Zalo Marketing là gì, làm thế nào để triển khai Marketing trên Zalo hiệu quả? Hiện nay, Zalo là một trong những nền tảng xã hội được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam với số lượng người dùng đáng kinh ngạc, đến nay có hơn 75 triệu người dùng thường xuyên hoạt động. Vì vậy, đây cũng là một môi trường đầy tiềm năng để các doanh nghiệp quảng cáo, bán hàng thu về lợi nhuận.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần thực hiện hoạt động Marketing trên nền tảng này. Dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn hiểu từ A-Z về hoạt động tiếp thị trên Zalo, theo dõi qua bài viết ngay nhé!
Zalo Marketing là gì?
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu Zalo Marketing là gì? Zalo Marketing là một chiến lược bao gồm tất cả các hoạt động Marketing của doanh nghiệp như quảng cáo, PR, chăm sóc khách hàng,… trên nền tảng Zalo, với mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiếp cận những đối tượng khách hàng mới và thiết lập mối quan hệ với các khách hàng cũ của doanh nghiệp. Công cụ Zalo Marketing (Tool Zalo Marketing) là cách thức để các doanh nghiệp có thể kết nối khách hàng hay sử dụng dịch vụ.
Zalo Marketing chính là một chiến lược quảng cáo online nhằm đưa hình ảnh của doanh nghiệp đến gần hơn với công chúng. Với mỗi tài khoản Zalo của một khách hàng thực, hoạt động Zalo Marketing sẽ đem lại hiệu quả tiếp cận và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với các nền tảng ứng dụng khác trên thị trường. Khi chiến lược Zalo Marketing thành công, kết quả là hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp sẽ đến gần với khách hàng tiềm năng hơn.
Các hình thức tiếp thị qua Zalo phổ biến
Hiện nay, Marketing qua Zalo được nhiều doanh nghiệp khai thác và sử dụng. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức Zalo Marketing phù hợp với loại hình và quy mô của doanh nghiệp mình. Một số hình thức phổ biến như:
Chạy Zalo Marketing qua tài khoản cá nhân
Mỗi một số điện thoại di động sẽ tạo lập được một tài khoản Zalo cá nhân và được quản lý bởi nền tảng. Dựa vào tài khoản Zalo cá nhân, các nhân viên của doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược Marketing bằng cách:
- Kết bạn hàng loạt: Nếu chưa biết tìm data từ đâu để kết bạn, có thể sử dụng thông tin của những khách hàng đã từng mua, hoặc tham khảo danh sách khách hàng của đối thủ, quét UID Facebook sau đó chuyển thành số điện thoại.
- Khai thác các nhóm chat trên Zalo: Các nhóm trên Zalo hoạt động theo từng lĩnh vực, như nhóm dân cư, nhóm chuyên môn, nhóm mua sắm, nhóm chia sẻ sở thích,… Bạn cần tìm các group liên quan, tập trung nhiều khách hàng tiềm năng, cách thực hiện là gõ cú pháp “https://zalo.me/g/+ từ khóa” trên Google,… Sau đó, kết quả trả ra sẽ bao gồm đường link các nhóm Zalo kinh doanh mà bạn cần tìm.
- Khai thác danh sách bạn bè Zalo: Để Zalo Marketing thành công, bạn cần khai thác triệt để danh sách bạn bè, như nhắn tin trực tiếp, đăng bài lên tài khoản,… Tuy nhiên, bạn hãy tìm ra tần suất đăng bài phù hợp, tránh gây khó chịu tới khách hàng. Ngoài ra, nội dung tin nhắn, hình ảnh bài đăng phải thật sự chất lượng và chỉn chu.
Chạy Zalo Marketing qua tài khoản Official Account
Official Account là một phương thức mới được Zalo phát triển dành riêng cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và kết nối với khách hàng hiệu quả.
Một tài khoản cá nhân có thể tạo ra nhiều tài khoản Official Account hay page để quản lý và tiếp cận khách hàng. Từ các tài khoản Official Account, doanh nghiệp có thể triển khai một số hoạt động Zalo Marketing như sau:
- Zalo Broadcast: Gửi tin nhắn Broadcast 4 tin/tháng dành cho mỗi người quan tâm Zalo OA của doanh nghiệp.
- Gửi tin nhắn: Được phép gửi tin nhắn trực tiếp để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng.
- Zalo Store: Lập gian hàng Zalo để đăng tải sản phẩm và bán hàng.
Lưu ý, việc quan trọng trong quảng cáo qua Zalo Marketing là bạn cần tạo nội dung, hình ảnh, thông điệp có chất lượng cho Official Account để thu hút khách hàng. Mỗi tin nhắn quảng cáo cần có thông điệp, nội dung rõ ràng, lôi cuốn để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ngoài ra, tài khoản Zalo của doanh nghiệp cần lưu ý phải đặt avatar, ảnh nền là logo, slogan của doanh nghiệp. Đồng thời thường xuyên đăng bài viết và tương tác với đối tác, khách hàng.
>> Xem thêm: Zalo ZNS là gì và điều kiện để doanh nghiệp sử dụng Zalo ZNS
Chạy Zalo Marketing qua dịch vụ quảng cáo
Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, Zalo cũng cung cấp các dịch vụ quảng cáo chạy Zalo Marketing, tiếp thị sản phẩm cho những doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo, đó là Zalo Adwords. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ này là người dùng có thể tự tạo ra quảng cáo mà không cần phải liên hệ với Zalo. Doanh nghiệp có thể tự thiết lập về nội dung, nạp tiền và sau đó chạy quảng cáo Zalo Marketing.
Người sử dụng tạo dựng quảng cáo Zalo Marketing có thể thiết lập đối tượng khách hàng mục tiêu dựa vào những tiêu chí như: tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, hệ điều hành,… Từ đây, Zalo sẽ phân tích dữ liệu và đưa chiến dịch quảng cáo của bạn đến đúng với khách khách tiềm năng có trong thông tin yêu cầu. Người sử dụng dịch vụ Zalo Ads có thể quảng cáo, giới thiệu doanh nghiệp của mình đến các website, cửa hàng online trên Zalo,…
Một số dạng quảng cáo Zalo Marketing mà bạn có thể áp dụng là:
- Zalo form: Quảng cáo Zalo để khách hàng điền thông tin vào form đăng ký của doanh nghiệp.
- Quảng cáo website: Hiển thị nội dung, hình ảnh, video, điều hướng người xem click vào website.
- Quảng cáo Zalo OA: Thu hút thêm người quan tâm cho tài khoản Zalo OA của doanh nghiệp.
- Quảng cáo bài viết: Hiển thị các bài viết đã đăng trên tài khoản Zalo OA của doanh nghiệp, từ đó lan tỏa thông điệp rộng rãi hơn.
- Quảng cáo sản phẩm: Tăng lượt hiển thị của sản phẩm, điều hướng người xem chuyển sang kênh mua hàng.
Chạy Zalo Marketing hỗn hợp
Doanh nghiệp có thể kết hợp tổng thể các hình thức Marketing trên Zalo để mang lại hiệu quả tổng thể nhất. Doanh nghiệp nên chạy Zalo Marketing bằng cách này theo từng thời điểm, từng chiến dịch quảng bá sản phẩm, chăm sóc khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới,… để đạt được hiệu quả tối đa.
Tại sao nên thực hiện Marketing qua Zalo?
Zalo là một nền tảng mạng xã hội được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam bởi những lợi ích mà nó mang lại cũng như tính bảo mật thông tin tốt, an toàn cho người dùng. Đây chính là lý do khiến người dùng Việt tin dùng nhiều.
Đồng thời, Zalo Marketing vẫn còn là một mảnh đất mới mẻ và đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp tận dụng và tiếp cận với khách hàng. Dưới đây là một vài lý do giải thích vì sao các doanh nghiệp nên thực hiện Marketing qua Zalo, cụ thể:
Tính bảo mật cao
Zalo là một nền tảng có độ uy tín và tính bảo mật cao. Khi đăng ký và sử dụng, người dùng phải xác thực bằng số điện thoại di động cá nhân. Như vậy sẽ đảm bảo hạn chế được tài khoản ảo, tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn so với các mạng xã hội khác.
Lượng khách hàng tiềm năng lớn
Zalo là một công cụ dùng để nghe, gọi miễn phí. Giao diện của Zalo đơn giản, dễ sử dụng. Đối tượng sử dụng Zalo rộng, từ 18 đến 60 tuổi, chiếm hơn 60% người dùng. Vì thế các doanh nghiệp có thể khai thác được tập khách hàng tiềm năng trong phạm vi rộng.
Khả năng tiếp cận khách hàng
Zalo hầu hết có mặt trên khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Nhiều kênh liên lạc của chính phủ cũng lựa chọn sử dụng Zalo như một công cụ liên hệ, cung cấp thông tin cho người dân. Vì thế nên đây là một cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tiềm năng hiệu quả.
Tiết kiệm chi phí Marketing
Điều đặc biệt là các doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến dịch Zalo Marketing với mức chi phí tương đối rẻ và rẻ hơn rất nhiều so với các nền tảng lớn như Facebook, Youtube,… Tạo lập và xây dựng tài khoản Zalo miễn phí, tiếp cận và chăm sóc khách hàng cũng vừa đem lại hiệu quả lại vừa không mất phí.
7 bước lên kế hoạch chạy Zalo Ads hiệu quả
Bước 1: Hiểu rõ về quảng cáo Zalo
Trước khi triển khai, bạn phải tìm hiểu về cách tiếp thị và quảng cáo trên Zalo, như các hình thức quảng cáo, cách tối ưu, xử lý khi có lỗi phát sinh,… Ví dụ, Zalo sẽ hạn chế quảng cáo các sản phẩm trực tiếp cạnh tranh với Zalo Ads, hoặc cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm thuộc hệ thống Zalo, bao gồm Báo Mới, Zing MP3, Zing TV,…
Nếu là người chưa nhiều kinh nghiệm, bạn hãy tham gia các khóa học Zalo Marketing để nắm bắt kiến thức tổng quan trong thời gian ngắn nhất. Một số khóa học Zalo Marketing mà bạn có thể tham khảo là khóa Toàn tập Zalo Marketing của Nguyễn Thành Sơn trên Edumall, khóa học của Học viện Digital Bách Khoa, khóa Zalo Marketing Mastery của Đỗ Đăng Khoa,…
Bước 2: Xác định target market
Doanh nghiệp cần chọn thị trường mục tiêu và nghiên cứu các đặc điểm liên quan đến tệp khách hàng này, như nhân khẩu, tâm lý, hành vi,… Một khi đã tìm hiểu về nội dung này, bạn sẽ biết vấn đề của khách hàng là gì, lý do họ mua sản phẩm của doanh nghiệp,… Những thông tin sẽ quyết định chiến dịch chạy quảng cáo Zalo có hiệu quả không.
Bước 3: Xác định và phân tích hiệu quả hoạt động của đối thủ
Bước này giúp bạn xác định đối thủ cạnh tranh của mình đang hoạt động như thế nào, có hiệu quả không và rút ra bài học cho mình. Đây là điều vô cùng cần thiết với những chủ kinh doanh mới, chưa nhiều kinh nghiệm triển khai Zalo Marketing.
Bước 4: Thiết lập mục tiêu
Thiết lập mục tiêu, đặt ra KPI là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ kế hoạch kinh doanh nào. Bạn có thể tham khảo mô hình SMART để tìm mục tiêu cho Zalo Marketing plan, trong đó:
- S – Specific là tính cụ thể của mục tiêu, không chung chung và lan man.
- M – Measurable là khả năng đo lường của mục tiêu, ví dụ như số lượt đăng ký form, lượt quan tâm, lượt like, traffic website,…
- A – Actionable là tính khả thi, phải phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
- R – Relevant là tính liên quan, mục tiêu phải liên quan đến chiến dịch Zalo Marketing đang triển khai.
- T – Timebound là thời hạn, tức mục tiêu phải được đặt trong mốc thời gian nhất định, ví dụ đạt 100 lượt đăng ký form sau 1 tháng.
Bước 5: Lên kế hoạch
Bạn cần lên outline cho bản kế hoạch của mình, có nhiệm vụ, thời gian thực hiện, người phụ trách và các tiêu chuẩn cần đảm bảo. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo phương pháp A/B Testing để quảng cáo Zalo hiệu quả. A/B Testing tức là bạn cho chạy 2 phiên bản quảng cáo, nhưng thay đổi 1 biến trong đó để phân tích và đánh giá.
Bước 6: Lên ngân sách
Một yếu tố quan trọng khi chạy Zalo Ads là lên kế hoạch ngân sách, đảm bảo chi tiêu hợp lý trong điều kiện của doanh nghiệp. Mỗi ngành hàng, mỗi sản phẩm đều có biên độ lợi nhuận khác nhau, bạn nên căn cứ vào đó để phân bổ ngân sách chạy quảng cáo Zalo cho phù hợp.
Bước 7: Triển khai
Sau khi đã có kế hoạch hoàn chỉnh, doanh nghiệp bắt đầu triển khai và cài đặt quảng cáo Zalo. Trong quá trình thực hiện, bạn cần liên tục theo dõi hiệu quả, xem lại số tiền đã chi tiêu cho quảng cáo để đưa ra điều chỉnh thích hợp.
>> Xem thêm: Nổ đơn không ngừng với bí quyết bán hàng trên Zalo hiệu quả!
Kinh nghiệm tiếp thị trên Zalo hiệu quả
Như đã đề cập đến ở trên, Zalo Marketing mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn đã biết cách làm sao để triển khai các chiến dịch Zalo Marketing sao cho hiệu quả? Sử dụng hình thức Zalo Marketing nào thì phù hợp? Cùng bePOS chia sẻ một số kinh nghiệm tiếp thị trên Zalo dưới đây.
Zalo có khả năng tìm kiếm và định vị và phân loại các nhóm khách hàng tiềm năng nên khi lựa chọn tập khách hàng nhắm đến quảng cáo, bạn nên xác định dựa vào các tiêu chí cụ thể:
- Zalo hiện cho phép doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ quảng cáo Zalo, Zalo OA, Zalo Shop,… theo từng khu vực địa lý mà bạn nhắm đến. Với những doanh nghiệp sẵn sàng chi nhiều vào Zalo Marketing thì hãy sử dụng thêm các phần mềm hỗ trợ Marketing để tăng thêm hiệu quả.
- Tập trung đầu tư vào nội dung, thông điệp truyền tải đến khách hàng. Nội dung cần ngắn gọn, súc tích và chất lượng.
- Quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng, sử dụng các Tool Zalo Marketing để hỗ trợ việc tư vấn, chăm sóc khách hàng nhanh chóng.
Chắc hẳn bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Zalo Marketing là gì, các hình thức Marketing trên Zalo gồm những gì,.. bePOS hy vọng đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Mong rằng các cá nhân cũng như doanh nghiệp sẽ lựa chọn được hình thức Marketing trên Zalo phù hợp để phát triển doanh nghiệp của mình trong thời gian tới.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm dịch vụ Marketing Automation của bePOS mới được ra mắt. Đây là một giải pháp Marketing tự động được triển khai trên Zalo đem lại hiệu quả cao, giúp bạn tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực, tối ưu hoá chi phí Marketing. Để được tư vấn chi tiết, bạn hãy liên hệ hotline 0247 771 6889, Zalo bePOS hoặc điền form dưới đây nhé!
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]
FAQ
Cách tạo tài khoản Zalo OA như thế nào?
Sau đây là cách để tạo tài khoản và hướng dẫn khách hàng sử dụng Zalo OA:
- Bước 1: Truy cập vào trang tạo tài khoản OA trên website qua đường link: http://oa.zalo.me/manage
- Bước 2: Đăng nhập vào Zalo bằng tài khoản Zalo cá nhân
- Bước 3: Sau khi đăng nhập, nhấn nút Tạo Official Account và lựa Chọn loại tài khoản phù hợp với bạn trong 3 loại: Doanh nghiệp, nội dung và cơ quan nhà nước.
- Bước 4: Điền thông tin theo các mục yêu cầu sao cho đúng với doanh nghiệp của bạn. Sau khi điền đầy đủ thông tin, nhấn nút tạo tài khoản OA là hoàn thành.
Marketing Zalo bằng Zalo Ads như thế nào?
Zalo Ads là một hệ thống mà Zalo cung cấp để chạy quảng cáo cho các doanh nghiệp. Zalo Ads cho phép chạy trên tất cả các nền tảng ứng dụng kết nối nằm trong hệ sinh thái của Zalo như Zing-TV, Zing-MP3, Zing News, Báo mới, ZaloPay, Zalo Shop,…
Zalo Ads giúp doanh nghiệp thu hút người dùng truy cập website đăng ký nhận thông tin hoặc để tăng sự nhận biết về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Phần mềm Zalo Marketing là gì, có những lựa chọn nào?
Phần mềm Zalo Marketing giúp doanh nghiệp số hóa các hoạt động quảng cáo tiếp thị trên Zalo, như gửi kết bạn hàng loạt, gửi tin nhắn tự động, quản lý bài đăng,…. Bạn có thể tham khảo dịch vụ Marketing Automation của bePOS, hoặc một số phần mềm như Zalo Pro, Simple Zalo, Zalo Marketing iClick,…
Ngoài ra, nhiều bạn cũng thắc mắc tool xác thực Zalo là gì và có nên dùng hay không. Về cơ bản, đây là công cụ giúp xác thực nhiều khoản Zalo để phục vụ hoạt động Marketing, như seeding, tăng lượt quan tâm,… Một số tool xác thực Zalo và quản lý số lượng lớn tài khoản là Sandboxie, Yan Software,…
Follow bePOS: