Zalo Ads là gì, làm thế nào để chạy Zalo Ads hiệu quả? Đây là một tính năng cực hữu ích cho doanh nghiệp bán hàng trên nền tảng Zalo, giúp tăng độ tiếp cận tới người dùng và thúc đẩy doanh thu. Trong bài viết này, bePOS sẽ hướng dẫn bạn tất tần tật về cách chạy quảng cáo Zalo Ads nhé!
Zalo Ads là gì?
Zalo Ads là nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp tạo quảng cáo trên Zalo Network, bao gồm app Zalo, Zing MP3, Báo Mới và Zing News. Doanh nghiệp chi trả cho quảng cáo này dựa theo CPC, hoặc CPM, CPV,… Hình thức quảng cáo trên Zalo cũng rất đa dạng, như quảng cáo website, sản phẩm,…
Các hình thức quảng cáo trên Zalo Ads
Sau khi đã hiểu Zalo Ads là gì, chúng ta hãy cùng tiếp tục khám phá các loại hình quảng cáo tiếp cận người tiêu dùng trên Zalo nhé.
Quảng cáo website
Khi tìm hiểu Zalo Ads là gì, chắc chắn bạn không thể bỏ qua quảng cáo website. Dạng quảng cáo này hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu trang web của mình tới người dùng Zalo. Mục đích chính của quảng cáo website là tăng lượt truy cập (traffic) cho trang web doanh nghiệp, nhất là những website bán hàng.
Quảng cáo qua video
Quảng cáo video là hình thức quảng cáo cho phép doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình tới người dùng thông qua các video sinh động. Xu hướng hiện nay là người dùng thích xem những video ngắn có nội dung thu hút, vì vậy doanh nghiệp nên tận dụng tính năng chạy Zalo Ads này.
Quảng cáo bài viết
Như bạn đã biết, tài khoản Zalo OA có tính năng tạo và đăng bài post như trên fanpage Facebook. Các bài viết này cũng có thể sử dụng để chạy quảng cáo Zalo, giúp doanh nghiệp thúc đẩy tương tác với khách hàng. Cách hoạt động của dạng quảng cáo này là hệ thống giới thiệu bài viết của tài khoản Zalo OA cho các người dùng khác.
Quảng cáo sản phẩm
Một trong các các hình thức quảng cáo trên Zalo là quảng cáo sản phẩm. Quảng cáo sản phẩm là hình thức quảng cáo cho phép doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm trong gian hàng Zalo OA tới người tiêu dùng. Qua đó, cửa hàng có thể nhanh chóng tăng doanh số và thu hút thêm nhiều người quan tâm mới.
Quảng cáo form
Đây là dạng quảng cáo mà Zalo giới thiệu form điền thông tin của doanh nghiệp tới người dùng. Qua đó, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về tệp khách hàng tiềm năng của mình, phục vụ các hoạt động bán hàng hiệu quả.
Một số nội dung có trong Zalo form là họ và tên, số điện thoại, email, địa chỉ,… Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, quảng cáo form chỉ áp dụng với một số ngành hàng nhất định, bao gồm bất động sản, việc làm, giáo dục, ô tô, tài chính – kinh doanh, dịch vụ làm đẹp, tín dụng và sức khỏe.
Quảng cáo qua tin nhắn
Quảng cáo tin nhắn là hình thức quảng cáo giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng bằng tin nhắn. Tính năng này sử dụng chức năng hội thoại trên Zalo, cho phép bạn thu thập thông tin khách hàng, tư vấn trực tiếp 1-1, chốt đơn ngay lập tức. Cũng như quảng cáo form, quảng cáo tin nhắn chỉ dùng cho một số ngành hàng, như bất động sản, sức khỏe, bán lẻ, FnB, du lịch, tin tức, nhà ở,…
>> Xem thêm: Zalo ZNS là gì và các điều kiện để sử dụng Zalo ZNS
Trước khi chạy quảng cáo Zalo cần chuẩn bị những gì?
Tài khoản Zalo OA
Vậy điều kiện tiên quyết để bạn chạy quảng cáo Zalo Ads là gì? Đó là bạn phải lập tài khoản Zalo OA, tức tài khoản doanh nghiệp chính thức trên Zalo. Để tạo tài khoản Zalo OA, bạn truy cập link https://oa.zalo.me/, chọn Tạo Official Account ngay, sau đó chọn loại tài khoản và điền các thông tin cần thiết.
Tài khoản Zalo OA hoạt động như fanpage Facebook, cho phép doanh nghiệp đăng bài viết, nhắn tin người dùng, chạy quảng cáo, gửi Broadcast,… Để sử dụng tất cả các tính năng, bạn nên xác thực Zalo OA bằng các.
>> Xem thêm: Zalo OA là gì và chi tiết cách đăng ký Zalo OA cho doanh nghiệp
Thẻ Visa/Mastercard hoặc tài khoản ngân hàng để nạp tiền
Khi chạy quảng cáo trên bất cứ nền tảng nào, bạn cần thiết lập các thông tin về tài khoản thanh toán chi phí, như Visa, Mastercard. Đầu tiên, bạn tải app ZaloPay, đăng nhập vào ví, chọn mục Liên kết ngân hàng. Khi thêm liên kết, bạn chọn thẻ Visa, điền thông tin về số thẻ, ngày hết hạn, họ tên chủ thẻ và nhập mật khẩu để hoàn tất.
Trường hợp không muốn chạy quảng cáo qua ZaloPay, bạn có thể nạp tiền trực tiếp qua từ thẻ ngân hàng. Bạn vào tài khoản Zalo Ads, chọn Nạp tiền, chọn Nạp tiền trực tuyến, chọn loại thẻ và điền các thông tin liên quan để hoàn tất.
Hướng dẫn chi tiết cách chạy quảng cáo Zalo hiệu quả
Bước 1: Đăng nhập Zalo Ads
Đầu tiên trong hướng dẫn chạy Zalo Ads là đăng nhập tài khoản. Bạn truy cập vào link https://ads.zalo.me/business/, đăng nhập Zalo Ads bằng số điện thoại, mật khẩu hoặc mã QR Code.
Bước 2: Thiết lập quảng cáo
Tiếp theo, bạn nhấp chọn Tạo quảng cáo, chọn hình thức quảng cáo mong muốn. Các hình thức quảng cáo Zalo Ads thì như bePOS đã liệt kê phía trên, như quảng cáo trên Zalo Network, quảng cáo website, sản phẩm, video, tin nhắn,… Trường hợp muốn chạy quảng cáo trên app Zalo, thì bạn cần đặt tên chiến dịch và chọn tài khoản Zalo OA.
Bước 3: Khoanh vùng đối tượng người dùng xem quảng cáo
Khi tìm hiểu cách chạy quảng cáo Zalo Ads là gì, khoanh vùng đối tượng là một nội dung quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Các nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến được phân chia dựa trên:
- Địa điểm: Đây là một tiêu chí để chạy quảng cáo Zalo, cho phép bạn chọn 5 địa điểm trong vòng bán kính 5km. Nếu không chọn địa điểm, hệ thống sẽ mặc định là tất cả khu vực.
- Giới tính: Bạn có thể chạy quảng cáo Zalo Ads dựa theo đối tượng khách hàng, như nam hoặc nữ.
- Hệ điều hành thiết bị: Bạn có thể chọn quảng cáo cho khách hàng dùng Android hoặc iOS.
- Độ tuổi: Cách thực hiện là kéo thả thanh kéo để chọn độ tuổi phù hợp. Ngoài ra, bạn cần chọn nhóm độ tuổi áp dụng cho từng ngành hàng, ví dụ ngành thực phẩm chức năng là tối thiểu 18 tuổi.
Bước 4: Tối ưu hóa content
Khi chạy quảng cáo Zalo Ads, bạn cần tối ưu hóa nội dung content. Cụ thể, số lượng ký tự của Zalo Ads không được vượt quá 52 ký tự, đồng thời nên bao gồm những thông tin cần thiết về chiến dịch quảng cáo. Hơn nữa, bạn nên nghiên cứu kỹ chính sách cộng đồng của Zalo để tránh bị phạt vi phạm.
Bước 5: Thiết lập thời gian và đặt giá thầu cho quảng cáo
Tiếp theo trong hướng dẫn chạy Zalo Ads, bạn cài đặt thời gian chạy quảng cáo và đặc biệt là thiết lập chi phí sao cho phù hợp. Các hình thức tính phí trên Zalo Ads là CPC (dựa trên lượt nhấp), CPM (lượt hiển thị), CPV (lượt xem). Cách đặt giá thầu cho quảng cáo là chọn hình thức và lập KPI cho từng loại hình tính phí.
Bước 6: Gửi hệ thống để duyệt quảng cáo Zalo Ads
Bước cuối cùng là gửi quảng cáo cho Zalo Ads để hệ thống kiểm duyệt và đăng tải. Khi quảng cáo được duyệt, chúng sẽ được hiển thị tới người dùng mà bạn đã nhắm đến. Trường hợp bị từ chối, thì hệ thống sẽ thông báo lý do rõ ràng để bạn biết cách khắc phục.
Ưu và nhược điểm của quảng cáo Zalo Ads là gì?
Ưu điểm
Khi tìm hiểu Zalo Ads là gì, bạn cần biết về các ưu điểm của tính năng này, cụ thể:
- Tối ưu chi phí: Thế mạnh của Zalo Ads là chi phí tiết kiệm. Chạy quảng cáo trên Zalo còn khá mới mẻ, nên độ cạnh tranh thấp và chi phí hợp lý hơn so với việc triển khai Facebook Ads, Zalo Ads. Vì vậy, nếu doanh nghiệp chưa có nhiều ngân sách để chạy quảng cáo ở các nền tảng kể trên, thì bạn hãy tham khảo Zalo Ads.
- Nhiều khách hàng tiềm năng: Zalo là app nhắn tin cực phổ biến tại Việt Nam, tính đến đầu năm 2023 đã có hơn 75 triệu người dùng thường xuyên. Đây chính là nguồn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ cho những người đã đi làm.
- Tỷ lệ tiếp cận cao: Zalo sẽ đẩy các bài viết tới những người quan tâm Zalo OA. Vì vậy, khách hàng một khi đã biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thì luôn luôn được cập nhật thông tin mới nhất.
Nhược điểm
Vậy nhược điểm của quảng cáo Zalo Ads là gì? Độ cạnh tranh thấp đồng nghĩa với việc Zalo Ads chưa thực sự quá phổ biến, không tạo nhiều tiếng vang như quảng cáo trên Facebook hay Google. Hơn nữa, dữ liệu người dùng tích lũy trên nền tảng chưa thực sự đủ lớn và phong phú để doanh nghiệp triển khai chiến dịch truyền thông.
Bên cạnh đó, quy trình kiểm duyệt nội dung của Zalo Ads khá khắt khe, nếu vi phạm nhiều lần có thể bị khóa tài khoản OA. Tuy nhiên, về cơ bản thì Zalo Ads vẫn là tính năng đáng sử dụng và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phân phối Zalo Ads
Chỉ số CTR của Zalo Ads (Click-Through Rate)
Chỉ số CTR là một nội dung quan trọng khi tìm hiểu Zalo Ads là gì. Nếu nội dung phù hợp với người dùng, đem lại trải nghiệm tốt, thì mức độ quan tâm sẽ cao, tương đương CTR cao. Nhìn chung, CTR Zalo Ads dao động từ 0,7% – 0,9%, còn nếu nằm ở dưới 0,7% thì bạn nên cân nhắc thay đổi nội dung cho hấp dẫn hơn.
Giá thầu và Clicks
Một trong những nguyên nhân khiến Zalo Ads phân phối chậm là do giá thầu và lượt click của bạn đang thấp hơn giá thầu và lượt click của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, nếu cảm thấy nội dung content tốt, nhưng quảng cáo vẫn không hiệu quả, thì bạn nên điều chỉnh lại giá thấu của mình.
Ngân sách chạy quảng cáo
Ngân sách là một yếu tố quan trọng trong cách chạy quảng cáo Zalo hiệu quả. Một kinh nghiệm triển khai Zalo Ads hiệu quả là bạn nên đặt ngân sách lớn hơn, hoặc bằng tổng ngân sách dự kiến ban đầu. Ngoài ra, khi đặt lần đầu, bạn nên đặt giá thầu thấp hơn mức chi tối đa, sau đó xét kết quả để xem mức giá đó có đủ cạnh tranh không.
Số tiền trong tài khoản
Cách sử dụng Zalo Ads là đảm bảo tài khoản của mình được nạp tiền đầy đủ trước khi bắt đầu chiến dịch. Bởi, hệ thống sẽ tạm giữ một số tiền nhất định khi duyệt quảng cáo, nhằm đảm bảo có đủ ngân sách phân phối quảng cáo đó.
Trường hợp hệ thống giữ toàn bộ tiền tài khoản, thì tức là bạn đã không nạp đủ tiền. Khi này, bạn cần thêm tiền vào tài khoản, đồng thời kiểm tra, tắt bớt những quảng cáo không cần thiết. Sau khi tắt, bạn đợi 30 phút để hệ thống hoàn tiền tạm ứng và tiếp tục tạo quảng cáo mới.
Một số lưu ý khi chạy quảng cáo trên Zalo
Ngoài những nội dung kể trên, khi chạy quảng cáo trên Zalo, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Chú ý chất lượng nội dung: Đây là một yếu tố then chốt quyết định hiệu quả triển khai Zalo Ads. Bạn phải điền đầy đủ thông tin mô tả, chú thích, các thông tin thêm, đồng thời đảm bảo không vượt quá ký tự cho phép. Hình ảnh quảng cáo phải rõ nét, có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, không gây hiểu lầm cho người dùng.
- Khung giờ bật quảng cáo: Không phải khung giờ nào cũng phù hợp để bật quảng cáo Facebook. Theo kinh nghiệm, bạn nên tránh cạnh tranh trực tiếp với các nhà quảng cáo khác, đồng thời tránh giờ hành chính vì có độ cạnh tranh cao, dẫn đến CTR thấp.
- Theo dõi hiệu quả quảng cáo: Bạn cần nắm bắt tình hình quảng cáo Zalo Ads để đánh giá và tìm cách cải thiện. Điều này giúp bạn tìm ra chiến dịch tối ưu nhất và có thể đem lại hiệu quả lớn hơn.
Trên đây, bePOS đã tìm hiểu Zalo Ads là gì, làm thế nào để chạy quảng cáo Zalo Ads,… Đây là một trong những tính năng quan trọng của tài khoản Zalo OA, giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng nhanh chóng và tăng nhận diện thương hiệu. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất và đừng quên theo dõi bePOS nhé!
FAQ
Thời gian xét duyệt quảng cáo Zalo Ads là bao lâu?
Đây cũng là thắc mắc phổ biến khi tìm hiểu Zalo Ads là gì. Thông thường, Zalo sẽ phản hồi lại cho doanh nghiệp sau 8 – 24 giờ làm việc. Nếu được duyệt, thì quảng cáo sẽ chuyển sang trạng thái chờ lên lịch chạy và hiện dòng chữ “Đang chạy” sau khoảng 40 – 60 phút.
Quảng cáo Zalo Ads sẽ hiển thị ở những đâu?
Quảng cáo Zalo Ads sẽ hiện trên ứng dụng Zalo và trên Zalo Network. Zalo Network bao gồm các web thuộc quyền sở hữu của VNG, như Zing MP3, Báo Mới,… Còn trên ứng dụng Zalo, quảng cáo sẽ được hiển thị trên newsfeed, dưới dạng banner đặt ở vị trí thứ 2 hoặc thứ 7.
Cách tạo tài khoản Zalo Ads là gì, thực hiện thế nào?
Đây là tính năng tự động của các tài khoản Zalo OA, nên không cần tạo tài khoản Zalo Ads. Bạn chỉ cần vào link https://ads.zalo.me/, đăng nhập, sau đó điền thông tin cần thiết để xác lập hợp đồng quảng cáo mới.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tải Zalo Ads để đăng nhập trên thiết bị. Bạn có thể tải Zalo Ads app cho iOS tại đây hoặc cho Android tại đây.
Follow bePOS: