Trang chủBlogs Chăm sóc khách hàngMô hình AIDA là gì? Vai trò và cách ứng dụng AIDA trong Marketing

Mô hình AIDA là gì? Vai trò và cách ứng dụng AIDA trong Marketing

Cập nhật lần cuối: Tháng mười một 11, 2023
Thanh Ngoan
1192 Đã xem

AIDA là một mô hình phổ biến, được áp dụng nhiều trong việc xây dựng chiến lược Marketing. Mô hình thể hiện diễn biến tâm lý và hành trình của khách hàng trong quá trình mua hàng. Ứng dụng khéo léo mô hình AIDA trong Marketing sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn, từ đó có thể chuyển đổi thành đơn hàng. Vậy mô hình AIDA là gì và cách sử dụng ra sao? Cùng bePOS khám phá ngay trong bài viết dưới đây. 

Mô hình AIDA là gì?

AIDA là viết tắt của 4 giai đoạn quan trọng trong quảng cáo và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ:

  • Gây sự chú ý (Attention)
  • Kích thích sự quan tâm (Interest)
  • Tạo khao khát (Desire)
  • Kích thúc hành động (Action)

AIDA là một trong những mô hình tiếp thị lâu đời và phổ biến, được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo.

Mô hình AIDA tập trung vào việc hiểu và điều chỉnh sự nhận thức và hành vi của khách hàng trong suốt quá trình quyết định mua hàng. Nó giúp doanh nghiệp xác định các hoạt động cụ thể cần thực hiện để đạt được sự hiểu biết và quyết định của khách hàng tại mỗi giai đoạn, dẫn đến việc khách hàng thực hiện hành động mua hàng thành công ở giai đoạn cuối cùng.

mo-hinh-aida-la-gi
Mô hình AIDA là gì?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tiếp thị, AIDA là mô hình tiếp thị kinh điển, và người đầu tiên đề xuất nó là một nhà quảng cáo và bán hàng người Mỹ có tên E.St.Elmo Lewis. Trong một tác phẩm của mình, ông đã sáng tỏ 3 nguyên tắc quảng cáo như sau:

“Chức năng của một quảng cáo là thu hút sự chú ý của người xem để họ bắt đầu đọc nó; sau đó, nó phải gây quan tâm để họ tiếp tục theo dõi nó; cuối cùng, nó phải thuyết phục họ tin vào thông điệp của quảng cáo. Nếu một chiến dịch tiếp thị đáp ứng đủ ba yếu tố này, thì đó được coi là một chiến dịch quảng cáo thành công.”

Sau đó, từ tháng 12/1899 đến tháng 2/1900, công ty Bissell Carpet Sweeper tại Mỹ đã tổ chức một cuộc thi viết nội dung quảng cáo. Trong cuộc thi này, chuyên gia quảng cáo Fred Macey, chủ tịch của công ty Fred Macey ở Grand Rapids, Michigan, đã đánh giá các bài thi dựa trên các tiêu chí sau:

  • Quảng cáo cần thu hút “Sự chú ý”
  • Sau khi thu hút sự chú ý, nó phải tạo ra “Sự quan tâm” từ phía người xem
  • Sự quan tâm này sau đó cần kích thích “Sự mong muốn mua”
  • Sự mong muốn mua sẽ dẫn đến “Quyết định” mua

Tuy nhiên, mô hình AIDA chính thức hình thành vào năm 1921 do C.P. Russell đề xuất. Kể từ đó, mô hình này đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo.

Phân tích 4 yếu tố trong mô hình AIDA

Sau khi tìm hiểu xong mô hình AIDA là gì, chúng ta hãy cùng khám phá các yếu tố trong AIDA. Theo công thức AIDA, để trở thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp, người tiêu dùng cần trải qua 4 giai đoạn. Và trong mỗi giai đoạn, doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp, cụ thể:

A – Attention: Thu hút 

Trong giai đoạn đầu của mô hình AIDA, doanh nghiệp cần gây được sự chú ý với khách hàng. Với giai đoạn này, doanh nghiệp có thể thông qua vị trí Top 10 của website trên bảng kết quả tìm kiếm của Google, hay thông qua các tiêu đề giật tít hoặc chỉ với mẫu quảng cáo mang phong cách mới lạ,…

Ở bước này, doanh nghiệp cần gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với khách hàng. Những thông điệp doanh nghiệp mong muốn truyền tải thông qua các kênh cần được trau chuốt. Vì ấn tượng lần đầu tiên giữa khách hàng và doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Giống như việc đọc sách, khi bạn có ấn tượng với tiêu đề của cuốn sách, bạn sẽ hứng thú đọc tiếp đến nội dung quyển sách.

cac-yeu-to-trong-mo-hinh-aida-la-gi
Các yếu tố trong mô hình AIDA là gì?

I – Interest: Gây thích thú

Khi khách hàng bắt đầu nhận diện được doanh nghiệp của bạn, có kết nối với những thông điệp mà bạn cung cấp, thì đây chính là lúc bạn đưa ra nhiều thông tin hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để khách hàng có thể tìm hiểu. 

Lưu ý ở bước này: thông tin cung cấp về sản phẩm/dịch vụ phải có chất lượng tương đồng với những giá trị mà bạn đã sử dụng để gây sự chú ý với khách hàng ở giai đoạn 1. Tuyệt đối nên tránh việc “treo đầu dê, bán thịt chó”.

Tiếp tục giữ chân khách hàng càng lâu càng tốt, đó chính là mục tiêu của giai đoạn gây hứng thú này. Nếu sau bước này bạn đã có một lượng lớn người theo dõi, dù chưa thể chuyển đổi thành khách hàng, thì cũng xin chúc mừng vì bạn đã thành công trong giai đoạn này rồi.

D – Desire: Khao khát

Bây giờ là lúc bạn cần phải tập trung cho giai đoạn nước rút – giai đoạn khiến khách hàng “khao khát” sở hữu sản phẩm. Bạn cần thể hiện đầy đủ mọi khía cạnh và những lợi ích có một không hai mà doanh nghiệp của bạn có thể mang đến cho khách hàng. Đồng thời khai thác triệt để insight để nhắm trúng nhu cầu đang rất cần được thoả mãn của đối tượng mục tiêu.

Và khi có sự đồng nhất giữa nhu cầu với ích lợi mà sản phẩm mang lại, khách hàng chắc chắn sẽ muốn sở hữu sản phẩm ngay lập tức.

giai-doan-khao-khat-trong-mo-hinh-aida
Giai đoạn khao khát trong mô hình AIDA là gì?

A – Action: Hành động

Nếu khách hàng đã đi đến giai đoạn này, bạn chỉ cần tiến thêm một bước nữa để chốt sale mà thôi. Hiệu quả của bước cuối cùng này phụ thuộc vào chiến thuật Call to action mà bạn sử dụng như thế nào. Đó có thể là những ưu đãi có hạn, các chính sách hậu mãi để thúc đẩy hành động mua hàng nhanh hơn.

Từ thu hút sự chú ý của khách hàng đến gây thích thú, tạo ra sự mong muốn sở hữu sản phẩm và cuối cùng là hành động mua hàng. Đó là toàn bộ một quy trình khép kín của khách hàng theo nguyên tắc AIDA.

Vai trò của mô hình AIDA trong Marketing là gì?

Mô hình AIDA là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tương tác với đối tượng khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, để áp dụng thành công mô hình này, bạn cần bắt đầu bằng việc tạo ra một hồ sơ khách hàng mục tiêu toàn diện, bao gồm thông tin về đặc điểm nhân khẩu học, tính cách, hành vi, tâm lý, và nhiều yếu tố khác.

Dựa trên hồ sơ khách hàng này, bạn có thể phát triển và xây dựng thông điệp tiếp thị liên quan đến thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Sau đó, bạn có thể truyền tải thông điệp này một cách chính xác và hiệu quả đến đúng đối tượng mục tiêu.

Chỉ khi bạn thực sự hiểu rõ khách hàng tiềm năng của mình, bạn và doanh nghiệp của bạn mới có khả năng sử dụng mô hình AIDA để định hướng hành trình mua hàng một cách chính xác và phù hợp, từ việc gây sự chú ý cho đến việc thúc đẩy họ hành động.

vai-tro-cua-mo-hinh-aida-la-gi
Vai trò của mô hình AIDA là gì?

Hướng dẫn áp dụng mô hình AIDA trong Marketing hiệu quả

Áp dụng mô hình AIDA trong lĩnh vực tiếp thị để tạo nội dung như bài viết SEO, email hoặc bài đăng trên mạng xã hội là một “kỹ thuật” mà các nhà tiếp thị sử dụng để giảm tỷ lệ thoát trang, tăng tính tương tác và thúc đẩy hành động chuyển đổi của khách hàng. Dưới đây là các bước để triển khai Content Marketing theo mô hình AIDA:

Bước 1: Attention – Thu hút sự chú ý

Đây là bước đầu tiên trong quá trình marketing thu hút khách hàng tiềm năng. Lúc này, khách hàng mới chỉ là những người chưa biết tới thương hiệu của bạn hoặc đã biết nhưng chưa quan tâm. Nhiệm vụ của bạn là phải thu hút khách hàng tiềm năng ấn tượng với thương hiệu của mình, thúc đẩy họ bước sang giai đoạn tiếp theo.

Để thu hút sự chú ý của khách hàng, bước đầu, bạn cần sáng tạo một tiêu đề, mô tả lôi cuốn, làm cho nó nổi bật và đánh vào tâm trạng của đối tượng mục tiêu. Dưới đây là một số cách viết tiêu đề hấp dẫn:

  • Tiêu đề tạo sự khan hiếm: Sử dụng hiệu ứng FOMO (Fear of Missing Out) để thúc đẩy sự quan tâm của người đọc. Tiêu đề nên tập trung vào tính cấp thiết và tạo áp lực để họ không muốn bỏ lỡ cơ hội. Ví dụ: “Chỉ còn ít chỗ trống! Đừng bỏ lỡ cơ hội này”.
  • Tiêu đề cá nhân hóa theo từng đối tượng: Dựa trên nghiên cứu từ Statista, tiêu đề nêu rõ rằng nội dung cá nhân hóa có tỷ lệ nhấp cao hơn. Doanh nghiệp cần tìm hiểu đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu để tạo mô tả phù hợp. Ví dụ: “Dành riêng cho bạn, những người quản lý tài ba”.
  • Tiêu đề gợi tò mò: Sử dụng câu hỏi để kích thích sự tò mò của độc giả. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng câu hỏi tương tác với vấn đề hoặc thắc mắc mà họ có, và hứa hẹn giải đáp trong nội dung. Ví dụ: “Bạn biết gì về cách làm XYZ?”
  • Tiêu đề sử dụng ưu đãi: Sử dụng từ ngữ như “miễn phí” hoặc “khuyến mãi” để tạo sự hấp dẫn. Hãy thể hiện lợi ích mà độc giả sẽ nhận được. Ví dụ: “Trải nghiệm ngay với dịch vụ dùng thử miễn phí!”

Ở bước này, bạn nên sử dụng những từ ngữ ngắn gọn, chính xác, hấp dẫn, không nên tham lam sử dụng những câu quá dài, bởi khách hàng thường chỉ dùng 3 giây đầu tiên để đọc tiêu đề bài viết. Do đó, nên tận dụng những từ ngữ ấn tượng nhất để thu hút khách hàng, không nên lạm dụng nhiều thông tin không cần thiết trong tiêu đề.

Ngoài ra, để thu hút người đọc, bạn cũng nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Đặt từ khóa quan trọng ở phần đầu của tiêu đề thay vì đặt chúng ở giữa hoặc cuối.
  • Tạo một tiêu đề đầy ấn tượng hoặc sốc.
  • Viết mô tả meta hấp dẫn, kích thích sự tò mò.
  • Hạn chế việc sử dụng tiêu đề chung chung hoặc mơ hồ.
  • Tránh sử dụng câu nói sáo rỗng, ví dụ: “Bạn có chút thời gian không?”
tao-tieu-de-hap-dan
Tạo tiêu đề hấp dẫn trong bước đầu của công thức AIDA

Bước 2: Interest – Tạo sự hấp dẫn

Sau khi đã thu hút khách hàng tiềm năng đọc tiêu đề bài viết, họ sẽ xem tiếp bài viết của bạn có gì. Nhiệm vụ của bạn là phải tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

Để hướng dẫn sự quan tâm của khách hàng và đưa họ đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • Kể chuyện: Sử dụng câu chuyện là một cách hiệu quả để kết nối với độc giả thông qua cảm xúc. Nếu câu chuyện của bạn có thể kết nối với họ, họ sẽ có xu hướng muốn biết thêm. Ví dụ: “Chào đón năm mới với món quà đặc biệt dành riêng cho bạn. Hãy để chúng tôi truyền cảm hứng cho bạn để làm việc hiệu quả hơn mỗi ngày.” – Apple
  • Nêu lên niềm đau của khách hàng: Điểm khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là giúp giải quyết vấn đề của khách hàng. Tạo sự liên kết bằng cách đặt vấn đề mà họ đang gặp phải. Ví dụ: Nếu sản phẩm của bạn giúp cha mẹ có bữa ăn tiện lợi sau ngày làm việc bận rộn, bạn có thể tạo nội dung về khó khăn của việc chuẩn bị bữa tối sau một ngày căng thẳng.
  • Sử dụng từ ngữ biểu cảm: Để kích thích cảm xúc của khách hàng, sử dụng từ ngữ biểu cảm để thể hiện điểm đau hoặc hạnh phúc của họ. Ví dụ: Khi nhấn mạnh vào vấn đề, bạn có thể sử dụng các cụm từ như “lo lắng”, “thất vọng” hoặc “bối rối”. Sau đó, khi nói về lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn có thể sử dụng các từ như “thoải mái”, “tự do”…
  • Thêm số liệu cụ thể: Sử dụng dữ liệu hoặc con số thống kê để củng cố lý do tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáng để quan tâm. Ví dụ: “90% doanh nghiệp cho biết chuyển đổi số là quyết định quan trọng đối với họ, nhưng chỉ có 56% doanh nghiệp số hóa hoạt động hiệu quả.”

Ở bước này, người làm marketing nên lưu ý:

  • Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng
  • Sử dụng ngôn ngữ gần gũi, thể hiện sự đồng cảm với khách hàng.
  • Không nên tập trung quá nhiều vào việc giới thiệu tính năng hoặc công dụng của sản phẩm.
  • Tránh diễn giải quá dài và không cần thiết.
  • Đảm bảo rằng bạn đang cung cấp giải pháp cho những vấn đề họ đang gặp phải.
su-dung-cau-chuyen-hap-dan-khach-hang
Sử dụng câu chuyện để hấp dẫn khách hàng

Bước 3: Desire – Khuyến khích mong muốn

Trong giai đoạn này, bạn cần kích thích mong muốn của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hãy nhớ rằng việc này liên quan đến việc bán các lợi ích thay vì chỉ đơn thuần là liệt kê các tính năng.

Chẳng hạn, nếu bạn đang quảng cáo một Webinar về cách viết bài blog, thay vì chỉ nói, “Webinar này sẽ dạy bạn cách viết blog”, bạn có thể bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc tình huống: Ví dụ: “Bạn có gặp khó khăn trong việc tạo ra các bài viết blog hấp dẫn? Hãy khám phá ngay những bí quyết để tạo nội dung blog thú vị, gấp đôi tỷ lệ chuyển đổi và tiết kiệm thời gian tại Webinar của chúng tôi.”

Ở bước này, hãy tập trung làm nổi bật USP – điểm khác biệt của sản phẩm của bạn, trình bày các lợi ích tập trung vào khán giả và không nên sa đà vào quảng cáo sản phẩm.

Bước 4: Action – Kêu gọi hành động

Trong giai đoạn cuối của mô hình AIDA, việc sử dụng CTA – kêu gọi hành động chính là yếu tố quyết định liệu khách hàng sẽ thực hiện hành động chuyển đổi hay không.

Ví dụ: Trên quảng cáo in, CTA có thể là “Hãy ghé thăm cửa hàng gần bạn”, trong khi trên các trang đích trực tuyến, CTA có thể là “Đặt hàng ngay”. Trong email marketing, CTA có thể bao gồm “Truy cập trang web để tìm hiểu thêm”, trên các nền tảng mạng xã hội, CTA có thể là “Chia sẻ bài đăng này”.

Hãy tuân theo các nguyên tắc sau để hiệu quả:

  • Hãy dẫn link trực tiếp đến các bài viết hoặc trang đích liên quan mà bạn muốn khách hàng truy cập.
  • Sử dụng CTA ngắn gọn và thúc đẩy hành vi chuyển đổi một cách rõ ràng.
  • Tránh đặt quá nhiều CTA trong một bài viết, điều này có thể làm mất điểm tập trung của khách hàng.
  • Đảm bảo rằng CTA phù hợp với nội dung của bài viết và định hướng hành động mà bạn muốn khách hàng thực hiện.
keu-goi-hanh-dong-trong-aida
Kêu gọi hành động trong AIDA

>> Xem thêm: Cách viết Content Marketing thu hút khách hàng, tạo chuyển đổi cao

Đo lường hiệu quả từng giai đoạn của mô hình AIDA

Giai đoạn Attention

Đo lường trong giai đoạn này giúp bạn xác định nguồn nào đang đóng góp vào lưu lượng truy cập trang web của bạn. Các công cụ đo lường bao gồm:

  • Số lần hiển thị (impressions): Để biết kênh nào đang tạo ra lượng traffic đến trang web của bạn.
  • Tỷ lệ nhấp vào (CTR – Click-through-rate): Để xem liệu mọi người có chú ý đến nội dung của bạn hay không. CTR cao hơn cho thấy khách hàng đã bắt đầu quan tâm đến nội dung của bạn.
cach-do-luong-giai-doan-attention
Cách đo lường giai đoạn Attention của mô hình AIDA là gì?

Giai đoạn Interest

Đo lường giai đoạn này giúp xác định mức độ tương tác tổng thể trên trang web để đánh giá sự quan tâm thực sự của khách hàng đối với nội dung bạn chia sẻ. Các công cụ được sử dụng:

  • Lượt truy cập (visits): Đây là số phiên mà khách truy cập có trên trang web.
  • Thời gian trung bình trên trang (average time on page): Khoảng thời gian mà khách hàng ở lại trang để đọc bài viết. Nếu thời gian này dài, nó có thể cho thấy sự quan tâm của họ.
  • Các nguồn traffic: Công cụ tìm kiếm, lưu lượng truy cập hiển thị, giới thiệu từ các trang khác dẫn đến trang của bạn.
  • Tỷ lệ thoát (Bounce Rate – BR): Phần trăm người truy cập vào trang web của bạn nhưng không tương tác (không nhấp vào bất kỳ thứ gì) và sau đó rời đi. Con số này càng cao, mức độ tương tác của bạn càng thấp.

Giai đoạn Desire

Phân đoạn này của đánh giá sẽ giúp bạn biết liệu khách hàng có thật sự muốn và dành thời gian để tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không. Các công cụ đo lường bao gồm:

  • Lượng khách truy cập trở lại (returning visitors): Để đo lường quy mô đối tượng quay lại trang web của bạn.
  • On-site search (Tìm kiếm tại chỗ): Đo lường lượng tìm kiếm những từ khóa nội bộ trên trang web của bạn. Nếu khách hàng đang tìm kiếm thông tin liên quan, đây có thể là dấu hiệu họ đang mong muốn tìm hiểu.
do-luong-ty-le-onsite-search
Đo lường tỷ lệ On-site search

Giai đoạn Action

Giai đoạn cuối này sẽ giúp bạn theo dõi tỷ lệ chuyển đổi của mình. Nếu tất cả các chỉ số khác đều ổn định và tốt, nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp, vấn đề có thể nằm ở đây. Công cụ dùng để đo lường:

  • Lượt tải xuống tài liệu (document downloads): Để đo lường mức độ tương tác và việc khách hàng tải về tài liệu bạn cung cấp.
  • Lượng khách hàng để lại thông tin liên hệ (lead generation): Đo lường sự quan tâm và việc khách hàng để lại thông tin liên hệ.
  • Lượng tin nhắn đổ về box chat (chat messages): Để biết mức độ tương tác và việc khách hàng liên hệ với bạn qua tin nhắn.

3 sai lầm khi áp dụng AIDA

Chúng ta thường nghe nói việc áp dụng mô hình AIDA trong quảng cáo và Marketing sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, nếu áp dụng không đúng cách, nguyên tắc AIDA có thể phản tác dụng. Vậy hãy xem ngay những sai lầm thường gặp khi áp dụng AIDA mà bạn nên tránh trong phần dưới đây nhé.

Quá đầu tư vào một giai đoạn

Mô hình AIDA gồm tất cả bốn bước, mỗi bước đều quan trọng như nhau. Vì vậy, để không mắc sai lầm khi sử dụng mô hình AIDA trong quảng cáo, bạn cần phải tập trung vào cả bốn nội dung này. Tuyệt đối tránh việc chỉ tập trung quá nhiều vào một bước và làm ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu quả của chiến dịch Marketing. 

Chưa đạt đến mức độ tiêu chuẩn

Bạn đã tập trung cho cả bốn phần, tuy nhiên chưa phần nào đạt đến độ hiệu quả mà bạn mong muốn. Đây là lỗi mà phần lớn người làm Marketing mắc phải. Do đó, bạn cần chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất trong kế hoạch và kết hợp với những công cụ Marketing cần thiết giúp chiến dịch hoàn hảo hơn.

Tiêu đề và nội dung không khớp

Trong mỗi chiến dịch Marketing, các bài viết quảng cáo có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu nếu muốn mời gọi khách hàng. Tuy nhiên, trong khi việc “giật tít” thường được một số marketer chú trọng thì phần nội dung chính lại bị ngó lơ.

Chuỗi bài viết mà chỉ tập trung giật tít sẽ khiến khách hàng của bạn cảm thấy không hài lòng và mất thời gian vào những nội dung không có ích. Từ đó, họ sẽ không còn chú ý đến thương hiệu của bạn nữa. Vì vậy, đừng bao giờ để bài viết của mình rơi vào tình huống “treo đầu dê, bán thịt chó” nhé!

sai-lam-khi-ap-dung-mo-hinh-aida-la-gi
Sai lầm khi áp dụng mô hình AIDA là gì?

>> Xem thêm: Tổng hợp các mẫu bài đăng bán nước hoa hay, hiệu quả nhất

Hạn chế của mô hình AIDA

Tuy là một mô hình Marketing tiêu biểu nhưng AIDA cũng có một số mặt hạn chế:

Khung AIDA chỉ đúng với phần lớn khách hàng

Mô hình AIDA tập trung vào mô tả quá trình suy nghĩ tuyến tính của quyết định mua hàng, và nó chỉ đúng với một phần lớn khách hàng. Có các tình huống khách hàng quan tâm rất sâu về sản phẩm nhưng cuối cùng chọn một lựa chọn khác. Ngoài ra, trong trường hợp người mua yêu thích sản phẩm trước khi tìm hiểu kỹ về nó, họ có thể trải qua các giai đoạn Desire và Action trước khi trải qua giai đoạn Attention và Interest.

AIDA không áp dụng cho trường hợp mua hàng khẩn cấp

Trong những tình huống mua hàng khẩn cấp, khách hàng có thể bỏ qua các giai đoạn AIDA và quyết định mua ngay lập tức dựa trên sự tin tưởng hoặc giới thiệu từ người khác. Họ có thể chuyển qua nhiều giai đoạn AIDA cùng một lúc.

Đó chỉ là một phần nhỏ của một chiến lược kinh doanh toàn diện

Mô hình AIDA tập trung vào việc thu hút khách hàng mới và không xem xét việc duy trì khách hàng hiện tại hoặc tạo sự tham gia. Chiến lược tăng trưởng yêu cầu quan tâm đến tất cả các nguồn thu, bao gồm cả việc giữ chân và bán thêm cho khách hàng hiện tại.

AIDA mô tả hành trình giản đơn của khách hàng

Mô hình AIDA có thể đơn giản hoá quá trình mua hàng và không xem xét các yếu tố phức tạp và quyết định liên quan đến việc mua hàng của khách hàng. Trong thực tế, người mua có thể tham khảo nhiều thông tin và lựa chọn trước khi quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

han-che-cua-mo-hinh-aida
Những hạn chế của mô hình AIDA là gì?

Ví dụ những mô hình AIDA thành công

Cùng tham khảo một số ví dụ về mô hình AIDA nổi tiếng của các tên tuổi lớn trên thị trường:

Netflix

Netflix đã tận dụng mô hình AIDA để tạo hiệu quả tiếp thị khi họ mở rộng vào thị trường Ấn Độ. Dưới đây là cách họ thực hiện:

  • Attention (Chú ý): Để tạo sự chú ý ban đầu, Netflix đã sử dụng các phương tiện truyền thống như quảng cáo ngoài trời với hình ảnh của các chương trình nổi tiếng trên toàn thế giới như Narcos và Friends. Mục tiêu là để làm cho khán giả Ấn Độ quen thuộc với thương hiệu và sự đa dạng về nội dung của họ.
  • Interest (Quan tâm): Netflix tạo sự quan tâm bằng cách tập trung vào nhóm khách hàng trẻ tuổi của Ấn Độ. Họ cung cấp cho người dùng một tháng dùng thử miễn phí trên trang web của Netflix, giúp tạo ra sự tò mò và mong muốn trải nghiệm dịch vụ. Khách hàng có cơ hội thử nghiệm và tìm hiểu về nội dung của Netflix mà họ chưa từng trải nghiệm trước đây.
  • Desire (Mong muốn): Sau khi khách hàng đã trải nghiệm dịch vụ Netflix trong một tháng, mong muốn sử dụng tiếp dịch vụ này trở nên mạnh mẽ hơn. Netflix tạo sự khao khát bằng cách tạo ra hứa hẹn về những “bom tấn” của Hollywood và các bộ phim truyền hình nổi tiếng sẽ có mặt trên nền tảng của họ. Họ cũng nhấn mạnh các tính năng dễ dàng sử dụng và tiện ích như khả năng xem trên nhiều thiết bị và đề xuất nội dung cá nhân.
  • Action (Hành động): Bước hành động đạt được khi Netflix cung cấp nhiều gói đăng ký với giá cả linh hoạt, tùy thuộc vào túi tiền của khách hàng. Khách hàng được kết nối với thư viện phim và chương trình truyền hình khổng lồ của Netflix với mức giá phù hợp, và họ có thể lựa chọn gói dịch vụ phù hợp nhất với họ.
mo-hinh-aida-netflix
Netflix là ví dụ điển hình về mô hình AIDA

Adidas

Adidas ứng dụng mô hình AIDA trong chiến dịch tiếp thị của họ theo cách sau:

  • Attention (Chú ý): Để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, Adidas sử dụng động lực chính là làm cho mọi người thấy việc sở hữu một đôi giày Adidas là “tuyệt vời” như thế nào. Họ tạo ra sự nhận thức về sản phẩm mới của họ bằng cách hợp tác với các ngôi sao nổi tiếng và đặc biệt là các vận động viên hàng đầu. Sự ảnh hưởng của những người nổi tiếng này và số lượng người hâm mộ theo dõi họ giúp tạo ra sự chú ý đối với sản phẩm và hướng dẫn người tiêu dùng đến trang web của Adidas.
  • Interest (Quan tâm): Adidas đã tạo ra một tinh thần chủ đạo xung quanh chiến dịch của họ với thông điệp “seeing possibilities” (nhìn thấy những tiềm năng), giúp thương hiệu kết nối sâu sắc với khán giả. Họ cũng sử dụng các tiêu đề hấp dẫn như “tiết kiệm đến 50%” để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
  • Desire (Mong muốn): Bằng cách sử dụng những ngôi sao nổi tiếng và hình ảnh hậu trường của sự kiện ra mắt, Adidas tạo ra sự mong muốn và tò mò trong tâm trí của người hâm mộ. Tính độc quyền của sản phẩm mà thương hiệu thể hiện là những gì khách hàng của họ mong muốn.
  • Action (Hành động): Sau đó, Adidas dễ dàng thúc đẩy việc mua hàng bằng việc cung cấp sản phẩm với chất lượng và tính năng vượt trội. Họ cũng xây dựng quảng cáo xung quanh ý tưởng rằng “Giống như thần tượng của bạn, Adidas là sự lựa chọn đúng đắn,” thúc đẩy người tiêu dùng đến hành động mua sản phẩm.

Coca Cola

Coca Cola đã đạt được thành công bằng cách kết hợp mô hình AIDA trong chiến dịch tiếp thị của họ:

  • Attention (Chú ý): Coca Cola tạo sự chú ý bằng cách tập trung vào thành phần của các món đồ uống trong mỗi quảng cáo. Đặc biệt, họ tạo sự chú ý đối với các sản phẩm mới như Diet Coke và Coke Zero bằng cách nêu bật rằng các sản phẩm này không chứa đường và calo. Thông điệp về các thành phần này thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe và cân nặng của họ.
  • Interest (Quan tâm): Coca Cola đảm bảo rằng sản phẩm của họ thú vị không chỉ về hương vị mà còn về lợi ích cho sức khỏe. Họ truyền tải rằng các sản phẩm như Coke Zero mang đến hương vị tuyệt vời mà không gây tăng cân. Điều này thu hút sự quan tâm của những người đang tìm kiếm giải pháp giảm cân hoặc duy trì vóc dáng.
  • Desire (Mong muốn): Thương hiệu tạo mong muốn bằng cách truyền tải giá trị của sản phẩm tới những đối tượng đang quan tâm đến việc giảm cân hoặc duy trì vóc dáng. Họ thúc đẩy ý thức về việc làm thế nào sản phẩm của họ có thể đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
  • Action (Hành động): Sau khi tạo mong muốn, Coca Cola đảm bảo rằng sản phẩm của họ rất dễ tiếp cận. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa, máy đồ uống tự động, rạp phim và nhiều địa điểm khác. Điều này khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm dễ dàng và dẫn đến tăng doanh số bán hàng.
vi-du-ve-mo-hinh-aida-cua-coca-cola
Coca Cola với ví dụ về mô hình AIDA là gì?

Trên đây bePOS đã giải đáp cho bạn tất tần tật về mô hình AIDA là gì, AIDA ví dụ cụ thể và đưa ra một số lỗi sai mà các marketer thường mắc phải khi áp dụng mô hình này. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm kiến thức Marketing hữu ích để phát triển doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!

FAQ

AIDA content có quan trọng không?

Mô hình AIDA được các nhà tiếp thị sử dụng rất nhiều trong việc viết content, bán hàng, thuyết trình,… AIDA content sẽ là chìa khóa vạn năng giúp bạn mang thông điệp của mình đến với khách hàng và thuyết phục họ mua hàng một cách hiệu quả nhất.

Có nên ưu tiên cho 1 giai đoạn nào của AIDA không?

Mỗi giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và chuyển đổi khách hàng. Không nên ưu tiên cho một giai đoạn cụ thể của AIDA mà nên xem xét tổng thể quá trình AIDA để đảm bảo rằng các giai đoạn được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/mo-hinh-aida-la-gi/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]