Dữ liệu về khách hàng có thể giúp doanh nghiệp và các nhà bán hàng đưa ra những phân tích và dự báo quan trọng. Từ đó, họ có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh tối ưu hơn cũng như ứng phó trước nhiều rủi ro. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu kể trên thì công việc đầu tiên là phải thu thập thông tin khách hàng. Vậy, hãy cùng bePOS tìm hiểu những kiến thức quan trọng để giúp doanh nghiệp cũng như cửa hàng của bạn để có thể thu thập dữ liệu về khách hàng được tốt nhất.
Thông tin khách hàng là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách thu thập thông tin khách hàng hay tại sao phải thu thập thông tin khách hàng, chúng ta cần hiểu rõ thông tin khách hàng là gì? Về cơ bản, đó là toàn bộ dữ liệu về khách hàng mà doanh nghiệp, nhà bán hàng có thể sử dụng cho các mục tiêu kinh doanh của mình. Những thông tin này có thể do khách hàng trực tiếp cung cấp hoặc thu thập được thông qua các phương pháp nghiệp vụ, chiến lược Marketing từ phía doanh nghiệp.
Ở đây, cũng cần lưu ý rằng dữ liệu liên quan đến phía khách hàng không vi phạm những quy định pháp luật về quyền riêng tư. Đó phải là thông tin mang tính khách quan, được chọn lọc và có ý nghĩa đối với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ khái niệm trên, chúng ta phần nào đã trả lời được câu hỏi thu thập thông tin khách hàng là gì. Đây là quá trình thống kê, tổng hợp dữ liệu của khách hàng, bao gồm rất nhiều khâu khác nhau như quảng cáo, tiếp cận, trao đổi,… Nếu như trong quá khứ, cách thu thập dữ liệu khách hàng phổ biến nhất là gặp mặt và trò chuyện trực tiếp thì ngày nay, các hình thức online đang chứng tỏ được sức hấp dẫn và trở nên phổ biến hơn.
Vì sao cần thu thập thông tin khách hàng?
Thông tin khách hàng mang đến những giá trị to lớn trong hoạt động kinh doanh. Việc thu thập thông tin khách hàng sẽ mang lại một số lợi ích sau:
- Mang đến cái nhìn đầy đủ, chi tiết hơn về nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng.
- Nhóm/phân loại chính xác hơn từng phân khúc khách hàng, tối ưu được nguồn lực kinh doanh, marketing.
- Xây dựng được các chiến lược kinh doanh hiệu quả, có tính bền vững.
- Gia tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ bán hàng.
- Gia tăng được doanh số bán sản phẩm, dịch vụ.
- Tạo nên cộng đồng khách hàng lâu năm, khách hàng trung thành với doanh nghiệp, thương hiệu.
Cũng liên quan đến câu hỏi lý do cần thu thập thông tin khách hàng là gì hay thu thập thông tin khách hàng để làm gì, chúng ta cần xác định được thời điểm nên triển khai quá trình này. Thực tế, đối với doanh nghiệp hay nhà bán hàng thì hoạt động thống kê, tổng hợp dữ liệu về khách hàng cần được triển khai liên tục, xuyên suốt.
Trong đó, hoạt động này sẽ được tập trung đẩy mạnh trong các chiến dịch Marketing, khi phát hành sản phẩm hay những sự kiện quan trọng như kỷ niệm thành lập thương hiệu. Quy mô và thời gian tiến hành thu thập thông tin của khách hàng sẽ căn cứ vào từng đơn vị.
Những loại thông tin khách hàng doanh nghiệp cần thu thập và quản lý
Bên cạnh câu hỏi thu thập thông tin khách hàng để làm gì, thời điểm nên triển khai lúc nào, một vấn đề cũng khá quan trọng là phân loại thông tin khách hàng. Có nhiều tiêu chí khác nhau giúp bạn sắp xếp dữ liệu về khách hàng thành từng nhóm riêng biệt, điển hình như:
- Nhóm thông tin cá nhân: Họ tên, giới tính, ngày sinh, dân tộc, tôn giáo, địa chỉ, chi tiết công việc, số CMND… Ngoài ra, còn có thông tin phi cá nhân (thông tin ẩn danh, không thể dùng để định danh như địa chỉ IP, ID của các thiết bị di động, cookie,…)
- Nhóm thông tin tương tác: Là những số liệu thống kê mức độ tương tác của khách hàng trên các kênh truyền thông. Đó có thể là tương tác trên website (lượt truy cập, trang được truy cập nhiều nhất, tỷ lệ thoát trang, thời gian trên trang,…); tương tác trên mạng xã hội (lượt tiếp cận, lượt thả cảm xúc, lượt chia sẻ, số lượng comment,…); tương tác qua email (tỷ lệ mở thư, tỷ lệ chuyển tiếp email,…),…
- Nhóm thông tin về hành vi khách hàng: Giúp doanh nghiệp hiểu hơn về mong muốn, nhu cầu cơ bản của khách hàng. Loại thông tin này được thể hiện qua dữ liệu giao dịch (Giá trị đơn hàng, tỷ lệ mua hàng lại, giá trị vòng đời khách hàng,…); dữ liệu sử dụng sản phẩm (thời gian sử dụng và tái sử dụng,…).
Nhìn chung, việc nhóm và xác định đúng loại thông tin sẽ giúp hoạt động thu thập dữ liệu khách hàng tiết kiệm, hiệu quả hơn. Đồng thời, từng loại thông tin cũng yêu cầu đơn vị kinh doanh lựa chọn được phương pháp triển khai cùng những mẫu thu thập thông tin khách hàng phù hợp, có thể là phiếu thu thập thông tin khách hàng trực tiếp hoặc trực tuyến.
>> Xem thêm: Hướng dẫn A-Z về hành vi khách hàng trong Marketing
11 cách thu thập thông tin khách hàng hiệu quả nhất hiện nay
Dựa vào hình thức triển khai, chúng ta có thể chia các cách thu thập dữ liệu khách hàng thành 2 nhóm, gồm trực tuyến (online) và trực tiếp (offline).
Các cách thu thập thông tin khách hàng online
Lợi ích của các nhóm phương pháp này là doanh nghiệp, nhà bán hàng có thể tận dụng những kênh truyền thông trực tuyến như mạng xã hội, quảng cáo web,… Nhờ vậy, quá trình có thể triển khai gần như mọi lúc mọi nơi. Song, vấn đề là làm sao để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mình hướng đến. Có thể kể đến những cách thu thập dữ liệu khách hàng online như:
Sử dụng kênh mạng xã hội
Sự phát triển mạnh mẽ của Facebook, Tiktok,… với hàng tỷ người dùng mỗi ngày đã khiến các trang mạng xã hội trở thành nền tảng phù hợp với các chiến dịch thống kê, tổng hợp thông tin về khách hàng. Đặc biệt là với nhóm các khách hàng mới.
Chạy quảng cáo online
Cũng dựa trên các kênh social và website nhưng phương pháp này sẽ đòi hỏi đơn vị triển khai trả phí quảng cáo để tiếp cận thêm nhiều người dùng. Về cơ bản, chạy quảng cáo sẽ giúp rút ngắn thời gian triển khai so với việc tự xây dựng và phát triển một Fanpage Facebook, kênh TikTok hay website nhưng chi phí ban đầu thường lớn hơn.
Tặng ebook, tài liệu hữu ích
Đây là cách thu thập thông tin khách hàng khá đơn giản, nhưng lại đem đến hiệu quả cao. Bạn sẽ thu thập thông tin khách hàng dựa trên nguyên tắc win – win, tức là bạn cung cấp ebook tổng hợp thông tin giá trị cho khách hàng, ngược lại họ chấp nhận điền vào form thu thập thông tin khách hàng. Ví dụ, để lại email để nhận ebook, đăng ký làm thành viên website để lấy link tải ebook,…
Tổ chức minigame trên website
Tổ chức minigame trên website cũng là một cách thu thập thông tin khách hàng được nhiều người áp dụng. Lấy ví dụ về ví dụ về thu thập thông tin khách hàng trên website, bạn tạo một minigame trắc nghiệm trên trang web, phần thưởng là được nhận một voucher giảm giá. Khách hàng muốn tham gia chơi phải đăng ký thành viên trên website, cung cấp thông tin như email, số điện thoại, địa chỉ,…
Kết hợp những phương tiện truyền thông online khác
Hiện nay, các trang báo, tạp chí,… đều sở hữu những kênh truyền thông online bên cạnh phương thức truyền thống. Doanh nghiệp có thể hợp tác để tận dụng sức mạnh của những trang tin tức chất lượng này trong quá trình thu thập thông tin về khách hàng cũng như quảng bá hình ảnh.
Đối với nhóm phương pháp trực tuyến, mẫu thu thập thông tin khách hàng cũng cần là dạng khảo sát online và phải được tối ưu cả về giao dịch lẫn nội dung, nên ngắn gọn, súc tích. Đây là lưu ý không nên bỏ qua vì có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng và người dùng.
Các cách thu thập thông tin khách hàng offline
Đây là nhóm cách thu thập dữ liệu khách hàng mang tính truyền thống. So với hình thức trực tuyến, chúng thường tốn nhiều thời gian, công sức triển khai hơn nhưng vẫn mang lại những giá trị quan trọng như giúp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, thực hiện đơn giản,… Cụ thể, một số cách thu thập thông tin khách hàng offline gồm:
Trao đổi trực tiếp với khách hàng
Nhân viên công ty, cửa hàng sẽ khéo léo bắt chuyện với khách để nắm bắt được thông tin cá nhân cũng như sở thích tiêu dùng của họ. Cách làm này vừa dễ dàng, vừa tiết kiệm chi phí nhưng tốn nhiều thời gian. Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại, rất ít người sẵn sàng dành thời gian để lắng nghe tư vấn, trao đổi của nhân viên bán hàng, tiếp thị.
Tổng hợp, phân tích dữ liệu bán hàng
Dữ liệu bán hàng sẽ đưa ra cái nhìn chi tiết về nhu cầu mua sắm của khách hàng, từ sản phẩm được ưa chuộng đến số tiền chi tiêu phổ biến. Song, cách thu thập thông tin này mới chỉ tập trung tới những ai đang hoặc đã phát sinh nhu cầu tiêu dùng nên doanh nghiệp gần như chưa thể phân tích nhóm khách hàng tiềm năng, khách hàng mới.
Tổ chức các sự kiện
Các sự kiện lớn không chỉ là cơ hội để quảng bá thương hiệu, thúc đẩy hoạt động mua sắm, tăng doanh số,… mà còn là thời điểm phù hợp để tiếp cận và thu thập đa dạng thông tin về khách hàng. Ví dụ, trong hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập thương hiệu, đơn vị kinh doanh có thể phát các phiếu thu thập thông tin khách hàng cũng như cảm nhận, đánh giá của họ đối với chất lượng dịch vụ được cung cấp.
Lúc này, các câu hỏi thu thập dữ liệu khách hàng sẽ phát huy tối đa giá trị và không gây cảm giác khó chịu đối với người tham gia. Đặc biệt, nếu kèm theo những phần quà ý nghĩa dành cho khách hàng đã tích cực chia sẻ thì hiệu quả thu về càng cao.
Triển khai chương trình khuyến mãi tại điểm bán hàng
Tạo các chương trình khuyến mãi tại điểm bán là cách thu thập thông tin khách hàng được nhiều cơ sở kinh doanh áp dụng. Bởi lẽ, chương trình khuyến mãi luôn thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng, cung cấp nguồn dữ liệu hữu ích cho các hoạt động Marketing trong tương lai.
Ví dụ về thu thập thông tin khách hàng tại điểm bán, bạn có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, như email, số điện thoại, địa chỉ để nhận phiếu giảm giá, nhận quà tặng,… Hoạt động này được thực hiện trực tiếp tại các điểm bán hàng hoặc sự kiện offline của doanh nghiệp, hoặc những nơi mà khách tiềm năng thường hay tới. Ưu điểm của cách này là không khiến khách hàng cảm thấy khó chịu cho dù phải cung cấp nhiều thông tin cá nhân.
Tận dụng mạng lưới thông tin cá nhân của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể khai thác mạng lưới thông tin cá nhân để thu thập thông tin khách hàng thông qua cơ cấu hoa hồng. Cụ thể, bạn áp dụng cơ cấu hoa hồng cho các đối tác kinh doanh, bạn bè và người thân khi họ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho người khác. Đổi lại, doanh nghiệp sẽ nhận được thông tin khách hàng, phục vụ cho hoạt động tiếp thị sau này.
Đăng ký thẻ thành viên
Cách thu thập thông tin khách hàng cuối cùng mà bePOS muốn giới thiệu tới bạn là đăng ký thẻ thành viên. Đây là một hình thức cực phổ biến, khiến khách hàng cung cấp thông tin cá nhân mà không hề cảm thấy khó chịu. Bởi lẽ, thẻ thành viên sẽ đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng về sau, như nhận voucher, tích điểm tặng quà,…
Khi nào doanh nghiệp cần lấy thông tin khách hàng?
Vậy khi nào thì doanh nghiệp nên lấy thông tin khách hàng? Thu thập thông tin khách hàng phải được thực hiện đúng thời điểm, đúng mục đích, thì dữ liệu thu được mới đem lại giá trị cao. Sau đây là một số thời điểm mà doanh nghiệp nên thu thập thông tin từ khách hàng:
- Triển khai chiến dịch Marketing: Chiến dịch Marketing muốn thành công thì phải đánh trúng tâm lý khách hàng. Muốn tìm hiểu tâm lý khách hàng, doanh nghiệp phải thu thập thông tin từ họ, từ đó mới thiết kế thông điệp truyền thông hiệu quả, kích thích doanh số nhanh chóng.
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng: Khi tiếp cận khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp nên thu thập thông tin khách hàng, nhằm hiểu rõ vì sao họ biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, cũng như ấn tượng ban đầu với doanh nghiệp.
- Phát triển sản phẩm mới: Nghiên cứu khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm mới. Vì vậy, việc thu thập thông tin khách hàng là vô cùng cần thiết, giúp doanh nghiệp làm nên một sản phẩm với những tính năng phù hợp mong muốn của khách hàng.
- Thiết lập mối quan hệ với khách hàng: Khi doanh nghiệp muốn phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện có, thì cần thu thập thêm thông tin để lên phương án chăm sóc tối ưu. Ví dụ, khách hàng đã quay lại cửa hàng nhiều lần, thì nhân viên gợi ý điền vào form thu thập thông tin khách hàng để đăng ký thẻ thành viên.
Một số lưu ý khi thu thập thông tin khách hàng
Thứ nhất, như đã chia sẻ, hãy cân nhắc về việc kết hợp đồng thời nhiều cách thu thập dữ liệu khách hàng. Điều này không chỉ gia tăng hiệu quả mà còn mang đến hiệu quả truyền thông, thậm chí là doanh số bán hàng tốt hơn.
Thứ hai, hoạt động thu thập thông tin về khách hàng rất quan trọng nhưng rõ ràng là chưa đủ để doanh nghiệp, nhà kinh doanh đảm bảo được các chiến lược mang tính lâu dài. Bên cạnh việc thu thập, chúng ta không thể bỏ qua khâu quản lý thông tin, tức là tổng hợp, đánh giá, phân tích dữ liệu có được và kiểm soát quá trình tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng, giúp tạo dựng, duy trì mối quan hệ kinh doanh bền vững.
Thứ ba, đối với hoạt động quản lý thông tin khách hàng, một số khó khăn mà doanh nghiệp có thể đối diện như dữ liệu bị phân tán, thiếu tính tập trung, thống nhất; tốc độ cập nhật dữ liệu mới; áp lực đối với nhân viên quản lý dữ liệu,… Đây cũng chính là lúc chúng ta nên xem xét việc sử dụng các công cụ và phần mềm hỗ trợ cả quá trình thu thập lẫn quản lý thông tin khách hàng.
Quản lý thông tin khách hàng là gì?
Trên đây, bePOS đã giúp bạn tìm hiểu tất tần tật về khái niệm thu thập thông tin khách hàng. Sau khi được thu thập, thông tin sẽ được đưa vào hệ thống quản lý thông tin khách hàng của doanh nghiệp. Vậy quản lý thông tin khách hàng có nghĩa là gì?
Hiểu đơn giản, đây là quá trình kiểm soát các hoạt động tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, từ đó hình thành mối quan hệ sâu sắc hơn. Quá trình này bao gồm hoạt động thu thập, phân tích, lên báo cáo để giúp ích cho quá trình kinh doanh, Marketing của doanh nghiệp.
Vai trò của hoạt động quản lý thông tin khách hàng
Doanh nghiệp nào cũng nên xây dựng hệ thống quản lý thông tin khách hàng, bởi một số lợi ích như sau:
- Duy trì lượng khách hàng trung thành: Việc quản lý thông tin khách hàng giúp doanh nghiệp triển khai các chiến dịch chăm sóc hiệu quả, từ đó xây dựng mối quan hệ sâu sắc với người dùng.
- Gia tăng lợi nhuận: Chi phí Marketing bán hàng cho khách hàng cũ bao giờ cũng ít hơn so với việc quảng bá cho khách hàng mới. Trong khi đó, doanh số từ khách hàng trung thành lại chiếm phần không nhỏ, do đó doanh nghiệp có thể tối ưu hóa doanh thu.
- Cạnh tranh với đối thủ: Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng giúp doanh nghiệp hạn chế tình trạng khách hàng rơi vào tay đối thủ. Khách hàng sẽ trở nên trung thành với bạn hơn, luôn coi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là lựa chọn hàng đầu mỗi khi phát sinh nhu cầu.
- Giảm áp lực cho nhân viên Sales: Như đã nói, bán hàng cho khách cũ luôn dễ hơn khách mới, bởi khách hàng một khi đã quay lại là đã có ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ. Bởi vậy, nhân viên Sales không cần thuyết phục nhiều mà vẫn có doanh số, giảm bớt áp lực về KPI trong môi trường làm việc.
>> Xem thêm: Quản lý thông tin khách hàng – Chìa khóa nâng cao Customer Value cho doanh nghiệp
Khó khăn khi quản lý thông tin khách hàng
Khi vận hành hệ thống quản lý thông tin khách hàng, doanh nghiệp sẽ gặp phải một số vấn đề như sau:
- Dữ liệu bị phân tán: Đây là khó khăn lớp của nhiều doanh nghiệp khi thu thập thông tin khách hàng. Khi này, dữ liệu chủ yếu nằm trong tay bộ phận Sales, những bộ phận khác hay cấp quản lý muốn tiếp cận thông tin sẽ mất nhiều thời gian hơn, khó tổng hợp lại dữ liệu.
- Dữ liệu không được chia sẻ kịp thời: Ngày nay, bất cứ khách hàng nào cũng muốn được phản hồi nhanh. Muốn nhận phản hồi nhanh, thông tin khách hàng phải được chia sẻ nhanh chóng trong nội bộ doanh nghiệp. Ví dụ, bộ phận Customer Service nhận thông tin từ bộ phận Sales để chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, nếu quản lý theo cách thủ công thì doanh nghiệp khó để thực hiện nhiệm vụ này.
- Bỏ quên thông tin quan trọng: Một khó khăn khi thu thập thông tin khách hàng và quản lý là bỏ sót phản hồi. Bởi lẽ, khi quản lý theo cách thủ công, nhân viên có thể gặp phải tình huống bỏ quên khách hàng khi chưa xử lý xong.
- Gây khó khăn cho ban quản lý: Dữ liệu phân tán, mất thời gian để tổng hợp và báo cáo, khiến ban quản lý không thể đưa ra cách giải quyết kịp thời. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của doanh nghiệp, tạo hình ảnh không chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Giải pháp sử dụng phần mềm bePOS để quản lý thông tin khách hàng
Để giải quyết những khó khăn trên, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng tới phần mềm quản lý thông tin khách hàng. Bạn hãy tham khảo app bePOS để hiểu rõ hơn cách vận hành của phần mềm này.
bePOS là Siêu App quản lý bán hàng tích hợp tính năng quản lý thông tin khách hàng CRM. Với CRM của bePOS, doanh nghiệp có thể đẩy file danh sách khách hàng lên một hệ thống duy nhất, tất cả thành viên nội bộ đều có thể truy cập thông tin khi cần, nhằm thực hiện công việc một cách nhanh chóng. Một số tính năng khác của bePOS là thay đổi, sắp xếp, lọc thông tin khách hàng, hiển thị lịch sử hẹn/lịch sử mua hàng, lưu trữ tất cả hoạt động chăm sóc đã thực hiện với họ.
Không chỉ vậy, CRM của bePOS còn tích hợp công cụ Marketing Automation, giúp doanh nghiệp triển khai chiến dịch chăm sóc khách hàng thành công. Cụ thể, bePOS có tính năng phát hành, phân phối E-Voucher, hiển thị quảng cáo khi đăng nhập Wifi, tạo thẻ khách hàng với chương trình Loyalty, đặt và quản lý lịch hẹn trực tuyến,…
Đặc biệt, hiện nay, bePOS đang triển khai Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI dành cho các chủ kinh doanh nhỏ lẻ, mới hoạt động, bao gồm đầy đủ những tính năng cần thiết và quan trọng nhất cho hoạt động bán hàng. Để được tư vấn chi tiết nhất, bạn hãy liên hệ ngay tới hotline 0247 771 6889, Zalo bePOS hoặc điền vào form đăng ký dưới đây nhé!
Trên đây là những chia sẻ về hoạt động thu thập thông tin khách hàng – một trong những quá trình đặc biệt quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp, nhà bán hàng nào. Mong rằng, qua bài viết của bePOS, bạn đọc không chỉ hiểu hơn đặc điểm của quá trình thu thập thông tin về khách hàng mà còn có thể vận dụng tốt trong quá trình kinh doanh thực tế.
FAQ
Thu thập thông tin về khách hàng thông qua các kênh mạng xã hội có ưu, nhược điểm gì?
Ưu điểm của việc thu thập dữ liệu khách hàng qua các kênh mạng xã hội là tận dụng được lượng người dùng lớn; tiếp cận đa dạng nhóm khách hàng; có thể triển khai liên tục và gần như mọi lúc, mọi nơi. Nhược điểm là khó tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu; đòi hỏi cần xây dựng Fanpage/tài khoản chất lượng với content hấp dẫn.
Sử dụng phần mềm thu thập, quản lý thông tin và dữ liệu khách hàng có những lợi ích gì?
Việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ thu thập, quản lý thông tin và dữ liệu khách hàng như bePOS mang đến những lợi ích nổi bật là:
- Với nhân viên: Dễ dàng triển khai các hoạt động được yêu cầu; thuận tiện trong quá trình tổng hợp, phân tích dữ liệu về khách hàng; rút ngắn thời gian hoàn thành công việc liên quan.
- Với doanh nghiệp: Nắm bắt được tình hình kinh doanh tốt hơn; xây dựng được chiến lược phát triển kịp thời, phù hợp; thuận lợi trong quá trình quản trị nhân sự.
- Với khách hàng: Nâng cao trải nghiệm mua sắm (thanh toán nhanh chóng; đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ công khai, minh bạch;…).
Những câu hỏi thu thập thông tin khách hàng hiệu quả là gì?
Những câu hỏi thu thập thông tin khách hàng cũng là một trong những nội dung nhiều người quan tâm. Những câu hỏi này sẽ xoay quanh hai loại thông tin chủ yếu là thông tin cơ bản và thông tin bổ sung. Thông tin cơ bản bao gồm họ tên, email, địa chỉ, số điện thoại khách hàng, thông tin bổ sung liên quan đến sở thích, thói quen, nhu cầu khách hàng. Ví dụ, tại sao anh/chị lại chọn mua sản phẩm này, ở sản phẩm này thì anh/chị thích hoặc không thích ở điểm gì,….
Follow bePOS: