Trang chủBlogs MarketingVòng tròn vàng là gì? 3 bước áp dụng vào tư duy kinh doanh hiệu quả

Vòng tròn vàng là gì? 3 bước áp dụng vào tư duy kinh doanh hiệu quả

Cập nhật lần cuối: Tháng sáu 06, 2024
Chu Hanh
1509 Đã xem

Vì sao có những thương hiệu đạt thành công rất lớn trên thị trường, trong khi chỉ sở hữu nguồn lực ngang bằng các đối thủ cạnh tranh? Simon Sinek, một cựu Giám đốc Quảng cáo, đã phát triển thuyết vòng tròn vàng để giải đáp câu hỏi này. Hãy đọc bài viết dưới của bePOS để cùng tìm hiểu nhé! 

Vòng tròn vàng của Simon Sinek là gì? 

Vòng tròn vàng, tên Tiếng Anh là The Golden Circle, trở nên phổ biến sau bài diễn thuyết TED Talk của Simon Sinek vào năm 2006. Kể từ đó cho đến nay, thuyết này đã được sử dụng bởi rất nhiều doanh nhân trên thế giới. Lý thuyết này không chỉ giúp họ quản lý doanh nghiệp, xây dựng chiến lược Marketing, mà còn đem lại góc nhìn mới khi xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống cá nhân. 

Thuyết vòng tròn vàng là mô hình tư duy dùng để trả lời câu hỏi tại sao một số cá nhân, tổ chức lại tạo nên sự khác biệt so với số đông còn lại. Simon Sinek cho rằng, rất nhiều doanh nghiệp không biết tại sao khách hàng lại chọn sản phẩm của họ. Ngược lại, những doanh nghiệp thành công đều tiếp cận khách hàng dưới ba cấp độ của vòng tròn vàng, bao gồm WHY (tại sao), HOW (thế nào) và WHAT (cái gì). 

vong-tron-vang-ba-cau-hoi-can-tra-loi-why-how-what
Vòng tròn vàng đặt ra ba câu hỏi cần trả lời là WHY, HOW và WHAT

Vòng tròn vàng giải quyết vấn đề gì?

Sau khi đã hiểu về định nghĩa vòng tròn vàng, hay golden circle là gì, hãy cùng tiếp tục khám phá xem vậy 3 vòng tròn vàng có mục đích giải quyết những vấn đề gì.

Thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek không chỉ giải thích về cách chúng ta hiểu vấn đề mà còn đặt ra một cách tư duy mới trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Trong lý thuyết phát triển kinh tế cổ điển, chúng ta thường tập trung vào việc sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường (WHAT và HOW). Tuy nhiên, Sinek nhấn mạnh ý tưởng về TẠI SAO (WHY) – lý do chúng ta làm những gì chúng ta làm.

Lý thuyết này đưa ra 2 cách tiếp cận khác nhau:

  • Thuyết vòng tròn vàng (OUTSIDE IN)
  • Tư duy từ trong ra ngoài (INSIDE OUT)

Thay vì bắt đầu từ sản phẩm (WHAT), quy trình (HOW) và sau đó động lực (WHY) như truyền thống, những người thay đổi thế giới tư duy ngược lại. Họ bắt đầu từ động lực, lý do sâu xa (WHY), truyền cảm hứng, và từ đó, họ xây dựng quy trình (HOW) và sản phẩm (WHAT) có ý nghĩa và tạo ra ảnh hưởng lớn.

Tư duy INSIDE OUT không chỉ hỏi “Chúng ta làm gì và làm thế nào?” mà còn đặt câu hỏi quan trọng hơn “Tại sao chúng ta làm điều đó?” Điều này tạo ra động lực và cảm hứng, là động lực mạnh mẽ để thay đổi thế giới. Thuyết vòng tròn vàng không chỉ là một cách nhìn mới về quá trình sáng tạo, mà còn là một triết lý thú vị về cách chúng ta tiếp cận cuộc sống và công việc hàng ngày.

Những vấn đề được giải quyết bởi golden circle
Những vấn đề được giải quyết bởi golden circle là gì?

Phân tích các thành phần trong vòng tròn vàng

Theo lý thuyết kinh tế cổ điển, hầu hết doanh nghiệp đều bắt đầu với câu hỏi chúng ta nên sản xuất cái gì (WHAT), hoặc nên làm như thế nào (HOW). Trong khi đó, Simon Sinek lại đảo lộn quy trình này, với tư duy từ trong ra theo thứ tự WHY, HOW và WHAT, tương ứng với 3 vòng tròn vàng. 

WHY

Simon Sinek cho rằng, WHY chính là thông điệp quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải thể hiện trước khách hàng. Theo thuyết vòng tròn vàng, việc truyền đạt động lực và niềm đam mê đằng sau câu hỏi tại sao sẽ kích thích hệ thống Limbic của người nghe. Limbic là phần cấu trúc não kiểm soát cảm xúc, sự tin tưởng, lòng trung thành và có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của con người.  

Đây chính là bí quyết thành công của các nhà lãnh đạo, những thương hiệu lớn trên thế giới, do họ biết cách giao tiếp với người khác và thúc đẩy hành động. Khách hàng không chỉ quan tâm sản phẩm là gì, mà muốn hiểu tầm nhìn, sự sáng tạo và động lực của doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm đó. Nếu được truyền cảm hứng từ câu chuyện doanh nghiệp, họ sẽ bị kích thích về mặt cảm xúc và dần phát triển sự tin tưởng.

simon-sinek-nhan-manh-vao-dong-luc-doanh-nghiep
Simon Sinek nhấn mạnh vào động lực của doanh nghiệp

Lấy ví dụ, bạn định mở một nhà hàng bán đồ ăn Thái, việc đầu tiên là hãy trả lời câu hỏi điều gì thôi thúc bạn làm điều này, tại sao chọn Thái Lan mà không phải quốc gia khác,… Đáp án sẽ tùy vào động lực và tầm nhìn của mỗi người. Chẳng hạn, bạn muốn người Việt có thể trải nghiệm nền ẩm thực chuẩn vị Thái ngay tại đất nước mình. 

HOW

Không chỉ WHY, Simon Sinek cho rằng HOW cũng có tác động đến hệ thống Limbic. Vòng WHY và HOW được chia vào vùng não giữa, chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến cảm xúc và không chứa đựng khả năng về ngôn ngữ. Dẫu vậy, câu hỏi làm thế nào chỉ giúp cải thiện và làm rõ hơn giá trị của thương hiệu, sau khi đã trả lời tại sao. 

Cũng trong ví dụ trên, tạo ra món ăn chuẩn vị Thái trên đất Việt là động lực chính của bạn. Để hiện thực hóa mong muốn đó, bạn phải nghiên cứu rất kỹ về ẩm thực Thái Lan. Sau đó, bạn sử dụng những kiến thức này để xây dựng nhà hàng, tạo quy trình tuyển dụng,… Đây chính là việc tìm đáp án cho câu hỏi HOW. 

can-qua-trinh-doanh-nghiep-hien-thuc-hoa-tam-nhin
Cần quá trình để doanh nghiệp hiện thực hóa tầm nhìn

WHAT

Nhiều lý thuyết cổ điển cho rằng, quá trình ra quyết định dựa trên lý trí, không phải cảm xúc. Vì vậy, các chương trình quảng cáo cũ thường trả lời câu hỏi WHAT trước tiên, bởi yếu tố này cung cấp nhiều thông tin hữu dụng và thực tế nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều học thuyết nhận định, cảm xúc thực chất ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của con người. 

Cụ thể, vùng WHAT được cho là thuộc về phần não ngoài, nơi con người tư duy và sử dụng lý trí. Trong khi đó, theo Simon Sinek, khi giao tiếp từ ngoài vào, chúng ta sẽ nhận rất nhiều thông tin, nhưng khó ra quyết định bởi không có động lực mạnh mẽ thúc đẩy từ bên trong. Nói cách khác, phương pháp tối ưu là doanh nghiệp phải tư duy từ trong ra ngoài, thì mới có thể thúc đẩy quá trình mua hàng của người tiêu dùng. 

what-la-san-pham-dich-vu-ban-cho-khach-hang
WHAT là sản phẩm, dịch vụ bán cho khách hàng

Trong ví dụ nêu trên, sau khi trả lời hai câu hỏi trên, bạn mới đi đến vùng WHAT, tức cái gì. Lúc này, bạn xác định xem nhà hàng sẽ kinh doanh những món ăn nào, sao cho phù hợp với thị trường nước nhà. Tất cả những giá trị mà bạn hướng đến phải được thể hiện trong từng sản phẩm bán ra, ngay cả cách trang phục và cách phục vụ của nhân viên.

Áp dụng Vòng tròn Vàng vào tư duy kinh doanh, Marketing

Vậy làm thế nào để đưa vòng tròn vàng của Simon Sinek vào hoạt động kinh doanh, Marketing? Đây là thắc mắc mà không ít chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm câu trả lời. Sau đây, bePOS sẽ hướng dẫn bạn ba bước áp dụng lý thuyết trên một cách hiệu quả nhất:

  • Bước 1: Doanh nghiệp phải hiểu nguyên nhân nào khiến khách hàng lựa chọn mình, chứ không phải đối thủ cạnh tranh. Đó có thể là chất lượng hoàn hảo xứng đáng số tiền bỏ ra, hoặc là mức giá rẻ, phù hợp nhu cầu hàng ngày,… 
  • Bước 2: Doanh nghiệp nghiên cứu kỹ về hành vi mua hàng của khách hàng. Ví dụ, khách hàng trẻ thường thích mua hàng Online, hoặc đối với những sản phẩm cao cấp hơn, người tiêu dùng muốn phải nhìn thấy tận mắt tại cửa hàng vật lý. Lưu ý, những nhận định này không nên cảm tính, mà cần dựa trên số liệu cụ thể. 
  • Bước 3: Doanh nghiệp xác định việc mình cần làm. Dựa vào những thông tin trên, bạn có thể lựa chọn các chương trình Marketing khác nhau, như làm Video trên Youtube, viết nội dung hấp dẫn trên Facebook, Website, tổ chức sự kiện giảm giá,… 
doanh-nghiep-can-hieu-tam-ly-cua-khach-hang
Doanh nghiệp cần hiểu tâm lý của khách hàng

>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức chủ doanh nghiệp cần biết về tâm lý khách hàng

Áp dụng Vòng tròn Vàng vào quản lý nhân sự

Áp dụng Thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek vào quản lý nhân sự là một phương pháp đổi mới và đầy ý nghĩa. Thay vì tập trung chỉ vào sản phẩm và quy trình (WHAT và HOW), chúng ta nên bắt đầu với câu hỏi lớn hơn: Tại sao chúng ta làm điều này (WHY)? Việc này sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc nơi mà động lực cá nhân, sứ mệnh, và ý nghĩa được đặt lên hàng đầu.

Khi chọn người làm việc, giữa lựa chọn người vì tiền lương và người có đam mê, sự khác biệt nằm ở sức mạnh của niềm đam mê. Người có đam mê không chỉ làm việc vì lợi nhuận, mà còn vì niềm tin và mục tiêu của tổ chức. Trong quá trình phỏng vấn, nhiệm vụ chính của các nhà quản lý là tìm ra người hiểu rõ TẠI SAO họ muốn làm cho tổ chức, và đồng thời phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Khi bạn tìm được người có đam mê, họ sẽ đem lại sự cống hiến không ngừng và làm việc bằng tất cả tâm huyết cho tổ chức.

Khi quản lý nhân sự áp dụng Thuyết vòng tròn vàng, họ có thể xây dựng văn hóa tổ chức tích cực, sáng tạo, và tập trung vào cảm hứng. Mỗi quyết định và hành động không chỉ phản ánh sản phẩm và quy trình mà còn kết nối mạch lạc với mục tiêu lớn hơn của tổ chức.

Sự tập trung vào Tại sao giúp xây dựng một môi trường làm việc nơi mà mỗi thành viên đều hiểu rõ về ý nghĩa và động lực cá nhân của mình. Quản lý nhân sự có thể thúc đẩy sự sáng tạo bằng cách khuyến khích đội ngũ nghĩ ra ngoại ý và đề xuất giải pháp mới, đóng góp vào sứ mệnh lớn của tổ chức.

Áp dụng vòng tròn vàng vào quản lý nhân sự
Áp dụng vòng tròn vàng vào quản lý nhân sự

Trên đây, bePOS đã tổng hợp tất cả thông tin quan trọng nhất về thuyết vòng tròn vàng phát triển bởi Simon Sinek. Để cập nhật những xu hướng mới nhất thuộc lĩnh vực kinh doanh, Marketing thời 4.0, bạn hãy thường xuyên truy cập Website của bePOS nhé!

FAQ

Yếu tố quan trọng nhất trong thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek là gì?

WHY, tức động lực, là câu hỏi quan trọng và phải trả lời đầu tiên theo thuyết của Simon Sinek. Điều này cũng giúp bạn phân biệt với các lý thuyết kinh tế cổ điển, đó là họ tư duy từ ngoài vào trong, với WHAT được quan tâm trước tiên?

Có những tranh cãi xung quanh thuyết vòng tròn vàng không?

Mặc dù được sử dụng rộng rãi, nhưng vòng tròn vàng, cũng như nhiều thuyết khác, cũng vấp phải ý kiến trái chiều. Cụ thể, nhiều nhà phân bình cho rằng, thuyết này đặt quá nhiều sức nặng vào sự đam mê, đồng thời ngụ ý rằng con người ít sử dụng suy luận trong quyết định của mình và điều này vẫn còn gây tranh cãi. 

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/vong-tron-vang/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]