Để có thể phát triển trong môi trường đầy tính cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải tạo ra cho mình một chiến lược đại dương xanh thật tốt. Vậy thì chiến lược đại dương xanh là gì? Sự khác nhau giữa chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ như thế nào? Phần nội dung bài viết này bePOS sẽ giúp bạn giải đáp hết các thắc mắc trên.
Giải đáp: “Chiến lược đại dương xanh là gì?”
Chiến lược đại dương xanh là một khái niệm để nói về cách doanh nghiệp tạo ra khoảng trống thị trường thông qua việc giảm chi phí, theo đuổi sự khác biệt. Đây là một thị trường mà doanh nghiệp có rất ít đối thủ và đôi khi là không có sự cạnh tranh.
Chiến lược đại dương xanh khi thành công thường sẽ bị các doanh nghiệp đối thủ sao chép và làm theo. Khi đó, nhà quản lý doanh nghiệp phải tìm cách để cải tiến, điều chỉnh và tạo ra sự thay đổi trong chiến lược.
Đặc điểm của thị trường đại dương xanh
Để hiểu rõ hơn thị trường đại dương xanh là gì, bạn cần biết những điểm sau đây:
- Tập trung vào đối tượng chưa từng là khách hàng: Ở các thị trường khác, doanh nghiệp phải tập trung nhất vào khách hàng hiện tại. Còn thị trường đại dương xanh thì nỗ lực thu hút cả những đối tượng chưa từng trải nghiệm sản phẩm doanh nghiệp.
- Tạo ra thị trường không có sự cạnh tranh: Doanh nghiệp của thị trường đại dương xanh không có hoặc rất ít đối thủ cạnh tranh. Nếu không ai biết cách thâm nhập thị trường này, bạn là người chiến thắng duy nhất. Ngay cả khi có doanh nghiệp bắt đầu theo đuổi hướng của bạn, thì họ sẽ rất khó để theo kịp nếu không có chiến lược đúng đắn.
- Tạo ra và nắm giữ nhu cầu mới: Doanh nghiệp chính là người kích thích những nhu cầu mới của khách hàng và cung cấp những giá trị khác biệt để thu hút họ, những người chưa từng sử dụng sản phẩm của công ty.
- Tối ưu chi phí và giá trị: Trong chiến lược thị trường đại dương xanh, bạn có thể cùng lúc tạo ra giá trị cao mà vẫn đảm bảo chi phí thấp. Doanh nghiệp phải nghiên cứu mọi ngóc ngách của quy trình sản xuất, kinh doanh, những gì không đóng góp giá trị thì sẽ bị loại bỏ.
Nguyên tắc của chiến lược đại dương xanh
Doanh nghiệp cần lưu ý về những nguyên tắc sau khi áp dụng chiến lược đại dương xanh:
- Vẽ lại biên giới thị trường: Doanh nghiệp phải xác định được khu vực thị trường mà chưa có quá nhiều đối thủ biết đến.
- Nhìn bao quát thực tế thị trường: Chủ doanh nghiệp không nên chỉ dựa vào số liệu để đưa ra quyết định. Thay vào đó hãy nhìn nhận về các yếu tố tiềm năng trong tương lai, chiến lược đối thủ đang thực hiện, giá trị doanh nghiệp, phân tích SWOT của thị trường.
- Đáp ứng các nhu cầu mới: Điểm đặc biệt của chiến lược đại dương xanh đó là nhắm đến thị trường khách hàng chưa từng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Các đối tượng doanh nghiệp cần nghiên cứu: Khách hàng có nhu cầu nhưng đang chờ các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, khách hàng đã từ chối sản phẩm, khách hàng chưa được tiếp cận sản phẩm.
- Thực hiện theo trình tự của chiến lược: Để chiến lược thành công, doanh nghiệp cần thực hiện theo đúng quy trình như sau: Tìm hiểu về giá trị của sản phẩm, tìm mức giá hợp lý, tính toán mức chi phí hợp lý, xác định trước rủi ro, trở ngại.
- Chấp nhận đối mặt với trở ngại trong quản lý, tổ chức: Thông thường khi thay đổi chiến lược mới, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những vấn đề như sau: trở ngại trong nhận thức của nhân viên, nguồn nhân lực hạn chế, tìm kiếm giải pháp thúc đẩy nhân sự chủ chốt, điều hòa mối quan hệ của các nhóm có tiếng nói trong doanh nghiệp.
- Thực hiện chiến lược: Khi bắt đầu thực hiện chiến lược, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau: Chiến lược phải được thực hiện bởi toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp (engagement), bất cứ quyết định nào được đưa ra cũng phải có lời giải thích (explanation), xác định được nhà quản lý đang có kỳ vọng như thế nào với nhân viên của doanh nghiệp (expectation).
Công cụ thực hiện chiến lược đại dương xanh
Để xây dựng và thực hiện chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp cần các công cụ sau:
Sơ đồ chiến lược
Sơ đồ chiến lược sẽ giúp cho doanh nghiệp đi theo đúng quỹ đạo phát triển của mình. Doanh nghiệp sẽ thấy được thực trạng của thị trường trong từng giai đoạn. Đồng thời cũng thấy được hoạt động của đối thủ, yếu tố cạnh tranh, cảm nhận của khách hàng về sản phẩm.
Khung 4 hành động
Các yếu tố được thể hiện trên khung hành động sẽ bao gồm:
- Xác định yếu tố cần và không cần. Nếu không cần thiết thì có thể cắt giảm.
- Xây dựng giá trị mới với những yếu tố chưa có trên thị trường, nhiều tiềm năng.
- Nâng cao các yếu tố tiêu chuẩn ngành hơn.
- Bỏ qua những yếu tố được coi là tất yếu trong ngành.
Mô hình mạng
Sau khi thực hiện các yêu cầu trong công cụ khung 4 hành động, doanh nghiệp cần tiếp tục điều chỉnh theo mô hình mạng. Mô hình này bao gồm Loại bỏ – Gia tăng – Cắt giảm – Hình thành. Trong mô hình mạng, doanh nghiệp không chỉ tập trung vào phát triển thương hiệu, mà còn phải cắt bỏ, giảm bớt những yếu tố không cần thiết và không tạo ra giá trị.
>> Xem thêm: Thế nào là chiến lược kinh doanh và tất cả bạn cần biết về chiến lược kinh doanh
Sự khác nhau giữa chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ
Đại dương đỏ là gì, khác chiến lược đại dương xanh thế nào? Trái ngược với đại dương xanh, đại dương đỏ là một thị trường đã có doanh nghiệp biết đến. Do đó, để có thể duy trì và phát triển tại thị trường này, doanh nghiệp cần phải có những chiến lược phù hợp. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn biết điểm khác nhau giữa chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ là gì:
Chiến lược đại dương xanh | Chiến lược đại dương đỏ |
|
|
Khi nào cần điều chỉnh chiến lược đại dương xanh?
Hầu hết thị trường đại dương xanh đều bị biến đổi thành đại dương đỏ do sự sao chép, bắt chước rất nhanh của các đối thủ cạnh tranh. Muốn duy trì chiến lược này, doanh nghiệp cần thường xuyên điều chỉnh, cải tiến và đổi mới để đảm bảo sự đột phá. Một số thời điểm cần điều chỉnh chiến lược đại dương xanh là:
- Khi thị trường thay đổi: Các doanh nghiệp cần điều chỉnh lại chiến lược của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, có thể phải sửa cả sản phẩm/dịch vụ hoặc giá cả.
- Khi xuất hiện cạnh tranh: Đây là khi các đối thủ cạnh tranh sao chép và bắt đầu tham gia thị trường, thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược để thích ứng với tình huống mới.
- Khi xảy ra vấn đề nội bộ: Những vấn đề phát sinh trong nội bộ, ví dụ như thay đổi ban lãnh đạo, cũng khiến doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược đại dương xanh.
- Khi khách hàng có nhu cầu mới: Nếu khách hàng thay đổi nhu cầu tiêu dùng, thì doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược đại dương xanh để đáp ứng nhu cầu mới này.
>> Xem thêm: Top 5 chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả mà doanh nghiệp phải nắm chắc
3 ví dụ điển hình về chiến lược đại dương xanh
Từ những ví dụ về chiến lược đại dương xanh của thương hiệu iTunes, Canon và Nintendo dưới đây, bạn hiểu hơn về khái niệm cũng như cách thức vận hạnh của một chiến lược này.
iTunes
Khi bước vào thị trường, iTunes đã giúp ngành công nghiệp ghi âm giải quyết được vấn đề người dùng tải nhạc bất hợp pháp. iTunes đã xây dựng chiến lược đại dương xanh bằng việc tạo ra các danh mục bán nhạc bản quyền, đem về lợi nhuận cho nghệ sĩ và người dùng có thể mua bài hát lẻ thay vì việc đặt toàn bộ album.
Canon
Chiến lược đại dương xanh của thương hiệu Canon chính là việc tạo ra loại máy photocopy để bán. Đối với những doanh nghiệp đi trước, mục tiêu sản xuất máy copy là để phục vụ cho toàn thể văn phòng, do đó máy có kích thước to, công suất lớn, nhanh và phải có thời gian bảo trì tối thiểu.
Nhưng Canon đã mở ra một không gian thị trường mới, với việc hướng tới những người thư ký. Từ đó sản xuất ra các loại máy nhỏ gọn hơn, tiện lợi hơn và tạo ra những nhu cầu mới cho người dùng.
Nintendo Wii
Khi tìm hiểu chiến lược đại dương xanh là gì, bạn nên tham khảo ví dụ đến từ thương hiệu Nintendo Wii. Nintendo Wii được cho là trung tâm của khái niệm đổi mới giá trị, thường xuyên tối ưu chi phí thấp trong khi vẫn tạo ra sự khác biệt. Đây đều là những nguyên tắc cốt lõi của chiến lược thị trường đại dương xanh. Để cắt giảm chi phí, hãng loại bỏ chức năng đĩa cứng DVD, đồng thời giảm chất lượng xử lý và đồ họa.
Trong khi đó, Nintendo đã giới thiệu một thanh điều khiển chuyển động không dây, đây là một tính năng mới chưa từng có trên thị trường, có thể sử dụng để rèn luyện sức khỏe và hướng đến nhóm xã hội lớn hơn. Với những tính năng hoàn toàn mới, cùng mức giá hợp lý, Nintendo đã tạo ra một đại dương xanh, bao gồm cả những người không mê chơi game, người già và cha mẹ có con nhỏ.
Chiến lược đại dương xanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm được thêm nhiều cơ hội phát triển trong quá trình kinh doanh. Trong tương lai, đây sẽ trở thành xu hướng thiết yếu của nền kinh tế thị trường. Hy vọng, qua bài viết này bePOS đã giúp bạn hiểu thêm được ý nghĩa của chiến lược này và sử dụng tốt trong việc tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp của mình.
FAQ
Lợi ích của chiến dịch đại dương xanh đối với doanh nghiệp là gì?
Sử dụng chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp sẽ có được định hướng và xây dựng những chiến lược phát triển một cách rõ ràng nhất. Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp tồn tại được trước những đối thủ cạnh tranh lớn.
Nhược điểm của chiến lược đại dương xanh là gì?
Ở trên, bạn đã tìm hiểu những lợi ích của chiến lược đại dương xanh là gì, vậy chiến lược này có những nhược điểm nào? Nhược điểm lớn nhất của đại dương xanh là rất khó để doanh nghiệp tìm thấy một thị trường mới không có sự cạnh tranh nào, mà vẫn có tiềm năng lợi nhuận tốt.
Ngoài ra, thị trường đại dương xanh tồn tại rủi ro thất bại, bởi doanh nghiệp phải thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ mới, khách hàng chưa từng sử dụng. Ngay cả khi đã thử nghiệm thành công, thì thời gian sau các đối thủ cạnh tranh sẽ sao chép, bắt chước, khiến doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh để thích ứng kịp thời.
Khi nào thì cần phải điều chỉnh chiến lược đại dương xanh?
Hầu hết, chiến lược đại dương xanh sau một khoảng thời gian ngắn sử dụng sẽ bị sao chép, bắt chước bởi những doanh nghiệp đối thủ. Khi đó, đại dương xanh đã dần trở thành đại dương đỏ với sự cạnh tranh cao trên thị trường. Tại thời điểm này, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh, sửa đổi lại giá trị chiến lược của mình.
Follow bePOS: