Trang chủBlogs MarketingHướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh từ A-Z chi tiết nhất 2023

Hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh từ A-Z chi tiết nhất 2023

Cập nhật lần cuối: Tháng Năm 05, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
402 Đã xem

Phân tích đối thủ cạnh tranh là một quá trình giúp doanh nghiệp xác định được những đối thủ trong thị trường cung cấp sản phẩm hay dịch vụ tương tự. Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng để doanh nghiệp đưa ra những định hướng, chiến lược cho mình nhằm thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận. Cùng bePOS tìm hiểu khái niệm, cách phân loại, bảng phân tích đổi thủ cạnh tranh… chi tiết nhất trong bài viết sau. 

Khái niệm phân tích đối thủ cạnh tranh là gì? 

Đối thủ cạnh tranh được hiểu là cá nhân hay doanh nghiệp cùng kinh doanh trong lĩnh vực giống bạn. Kể cả đối tượng khách hàng, giá cả và có sức cạnh tranh trong cùng một thị trường với doanh nghiệp của bạn.

Phân tích đối thủ là một quá trình nghiên cứu tìm ra những điểm yếu, điểm mạnh của họ nhằm đưa ra chiến lược trong việc cạnh tranh kinh doanh trên thị trường, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển hơn so với đối thủ.

doi-thu-canh-tranh-la-gi

Đối thủ cạnh tranh là gì?

Có những cách phân loại đối thủ cạnh tranh như thế nào?

Chúng ta có thể phân loại đối thủ trong kinh doanh ra làm 4 loại như sau: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp, đối thủ tiềm ẩn và đối thủ thay thế. Cùng bePOS theo dõi nội dung dưới đây để hiểu thêm về các khải niệm này.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những đối thủ cung cấp các mặt hàng, dịch vụ tương tự với doanh nghiệp của bạn. Cả hai bên đều có chung một thị trường mục tiêu và cơ sở khách hàng như nhau. Mục tiêu đều nhắm đến việc tăng trưởng lợi nhuận và thị phần kinh doanh của mình.

Hiểu đơn giản đó là những doanh nghiệp có các sản phẩm giống bạn, mô hình phân phối tương tự bạn. Nếu bạn không thực hiện nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ rất có thể xảy ra tình trạng tụt lại so với đối thủ.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những doanh nghiệp có cùng sản phẩm và dịnh vụ tương tự nhưng không giống về mục tiêu cuối cùng. Với những đối thủ này, cách tăng doanh thu sẽ được thực hiện bằng một chiến lược khác. 

Hầu hết mọi công ty sẽ tham gia dưới hình thức cạnh tranh gián tiếp. Họ sẽ phác thảo  tập khách hàng tiềm năng và đưa ra kế hoạch phát triển, chiến lược Marketing phù hợp giúp nâng cao mức độ cạnh tranh và tạo lợi thế cho sản phẩm, dịch vụ của mình. 

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp là các công ty chưa có mặt trên thị trường hoặc mới có mặt trong ngành nhưng chưa cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống với của bạn. Tuy nhiên, trong tương lai những đối thủ cạnh tranh này sẽ có thể tạo ra ảnh hưởng tới ngành, thị trường.

Khả năng cạnh tranh của đối thủ tiềm ẩn được tính toán nhờ sự đánh giá qua rào cản ngăn chặn gia nhập ngành. Có nghĩa là, một doanh nghiệp sẽ cần bỏ ra nhiều hay ít chi phí để được tham gia vào ngành. Nếu mức chi phí gia nhập ngành càng cao thì rào cản càng lớn và ngược lại.

doi-thu-canh-tranh-tiem-an

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

>> Xem thêm: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH LÀ GÌ? TỔNG HỢP A-Z KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Những tiêu chí cần có trong bảng phân tích các đối thủ cạnh tranh

Một bảng phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ cần được thiết kế theo yêu cầu đặc thù của việc phân tích, nhưng vẫn cần phải có những thông tin cơ bản để thể hiện được sự chuyên nghiệp và rõ ràng. Những thông tin cần có trong bảng này bao gồm:

  • Phần tên bảng: Trình bày ngắn gọn, rõ ràng mục đích của bảng phân tích.
  • Người lập bảng: Nắm được thông tin những người tham gia quá trình nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
  • Thời gian lập bảng: Doanh nghiệp của bạn luôn thay đổi để phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường. Và đương nhiên, các công ty đối thủ cũng vậy. Do đó bạn cần ghi lại thời gian bạn thực hiện bảng phân tích để có thể đưa ra những chiến lược chính xác.
  • Danh sách các đối thủ cạnh tranh: Tổng hợp đối thủ hoặc bảng so sánh giữa doanh nghiệp mình và đối thủ.
  • Những tiêu chí để so sánh: Để người xem có thể dễ dàng theo dõi các nghiên cứu thì các thông tin cần được sắp xếp rõ ràng theo từng tiêu chí riêng.

mau-bang-phan-tich-doi-thu-canh-tranh-co-ban

Mẫu bảng phân tích đối thủ cơ bản

3 mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh phổ biến hiện nay

Để việc tìm hiểu đối thủ thuận lợi và hệ thống hóa các nghiên cứu, bạn cần nắm rõ những mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh dưới đây.

Mô hình phân tích SWOT

Mô hình SWOT là một mô hình cơ bản nhưng lại rất hiệu quả trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về đối thủ và đưa ra những đánh giá chính xác.

4 yếu tố cơ bản trong SWOT chính là:

  • Strengths (Điểm mạnh): Những tác nhân bên trong mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
  • Weakness (Điểm yếu): Những tác nhân bên trong gây bất lợi cho doanh nghiệp.
  • Opportunities (Cơ hội): Tác nhân bên ngoài mang tính tích cực cho doanh nghiệp.
  • Threats (Thách thức): Tác nhân bên ngoài gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Đây là mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn xác định, phân tích 5 lực lượng cạnh tranh khác nhau có thể áp dụng cho mọi ngành hàng:

  • Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
  • Nhà cung cấp.
  • Thị trường khách hàng.
  • Sản phẩm/dịch vụ thay thế của doanh nghiệp.

mo-hinh-phan-tich-doi-thu-canh-tranh-5-ap-luc

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix)

Ma trận cạnh tranh – CPM là mô hình giúp bạn có thể xác định các đối thủ cạnh tranh chính. Đồng thời tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để có so sánh tương quan với vị thế chiến lược của công ty cạnh trạnh. Các thành phần trong mô hình này gồm:

  • Những yếu tố phân tích
  • Trọng số các yếu tố phân tích
  • Xếp hạng của đổi thủ ở các yếu tố trong báo cáo
  • Điểm và tổng điểm của từng doanh nghiệp

>> Xem thêm: SWOT LÀ GÌ? TỔNG HỢP KIẾN THỨC TỪ A-Z VỀ PHÂN TÍCH SWOT 2022

Các bước phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?

Để có thể nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp.
  • Bước 2: Nhận dạng chiến lược mà đối thủ cạnh tranh sử dụng.
  • Bước 3: Xác định mục tiêu của đối thủ.
  • Bước 4: Xác định điểm mạnh – yếu trong kế hoạch của đối thủ
  • Bước 5: Tiến hành phân tích các dữ liệu mà bạn thu thập được.
  • Bước 6: Xác định các vấn đề từ đó xây dựng chiến lược nhằm cải thiện cho doanh nghiệp của mình.

cac-buoc-phan-tich-doi-thu-canh-tranh

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Ví dụ phân tích đối thủ cạnh tranh của một số thương hiệu nổi tiếng

Chúng ta sẽ xem qua ví dụ về đối thủ cạnh tranh của hai thương hiệu Vinamilk và Coca-cola để cùng hiểu rõ hơn quá trình nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong thực tế. 

Phân tích đối thủ cạnh tranh của Vinamilk

Ví dụ về đối thủ cạnh tranh của Vinamilk

Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa được nhiều người tiêu dùng Việt Nam tin dùng. Tuy nhiên, thương hiệu này đã không ít lần gặp phải trở ngại trong việc tung ra các sản phẩm trên thị trường bởi những đối thủ đáng gờm. 

Do danh mục sản phẩm đa dạng nên mỗi phân khúc của thương hiệu đều có ít nhất một đối thủ cạnh tranh nhất định. Tính đến thời điểm hiện tại, đối thủ cạnh tranh của Vinamilk đáng phải kể đến là: Dutch Lady, TH True Milk, Nutri Food.

Nghiên cứu đối thủ Dutch Lady của Vinamilk

Dutch Lady là một thương hiệu quen thuộc của Hà Lan. Dù bước chân muộn vào thị trường Việt Nam nhưng thương hiệu này đã khẳng định vị thế của mình không kém cạnh gì so với Vinamilk. Trong nhiều năm liền, Dutch Lady đã liên tục đưa ra những chiến lược đối đầu trực tiếp với Vinamilk.

Về phần sản phẩm, thương hiệu này tập trung xây dựng “hệ sinh thái” với đa dạng các sản phẩm. Ngoài sản phẩm sữa tươi, Dutch Lady còn tiếp tục phát triển một số thị trường khác như: Sữa Yomost, Fristi, Ovaltine, Sữa chua thanh trùng Dutch Lady, Sữa bột Dutch Lady. 

Với việc tung ra những dòng sản phẩm khác nhau, thương hiệu đã ngầm khẳng định Vinamilk là đối thủ mà mình đang nhắm tới. Vinamilk có mặt hàng nào, thương hiệu này sẽ ngay lập tức tung ra mặt hàng tương tự. 

dutch-lady-doi-thu-canh-tranh-cua-vinamilk

Dutch Lady đối thủ cạnh tranh của Vinamilk

Để khẳng định chất lượng của mình, Dutch Lady còn chơi lớn khi nhập giống từ bò sữa từ New Zealand với hình thức vay mượn. Sau đó thực hiện các công đoạn hướng dẫn, kiểm tra, chăm sóc để tối ưu hóa nguồn nguyên liệu cho sản phẩm và liên tục quảng bá trên các kênh truyền thông chính thống với TVC đầy ấn tượng.

Mặc dù là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhưng Dutch Lady vẫn có điểm hạn chế của mình đó là phân phối sản phẩm thông qua các bên trung gian, chưa có nhà phân phối độc quyền. Thêm vào đó, việc là một thương hiệu ngoại nhập cũng là bất lợi lớn của thương hiệu này. Tuy nhiên, vị trí thứ hai cũng đủ khẳng định đây là một thương hiệu “chất” từ sản phẩm tới chiến lược.

Vinamilk có lợi thế bởi là thương hiệu tiên phong trong ngành sữa tươi tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, việc các đối thủ luôn không ngừng thay đổi và tung ra nhiều loại sản phẩm mới cũng là điều khiến thương hiệu này gặp không ít khó khăn. Đó cũng chính là lý do Vinamilk cần phải phân tích và đánh giá đối thủ một cách toàn diện. Từ đó đưa ra các biện pháp Marketing hiệu quả nhằm đẩy mạnh thị phần và nâng cao doanh thu.

Phân tích đối thủ cạnh tranh của Coca-Cola

Ví dụ về đối thủ cạnh tranh của Coca-Cola

Coca-Cola là một tập đoàn đã phát triển và có mặt tại hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới và là một trong những tập đoàn có doanh thu lên đến hàng chục tỷ mỗi năm. Tham gia thị trường Việt Nam từ năm 1985 với hệ thống phân phối và kinh doanh tại hơn 300.000 cửa hàng, đại lý trên toàn quốc nhưng thương hiệu này cũng không thể tránh khỏi các đối thủ cạnh tranh. Và khi nhắc tới Coca-Cola thì chúng ta không thể bỏ qua được sản phẩm Pepsi từ tập đoàn PepsiCo.

Nghiên cứu đối thủ Pepsi của Coca-Cola

Pepsi là một trong những công ty lớn, đối thủ cạnh tranh của Coca-Cola. Mặc dù ra mắt sau nhưng thương hiệu này vẫn lấy Coca-Cola làm mục tiêu để đánh bại. 

Để nói về thế mạnh của Pepsi tại thị trường Việt Nam thì ta có thể thấy đây là một thương hiệu lâu đời, nổi tiếng trên toàn thế giới, có chỗ đứng khá chắc trên thị trường. Pepsi cũng dành được những đánh giá cao từ người tiêu dùng nhờ tính tiện dụng, sự năng động. Hương vị của sản phẩm này cũng tương đối phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, để cạnh tranh trực tiếp với Coca-Cola, Pepsi đã phải chi ra rất nhiều tiền dành cho quảng cáo. Thêm vào đó, theo một vài đánh giá nhận định thì giá sản phẩm của Pepsi không có sự linh động. 

Những điểm yếu này hiện nay khó có thể hạn chế trên thị trường hiện tại. Do đó, thương hiệu cần phải gia tăng sức mạnh từ nhãn hiệu để đề phòng sự tấn công tới từ những đối thủ cạnh tranh khác.

pepsi-doi-thu-canh-tranh-cua-coca-cola

Pepsi đối thủ cạnh tranh của Coca-Cola

Pepsi tuy ra đời sau nhưng là một đối thủ đáng gờm bởi mục tiêu xác định là đối đầu trực tiếp với Coca-cola. Do đó, để không bị lu mờ với những sản phẩm của Pepsi trên thị trường, Coca-cola đã liên tục đưa ra những chiến dịch quảng cáo đối đầu với Pepsi. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các chiến dịch quảng bá giữa hai nhãn hàng này trên Internet.

Không có bất cứ doanh nghiệp nào hay ngành hàng nào không có đối thủ cạnh tranh. Bằng cách xác định đối thủ của mình, hiểu cách phân tích đối thủ ra làm sao bạn có thể giải quyết những vấn đề của chính doanh nghiệp mình. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thu về lợi nhuận cao hơn, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường. 

Hy vọng rằng qua bài viết trên, bePOS đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm đối thủ cạnh tranh là gì cùng các vấn đề liên quan và có thể áp dụng thành công trong thực tế.

FAQ

Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh có lợi ích như thế nào?

Việc lập bảng phân tích đối thủ của doanh nghiệp sẽ giúp bạn: 

  • Tổng hợp các thông tin theo tiêu chí rõ ràng, hệ thống.
  • Dễ dàng phân tích, so sánh về đối thủ và doanh nghiệp của mình.
  • Tùy biến các nhóm theo tiêu chí để đáp ứng được mục tiêu phân tích của mình.
  • Giúp người nhận bảng báo cáo có thể theo dõi dễ dàng và nắm bắt được thông tin nhanh hơn.

Khi tìm hiểu đối thủ cần phải giả quyết những vấn đề gì?

Khi phân tích đối thủ bạn cần giải đáp được ít nhất là 5 câu hỏi sau:

  • Bạn sẽ học hỏi được gì từ lợi thế cạnh tranh của đối thủ?
  • Phương thức Marketing mà đối thủ đang thực hiện là gì?
  • Chi phí và giá sản phẩm trên thị trường của họ ra sao?
  • Bộ máy hoạt động gồm những gì?
  • Phương thức nào giúp đối thủ tạo ra sự trung thành của khách hàng?