Bộ nhận diện thương hiệu là nhân tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp của bạn khác biệt và nổi bật giữa hàng triệu thương hiệu khác. Nhưng để hiểu chính xác bộ nhận diện thương hiệu là gì, cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu như thế nào giúp thể hiện cá tính mạnh mẽ của doanh nghiệp, hãy cùng bePOS tìm hiểu trong bài viết này.
Định nghĩa bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là một tập hợp các yếu tố được công ty sử dụng nhằm tạo ra hình ảnh thương hiệu. Hình ảnh thương hiệu là nhận thức của khách hàng về thương hiệu đó khi xảy ra sự tương tác như: xem quảng cáo, bắt gặp hình ảnh thương hiệu trên mạng xã hội,…
Bộ nhận diện thương hiệu và các yếu tố liên quan xuất phát từ sứ mệnh của công ty, định vị giá trị thương hiệu, mục tiêu dài hạn, vị thế cạnh tranh trên thị trường và mức độ phù hợp với lợi ích của khách hàng mục tiêu. Trong quá trình xây dựng thương hiệu, những yếu tố này sẽ mô tả chính xác những gì mà công ty muốn truyền đạt tới khách hàng mục tiêu.

Nhận diện thương hiệu sẽ liên kết với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và đây là thứ tạo nên mối liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng và định hướng cách khách hàng sẽ cảm nhận thương hiệu của bạn.
Có thể công ty của bạn chưa có nhiều thị phần và lượng khách hàng ít hơn các thương hiệu lâu năm khác. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nhận được những lợi ích như lòng trung thành của khách hàng, sự công nhận thương hiệu, sự tin tưởng đến từ đối tác thì một bộ nhận diện thương hiệu mạnh là vô cùng quan trọng. Bộ nhận diện thương hiệu là cơ sở để thiết kế hình ảnh cho doanh nghiệp như profile, logo, ấn phẩm truyền thông, quảng cáo,… giúp truyền tải thông điệp một cách nhất quán trên tất cả các kênh tiếp thị.
>>> Xem thêm: STARTUP LÀ GÌ? BÍ QUYẾT BIẾN KẾ HOẠCH STARTUP THÀNH HIỆN THỰC!
Bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ gồm những gì?

Danh sách những yếu tố cơ bản tạo nên bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:
- Tổng quan về thương hiệu: lịch sử, tầm nhìn, sứ mệnh và phong cách
- Phông chữ
- Màu sắc
- Hình ảnh thiết kế logo, thông số kỹ thuật và cách sử dụng logo
- Phong cách thể hiện hình ảnh trên các nền tảng truyền thông
- Thiết kế email, bì thư và danh thiếp.
- Thiết kế website
- Thiết kế bao bì dành cho sản phẩm, quà tặng cho khách hàng, đối tác,…
- Tài liệu hướng dẫn cho nhân viên, khách hàng, đối tác,…
- Thông số biển quảng cáo ngoài trời
- Phong cách thể hiện văn bản
- Các sản phẩm lưu hành nội bộ công ty: Đồng phục, thẻ nhân viên, văn phòng phẩm, thiết bị điện tử,…
Trên đây bạn đã biết bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ gồm những gì, sau đây hãy cùng khám phá cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chi tiết nhất cho doanh nghiệp.
Hướng dẫn xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chi tiết nhất 2022
Trước khi đi vào thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cụ thể, ta cần xác hướng định hướng đi đúng đắn cho thương hiệu đó. Lập kế hoạch xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là điều cần thiết. Cùng xem 5 bước lập kế hoạch sau đây!
Bước 1: Phân tích khách hàng, đối thủ và tìm ra điểm độc đáo khác biệt của bạn
Để hiểu khách hàng, đối thủ của mình, bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường. Thứ nhất, hãy đảm bảo rằng bạn biết khách hàng mục tiêu của mình và nhu cầu của họ là gì. Bằng cách đó, bạn sẽ tiến gần hơn đến việc phát triển một sản phẩm mà thị trường đang cần.

Thứ hai, phân tích sản phẩm của bạn và xác định điều gì khiến bạn trở nên độc đáo, nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Để phát triển một thương hiệu thành công, bạn nên biết điểm khác biệt giữa công ty bạn và các đối thủ là gì. Thứ ba, tạo ra một sứ mệnh rõ ràng cho doanh nghiệp bao gồm tầm nhìn và mục tiêu dài hạn.
Ví dụ, Mercedes-Benz là thương hiệu xe hơi cao cấp đã rất thành công trên thị trường. Công ty truyền tải tới người dùng tính năng ưu việt của xe và sự độc quyền về công nghệ. Thương hiệu này thể hiện chất lượng đẳng cấp và kỷ luật của người Đức. Khách hàng mục tiêu của công ty là những người có thu nhập cao trong độ tuổi từ 25-45 tuổi. Khách hàng của Mercedes-Benz rất coi trọng sự sang trọng và thoải mái.
Bước 2: Lên ý tưởng cho logo và bao bì sản phẩm
Khi bạn thực hiện nghiên cứu thị trường, hãy tạo một logo kết hợp các giá trị của doanh nghiệp và liên kết với sản phẩm bạn đang cung cấp. Hãy nhớ rằng, logo giúp khách hàng nhận ra thương hiệu của bạn và có thể dẫn đến hành động mua hàng sau này.

Logo luôn được chèn vào các hình thức quảng cáo online và offline như: email marketing, chatbot, biển quảng cáo ngoài trời, thông tin khuyến mại, quảng cáo, ấn phẩm truyền thông,… Lời khuyên là hãy tạo ra một logo ấn tượng và dễ nhớ. Bên cạnh đó, hãy sáng tạo thêm cho phần bao bì, quy cách đóng gói sao cho phù hợp với phong cách của doanh nghiệp.
Một ví dụ đến từ Tiffany & Co. – một hãng tiên phong trong việc tạo ra những chiếc hộp nhỏ đựng đồ trang sức như nhẫn, lắc tay, dây chuyền,… giờ đây đã trở thành kiểu bao bì phổ biến nhất trên thế giới trong ngành trang sức.
Bước 3: Định hình ngôn ngữ để giao tiếp với khách hàng
Ở bước này, bạn cần tạo kết nối với khách hàng của mình.Hãy sử dụng ngôn ngữ phù hợp với phong cách, cá tính thương hiệu của bạn. Ví dụ: nếu doanh nghiệp của bạn theo hướng nghiêm túc, thì hãy sử dụng ngôn ngữ trang trọng. Điều quan trọng là sử dụng cùng một “giọng điệu” trên tất cả các kênh marketing. Hãy tạo một câu chuyện riêng cho thương hiệu của bạn, gợi lên những cảm xúc và gây tò mò thích thú cho khách hàng.

Bước 4: Tránh truyền tải quá nhiều thông điệp gây nhầm lẫn cho khách hàng
Để xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu mạnh, cần loại bỏ những yếu tố gây nhầm lẫn cho khách hàng. Trước hết, không đưa quá nhiều thông điệp cho khách hàng để không làm khách hàng nhầm lẫn. Bạn hãy chọn một thông điệp cô đọng nhất, hay nói cách khác là một “slogan” thể hiện tốt nhất thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Bên cạnh đó hãy sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh phù hợp với định vị thương hiệu.

Thứ hai, hãy độc đáo và sáng tạo, tìm cách cải thiện sản phẩm hoặc mang lại nhiều giá trị cho khách hàng. Ví dụ: bán giày thể thao tặng kèm bộ dụng cụ làm sạch giày.
Thứ ba và quan trọng nhất, hãy nhớ truyền tải hình ảnh, thông điệp một cách nhất quán. Việc sử dụng màu sắc, phông chữ, hình ảnh, phong cách khi tương tác với khách hàng ảnh hưởng rất nhiều tới nhận diện thương hiệu.
Bước 5: Theo sát quá trình, khắc phục điểm chưa tốt
Cuối cùng, theo sát quá trình và đánh giá độ hiệu quả. Bạn có thể đánh giá, phân tích qua các công cụ hỗ trợ sau:
- Google Analytics hay bảng khảo sát để thu thập phản hồi của khách hàng về sản phẩm.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội để xem khách hàng cảm nhận về thương hiệu như thế nào.
Thực hiện các cuộc khảo sát, phân tích và đánh giá sẽ giúp bạn tìm ra các điểm yếu cần thay đổi, cải thiện trải nghiệm người dùng. Và đó là 5 bước hướng dẫn xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bạn có thể tham khảo.
Lời kết
Trên đây bạn đã biết full bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì và cách lên kế hoạch xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chi tiết. Đây là thứ giúp bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh và cho khách hàng thấy bạn là ai, bạn đem lại giá trị gì. Hy vọng bạn sẽ tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu thật sự khác biệt và gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng trong tương lai. Chúc bạn thành công!
FAQ
Xu hướng thiết kế logo những năm gần đây như thế nào?
Trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, logo là một trong những phần quan trọng nhất. Thế giới càng phát triển thì con người càng hướng đến những thứ đơn giản, và xu hướng thiết kế logo cũng vậy. Thiết kế logo tối giản nhưng không được đơn điệu, đôi khi chỉ sử dụng chữ hoặc biểu tượng là đủ. Logo quá phức tạp (nhiều màu sắc, nhiều font chữ,…) sẽ khiến người nhìn cảm giác rối mắt, khó hiểu và khó nhớ.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu có cần thiết không?
Câu trả lời là có. Đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu sẽ tránh được các vấn đề tranh chấp về sau. Đó có thể là sự cố về sao chép, bắt chước ý tưởng thiết kế logo, slogan, bao bì,… Trên thế giới đã xảy ra vô số vụ tranh chấp về bản quyền thương hiệu, gây thiệt hại về tài chính không hề nhỏ cho doanh nghiệp.
Follow bePOS: