Vai trò của 4P trong Marketing là gì?

Hiện nay, mô hình 4P được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng khi triển khai kế hoạch Marketing của mình. Vậy mô hình 4P trong Marketing có vai trò như thế nào, cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm mới chất lượng hơn

Mô hình 4P trong Marketing giúp doanh nghiệp có thể nghiên cứu và hiểu rõ hơn về thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng. Từ đó, họ sẽ xác định được những ý tưởng mới lạ, độc đáo mà sản phẩm vẫn phù hợp, đáp ứng được tối đa mong muốn của khách hàng. Những sản phẩm ra sau sẽ được tối ưu hóa các tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt hơn, hiệu quả cao hơn hay thậm chí có thể nói là vượt quá sự mong đợi của người tiêu dùng.

Mô hình 4P giúp cải thiện chất lượng sản phẩm
Ứng dụng mô hình 4P trong Marketing giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm

Phát triển giá trị thương hiệu và nâng cao uy tín của doanh nghiệp

Khi áp dụng mô hình 4P trong Marketing thành công, doanh nghiệp sẽ đưa thương hiệu phát triển hơn, phổ biến rộng khắp quốc gia thậm chí đến tầm khu vực,… Lúc này, doanh nghiệp sẽ thường xuyên tổ chức các hoạt động quảng cáo hay giới thiệu sản phẩm. 

Những hoạt động trên sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn trong việc kinh doanh, số lượng sản phẩm sẽ bán nhanh và nhiều hơn. Ngoài ra, việc quảng bá hình ảnh cho sản phẩm hay doanh nghiệp cũng giúp khẳng định thương hiệu có uy tín và độ phủ rộng hơn trên thị trường.

Mô hình 4P giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu
Nâng cao hình ảnh thương hiệu nhờ áp dụng thành công mô hình 4P trong Marketing

Mang tới một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng

Với thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh và biến động, nếu biết cách ứng dụng hiệu quả mô hình 4P trong Marketing, bạn sẽ biết cách tìm ra chiến lược phù hợp cho mình.

Ngày nay có nhiều doanh nghiệp chỉ kinh doanh trong một lĩnh vực. Những doanh nghiệp này nên thường xuyên đổi mới, ra mắt các sản phẩm chất lượng và có thêm nhiều tính năng ưu việt hơn. 

Bên cạnh đó, vấn đề giá bán cũng cần được quan tâm bởi sự cạnh tranh khá lớn và doanh nghiệp sẽ phải không ngừng giải quyết những vấn đề để tạo ra lợi thế cho mình trước đối thủ.

Mô hình 4P giúp tạo chiến lược kinh doanh hiệu quả
Mô hình 4P trong Marketing giúp doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh hiệu quả

Mô hình 4P trong Marketing giúp gia tăng lợi ích cho khách hàng

Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, việc ứng dụng mô hình 4P trong Marketing còn có vai trò đặc biệt quan trọng với khách hàng. Cụ thể, đó là những sản phẩm mới, chất lượng với nhiều tính năng tốt hay việc giá bán cạnh tranh nhưng vẫn sẽ thỏa mãn được nhu cầu của họ. 

Chính vì vậy, khi áp dụng mô hình này, doanh nghiệp có thể gia tăng lợi ích cho khách hàng của mình và thu hẹp khả năng tiếp cận của họ với sản phẩm.

Lợi ích của mô hình 4P đối với khách hàng
Mô hình 4P trong Marketing giúp tăng lợi ích cho khách hàng

>> Xem thêm: Những chiến lược Marketing 0 đồng hiệu quả nhất

Cách áp dụng chiến lược 4P hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Chiến lược về sản phẩm

Theo mô hình 4P trong Marketing, trước tiên doanh nghiệp cần hiểu rõ về sản phẩm sắp ra mắt của mình trên thị trường, xác định xem đã có hoặc từng có sản phẩm đó hay chưa? Hay đã có các sản phẩm tương tự?

Nếu sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường, doanh nghiệp nên nghiên cứu xem sản phẩm của mình sẽ cần điểm độc đáo nào để có thể cạnh tranh với đối thủ, để khách hàng cảm nhận được tiện ích, tính ưu việt từ sản phẩm và lựa chọn sản phẩm đó. 

Thứ hai, theo mô hình 4P trong Marketing, doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu bằng chất lượng của sản phẩm. Thương hiệu sẽ được nhận biết thông qua các đặc điểm như tên gọi, màu sắc, bao bì thiết kế,… và phải mang đặc trưng riêng biệt.

Ví dụ cụ thể như thương hiệu sữa TH True Milk có ý nghĩa là “True Happiness – hạnh phúc đích thực”. Sản phẩm này được tạo nên bằng dòng sữa tươi sạch với ý nghĩa mang sự tinh túy của thiên nhiên. Điều này đã hướng khách hàng đến sự vui vẻ và có thể cảm nhận được hạnh phúc mỗi ngày khi sử dụng sữa TH True Milk.

Chiến lược sản phẩm của TH True Milk
Chiến lược sản phẩm thông minh theo mô hình 4P trong Marketing của TH True Milk

Chiến lược về giá sản phẩm

Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược định giá theo tính năng của chính sản phẩm, kết hợp với các yếu tố khác trên thị trường. Cụ thể, giá bán cần phải phù hợp với giá trị của sản phẩm mang đến cho khách hàng. Hoặc doanh nghiệp có thể định giá theo phân khúc sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu hướng tới để phù hợp với mức chi trả của họ. 

Theo mô hình 4P trong Marketing, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng các chiến thuật về giá cho sản phẩm mới khi ra mắt. Cụ thể như: Xây dựng các gói combo, khuyến mãi dành cho khách hàng. Ví dụ: KFC hay có chương trình khuyến mãi combo mua 2 đùi gà, 1 khoai tây chiên, 1 coca sẽ chỉ còn 79.000 đồng thay vì tổng giá trị sản phẩm là 129.000 đồng như trước. 

Hoặc doanh nghiệp có thể áp dụng chiết khấu cho sản phẩm đối với khách hàng có hóa đơn đạt giá trị bao nhiêu tiền, số lượng lớn,…

Chiến lược giá trong mô hình 4P
KFC áp dụng thành công chiến lược giá của mô hình 4P trong Marketing

Chiến lược chọn kênh phân phối sản phẩm hợp lý

Đối với mô hình 4P trong Marketing, việc lựa chọn nơi phân phối có một vai trò đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp cần xác định được các kênh phân phối sao cho phù hợp với dòng sản phẩm của mình. Việc kết hợp nhiều hình thức phân phối được coi là một cách giúp sản phẩm đến tay khách hàng nhanh chóng hơn.

Cụ thể, doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn: Bày bán sản phẩm mới ở cơ sở kinh doanh hay mở gian hàng trên trang web để khách hàng có thể mua online,… Thậm chí, doanh nghiệp có thể phân phối sản phẩm đến các đại lý trung gian hay siêu thị và cửa hàng nhỏ, lẻ…

Các kênh phân phối online
Các kênh phân phối online đang ngày càng được ưa chuộng

Chiến lược quảng bá sản phẩm tăng độ phủ rộng rãi

Đối với việc quảng bá sản phẩm khi áp dụng mô hình 4P trong Marketing, doanh nghiệp có thể lựa chọn rất nhiều cách khác nhau như: Chiến lược truyền thông kết hợp từ email Marketing kết hợp với quảng bá, khuyến mãi, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng,…

Lưu ý việc áp dụng chiến lược quảng bá sẽ tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề cũng như tài chính của doanh nghiệp để có thể xác định và lựa chọn phương pháp phù hợp.

Lựa chọn chiến lược quảng bá sản phẩm phù hợp
Doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn chiến lược quảng bá sản phẩm phù hợp

Case study: Phân tích 4P trong Marketing của thương hiệu Starbucks

Starbucks là chuỗi cafe hàng đầu thế giới, được thành lập từ năm 1971 bởi Howard Schultz với cửa hàng đầu tiên được đặt tại Seattle (Mỹ). Điểm độc đáo của Starbucks chính là cung cấp một “không gian quen thuộc” cho khách hàng ngoài gia đình và cơ quan với đa dạng các loại sản phẩm đồ uống khác nhau mang chất lượng cao cấp. 

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ứng dụng của mô hình 4P trong Marketing, hãy cùng đi sâu phân tích các triển khai chiến lược này của thương hiệu cafe nổi tiếng Starbucks! 

Product

Starbucks đã hiểu rõ khách hàng mong muốn điều gì khi tới trải nghiệm sản phẩm của mình. Ban đầu, Starbucks chỉ cung cấp cafe với 4 tiêu chí như: dựa trên loại hạt cafe, dựa trên độ rang, dựa trên độ caffeine hay dựa trên mùi vị. 

Tuy nhiên sau này Starbuck nhận ra có thể thu hút khách hàng có nhu cầu trải nghiệm và gắn bó với không gian. Đây được coi là dấu mốc để hãng tung ra các dòng sản phẩm nhằm hấp dẫn các phân khúc khách hàng khác. 

Trong những dịp đặc biệt, Starbucks luôn gia tăng trải nghiệm người dùng bằng cách “tung ra” bộ nhận diện thương hiệu mới như: sản phẩm theo mùa, phiên bản giới hạn, sản phẩm đặc trưng lễ hội,… Đây là một điểm mạnh đầy tính sáng tạo của thương hiệu khi ứng dụng mô hình 4P trong Marketing.

Sản phẩm của Starbucks có chất lượng cao
Sản phẩm Cafe tại Starbucks mang chất lượng cao, nguyên liệu được tuyển chọn kỹ càng

Price

Thương hiệu đã tập trung vào việc mang tới giá trị và liên tục đem đến thông điệp truyền thông rằng chuỗi cafe Starbucks cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, có sự chọn lọc nguyên liệu kĩ càng, quy trình chế biến được theo dõi nghiêm ngặt và nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Chính vì vậy, để có một trải nghiệm tuyệt vời không có lý do gì khách hàng lại trả một mức giá trung bình hoặc thấp. Đây chính là điểm thành công đầu tiên của Price khi áp dụng mô hình 4P trong Marketing.

Tiếp đó, chuỗi cafe còn đưa ra chiến lược combo tiết kiệm và dịch vụ hỗ trợ như: bữa sáng tiết kiệm chỉ 3.95$. Ngoài ra, Starbucks áp dụng tăng giá của một loại đồ uống hoặc tăng giá của kích cỡ cốc thay vì một nhóm sản phẩm cafe nguyên hạt. Starbucks đã dùng hiệu ứng chim mồi để người tiêu dùng cảm giác mức giá mình chi trả là hợp lý.

Chiến lược giá của Starbucks
Bữa sáng tiết kiệm – Một trong những chiến lược giá tuyệt vời từ Starbucks

Place

Ở chữ P thứ 3 của mô hình 4P trong Marketing, Starbucks đã đưa ra tầm nhìn rất tốt. Thương hiệu đã phân phối sản phẩm của mình tại các quán cà phê, cửa hàng trực tuyến hay qua ứng dụng trên điện thoại và qua nhiều cửa hàng bán lẻ. 

Ngoài ra, họ còn liên kết với khách sạn, sân bay, cửa hàng cà phê cho dân công sở. Điều này khiến thương hiệu Starbucks dễ dàng và nhanh chóng mở rộng được thị trường, giúp tối đa hóa lợi nhuận khi bán hàng.Cho tới nay, sản phẩm của thương hiệu Starbucks đã có mặt tại hơn 40.000 cửa hàng tạp hóa, trong đó có hơn 33.000 cửa hàng tại Hoa Kỳ. 

Cửa hàng cafe Starbucks
Cửa hàng cafe Starbucks tại Hà Nội – Việt Nam

Promotion

Để thực hiện yếu tố Promotion của mô hình 4P trong Marketing, Starbucks sẵn sàng chi ngân sách lớn cho các hoạt động truyền thông, chương trình khuyến mại bằng nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo. 

Một hình thức khôn khéo của Starbucks đó là Starbucks Gift Card, giúp dễ dàng thu hút được những khách hàng mới là bạn bè của các khách hàng cũ. Ngoài ra, Starbucks còn sẵn sàng giao cà phê với size bất kỳ tới các văn phòng công sở, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng. 

Starbucks Gift Card
Starbucks Gift Card thu hút nhiều khách hàng mới

Ưu nhược điểm của 4P

Để thành công ứng dụng mô hình 4P trong Marketing, bạn cần nắm được cả về ưu điểm và nhược điểm của mô hình, từ đó có những chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất.

Ưu điểm

  • Dễ triển khai và thực hiện: Mô hình 4P trong Marketing là một phương pháp đơn giản, dễ tiếp cận và triển khai, giúp doanh nghiệp tập trung vào những khía cạnh cơ bản, quan trọng nhất.
  • Tập trung và xác định rõ mục tiêu: Việc áp dụng mô hình 4P trong Marketing giúp doanh nghiệp tập trung vào những yếu tố quan trọng trong hoạt động tiếp thị và đặt ra mục tiêu rõ ràng, từ đó dễ dàng xây dựng chiến lược phát triển hiệu quả.
  • Tối ưu hóa chiến lược tiếp thị: Mô hình 4P cung cấp cho doanh nghiệp dữ liệu quan trọng để đưa ra các quyết định tiếp thị hiệu quả. Điều này là bởi phương pháp này có khả năng hỗ trợ phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố  marketing và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.
  • Tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp: Mô hình 4P trong Marketing cũng đóng vai trò quan trọng trong việc như đẩy mạnh doanh số và lợi nhuận bằng cách cải thiện sản phẩm, giá cả, điểm bán hàng và chiến lược quảng bá.
Ưu điểm của mô hình 4P
Ưu điểm của việc áp dụng mô hình 4P trong Marketing

Nhược điểm

  • Hạn chế đối với nhu cầu đa dạng của khách hàng: Phương pháp tiếp thị 4P gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng và không linh hoạt đối với các doanh nghiệp với mục tiêu và thị trường đa dạng.
  • Thiếu tập trung vào khách hàng: Mô hình 4P tập trung chủ yếu vào sản phẩm, giá, địa điểm hay quảng bá, nhưng không chú trọng đủ nhiều đến yếu tố quan trọng như nhu cầu, quan điểm, tâm lý và hành vi của khách hàng.
  • Không hiệu quả khi áp dụng trong doanh nghiệp mới và nhỏ: Phương pháp 4P có thể không phù hợp với các doanh nghiệp mới và nhỏ do chi phí phát triển sản phẩm và quảng bá có thể vượt quá khả năng tài chính của họ.
  • Dễ bị sao chép: Mô hình 4P, với tính đơn giản và dễ hiểu, dễ bị sao chép, điều này có thể dẫn đến việc thiếu sáng tạo và sự khác biệt trong chiến lược tiếp thị.
Nhược điểm của mô hình 4P
Nhược điểm của việc áp dụng mô hình 4P trong Marketing

Cách áp dụng mô hình 4P trong Marketing Mix

Để thành công trong lĩnh vực quản lý tiếp thị, bên cạnh khả năng sáng tạo và nắm bắt xu hướng, bạn còn cần nắm rõ các bước triển khai, áp dụng mô hình 4P trong Marketing Mix sao cho hiệu quả nhất.

Bước 1: Tìm và xác định USP của sản phẩm

USP, hay Unique Selling Point là những đặc điểm độc đáo chỉ có trong sản phẩm của bạn, khiến doanh nghiệp của bạn nổi bật và thu hút khách hàng hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để tìm kiếm đúng USP cho sản phẩm của mình, bạn cần tập trung vào phân tích nhu cầu và mong đợi của khách hàng thông qua khảo sát hoặc nghiên cứu thị trường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xác định khoảng trống trong thị trường nhằm phát triển những sản phẩm độc đáo với tính cạnh tranh cao.

Bước 2: Tìm hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng mục tiêu

Khi ứng dụng mô hình 4P trong Marketing, việc hiểu rõ về khách hàng mà doanh nghiệp đang nhắm đến sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra những lựa chọn phù hợp với mong muốn và nhu cầu của họ. 

Để có cái nhìn chi tiết và rõ ràng về khách hàng mục tiêu, ta có thể sử dụng những câu hỏi như: Ai sẽ là người mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp? Những thách thức họ đang phải đối mặt là gì? Họ mong đợi gì từ sản phẩm của doanh nghiệp và làm thế nào để đáp ứng đúng nhu cầu đó của họ?

Bạn có thể xác định và hiểu rõ hơn về mong muốn của người mua thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường, thực hiện khảo sát, phỏng vấn, phân tích dữ liệu, hoặc thu thập phản hồi từ khách hàng qua email, website.

Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
Tìm hiểu nhu cầu khách hàng là bước quan trọng khi áp dụng mô hình 4P trong Marketing

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích đối thủ

Việc tìm hiểu, đánh giá chi tiết về đối thủ là chìa khóa để xây dựng mô hình 4P trong Marketing phản ánh đúng thị trường thực tế và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bằng cách nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ, xác định điểm mạnh và yếu của họ, từ đó cải thiện chiến lược tiếp thị của mình để tăng khả năng cạnh tranh.

Bước 4: Xem xét lựa chọn các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng là một phần quan trọng của mô hình 4P trong Marketing để đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp được đưa đến khách hàng một cách hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải đánh giá các kênh phân phối khác nhau và địa điểm mua hàng nhằm xác định kênh phân phối nào có độ phủ rộng nhất và có thể tiếp cận được với khách hàng mục tiêu. 

Trong quá trình lựa chọn kênh phân phối, bạn cần xem xét các kênh mà khách hàng tiềm năng thường sử dụng và tìm cách tiếp cận một cách hiệu quả. Đặc biệt, với sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội, hãy tận dụng các ứng dụng Facebook, Instagram, TikTok và YouTube để tiếp cận lượng khách hàng trực tuyến khổng lồ. Việc lựa chọn kênh phân phối và cách thức truyền thông cần được cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng để đảm bảo hiệu quả của hoạt động.

Địa điểm mua sắm thuận tiện
Doanh nghiệp cần lựa chọn địa điểm mua sắm thuận tiện cho khách hàng

Bước 5: Phát triển chiến lược truyền thông, xúc tiến (Promotion)

Thông qua việc kỹ lưỡng tìm hiểu thông tin về khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể hiệu quả lập kế hoạch truyền thông dựa trên đặc điểm, nhu cầu hay sở thích của họ. Bước tiếp theo là xây dựng và phát triển chiến lược truyền thông ngay sau khi đã xác định mức giá thích hợp cho sản phẩm và nhận biết rõ đối tượng khách hàng tiềm năng.

Ở mô hình 4P trong Marketing, hoạt động này bao gồm đa dạng các hình thức truyền thông như quảng cáo truyền thống, quảng cáo trên mạng, truyền thông trực tiếp, quà tặng, mối quan hệ công chúng và đa dạng các hoạt động tiếp thị khác. Điều quan trọng là bạn cần đảm bảo rằng thông điệp quảng cáo đủ sáng tạo, làm nổi bật lợi ích và tính năng của sản phẩm, từ đó thu hút khách hàng tiềm năng. Đừng quên cân nhắc kỹ về vấn đề chi phí để lựa chọn chiến lược truyền thông phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Bước 6: Kết hợp các yếu tố và tiến hành kiểm tra tổng thể

Khi áp dụng mô hình 4P trong Marketing, các yếu tố Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm) và Promotion (quảng cáo) không chỉ là những yếu tố độc lập mà còn có mối quan hệ tương tác mạnh mẽ, tạo nên chiến dịch truyền thông hiệu quả. Vì thế, sau khi hoàn tất các bước trên, việc kiểm tra tổng thể là rất quan trọng. Bạn cần xác định xem 4 yếu tố đó đã thực sự kết hợp với nhau một cách tối ưu chưa. 

Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định thông minh về việc liệu sản phẩm có đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay không, giá cả có phản ánh đúng giá trị của sản phẩm, địa điểm phân phối có thuận tiện và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, và chiến lược quảng cáo có tạo ra hiệu quả và thu hút khách hàng hay không.

Đánh giá kế hoạch ứng dụng mô hình 4P trong Marketing
Đánh giá và kiểm tra kế hoạch ứng dụng mô hình 4P trong Marketing là bước không thể thiếu

>> Xem thêm: Các chiến lược Marketing Mix phổ biến hiện nay

Cách kết hợp 4C và 4P trong Marketing

Mô hình 4C bao gồm bốn yếu tố chủ chốt: Customer (Khách hàng), Cost (Chi phí), Convenience (Tiện lợi), và Communication (Giao tiếp). Được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, 4C trong Marketing không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn đảm bảo sự trung thành của khách hàng.

Kết hợp cả hai mô hình 4C và mô hình 4P trong Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng được một chiến lược tiếp thị toàn diện, linh hoạt và tập trung mạnh mẽ vào việc đáp ứng nhu cầu cũng như mong đợi của khách hàng. Cùng tham khảo các cách kết hợp sau đây:

  • Kết hợp giữa Product và Customer (Sản phẩm + Giải pháp cho khách hàng): Lúc này, doanh nghiệp cần nhớ rằng mọi sản phẩm và dịch vụ đều phải mang lại giá trị và ý nghĩa đặc biệt cho khách hàng. Để đáp ứng mong muốn, giải quyết vấn đề của khách hàng, hiểu rõ khách hàng và nhu cầu của họ là việc quan trọng hàng đầu.
  • Kết hợp giữa Price và Cost (Giá cả + Chi phí của khách hàng): Ngoài giá bán, chi phí mà khách hàng phải chi trả khi sử dụng dịch vụ cũng đóng vai trò quan trọng. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng những gì họ cung cấp xứng đáng với chi phí mà khách hàng phải chi trả khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Kết hợp giữa Place và Convenience (Địa điểm + Sự thuận tiện): Sự kết hợp này đồng nghĩa với việc địa điểm bán hàng và cách phân phối sản phẩm phải mang lại sự thuận tiện cho người dùng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu về thói quen mua sắm của khách hàng để từ đó xác định nơi phân phối sản phẩm phù hợp và thuận tiện nhất.
  • Kết hợp giữa Promotion và Communication (Quảng cáo + Giao tiếp): Các chiến lược quảng cáo và giao tiếp nên được xây dựng dựa trên sự tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng. Việc lắng nghe ý kiến của khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu và mong đợi của họ. 
Kết hợp 4C và 4P trong Marketing
Cách kết hợp mô hình 4C và mô hình 4P trong Marketing hiệu quả

Trên đây, bePOS đã trả lời câu hỏi “Mô hình 4P là gì?” cũng như cung cấp những kiến thức, cách ứng dụng hiệu quả mô hình 4P trong Marketing. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!

FAQ

Mô hình 4P trong Marketing khác với 7P Marketing như thế nào?

Mô hình 4P trong Marketing bao gồm 4 yếu tố: 

  • Product (Sản phẩm).
  • Price (Giá).
  • Place (Phân phối).
  • Promotion (Xúc tiến).

Còn mô hình 7P Marketing bao gồm 4 yếu tố của mô hình 4P trong marketing và thêm 3 yếu tố: People (con người), Process (Quy trình) và Physical Evidence (Triết lý).

Promotion của mô hình 4P trong Marketing có quan trọng không?

Promotion hay các hoạt động xúc tiến, khuyến mãi là chữ P cuối cùng của mô hình 4P trong Marketing. Promotion là những hoạt động mang mục đích đảm bảo việc khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp hoặc giúp để lại ấn tượng tốt, thực hiện được việc giao dịch mua bán đối với khách hàng.

Promotion là một thành phần rất quan trọng của hoạt động tiếp thị bởi chúng có thể thúc đẩy sự nhận diện thương hiệu và ảnh hưởng trực tiếp doanh số bán hàng.