Trang chủBlogs Marketing4 bước xây dựng thông điệp truyền thông từ A-Z và các ví dụ điển hình

4 bước xây dựng thông điệp truyền thông từ A-Z và các ví dụ điển hình

Cập nhật lần cuối: Tháng mười một 11, 2023
Chu Hanh
1864 Đã xem

Ngoài sản phẩm chất lượng, thương hiệu nếu muốn phát triển cần phải có thông điệp truyền thông. Nếu bạn xây dựng được một thông điệp tốt kết hợp với các hoạt động Marketing thì doanh nghiệp có thể tiếp cận tới tệp khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Vậy làm thế nào để xây dựng một thông điệp truyền thông ấn tượng? Hãy cùng bePOS khám phá ngay trong bài viết sau đây.

Thông điệp truyền thông là gì?

Thông điệp truyền thông, còn gọi Media Message hay thông điệp quảng cáo, là những thông điệp mà doanh nghiệp muốn mang đến với khách hàng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, một người bình thường sẽ tiếp nhận từ 3000 – 4000 thông tin trong mỗi ngày. Với khối lượng thông tin khổng lồ như vậy, rất khó để người dùng có thể dung nạp hết. Do đó, thông điệp truyền thông ngắn gọn, ấn tượng sẽ là cách tốt nhất mà doanh nghiệp có thể khiến người dùng hướng sự chú ý đến thương hiệu.

thong-diep-truyen-thong-la-gi
Thông điệp truyền thông là gì?

Ngoài cách hiểu trên, bạn có thể hiểu Media Message theo các cách sau:

  • Thông điệp truyền thông là một biểu tượng, cụm từ hoặc câu hoàn chỉnh, truyền tải nội dung cụ thể tới công chúng.
  • Thông điệp truyền thông là cách mà các thông điệp được diễn đạt gọn gàng, với những hình thức thích hợp để truyền tải đến công chúng. 
  • Thông điệp truyền thông là nội dung, ý tưởng được mã hóa dưới dạng những yếu tố minh họa như âm thanh, hình ảnh, chữ viết,…

Dưới góc nhìn của các Marketer, thông điệp truyền thông là thông điệp mà nhà quản trị Marketing muốn công chúng lưu lại trong tâm trí, có thể tác động đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của người dùng.

Thông điệp truyền thông có ý nghĩa gì?

Vai trò cũng như ý nghĩa của thông điệp truyền thông chính là tạo ra sự thay đổi tích cực trong nhận thức, cảm xúc và hành vi của khách hàng mục tiêu đối với thương hiệu. Hầu hết doanh nghiệp nào cũng muốn thương hiệu của mình có thể in sâu trong tâm trí của khách hàng. Bên cạnh yếu tố về cảm xúc, doanh nghiệp còn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với những đối thủ cùng ngành nếu có một thông điệp truyền thông tốt.

Một thông điệp truyền thông sáng tạo sẽ cần đạt những tiêu chí sau:

  • Thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng đến thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Tạo cảm xúc cho khách hàng về thương hiệu, dẫn tới nảy sinh nhu cầu mua hàng.
  • Là động lực để khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu của công ty.
  • Thông tin trong thông điệp được xử lý ở mức độ sâu hơn, giúp khách hàng nắm bắt giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
y-nghia-thong-diep-truyen-thong
Ý nghĩa của thông điệp truyền thông là gì?

Ví dụ: Quảng cáo Tết đoàn viên của Kinh Đô, với thông điệp quen thuộc được phát vào mỗi dịp Tết “Thấy Kinh Đô là thấy Tết”. Thông điệp được phát trên tivi vào các khung giờ vàng đã ăn sâu vào tâm trí của những người Việt Nam.

Phân loại thông điệp truyền thông 

Thông điệp theo giọng điệu

Giọng điệu là một trong những tiêu chí phân loại thông điệp truyền thông. Không chỉ tạo ảnh hưởng về khía cạnh tâm lý người dùng, thông điệp truyền thông còn phải phản ánh hình ảnh, tính cách thương hiệu, bao hàm việc sử dụng một giọng điệu phù hợp. Ngoài ra, bạn nên điều chỉnh để giọng điệu thông điệp tương thích với tính chất riêng của từng sản phẩm, dịch vụ.

Thông điệp theo mục đích

Mỗi tổ chức, doanh nghiệp khi hoạt động đều hướng đến một mục đích riêng. Vì vậy, thông điệp truyền thông cũng có sự khác biệt, cụ thể:

  • Mục đích xã hội, chính trị: Thông điệp truyền thông xây dựng để định hướng, tuyên truyền, giáo dục, nhằm điều chỉnh nhận thức và hành vi của khách hàng.
  • Mục đích thương mại: Thông điệp truyền thông xây dựng để xây dựng nhận thức khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. 
phan-loai-thong-diep-truyen-thong
Các loại thông điệp quảng cáo được áp dụng chủ yếu hiện nay

Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng thông điệp truyền thông

Bước 1: Tìm Insight của khách hàng

Bước đầu tiên để xây dựng thông điệp truyền thông là đi tìm Insight khách hàng. Insight khách hàng là những sự thật ngầm hiểu, hay những cảm xúc, nhu cầu tâm lý thầm kín không được thể hiện ra ngoài, mà nhiều khi khách hàng còn chưa nhận thức được nó. Để tìm Insight khách hàng hiệu quả, bạn cần:

  • Nghiên cứu khách hàng mục tiêu: Bạn cần nghiên cứu các thông tin nhân khẩu học về khách hàng mục tiêu, như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, nơi sống,… Bên cạnh đó, tâm lý và hành vi khách hàng cũng vô cùng quan trọng, như những vấn đề mà họ gặp phải trong cuộc sống, lý do mua sắm,… 
  • Áp dụng các phương thức khảo sát: Bạn có thể áp dụng xen kẽ nhiều hình thức để nghiên cứu khách hàng, như khảo sát online, phỏng vấn chuyên sâu, xin feedback,… Khi này, bạn hãy liên tục đặt câu hỏi “Tại sao” liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, đối thủ để khai thác sâu nhất Insight khách hàng.
  • Tổng hợp Insight: Sau khi thực hiện các khảo sát, bạn sẽ nhận thấy có nhiều thông tin vụ vặt. Để làm cho thông tin trở nên hữu dụng, bạn cần nhóm chúng lại để đưa ra một Insight lớn, bao quát, từ đó xây dựng thông điệp truyền thông hiệu quả.
  • Kiểm tra Insight: Một cách để kiểm tra Insight khách hàng là sử dụng phương pháp A/B Testing. Ví dụ, cùng một chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới, nhưng bạn “nháp” hai thông điệp khác nhau để xem đâu là lựa chọn phù hợp nhất.
nghien-cuu-insight-khach-hang
Nghiên cứu Insight khách hàng để tìm cách cách truyền tải thông điệp hiệu quả

Bước 2: Tạo độ tin tưởng trong thông điệp

Thông điệp truyền thông muốn đạt thành công thì phải tạo độ tin tưởng với khách hàng. Cách hiệu quả nhất để tạo độ tin tưởng chính là đánh vào cảm xúc khách hàng. Theo nghiên cứu của Harvard Business Review, hành vi người mua bị tác động chủ yếu bởi 10 cảm xúc: nổi bật, lạc quan, thỏa nguyện, phấn khích, tự do, an toàn, thành công, khẳng định bản thân, thuộc về nhóm cộng đồng nào đó và ý thức bảo vệ môi trường.

Tùy thuộc vào ngành hàng và tệp người dùng, mà các cảm xúc khi mua sắm có thể thay đổi. Ví dụ, các sản phẩm y tế cần tạo cảm giác an toàn, đáng tin cậy cho khách hàng. Đối với nhóm hàng công nghệ, người mua sẽ dễ đồng cảm với những thông điệp mang tính tự do, phóng khoáng, hiện đại, tính cá nhân. 

tao-do-tin-tuong-cho-doanh-nghiep
Doanh nghiệp cần tạo dựng sự tin tưởng nơi khách hàng

Tiếp theo, bạn tìm ngôn từ phù hợp để diễn tả thông điệp một cách hiệu quả nhất. Theo kinh nghiệm của nhiều Marketer, ngôn từ càng đơn giản, súc tích, thì càng dễ tác động vào Insight khách hàng. Bạn hãy dùng thông điệp đó để giải quyết nhu cầu cho khách hàng, chứ không nên dùng từ ngữ sáo rỗng, khoa trương về sản phẩm, dễ tạo cảm giác nghi ngờ cho người đọc. 

Bước 3: Cô đọng và rõ ràng

Như đã nói, tính cô đọng và sự rõ ràng là hai yếu tố quan trọng trong cách viết thông điệp truyền thông. Cụ thể, một thông điệp chỉ nên bao gồm 1,2 ý tưởng chính và kết thúc trong một câu văn ngắn gọn. Trong một quảng cáo chỉ nên có khoảng 2 thông điệp về sản phẩm, tránh gây rắc rối và khiến khách hàng cảm thấy khó ghi nhớ. 

dam-bao-su-co-dong
Sử dụng ngôn từ đơn giản là cách truyền tải thông điệp bạn nên áp dụng

Bước 4: Hình ảnh hóa thông điệp hiệu quả

Thông điệp truyền thông là sự kết hợp của cả ngôn từ và hình ảnh. Vậy làm sao để tạo hình ảnh hiệu quả cho thông điệp truyền thông? Câu trả lời là bạn nên tìm ra keyword chính và xây dựng các yếu tố thị giác xoanh quanh keyword chính đó. Dựa trên keyword, bạn có thể sáng tạo nên nhiều ý tưởng, sử dụng nhiều cách diễn đạt để thể hiện keyword đó.

Phần chữ trong hình ảnh phải thực sự ngắn gọn, cụ thể và nghe bắt tai để thu hút khách hàng ngay từ giây đầu tiên. Ngoài ra, bạn nên chọn hình ảnh sao có điểm tập trung lớn, bắt mắt. Nếu trong thiết kế có nhiều hình ảnh, thì bạn nên sắp đặt đảm bảo tính hài hòa, có chính có phụ để làm nổi bật thông điệp chính, tránh gây rối mắt.  

hinh-anh-hoa-thong-diep
Tìm ý tưởng để hình ảnh hóa thông điệp

Những tiêu chí cần có để tạo ra một thông điệp truyền thông hiệu quả

Một thông điệp truyền thông hiệu quả cần đảm bảo những tiêu chí như sau:

  • Đơn giản, ngắn gọn: Thông điệp truyền thông nên súc tích và dễ hiểu, tránh sử dụng ngôn từ trừu tượng, hoa mỹ. Bởi lẽ, những nội dung đơn giản lại rất dễ để in sâu vào tâm trí khách hàng và lan tỏa rộng rãi. 
  • Đảm bảo tính chân thực: Khách hàng ngày nay không thích những thông điệp quá khoa trương, phóng đại. Họ yêu thích sự chân thật và đặc biệt là đã qua sự kiểm chứng thực tế từ các thành viên khác trong cộng đồng. Vì vậy, bạn hãy khéo léo trong cách viết thông điệp, để đảm bảo sự hấp dẫn, thể hiện tầm vóc doanh nghiệp, nhưng vẫn gần gũi với người dùng. 
  • Ngôn ngữ thông dụng: Ngôn ngữ thông dụng sẽ giúp bạn truyền đạt thông điệp truyền thông hiệu quả. Lý do là, không phải khách hàng tiềm năng nào của thương hiệu cũng có mức độ hiểu biết như nhau.
  • Đảm bảo sự hấp dẫn: Dù đơn giản, dễ hiểu, nhưng thông điệp truyền thông phải đảm bảo sự hấp dẫn. Muốn làm được điều này, bạn cần hiểu sâu và tâm lý khách hàng, ví dụ khách hàng trẻ thường thích các câu nói bắt trend.
  • Phù hợp văn hóa: Thông điệp truyền thông phải phù hợp với nền văn hóa nơi thương hiệu đang quảng bá. Bởi lẽ, có những hành động là bình thường trong nền văn hóa này, nhưng lại phản cảm trong nền văn hóa khác. 
tieu-chi-danh-gia-thong-diep-truyen-thong
Những tiêu chí để đánh giá một thông điệp truyền thông hiệu quả

>> Xem thêm: Hướng dẫn nghiên cứu hành vi khách hàng hiệu quả với 8 bước sau

Mẫu thông điệp truyền thông ấn tượng

Dưới đây là một số mẫu thông điệp truyền thông mà bạn có thể tham khảo:

1) Đây là bức hình kêu gọi người dân bảo vệ động vật của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế với thông điệp truyền thông là: “Pokemon có thật. Hãy cứu chúng”.

mau-thong-diep-truyen-thong-bao-ve-dong-vat
Mẫu thông điệp truyền thông bảo vệ động vật

2) Chiến dịch kêu gọi hiến máu tạo thông điệp truyền thông với nội dung: “Khi bạn hiến máu cũng là lúc bạn tiếp thêm nguồn sống cho người khác”, đi kèm hình ảnh nối liền trái tim hai người với nhau.

3) Chiến dịch nâng cao nhận thức về sự cô đơn người già xây dựng thông điệp: “Nỗi cô độc gây hại đến sức khỏe người già tương đương với việc hút 15 điếu thuốc mỗi ngày.” Đi cùng là hình ảnh già đứng trong khung cửa sổ có tạo hình giống bao thuốc lá, bên dưới đề dòng chữ “Loneliness kills”.

4) Bức ảnh dưới đây là thông điệp truyền thông của hãng xe ô tô Vinfast với thông điệp hết sức mạnh mẽ: “Dấu ấn người dẫn đầu”, Vinfast đã kết hợp thông điệp này với sự kiện ra mắt mẫu ô tô President dành cho những khách hàng cao cấp.

mau-thong-diep-truyen-thong-vinfast
Thông điệp ra mắt mẫu ô tô Vinfast President 

5) Chiến dịch bảo vệ thiên nhiên tại Brazil tạo thông điệp: “Đây là cách mà môi trường đang sống: Cố gắng chỉ để tiếp tục tồn tại”, kết hợp cùng hình ảnh một khúc cây đang nằm trên giường bệnh.

6) Chiến dịch tuyên truyền chấm dứt lao động trẻ em: “Nếu bạn không lên tiếng, nó sẽ không bao giờ chấm dứt”.

7) Chiến dịch tuyên truyền tác hại thuốc lá xây dựng thông điệp: “Mỗi điếu thuốc sẽ làm bạn mất đi một chiếc răng”.  

>> Xem thêm: Tổng hợp 100+ mẫu câu Slogan hay, gây ấn tượng khách hàng dành cho doanh nghiệp

Case study về thông điệp truyền thông hay

Sau khi tìm hiểu cách tạo ra thông điệp truyền thông, chúng ta hãy cùng khám phá một số ví dụ về thông điệp quảng cáo điển hình để hiểu rõ hơn cũng như biết cách áp dụng vào trong thực tế. 

Thông điệp truyền thông của Vinamilk

Hiểu được tầm quan trọng của quảng cáo trong ngành hàng bán lẻ, Vinamilk không ngừng triển khai nhiều chiến dịch quảng cáo với những thông điệp truyền thông đi vào lòng người. Với sự sáng tạo trong các thông điệp cùng việc sử dụng nhiều kênh truyền thông có độ phủ sóng cao, Vinamilk đã thành công trong tất cả các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.

Một số chiến dịch quảng cáo mang tính nhân văn kết hợp với những thông điệp truyền thông nổi bật của Vinamilk có thể kể đến như:

  • 40 năm vươn cao Việt Nam.
  • Vinamilk – Ươm mầm những tài năng trẻ Việt Nam.
  • Sữa học đường Vinamilk.
  • Sữa tươi số 1 Việt Nam
  • Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh,…
vi-du-thong-diep-truyen-thong-vinamilk
Ví dụ về thông điệp quảng cáo của Vinamilk

Những thông điệp trên đã được người tiêu dùng cả nước đánh giá cao và ủng hộ nhiệt tình, từ đó, thương hiệu Vinamilk gắn với sự phát triển của mầm non Việt Nam ngày càng được lan tỏa rộng khắp.

Ngoài ra, Vinamilk còn thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi khi mua sữa. Đây là một trong những cách kích thích mua hàng giúp gia tăng doanh số như: “Tặng 1 hộp sữa khi mua 2 lốc sữa Vinamilk” hay “Tặng bình đựng nước cho trẻ khi mua 3 lốc sữa chua Vinamilk”.

Thông điệp truyền thông của MILO

MILO được biết tới là một hãng thức uống từ lúa mạch kết hợp với sữa dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, phổ biến ở các nước Đông Nam Á và châu Úc. Sữa MILO là một sản phẩm nổi tiếng ở Việt Nam với độ phủ sóng toàn quốc, được các bạn trẻ yêu thích bởi hương vị thơm ngon, dễ uống và cung cấp năng lượng sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi.

Thay vì tuyển chọn diễn viên nhí, MILO đã sử dụng chính những nhân vật đời thường trong câu chuyện lớn khôn cùng thể thao để truyền thông. Ngoài ra, thương hiệu cũng sử dụng những lời kể từ cha mẹ để làm câu chuyện truyền thông xuyên suốt các chiến dịch Marketing, nhằm thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh đang có con ở tuổi ăn tuổi lớn.

Một số thông điệp truyền thông của MILO đạt được hiệu quả cao như:

  • Milo – Năng động Việt Nam.
  • Con chính là “Nhà vô địch”.
  • Với thể thao, ai cũng là “nhà vô địch”.
  • Nhà vô địch làm từ Milo,…
thong-diep-truyen-thong-cua-milo
Thông điệp truyền thông của Milo: “Nhà vô địch làm từ Milo”

Ngoài ra, hãng sữa này cũng thường xuyên sử dụng TVC như “Nhà vô địch thực sự” và “Cảm ơn mẹ” trong các chiến dịch truyền thông, nhằm đánh vào tệp khách hàng là các ông bố bà mẹ. Bên cạnh đó, MILO cũng sử dụng kênh truyền thông là Facebook và Youtube để quảng cáo, đồng thời mời những KOL hay những bậc phụ huynh là diễn viên, nghệ sĩ Việt để tăng hiệu quả lan truyền.

Trên đây là những ví dụ về thông điệp truyền thông và những mẫu thông điệp truyền thông ấn tượng, tạo cảm xúc mạnh mẽ cho khách hàng. Với mỗi một chiến dịch, bạn cần tạo ra một thông điệp riêng, nhưng vẫn phải bám sát vào giá trị của doanh nghiệp và có mối liên quan chặt chẽ tới sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp. Chúc bạn thành công!

FAQ

Thông điệp có cần tuân thủ tín ngưỡng, tôn giáo?

Câu trả lời là Có. Sự bất cẩn trong việc nghiên cứu thị trường có thể gây ra những hiểu lầm nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình là hãng đồ uống Pepsi. 

Khi ra mắt thị trường Trung Quốc, Pepsi đã sử dụng thông điệp “Pepsi mang bạn trở về với cuộc sống”. Nhưng do lỗi dịch thuật, câu này lại được người dân Trung Quốc hiểu thành “Pepsi mang tổ tiên trở về từ thế giới bên kia”. Đây là một tình huống được người tiêu dùng Trung Quốc phản ứng dữ dội, khiến Pepsi bị thiệt hại nặng nề cả về doanh thu lẫn hình ảnh thương hiệu.

Thông điệp có thể biểu thị bằng hình ảnh thay vì lời nói không?

Câu trả lời là Có. Thông điệp truyền thông hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh thay vì lời nói hay chữ viết. Tuy nhiên, hình ảnh phải thật ấn tượng, người dùng nhìn vào có thể hiểu ngay dụng ý của hình ảnh đó muốn nói đến là gì. Hoặc hình ảnh có thể sáng tạo không giới hạn, mang tính bí ẩn, trừu tượng khiến người xem có các luồng suy nghĩ đa chiều, từ đó hằn sâu vào trí nhớ của người dùng. 

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/thong-diep-truyen-thong/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]