Ngoài sản phẩm chất lượng, thương hiệu nếu muốn phát triển cần phải có thông điệp truyền thông. Nếu bạn xây dựng được một thông điệp tốt kết hợp với các hoạt động Marketing thì doanh nghiệp có thể tiếp cận tới tệp khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Vậy làm thế nào để xây dựng một thông điệp truyền thông ấn tượng? Hãy cùng bePOS khám phá ngay trong bài viết sau đây.
Thông điệp truyền thông là gì?
Thông điệp truyền thông (Media Message) là những thông điệp mà doanh nghiệp muốn mang đến với khách hàng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, một người bình thường sẽ tiếp nhận từ 3000 – 4000 thông tin trong mỗi ngày. Với khối lượng thông tin khổng lồ như vậy, rất khó để người dùng có thể dung nạp hết. Do đó, thông điệp truyền thông ngắn gọn, ấn tượng sẽ là cách tốt nhất mà doanh nghiệp có thể khiến người dùng hướng sự chú ý đến thương hiệu.

Ngoài cách hiểu trên, bạn có thể hiểu Media Message theo các cách sau:
- Thông điệp truyền thông là một biểu tượng, cụm từ hoặc câu hoàn chỉnh, truyền tải nội dung cụ thể tới công chúng.
- Thông điệp truyền thông là cách mà các thông điệp được diễn đạt gọn gàng, với những hình thức thích hợp để truyền tải đến công chúng.
- Thông điệp truyền thông là nội dung, ý tưởng được mã hóa dưới dạng những yếu tố minh họa như âm thanh, hình ảnh, chữ viết,…
Dưới góc nhìn của các Marketer, thông điệp truyền thông là thông điệp mà nhà quản trị Marketing muốn công chúng lưu lại trong tâm trí, có thể tác động đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của người dùng.
>> Xem thêm: MARKETING TRUYỀN MIỆNG CÓ SỨC MẠNH “KHỦNG KHIẾP” NHƯ THẾ NÀO?
Thông điệp truyền thông có ý nghĩa gì?
Vai trò cũng như ý nghĩa của thông điệp truyền thông chính là tạo ra sự thay đổi tích cực trong nhận thức, cảm xúc và hành vi của khách hàng mục tiêu đối với thương hiệu. Hầu hết doanh nghiệp nào cũng muốn thương hiệu của mình có thể in sâu trong tâm trí của khách hàng. Bên cạnh yếu tố về cảm xúc, doanh nghiệp còn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với những đối thủ cùng ngành nếu có một thông điệp truyền thông tốt.

Một thông điệp truyền thông sáng tạo sẽ cần đạt những tiêu chí sau:
- Thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng đến thương hiệu của doanh nghiệp.
- Tạo cảm xúc cho khách hàng về thương hiệu, dẫn tới nảy sinh nhu cầu mua hàng.
- Là động lực để khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu của công ty.
- Thông tin trong thông điệp được xử lý ở mức độ sâu hơn, giúp khách hàng nắm bắt giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Ví dụ: Quảng cáo Tết đoàn viên của Kinh Đô, với thông điệp quen thuộc được phát vào mỗi dịp Tết “Thấy Kinh Đô là thấy Tết”. Thông điệp được phát trên tivi vào các khung giờ vàng đã ăn sâu vào tâm trí của những người Việt Nam.
Hướng dẫn xây dựng thông điệp truyền thông chi tiết
Sau đây bePOS sẽ hướng dẫn bạn các bước để hoàn thành một thông điệp quảng cáo:
Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu mà bạn muốn hướng đến
Xác định được thị trường hướng đến cũng như tệp khách mà bạn muốn tấn công là bước đầu để xây dựng một thông điệp hiệu quả. Bước này sẽ giúp xác định con đường rõ hơn cho thông điệp, thu hẹp phạm vi tác động để gây ảnh hưởng mạnh hơn đến đối tượng tiếp cận.
Bước 2: Giải pháp bạn mang đến cho khách hàng là gì?
Giải pháp mà doanh nghiệp của bạn mang đến cho người tiêu dùng chính là liều thuốc bổ sung vào điểm thiếu mà thị trường đang cần. Chính vì thế, bạn cần xác định rõ giải pháp tối ưu nhất mà công ty có thể cung cấp cho người dùng là gì.

Tiếp đó, hãy xác định tất cả những lợi ích mà giải pháp của doanh nghiệp mang lại. Hãy trả lời cho câu hỏi: “Những lợi ích này sẽ cải thiện cuộc sống của khách hàng như thế nào?”. Đồng thời, đừng quên đảo ngược bất kỳ rủi ro nào mà khách hàng có thể gặp phải khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ hay giải pháp của bạn.
Bước 3: Thông điệp của bạn có gì khác biệt?
Nếu sản phẩm của bạn tốt nhưng lại chưa có điểm gì nổi bật hơn các đối thủ, vậy hãy tập trung vào việc đưa ra một lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Ví dụ, bạn có thể hạ giá thành thấp hơn, tạo một thông điệp hướng tới sản phẩm chất lượng cao nhưng giá thành bình dân do tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Hãy đưa ra những ưu điểm, sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh cũng như hiệu quả tích cực mà sản phẩm/dịch vụ của bạn đem lại. Đây sẽ là điều mà bạn cần làm để tác động một cách mạnh mẽ đến cảm xúc và hành vi của người tiêu dùng.
Mẫu thông điệp truyền thông ấn tượng
Dưới đây là một số mẫu thông điệp truyền thông mà bạn có thể tham khảo:
Đây là bức hình kêu gọi người dân bảo vệ động vật của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế với thông điệp truyền thông là: “Pokemon có thật. Hãy cứu chúng”.

Hay bức ảnh dưới đây là thông điệp truyền thông của hãng xe ô tô Vinfast với thông điệp hết sức mạnh mẽ: “Dấu ấn người dẫn đầu”, Vinfast đã kết hợp thông điệp này với sự kiện ra mắt mẫu ô tô President dành cho những khách hàng cao cấp.

Case study về thông điệp truyền thông hay
Sau khi tìm hiểu cách tạo ra thông điệp truyền thông, chúng ta hãy cùng khám phá một số ví dụ về thông điệp truyền thông điển hình để hiểu rõ hơn cũng như biết cách áp dụng vào trong thực tế.
Thông điệp truyền thông của Vinamilk
Hiểu được tầm quan trọng của quảng cáo trong ngành hàng bán lẻ, Vinamilk không ngừng triển khai nhiều chiến dịch quảng cáo với những thông điệp truyền thông đi vào lòng người. Với sự sáng tạo trong các thông điệp cùng việc sử dụng nhiều kênh truyền thông có độ phủ sóng cao, Vinamilk đã thành công trong tất cả các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.
Một số chiến dịch quảng cáo mang tính nhân văn kết hợp với những thông điệp truyền thông nổi bật của Vinamilk có thể kể đến như:
- 40 năm vươn cao Việt Nam.
- Vinamilk – Ươm mầm những tài năng trẻ Việt Nam.
- Sữa học đường Vinamilk.
- Sữa tươi số 1 Việt Nam
- Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh,…

Những thông điệp trên đã được người tiêu dùng cả nước đánh giá cao và ủng hộ nhiệt tình, từ đó, thương hiệu Vinamilk gắn với sự phát triển của mầm non Việt Nam ngày càng được lan tỏa rộng khắp.
Ngoài ra, Vinamilk còn thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi khi mua sữa. Đây là một trong những cách kích thích mua hàng giúp gia tăng doanh số như: “Tặng 1 hộp sữa khi mua 2 lốc sữa Vinamilk” hay “Tặng bình đựng nước cho trẻ khi mua 3 lốc sữa chua Vinamilk”.
Thông điệp truyền thông của MILO
MILO được biết tới là một hãng thức uống từ lúa mạch kết hợp với sữa dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, phổ biến ở các nước Đông Nam Á và châu Úc. Sữa MILO là một sản phẩm nổi tiếng ở Việt Nam với độ phủ sóng toàn quốc, được các bạn trẻ yêu thích bởi hương vị thơm ngon, dễ uống và cung cấp năng lượng sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi.
Thay vì tuyển chọn diễn viên nhí, MILO đã sử dụng chính những nhân vật đời thường trong câu chuyện lớn khôn cùng thể thao để truyền thông. Ngoài ra, thương hiệu cũng sử dụng những lời kể từ cha mẹ để làm câu chuyện truyền thông xuyên suốt các chiến dịch Marketing, nhằm thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh đang có con ở tuổi ăn tuổi lớn.
Một số thông điệp truyền thông của MILO đạt được hiệu quả cao như:
- Milo – Năng động Việt Nam.
- Con chính là “Nhà vô địch”.
- Với thể thao, ai cũng là “nhà vô địch”.
- Nhà vô địch làm từ Milo,…

Ngoài ra, hãng sữa này cũng thường xuyên sử dụng TVC như “Nhà vô địch thực sự” và “Cảm ơn mẹ” trong các chiến dịch truyền thông, nhằm đánh vào tệp khách hàng là các ông bố bà mẹ. Bên cạnh đó, MILO cũng sử dụng kênh truyền thông là Facebook và Youtube để quảng cáo, đồng thời mời những KOL hay những bậc phụ huynh là diễn viên, nghệ sĩ Việt để tăng hiệu quả lan truyền.
>> Xem thêm: NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH HÀNG CỰC ĐƠN GIẢN CHỈ VỚI 5 BƯỚC
Trên đây là những ví dụ về thông điệp truyền thông và những mẫu thông điệp truyền thông ấn tượng, tạo cảm xúc mạnh mẽ cho khách hàng. Với mỗi một chiến dịch, bạn cần tạo ra một thông điệp riêng, nhưng vẫn phải bám sát vào giá trị của doanh nghiệp và có mối liên quan chặt chẽ tới sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp. Chúc bạn thành công!
FAQ
Thông điệp có cần tuân thủ tín ngưỡng, tôn giáo?
Câu trả lời là Có. Sự bất cẩn trong việc nghiên cứu thị trường có thể gây ra những hiểu lầm nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình là hãng đồ uống Pepsi.
Khi ra mắt thị trường Trung Quốc, Pepsi đã sử dụng thông điệp “Pepsi mang bạn trở về với cuộc sống”. Nhưng do lỗi dịch thuật, câu này lại được người dân Trung Quốc hiểu thành “Pepsi mang tổ tiên trở về từ thế giới bên kia”. Đây là một tình huống được người tiêu dùng Trung Quốc phản ứng dữ dội, khiến Pepsi bị thiệt hại nặng nề cả về doanh thu lẫn hình ảnh thương hiệu.
Thông điệp có thể biểu thị bằng hình ảnh thay vì lời nói không?
Câu trả lời là Có. Thông điệp truyền thông hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh thay vì lời nói hay chữ viết. Tuy nhiên, hình ảnh phải thật ấn tượng, người dùng nhìn vào có thể hiểu ngay dụng ý của hình ảnh đó muốn nói đến là gì. Hoặc hình ảnh có thể sáng tạo không giới hạn, mang tính bí ẩn, trừu tượng khiến người xem có các luồng suy nghĩ đa chiều, từ đó hằn sâu vào trí nhớ của người dùng.
Follow bePOS: