Trang chủBlogs Xu hướng & InsightsAI là gì? Từ A đến Z thông tin về công nghệ AI (2024)

AI là gì? Từ A đến Z thông tin về công nghệ AI (2024)

Cập nhật lần cuối: Tháng Một 01, 2024
Nữ Tâm
Nữ Tâm
2434 Đã xem

Có lẽ ai cũng nghe tới cụm từ “Trí tuệ nhân tạo” hay “AI”. Nhưng không phải tất cả mọi người đều hiểu rõ công nghệ AI là gì, những đặc điểm và ứng dụng của công nghệ này trong thực tiễn đời sống như thế nào. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tật thông tin quan trọng xoay quanh AI cũng như những ví dụ tiêu biểu nhất về Trí tuệ nhân tạo.

Trí tuệ nhân tạo – AI là gì?

Trí tuệ nhân tạo – AI (từ viết tắt của Artificial Intelligence) có nghĩa là trí thông minh nhân tạo. Thuật ngữ này chỉ một chương trình máy tính vô cùng phức tạp, có thể tự học và đưa ra các quyết định mà không cần lập trình trước. Công nghệ này mô phỏng quá trình suy nghĩ và hoạt động của con người cho máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính.

Những khái niệm đầu tiên về hệ thống AI được John McCarthy – một nhà khoa học máy tính xuất sắc ở Mỹ cùng các cộng sự của mình, gồm Marvin Minsky, Allen Newell và Herbert A. Simon, đặt ra vào năm 1955. Đến mùa hè 1956, tại Hội nghị khoa học Dartmouth, thuật ngữ AI lần đầu tiên được “trình làng” trước công chúng trong chính bản đề xuất của John McCarthy. Cũng từ sự kiện này, McCarthy được xem như “cha đẻ” của trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, công nghệ này dần trở thành một lĩnh vực, một ngành khoa học thực sự thay vì những ý tưởng là lý thuyết như trước. 

Trí tuệ nhân tạo – AI là gì?
Trí tuệ nhân tạo – AI là gì?

Khi tìm hiểu về AI là gì, cần lưu ý rằng, trí tuệ nhân tạo được tạo nên thông qua một quá trình dài hạn, bao gồm việc nghiên cứu, thử nghiệm và tối ưu bộ chương trình cụ thể. Từ đó, giúp hệ thống máy tính có thể chủ động học tập (thu thập và học hỏi những thông tin và quy tắc liên quan), chủ động đưa ra quyết định dựa trên sự lập luận, tư duy theo những quy tắc trước đó để đưa ra kết quả chính xác nhất. Đặc biệt là khả năng tự phát hiện và sửa lỗi hệ thống.

Có 2 trường phái tư duy phổ biến về Artificial Intelligence, gồm “Trí tuệ nhân tạo truyền thống” và “Trí tuệ tính toán”.

  • Trí tuệ nhân tạo truyền thống

Trường phái này còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như trí tuệ nhân tạo biểu tượng, trí tuệ nhân tạo ngăn nắp (neat AI), trí tuệ nhân tạo logic hay trí tuê nhân tạo cổ điển (Good Old Fashioned Artificial Intelligence). Khái niệm về AI truyền thống được đặc trưng bởi tập hợp các phương pháp machine learning với hệ hình thức (formalism) và phân tích thống kê riêng biệt: Hệ chuyên gia; lập luận theo tình huống và mạng Bayes.

  • Trí tuệ tính toán

Trí tuệ tính toán tập trung nghiên cứu quá trình học hỏi hoặc phát triển lặp lại, dựa trên dữ liệu là những kinh nghiệm được rút, kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo phi ký hiệu, trí tuê nhân tạo lộn xộn (scruffy AI) và khả năng tính toán mềm (soft computing). Ví dụ như tinh chỉnh tham số trong hệ thống connectionist. 

Các phương pháp chính được sử dụng trong trường phái này gồm có: Mạng neural (mạnh về nhận dạng mẫu – pattern recognition); hệ mờ (Fuzzy system); tính toán tiến hóa (Evolutionary computation); trí tuê nhân tạo dựa theo hành vi (Behavior based AI).

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã nhen nhóm hoạt động nghiên cứu trường phái lai giữa “Trí tuệ nhân tạo truyền thống” và “Trí tuệ tính toán”. Nhưng quá trình này vẫn cần rất nhiều thời gian để thu về những kết quả đầu tiên.

Tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo AI truyền thống và tính toán
Tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo AI truyền thống và tính toán

Ở thời điểm hiện tại, Big Data (Dữ liệu lớn) xuất hiện đã góp phần đáng kể trong việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện và mở rộng của trí tuệ nhân tạo. Chất xúc tác này mang đến những giải pháp hữu ích trước bài toán của hệ thống AI về khả năng lưu trữ, giám sát và xử lý dữ liệu – luôn trong tình trạng “Limited” và có phần chậm chạp.

Đồng thời, hiện nay rất nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ quan tâm tìm hiểu về AI hơn. Họ có sự đầu tư cả về tài chính và nhân lực để nghiên cứu, triển khai, hiện thực hóa hàng loạt dự án lớn nhỏ, giúp rút ngắn khoảng cách giữa một chương trình máy tính khó hiểu với những nhu cầu cơ bản nhất của người dùng. Ví dụ như ứng dụng nhận dạng khuôn mặt, giọng nói, robot thông minh,…

>> Xem thêm: Xu hướng ứng dụng Business Intelligence là gì?

Phân loại AI

Ở phần trên của bài viết đã nêu ra khái niệm về AI cũng như giải thích AI viết tắt của từ gì. Để đi sâu hơn khi tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo AI, cần nắm được những loại hình trí tuệ nhân tạo khác nhau.

Trên thế giới hiện nay, việc phân loại Artificial Intelligence được triển khai dựa vào nhiều tiêu chí do nhiều đơn vị khác nhau thực hiện. Dưới đây là một số cách phân loại AI phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:

Theo Computing Analysis Scheme

Hệ thống phân loại của Hiệp hội Máy tính Quốc tế ACM (Computing Analysis Scheme) đã được sử dụng trong hơn 50 năm qua với bộ quy chuẩn và khung phân tích rõ ràng để tổng hợp, xếp loại AI cùng các công nghệ góp phần thay đổi AI. Ở bản cập nhật mới nhất năm 2012, hệ thống này đã chia Artificial Intelligence thành 3 hướng chủ đạo:

  • AI Technique (Kỹ thuật AI): Là tập hợp các mô hình tính toán và thống kê tiên tiến như machine learning (học máy), logic mờ và hệ thống cơ sở tri thức cho phép chương trình AI có thể đưa ra kết quả hay nhiệm vụ do con người thực hiện. Những kỹ thuật trí tuệ nhân tạo khác nhau sẽ phục vụ các chức năng khác nhau.
  • AI Functions application (Ứng dụng chức năng của AI): Có thể xem đây là một sản phẩm trí tuệ nhân tạo tương đối toàn diện, được tích hợp nhiều AI Technique khác nhau nhưng còn khó để áp dụng vào thực tiễn. Ví dụ như thị giác máy tính (computer vision) hứa hẹn khả năng nhận diện, xác minh danh tính.
  • AI Application field (Ứng dụng trí tuệ nhân tạo theo lĩnh vực xác định): Là những sản phẩm có thể được sử dụng trên phạm vi rộng lớn, đáp ứng trực tiếp nhu cầu của nhiều lĩnh vực, ngành nghề cụ thể (giao thông vận tải, khoa học đời sống, y tế, nông nghiệp,…).
Phân loại AI theo Computing Analysis Scheme
Theo Computing Analysis Scheme, cách phân loại AI là gì?

Theo Mediastandard

Tương tự Computing Analysis Scheme, Mediastandard (nhà xuất bản báo uy tín tại Bu-ca-rét, Romania) cũng chia AI thành 3 nhóm khác nhau, gồm: trí tuệ siêu nhân tạo (ASI), trí thông minh nhân tạo hẹp (ANI) và trí thông minh phổ biến nhân tạo (AGI), cụ thể:

ASI – Siêu trí tuệ nhân tạo

Siêu trí tuệ nhân tạo được đánh giá là đỉnh cao của công nghệ AI nói chung. Bên cạnh khả năng tái tạo trí thông minh một cách đa diện và tối ưu từ hành vi và năng lực của con người, ASI còn mang đến cho máy tính, sản phẩm công nghệ chất lượng xử lý thông tin chưa từng có đó là độ chính xác cao, tốc độ nhanh chóng. Mọi quyết định được đưa ra vì thế trở nên phù hợp, hiệu quả hơn.

Dẫu vậy, siêu trí tuệ nhân tạo cũng đặt ra những lo ngại về sự tồn tại của nhân loại hay chí ít là những thay đổi trong lối sống của con người hiện nay. Rất khó để hình dung xã hội mới sẽ như thế nào khu ASI được áp dụng phổ biến. Liệu rằng những tiến bộ ấy có vượt qua tầm kiểm soát hay không?

Nhưng, đây là cũng là câu chuyện của một tương lai xa. Bởi lẽ, AI tại thời điểm này vẫn đang trong giai đoạn khởi nguồn, còn nhiều vấn đề cần giải quyết. 

ANI – Trí thông minh nhân tạo giới hạn

ANI đại diện cho tất cả các AI hiện đang có trên thị trường, bao gồm cả những trí tuệ nhân tạo phức tạp và có nhiều tiềm năng nhất từng được tạo ra. 

Điểm chung của chúng là chỉ có thể tự động thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó thông qua việc sử dụng các khả năng tương tự với con người. Nói cách khác, ngoài những nhiệm vụ đã được lập trình sẵn, chúng không thể làm gì. Điều này đồng nghĩa, phạm vi năng lực của ANI bị hạn chế trong một khuôn khổ rất hẹp. 

Xét trong quy trình thiết lập trí tuệ thông minh, nhóm công nghệ này ứng với tất cả AI phản ứng và AI sở hữu bộ nhớ giới hạn, kể cả khi sở hữu các chương trình, thuật toán và kỹ thuật phức tạp nhất như machine learning, deep learning.

Phân loại AI theo Mediastandard
Theo Mediastandard, cách phân loại AI là gì?

AGI – Trí tuệ nhân tạo dạng tổng hợp

Nếu như trí thông minh nhân tạo giới hạn chỉ có thể đảm nhiệm từng công việc đơn lẻ thì AGI lại cho phép hệ thống xử lý đồng thời nhiều tác vụ khác nhau. Điều này đến từ quá trình theo dõi, học hỏi, phân tích và hành động hoàn toàn giống như con người trên các công nghệ AI.

Rõ ràng, đây là bước cải tiến lớn của AGI so với ANI, cho phép đa dạng hóa và nhân rộng hơn các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong thực tiễn đời sống. Như khi đặt cạnh ASI, trí tuệ nhân tạo dạng tổng hợp chưa thể đạt được hiệu năng và vai trò ngang hàng.

Theo quy trình thiết lập AI

Nếu bạn chưa biết quy trình thiết lập công nghệ AI là gì hay nguyên tắc tạo ra trí tuệ nhân tạo như thế nào, thì đây là quá trình AI “nâng cấp” chính mình để có thể đưa ra quyết định như con người trước các vấn đề phát sinh. Một cách dễ hiểu, công nghệ này trải qua các giai đoạn sau: tiếp nhận thông tin, học hỏi, suy luận và tự nhận thức. Theo đó, công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể được chia thành 4 nhóm là:

AI phản ứng (Reactive Machine)

Để hình dung rõ hơn Reactive Machine AI là gì, hãy lấy Deep Blue làm ví dụ. Đây là chương trình máy tính do IBM tạo ra và đã đánh bại kỳ thủ cờ vua Garry Kasparov ngày 10 tháng 2 năm 1996. Để làm được điều này, IBM đã trang bị “đứa con” của mình những thuật toán thông minh, có thể xác định và dự đoán được các nước đi của đối thủ. Từ đó, lập luận rồi đưa ra bước đi tốt nhất. Một ví dụ khác có thể kể tới mang tên AlphaGO – một chương trình “chơi cờ vây” đến từ Google. 

Dẫu vậy, cả hai biểu tượng này đều gặp phải những vấn đề chung, liên quan đến khả năng lưu trữ và học hỏi “ký ức” cũng như khó áp dụng trong thực tiễn. Đây cũng là đặc trưng của Reactive Machine.

Reactive Machine AI là gì
Khái niệm AI phản ứng – Reactive Machine AI là gì?

AI sở hữu bộ nhớ giới hạn

Công nghệ này đã khắc phục được hầu hết nhược điểm của AI phản ứng, nhất là giới hạn về khả năng ghi nhớ “kinh nghiệm”. Thông qua những dữ liệu được lưu trữ trong quá khứ, chúng có thể vận dụng để đưa ra quyết định mới trong tương lai. Để tối đa hóa dự đoán và đảm bảo tính chính xác của quyết định, AI sở hữu bộ nhớ giới hạn thường được kết hợp thêm hàng loạt cảm biến môi trường xung quanh.

Nhiều lĩnh vực đã đạt được kết quả tuyệt vời nhờ vào các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo thuộc nhóm này. Điển hình là tàu ngầm hiện đại, máy bay drone, hay xe hơi không người lái có thể tính toán, dự đoán va chạm để điều chỉnh tốc độ một cách phù hợp, tránh gây tai nạn và giữ an toàn cho khách hàng.

AI có lý thuyết riêng

Ví dụ về trí tuệ nhân tạo có lý thuyết riêng chính là sản phẩm của Facebook nhằm hỗ trợ quá trình giao tiếp kỹ thuật số trở nên tốt hơn. Song, dự án AI này lại vượt tầm kiểm soát của đội ngũ phát triển. Trong khi ngôn ngữ được lập trình ban đầu là tiếng Anh, sau một thời gian triển khai dự án đã nhận định English chậm phát triển và tự tạo nên một dạng ngôn ngữ mới dựa vào các dữ liệu có sẵn.

Điểm quan trọng nằm ở chỗ, chưa một chuyên gia nào đủ sức giải mã ngôn ngữ này. Trước khi mọi thứ trở nên quá tồi tệ, Facebook đã buộc phải cho dừng hoạt động của dự án AI kể trên. Dù để lại những ý kiến trái chiều, nhưng không thể phủ định tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ đã tạo đà thúc đẩy AI bước lên một tầm cao mới, khi chúng có thể học hỏi và sở hữu suy nghĩ, lý thuyết riêng.

AI có lý thuyết riêng
Tìm hiểu về AI có lý thuyết riêng

AI tự nhận thức

AI tự nhận thức chưa được hiện thực hóa mà chỉ xuất hiện trong các giả thuyết và dự đoán về công nghệ. Loại AI này được xem là phiên bản “tối tân” nhất của trí tuệ nhân tạo, rất giống với bộ não của con người, thậm chí tương ứng với ASI. 

Nếu được phát triển thành công, AI tự nhận thức chắc chắn còn hơn cả một sản phẩm công nghệ, giúp giải quyết rất nhiều bài toán đang đặt ra hiện nay đối với đời sống cộng đồng và kinh tế thế giới. Tuy nhiên, công nghệ này cũng đòi hỏi quá trình tích lũy, nghiên cứu và tối ưu vô cùng dài lâu. Tệ hơn, công nghệ này cũng được dự đoán sẽ đem lại không ít những “thảm họa” và mối nguy cho nhân loại.

Ưu điểm và hạn chế của AI

Những ưu điểm và hạn chế của AI là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây. 

Ưu điểm của AI là gì?

Những ưu điểm nổi bật của AI đó là:

Giúp tăng năng suất, hiệu quả lao động

Mục đích hàng đầu của trí tuệ nhân tạo hay bất cứ sản phẩm công nghệ nào cũng là giúp con người có thể tối ưu hiệu quả công việc trong khi sức lao động được giảm đi đáng kể. Đây là điều đã được chứng minh từ những cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật trong lịch sử nhân loại, gắn với sự ra đời của máy hơi nước, hệ thống tự động hóa,… và gần đây nhất là Internet 4.0, công nghệ Blockchain.

Điểm quan trọng nằm ở chỗ, AI hứa hẹn sẽ có khả năng kết nối, tương tác, xa hơn là vận dụng các công nghệ khác như con người thay vì mang bản chất của một công cụ lao động. Cũng chính lúc này, sự sáng tạo của con người hoàn toàn được giải phóng, giúp chinh phục những thành tựu vĩ đại mới trong lao động, sản xuất hay bất cứ lĩnh vực nào.

Ưu điểm của AI là gì? – Tăng năng suất, hiệu quả lao động
Ưu điểm của AI là gì? – Tăng năng suất, hiệu quả lao động

Tạo ra cơ hội việc làm mới

Không ít người lo rằng, việc trí ứng dụng tuệ nhân tạo trong giáo dục, trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh,… sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Điều này có thể xảy ra nhưng chỉ ở mức độ nhất định và tập trung vào một số ngành nghề cụ thể. Trái lại, AI cũng góp phần tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới tại những lĩnh vực mới.

Theo dự đoán của các chuyên gia, đến đầu thập niên 20 của thế kỷ 20, công nghệ Artificial Intelligence sẽ mang đến cho thị trường lao động hơn 2 triệu việc làm và có thể tiếp tục tăng thêm trong tương lai. Nổi bật là:

  • Vị trí lập trình viên AI. 
  • Vị trí môi giới, quản lý AI – trung gian giữa sản phẩm trí tuệ nhân tạo với khách hàng (doanh nghiệp, đại diện công chúng,…).
  • Ethics controller – Kiểm soát viên đối với AI.

Đặc biệt, nhu cầu nhân lực không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo mà còn diễn ra ở các mảng liên quan, như data scientist và data engineer với mức tăng dự kiến lên tới 39%.

Mở ra những tiềm năng mới

Khoa học công nghệ nói chung và AI nói riêng là tiền đề vững chắc để nhân loại hướng đến những giấc mơ tưởng chừng không thể. Ví dụ như khám phá và làm chủ vũ trụ, tạo ra các nguồn năng lượng sạch,…

Ưu điểm từ công nghệ AI là gì? – Mở ra những tiềm năng mới
Ưu điểm từ công nghệ AI là gì? – Mở ra những tiềm năng mới

Nhược điểm của AI là gì?

Một câu hỏi cũng được không ít nhà khoa học và cộng đồng công nghệ quan tâm, “Nhược điểm của công nghệ AI là gì?”. Có thể nhắc tới một số khía cạnh sau:

Khó làm chủ và kiểm soát

AI là những chương trình phức tạp và khó hiểu với cả những chuyên gia, lập trình viên giàu kinh nghiệm. Nhiều vấn đề mang tính kỹ thuật chưa thể tìm ra lời giải đáp ở thời điểm hiện tại. Đặc biệt, khoảng cách giữa trí tuệ thuần kỹ thuật với trí tuệ chứa cảm xúc của con người đang quá lớn. Trong nhiều tình huống thực tế như gặp mặt trực tiếp với khách hàng, tư vấn sản phẩm, con người vẫn cần tự mình đảm nhiệm.

Nhược điểm của AI là gì? – Khó làm chủ và kiểm soát
Nhược điểm của AI là gì? – Khó làm chủ và kiểm soát

Đó là nguyên nhân khiến quá trình hiện thực hóa những ý tưởng về trí tuệ nhân tạo bị “trì trệ”, chưa thể xác định thời điểm hoàn thành. Và đối với người dùng phổ thông, nếu sản phẩm không được tối ưu hóa tốt về trải nghiệm, đồng nghĩa sản phẩm đó sẽ khó hoặc chẳng thể sử dụng được.  

Một yếu tố khác cũng khiến việc làm chủ, kiểm soát Artificial Intelligence trở thành thử thách lớn đối với nhiều dự án hay doanh nghiệp và khách hàng chính là chi phí sản xuất, vận hành, sở hữu và bảo trì rất tốn kém. Kéo theo đó, ngay cả những sản phẩm AI được cho là hoàn thiện nhất cũng khó thương mại hóa trên thị trường.

Tăng tỷ lệ thất nghiệp ở một mức nhất định

Như đã đề cập, sự hiện diện của trí tuệ nhân tạo trong y tế, các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, kinh doanh,… sẽ khiến một bộ phận người lao động rơi vào tình trạng không việc làm do một số yếu tố sau:

  • Một số công việc cũ có thể được thay thế bằng máy móc, thiết bị, sản phẩm tích hợp AI với hiệu suất và độ chính xác cao hơn.
  • Một số công việc khác, nhất là quản lý, giám sát hệ thống đòi hỏi những yêu cầu lớn hơn về trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng của lao động.

Tới khoảng năm 2033, 38% công việc thuộc mọi nhóm ngành tại Mỹ sẽ được tự động hóa. Cao nhất là những ngành nghề liên quan đến chế tạo (53%), thương mại bán buôn và bán lẻ (51%).

Các dự đoán đã chỉ ra rằng, nhóm nhân lực có học vấn thấp sẽ đối diện với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 47%. Ngay cả những người có học vấn cao, họ cũng đứng trước tỷ lệ thiếu việc ở ngưỡng 21%.

AI có thể bị lợi dụng

Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam hay ở bất cứ quốc gia nào, nếu không được sử dụng đúng mục đích ban đầu sẽ biến thành công cụ của các cuộc khủng bố, xung đột vũ trang, thậm chí là chiến tranh. Đây là những mối lo thường trực của mọi chính phủ trên thế giới khi quá trình AI hóa cho quân sự vẫn đang diễn ra. Rất nhiều vũ khí, phương tiện tích hợp trí tuệ nhân tạo đã được sản xuất: máy bay không người lái, tên lửa tự động,…

Ngay cả trong đời sống, vấn nạn đánh cắp thông tin cá nhân, hack tài khoản người dùng,… cũng phổ biến hơn bao giờ hết. Không ít trong số những vụ việc như vậy có liên quan đến AI nhưng bị dùng với mục đích phi pháp.

AI có thể bị lợi dụng
Nhược điểm của AI là gì? – AI có thể bị lợi dụng

Gia tăng khoảng cách xã hội

Không thể phủ nhận, những ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế, dịch vụ nhà ở,… sẽ giúp cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống. Nhưng thực tế, không phải mọi cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào cũng “đủ sức” để sở hữu, khai thác giá trị từ các ứng dụng như vậy. Rào cản về chi phí, trình độ và khả năng kiểm soát AI một lần nữa khiến vấn đề khoảng cách xã hội đặt trước tình trạng báo động.

Dẫu vậy, chúng ta vẫn có quyền hy vọng về một tương lai mà Artificial Intelligence được tối ưu hoàn toàn và nhược điểm này sẽ được giải quyết triệt để. Bởi, đã có những dự án bắt tay vào nhiệm vụ xây dựng AI “đối xử” bình đẳng với mọi người. Ví dụ như PAIR (People + AI Research) của Google năm 2017.

Nguyên tắc tạo ra trí tuệ nhân tạo

Để đạt được sự phát triển của trí tuệ nhân tạo một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn, có một số nguyên tắc cơ bản mà các nhà nghiên cứu và kỹ sư cần tuân thủ. Những nguyên tắc tạo ra trí tuệ nhân tạo này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng những hệ thống mạnh mẽ, đáng tin cậy.

  • Tính tích cực và ứng dụng thực tiễn: Trí tuệ nhân tạo AI không chỉ tập trung vào việc phát triển các hệ thống thông minh mà còn phải đảm bảo rằng chúng mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Các ứng dụng AI cần được thiết kế để cải thiện cuộc sống con người, tạo ra giá trị thực tế và đóng góp vào sự phát triển toàn diện của xã hội.
  • Trách nhiệm và minh bạch: Sự phát triển của AI phải tuân thủ các nguyên tắc trách nhiệm và phải minh bạch về cách hoạt động của các hệ thống này. Điều này không chỉ giúp xây dựng niềm tin của người dùng mà còn đảm bảo rằng các vấn đề có thể được xác định và khắc phục nhanh chóng nếu cần thiết.
  • Bảo mật và quyền riêng tư: Việc bảo vệ dữ liệu người dùng là một yếu tố chính trong quá trình phát triển trí thông minh nhân tạo. Các hệ thống AI cần được thiết kế để đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân và tuân thủ các quy định về quyền riêng tư.
  • Đạo đức và công bằng: Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của việc phát triển trí tuệ nhân tạo là tính công bằng và đạo đức. Các nhà phát triển cần xem xét kỹ lưỡng về các vấn đề đạo đức và xã hội, đồng thời thiết lập các nguyên tắc rõ ràng để đảm bảo rằng AI được sử dụng một cách công bằng và đúng đắn.
  • Khả năng tương tác và hợp tác: AI cũng cần có khả năng tương tác hiệu quả với con người và các hệ thống khác. Điều này đòi hỏi các hệ thống AI phải có khả năng hiểu và phản hồi phù hợp với nhu cầu và hành vi của người dùng.
Các nguyên tắc tạo ra trí tuệ nhân tạo AI là gì?
Các nguyên tắc tạo ra trí tuệ nhân tạo AI là gì?

Ứng dụng của AI là gì?

Ngày nay, trí thông minh nhân tạo AI được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp lớn như Amazon, Apple, Google,… So với con người, AI có thể xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn. Một số lĩnh vực tiên phong trong công cuộc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI là gì? Cùng tìm hiểu ngay.

Ngành giao thông – vận tải

Dòng xe không người lái

Về lợi ích kinh tế, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho vận tải đường dài có thể giảm chi phí, ngoài ra còn giúp hạn chế tối đa những tai nạn chết người. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong nhiều sản phẩm xe hơi, motor của những “ông lớn” trên thế giới.

Năm 2019, hãng xe điện Tesla cho ra mắt dòng sản phẩm Tesla Model S với khả năng điều khiển bán tự động nhờ vào AI có thể đưa ra những dự đoán và quyết định khi tham gia lưu thông. Một ví dụ khác về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam là hãng xe VinFast. Đơn vị này cũng đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển công nghệ AI giúp những sản phẩm xe hơi của mình “không cần người lái”.

Ứng dụng AI đối với xe không người lái
Đối với dòng xe không người lái, ứng dụng của AI là gì?

Hệ thống hỗ trợ giám sát giao thông

Với sự hỗ trợ của thuật toán Deep Learning (học sâu) cùng hàng hoạt chức năng hữu ích như nhận dạng và điều khiển bằng giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên; nhận dạng và xử lý hình ảnh;… các cơ quan chuyên trách có thể xây dựng được cơ dữ liệu khổng lồ về hoạt động của phương tiện. Đồng thời, họ hoàn toàn nâng cao được khả năng giám sát, quản lý hệ thống giao thông của mình.

Ngành sản xuất

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất, đem lại nhiều ứng dụng đa dạng và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng. Tính năng dự đoán của AI giúp dự báo nhu cầu sản xuất, tối ưu hóa lịch trình sản xuất và giảm thiểu lãng phí. 

Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo cũng được sử dụng để tăng cường tự động hóa trong quá trình sản xuất, từ việc điều khiển hệ thống máy móc đến giảm thiểu lỗi trong quy trình tạo ra sản phẩm. Đồng thời, AI cũng đóng vai trò giúp dự đoán và quản lý bảo trì, sửa chữa, quản lý chuỗi cung ứng thông minh, từ đó tối ưu hóa quy trình sản xuất. Nhờ vào AI, ngành sản xuất ngày càng đạt được sự hiệu quả và hiệu suất cao hơn, đồng thời giảm thiểu chi phí và tăng cường chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng của AI trong sản xuất
Trong lĩnh vực sản xuất, ứng dụng của AI là gì?

Ngành y tế

Đối với lĩnh vực y tế, trí tuệ nhân tạo AI đem lại rất nhiều tiềm năng lớn trong việc cải thiện chăm sóc sức khỏe và tăng cường hiệu quả của hệ thống khám chữa bệnh. Các ứng dụng của AI trong lĩnh vực này bao gồm việc dự đoán và chẩn đoán bệnh, quản lý hồ sơ bệnh nhân, tối ưu hóa quy trình điều trị, và nghiên cứu dược phẩm. 

Với khả năng phân tích lượng lớn dữ liệu y khoa một cách nhanh chóng và chính xác, AI giúp các chuyên gia y tế đưa ra quyết định chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn, cải thiện hiệu suất của các bác sĩ và nhân viên y tế. 

Ứng dụng của AI trong ngành y tế
Trong ngành y tế, ứng dụng của AI là gì?

Ngành tài chính ngân hàng

Ngày nay, trí tuệ nhân tạo AI đang có ứng dụng rộng rãi trong Ngành tài chính ngân hàng, mang lại nhiều kết quả tối ưu và những đổi mới đáng kể. AI được áp dụng trong việc phân tích dữ liệu tài chính, giúp dự đoán và đánh giá rủi ro. Hệ thống AI có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu từ các nguồn khác nhau, từ thông tin thị trường đến lịch sử giao dịch, giúp đưa ra các dự đoán chính xác và đánh giá rủi ro một cách nhanh chóng. 

Trong lĩnh vực đánh giá tín nhiệm và quản lý rủi ro, AI cung cấp công cụ mạnh mẽ để phân loại và đánh giá khách hàng, giúp tổ chức tài chính đưa ra quyết định với độ chính xác cao, tăng cường khả năng dự báo.

Không chỉ vậy, AI còn thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ tài chính tự động, mang lại trải nghiệm tiện lợi và hiệu quả cho người dùng.

Ứng dụng của AI trong ngành tài chính ngân hàng
Trong ngành tài chính ngân hàng, ứng dụng của AI là gì?

Ngành truyền thông

Bên cạnh những lịch vực trên, AI cũng đang thay đổi cách chúng ta tương tác và tiếp cận thông tin trong ngành truyền thông. Một ứng dụng nổi bật của AI là tạo ra nội dung cá nhân hóa và tiếp cận đích đến. Các công ty truyền thông có thể sử dụng AI để phân tích dữ liệu người dùng, sau đó tạo ra nội dung được tùy chỉnh dựa trên sở thích và hành vi của từng cá nhân, từ quảng cáo đến nội dung truyền thông xã hội. 

Trong sản xuất nội dung, AI cũng được tích hợp để tạo ra nội dung đa dạng, từ việc viết bài báo đến sản xuất video, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các tổ chức truyền thông. Ngoài ra, AI cũng được sử dụng trong việc phân tích dữ liệu và dự đoán xu hướng, giúp các nhà truyền thông hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu và tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.

Ứng dụng của AI trong ngành truyền thông
Trong ngành truyền thông, ứng dụng của AI là gì?

Xây dựng trợ lý ảo

Trí tuệ nhân tạo giúp các trợ lý ảo linh hoạt hơn trong xử lý yêu cầu nhờ học hỏi thói quen sinh hoạt của người dùng và dự đoán cảm xúc. Trợ lý ảo Google Assistant của Google có thể hiểu nhiều loại ngôn ngữ, hỗ trợ nhiều tính năng thông minh như tìm kiếm thông tin, thực hiện yêu cầu mà bạn đưa ra như mở danh bạ, gọi điện cho tên trong danh bạ, đọc tin nhắn, mở nhạc,… hay thậm chí là kể chuyện cười.

Một số công ty công nghệ khác cũng đưa ra các trợ lý ảo như Siri của Apple, Bixbi của Samsung,… Tất cả đều hứa hẹn sẽ mang đến những bước phát triển đột phá trong khả năng hỗ trợ người dùng.

Ứng dụng của AI trong xây dựng trợ lý ảo
Để xây dựng trợ lý ảo, ứng dụng của AI là gì?

>> Xem thêm: Chatbot là gì? Cách sử dụng Chatbot hiệu quả

Hệ thống CRM

Trong các hệ thống CRM, nhà phát triển thường áp dụng công nghệ AI để phân tích các dữ liệu của khách hàng hiện tại từ hệ thống quản lý khách hàng. Công nghệ này giúp phân tích và xác định ra những đặc điểm, hành vi của những khách hàng đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Từ đó, AI sẽ đưa ra những đề xuất về nội dung Marketing phù hợp với từng nhóm khách.

Vai trò của AI trong hệ thống CRM
Trong hệ thống CRM, vai trò của AI là gì?

Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã và đang trở thành một lĩnh vực bùng nổ nhất, tiềm năng nhất hiện nay. Theo một báo cáo từ MarketsandMarkets, thị trường AI được dự báo sẽ đạt trị giá khoảng 190 tỷ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng hàng năm ước tính khoảng 37% từ năm 2020. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của AI trong việc cung cấp các giải pháp và dịch vụ thông minh cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, sẽ cần một thời gian khá dài để Artificial Intelligence thực sự đi sâu vào đời sống. Vậy, suy nghĩ của bạn về trí tuệ nhân tạo – công nghệ AI là gì? Đừng quên chia sẻ với bePOS ngay phía dưới bài viết này.

FAQ

AI viết tắt của từ gì?

AI là từ viết tắt của “Artificial Intelligence” (Trí tuệ nhân tạo). Các ứng dụng của AI rất đa dạng, từ hệ thống tự động hóa và robot, đến các hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong y tế, tài chính, marketing và nhiều lĩnh vực khác. Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, AI đóng vai trò ngày càng quan trọng và phát triển mạnh mẽ.

Công nghệ trí tuệ tiềm ẩn những rủi ro nào?

Một số rủi ro tiềm ẩn của công nghệ trí tuệ nhân tạo – AI là:

  • Nguy cơ vượt quá khả năng kiểm soát của con người, gây ra những vấn đề về kinh tế, chính trị và đạo đức.
  • Nếu bị sử dụng sai mục đích, công nghệ AI có thể bị lạm dụng, trở thành công cụ phục vụ các cuộc khủng bố, xung đột, chiến tranh hay hành vi phạm tội.