Trang chủBlogs BlogChiến lược kinh doanh là gì? Tổng hợp kiến thức người mới cần biết

Chiến lược kinh doanh là gì? Tổng hợp kiến thức người mới cần biết

Cập nhật lần cuối: Tháng mười 10, 2023
Avatar
bePOS
1487 Đã xem

Chiến lược kinh doanh hay còn được hiểu là một bản kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, tập thể hay một tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là gì? Có các chiến lược kinh doanh nào và làm sao để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp? Bài viết dưới đây sẽ trang bị cho bạn kiến thức từ A-Z liên quan đến đến việc tổng hợp các chiến lược kinh doanh, các mẫu chiến lược và các chiến lược kinh doanh cơ bản,… Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của bePOS nhé.

chien-luoc-kinh-doanh-hieu-qua
Chiến lược kinh doanh hiệu quả 2021 từ A-Z

Chiến lược kinh doanh là gì?

chien-luoc-kinh-doanh-hieu-qua-giup-doanh-nghiep
Chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh

Chiến lược kinh doanh được coi là nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có trình tự rõ ràng, bao gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh xuyên suốt một thời gian dài. Mục tiêu cuối cùng chính là hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh của một doanh nghiệp. Đồng thời, nó đánh giá việc kinh doanh đã có kết quả ra sao và tìm kiếm những triển vọng nhằm phát triển và củng cố thành công trong tương lai. Mỗi doanh nghiệp đều phải có kế hoạch kinh doanh riêng cho từng giai đoạn, cũng như kế hoạch cho từng phòng ban và bộ phận trực thuộc.

Một chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp có doanh nghiệp tăng trưởng rất nhanh, tạo ra sức cạnh tranh lớn trên thị trường, đồng thời mang lại hiệu quả về kinh tế. Việc lập ra kế hoạch kinh doanh phải đảm bảo sự khác biệt và tiềm năng thị trường.

Đặc điểm, vai trò của chiến lược kinh doanh

Đặc điểm cần lưu ý của chiến lược kinh doanh

chien-luoc-kinh-doanh-quyet-dinh-doanh-thu
Chiến lược kinh doanh quyết định doanh thu, hướng đi của cả công ty

Chiến lược kinh doanh của một công ty/doanh nghiệp mang định hướng dài hạn và có tính ổn định theo thời gian. Một chiến lược kinh doanh được áp dụng khi được thông qua bởi một tập thể. Bởi chiến lược này sẽ liên quan đến tất cả các hoạt động kinh doanh cũng như các bộ phận trong một doanh nghiệp. Vì vậy việc lên một kế hoạch kinh doanh phải được tính toán chi tiết, có cân nhắc và thảo luận chặt chẽ của các chuyên gia, ban lãnh đạo.

Vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh

chien-luoc-kinh-doanh-thich-ung-voi-thi-truong
Doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng các phương án kinh doanh để thích ứng với thị trường

Một doanh nghiệp được hình thành không thể thiếu được chiến lược kinh doanh của riêng mình. Do đó, việc có một chiến lược kinh doanh hiệu quả được xem như kim chỉ nam dẫn đường hoạt động, mang tính định hướng dài hạn. Bên cạnh đó nó còn có vai trò giúp phân bổ nguồn lực nhân sự cũng như tài chính cụ thể.

Một chiến lược kinh doanh luôn tồn tại dưới dạng bất biến, với những sự thay đổi của thị trường cũng như cạnh tranh từ các đối thủ, chính doanh nghiệp cũng phải trong tâm thế sẵn sàng trong việc điều chỉnh chiến có tính khả thi cho mình.

Tổng hợp các chiến lược kinh doanh cơ bản cần biết

Tại bất cứ doanh nghiệp nào, việc hiểu biết và có kiến thức tổng hợp các chiến lược kinh doanh là vô cùng quan trọng, việc tìm ra và xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn là điều không dễ dàng. Dưới đây là một vài chiến lược kinh doanh cơ bản mà chúng tôi đã tổng hợp các chiến lược kinh doanh mà bạn có thể tham khảo để triển khai:

chien-luoc-kinh-doanh-hieu-qua-don-dau-xu-huong
Gợi ý những chiến lược kinh doanh hiệu quả đón đầu xu hướng

Chiến lược cạnh tranh để khác biệt

chien-luoc-kinh-doanh-khac-biet
Tạo ra sự khác biệt cho chính chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình

Vốn có nhiều người nghĩ rằng chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là phải là tốt nhất, xuất chúng nhất trong một thị trường cạnh tranh, tuy nhiên, nhiệm vụ đó đôi khi không thể thành hiện thực, trong kinh doanh, việc 2-3 doanh nghiệp cùng nhau dẫn đầu trong một ngành nhất định là chuyện hết sức bình thường. Vì vậy, hãy tạo cho mình một chiến lược cạnh tranh để tạo ra sự khác biệt, sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp của bạn không bị hòa trộn và luôn được nhớ đến.

Chiến lược cạnh tranh vì lợi nhuận

tam-quan-trong-cua-chien-luoc-kinh-doanh
Tầm quan trọng của kinh doanh nằm ở khoản lợi nhuận bạn tạo ra

Kinh doanh không dừng lại ở việc bạn có thị phần lớn nhất trong thị trường, hoặc việc doanh nghiệp đang phát triển với tốc độ chóng mặt, mà còn nằm ở khoản lợi nhuận bạn tạo ra.

Vậy nên xét cho cùng, nếu tất cả những chiến lược được đề ra không mang mục đích rõ ràng về số tiền có thể thu về được, đừng mất thời gian vào việc thực hiện chúng.

Hãy học cách nói không

hoc-cach-noi-khong
Không nên làm những việc có ý nghĩa không quan trọng

Khi đã thấu hiểu thị trường của mình, thấu hiểu khách hàng, xây dựng được giá trị cam kết của một doanh nghiệp, bạn sẽ dần nhận ra rằng có rất nhiều thứ mà bạn cần phải nói lời từ chối.

Sẽ có rất nhiều tệp khách hàng mà bạn không hướng tới, các hoạt động không cần thực hiện, và các sản phẩm và dịch vụ bạn không được phép cung cấp. Trong một chiến lược kinh doanh, việc xác định phải làm gì và không nên làm gì có ý nghĩa quan trọng như nhau.

Không ngại thay đổi

khong-ngai-thay-doi
Thay đổi hoặc là chết!

Khi đối thủ phát triển, nhu cầu và hành vi của khách hàng cũng thay đổi, công nghệ dần cải tiến, do đó yếu tố để xác định chiến lược kinh doanh của công ty chính là sự nhạy bén đối với việc phát hiện các xu hướng mới để có thể áp dụng vào mô hình doanh nghiệp.

Tư duy hệ thống

chien-luoc-kinh-doanh-dưa-ra-so-lieu-thuc-te
Đưa ra những số liệu thực tế

Chiến lược kinh doanh cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, đó chính là việc hình thành tư duy hệ thống, xây dựng data với dữ liệu chính xác nhằm đưa ra các giả định cho sự phát triển của một doanh nghiệp.

Những phán đoán không thể luôn luôn chính xác 100%, do đó, cần những số liệu thực tế để đưa ra phán đoán về khách hàng cũng về xu hướng thị trường… Bạn cũng có thể tham khảo thêm các chiến lược kinh doanh quốc tế, tuy nhiên cần lưu ý đến sự khác biệt khi áp dụng, hãy chắc chắn rằng mình đã nghiên cứu đủ sâu về đối tượng khách hàng của mình trước khi áp dụng chiến lược kinh doanh mẫu, đặc biệt là đối với các chiến lược kinh doanh quốc tế.

Các yếu tố của chiến lược kinh doanh

Một chiến lược kinh doanh phải tồn tại bốn yếu tố: mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, lợi thế cạnh tranh và hoạt động chiến lược, năng lực cốt lõi. Bốn yếu tố này đòi hỏi phải nhất quán và ăn khớp với nhau.

Mục tiêu chiến lược

muc-tieu-chien-luoc-huong-toi-loi-nhuan-cao
Mục tiêu chiến lược hướng tới lợi nhuận cao và bền vững

Mục tiêu quan trọng nhất mà một chiến lược kinh doanh hướng tới đó là lợi nhuận cao và bền vững. Mục tiêu chiến lược thông thường được đo bằng tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư (ROI) nhưng cũng có thể được đo bằng các tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA). Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể đưa các mục tiêu khác vào chiến lược kinh doanh của mình như tăng trưởng, thị phần, chất lượng, giá trị khách hàng…

Phạm vi chiến lược

pham-vi-chien-luoc-thoa-man-nhu-cau-khach-hang
Phạm vi chiến lược nhằm tập trung thỏa mãn nhu cầu khách hàng

Chiến lược kinh doanh hiệu quả không tập trung vào thỏa mãn các nhu cầu ở tất cả các phân khúc thị trường, vì khi làm như vậy doanh nghiệp sẽ phải phân tán nguồn lực. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đặt ra giới hạn khách hàng, sản phẩm, địa lý hoặc chuỗi giá trị trong ngành, nhằm có sự tập trung và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng – đó được coi là phạm vi chiến lược. Phạm vi chiến lược không cần thiết phải mô tả chính xác những gì doanh nghiệp làm, tuy nhiên rất cần định rõ và truyền tải chính xác cho nhân viên doanh nghiệp những điều sẽ không làm.

Ví dụ về phạm vi chiến lược

chien-luoc-dap-ung-nhieu-nhu-cau-cua-khach-hang
Doanh nghiệp lực chọn đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng

Doanh nghiệp có thể lựa chọn tập trung đáp ứng một hoặc nhu cầu của nhiều khách hàng như:

  • Tập trung vào nhiều nhu cầu một lúc ở một số ít khách hàng như trường hợp An Phước cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau (áo sơ mi, quần âu, vali, giày…) cho khách hàng doanh nhân, công sở có thu nhập cao.
  • Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn tập trung vào nhiều nhu cầu khác nhau của nhiều khách hàng trong một khu vực thị trường hẹp.

Giá trị khách hàng và Lợi thế cạnh tranh

xac-dinh-khach-hang-muc-tieu
Xác định khách hàng mục tiêu đánh giá cao điều gì

Thay vì xác định lợi thế cạnh tranh là chi phí thấp hay sự khác biệt hóa, doanh nghiệp cần phải xác định được khách hàng mục tiêu đánh giá cao điều gì. Doanh nghiệp cần phát triển giản đồ thể hiện giá trị khách hàng ở đó thể hiện sự kết hợp các yếu tố mà khách hàng mục tiêu muốn bỏ tiền ra để mua sản phẩm dịch vụ của một doanh nghiệp. Ví dụ về chiến lược kinh doanh của giá trị khách hàng nằm ở giá cả, chất lượng, thiết kế, sư an toàn, độ tin cậy….

Hãy lưu ý, việc xác định, tạo dựng các giá trị khách hàng, lợi thế cạnh tranh được coi là vấn đề trung tâm của một chiến lược.

Hệ thống các hoạt động chiến lược

tao-ra-gia-tri-vuot-troi-cho-khach-hang
Hướng tới việc tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng

Để cung cấp được các giá trị mà khách hàng mong muốn, các nhà quản lý phải thiết kế một hệ thống hoạt động của doanh nghiệp, ở đó hướng tới việc tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng. Một công cụ hiệu quả để thiết kế hệ thống hoạt động – đó là chuỗi giá trị do M. Porter phát triển. Tùy theo đặc điểm của mỗi ngành nghề khác nhau, chuỗi giá trị của doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên vẫn sẽ bao gồm nhóm hoạt động chính (như vận hành, marketing hoặc bán hàng…) và nhóm hoạt động làm nhiệm vụ hỗ trợ (như quản lý nhân sự, hạ tầng quản lý, nghiên cứu phát triển…).

Điểm quan trọng nhất trong thiết kế hệ thống hoạt động này chính là đảm bảo sự tương thích giữa các hoạt động, cùng hướng vào việc tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Năng lực cốt lõi

xac-dinh-nang-luc-cot-loi
Xác định năng lực cốt lõi trực tiếp đóng góp tạo lợi thế cạnh tranh

Trong hệ thống hoạt động của mình, doanh nghiệp phải xác định đâu là năng lực cốt lõi trực tiếp sẽ đóng góp vào việc tạo lợi thế cạnh tranh bền vững xác định. Năng lực cốt lõi chính là khả năng triển khai hoạt động với sự vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh về chất lượng cũng như hiệu suất, nó thường sẽ là khả năng liên kết và điều phối một nhóm hoạt động, chức năng chính của một doanh nghiệp và cũng ít khi nằm trong một chức năng cụ thể nào đó.

Năng lực đó có thể cho phép doanh nghiệp cạnh tranh một cách hiệu quả và đa dạng hóa sản phẩm. Các yếu tố của một chiến lược rõ ràng không tồn tại một cách độc lập và rời rạc mà ngược lại phải đảm bảo có sự liên kết, nhất quán và tương thích lẫn nhau.

Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh

xay-dung-chien-luoc-kinh-doanh
Chiến lược kinh doanh phải được xây dựng một cách cụ thể và bài bản

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Xây dựng các mục tiêu, mục đích mà công ty mong muốn đạt được ở tương lai. Các mục tiêu đó nhất thiết phải mang tính thực tế và được lượng hóa để thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được.

Trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh, các mục tiêu đặc biệt cần gồm: doanh thu, lợi nhuận, thị phần và tái đầu tư. Mục tiêu chỉ đạo hành động, cung cấp để bạn hướng nỗ lực vào đó, và có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn để đánh giá để đo lường mức độ thành công của công việc kinh doanh. Những yếu tố cần nhắc khi thiết lập mục tiêu là: Nguyện vọng cổ đông; Khả năng tài chính và Cơ hội

Bước 2. Đánh giá thực trạng

Đánh giá môi trường kinh doanh: Nghiên cứu môi trường kinh doanh nhằm xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hoặc cơ hội cho mục tiêu, chiến lược của công ty. Đánh giá môi trường kinh doanh sẽ bao gồm một số các yếu tố: kinh tế, các sự kiện chính trị, áp lực thị trường, công nghệ, quan hệ và xã hội.

– Đánh giá nội lực: Phân tích một cách đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty về các mặt sau: Quản lý, nghiên cứu và phát triển, Marketing, tài chính, hoạt động sản xuất.

Bước 3: Xây dựng chiến lược

Sau khi hoàn thành các bước đánh giá, nhà hoạch định chuyển sang giai đoạn là lựa chọn. Sự lựa chọn thông thường sẽ rõ ràng từ tất cả những thông tin liên quan tại các phần đánh giá của một quá trình hoạch định.

Chiến lược sản phẩm đòi hỏi phải giải quyết ba vấn đề:

  • Mục tiêu cần đạt
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Chiến lược cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh

Bước 4: Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược

Chuẩn bị cũng như thực hiện kế hoạch chiến lược bao gồm hai quá trình khác nhau nhưng lại liên kết với nhau:

– Giai đoạn tổ chức: là quá trình thực hiện bao gồm: việc tổ chức con người, các nguồn lực để củng cố sự lựa chọn của doanh nghiệp.

– Giai đoạn chính sách: là việc phát triển các chính sách mang tính chất chức năng để củng cố, làm chi tiết chiến lược đã chọn.

Bước 5: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch

Tại giai đoạn này. các nhà quản lý cao cấp xác định xem xem liệu việc lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có thật sự phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp không. Đây được gọi là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý thông thường nhưng có bổ sung thêm về quy mô.

Những lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh

yeu-to-co-ban-chien-luoc-kinh-doanh
Chú ý đến những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh

Dưới đây là một số các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Sản phẩm/dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp.
  • Loại hình, nhu cầu thị trường.
  • Mục tiêu về lợi nhuận.
  • Phương thức Marketing, bán hàng.
  • Khả năng đáp ứng khách hàng.
  • Mục tiêu tăng doanh số.
  • Nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Phương thức phân phối.
  • Nền tảng công nghệ.
  • Năng lực sản xuất.
  • Chiến lược kinh doanh Online.

>> Xem thêm 15 ý tưởng kinh doanh 2022 hiệu quả không nên bỏ lỡ

Ví dụ về chiến lược kinh doanh thành công

Chiến lược kinh doanh của Viettel

viettel-marketing-dung-huong
Viettel thành công nhờ marketing đúng hướng

Ví dụ về chiến lược kinh doanh được coi là thành công điển hình của tập đoàn viễn thông Viettel là nhờ vào việc marketing đi đúng hướng. Với lượng người dùng vô cùng đông đảo, ghi nhận gần đây nhất cho thấy Viettel đặt được con số kỷ lục với 1 triệu thuê bao sử dụng. Được đánh giá là là tập đoàn công nghệ viễn thông lớn nhất tại Việt Nam.

Viettel đã có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, khi xây dựng thành công thương hiệu thuê bao di động với giá rẻ. Bám sát mục tiêu, nội dung chiến lược kinh doanh của mình, đi kèm với đó là sự cải tiến vô cùng mạnh mẽ, dịch vụ chất lượng tốt đã giúp cho doanh nghiệp này có được vị trí đứng đầu trên thị trường viễn thông.

Chiến lược kinh doanh của Vinamilk

chien-luoc-kinh-doanh-tap-trung-san-pham
Vinamilk tập trung vào sản phẩm và nới rộng quy mô sản xuất

Chiến lược kinh doanh đối với Vinamilk chính là tập trung vào sản phẩm và nới rộng quy mô sản xuất. Công ty đầu tư về công nghệ và dây chuyền sản xuất, từ đó mà giá thành của sản phẩm cạnh tranh giá trên thị trường. Bên cạnh đó, thương hiệu sữa Việt Nam này còn mở rộng danh mục sản phẩm, đa dạng thể loại để có thể phù hợp với hầu hết người tiêu dùng Việt Nam, từ trẻ nhỏ cho tới người lớn tuổi…

Với một chiến lược kinh doanh khá bài bản, hướng đi kiên trì, chậm mà chắc của Vinamilk thì hiện nay đây là doanh nghiệp nắm trong tay nhiều thị phần nhất trong thị trường sữa tươi tại Việt Nam.

Các mẫu chiến lược kinh doanh

Mẫu chiến lược kinh doanh 1: Kế hoạch tiếp thị dành cho đại lý

mau-chien-luoc-ke-hoach-tiep-thi-danh-cho-dai-ly
Mẫu chiến lược kế hoạch tiếp thị dành cho đại lý

Sử dụng mẫu này để:

  • Đặt mục tiêu rõ ràng, có thể triển khai
  • Hiểu thị trường
  • Xem lại kế hoạch hành động tiếp thị
  • Xác định các cơ hội kinh doanh
  • Phát triển chiến lược tiếp thị

Mẫu chiến lược kinh doanh 2: Kế hoạch hành động phân tích tiếp thị

mau-chien-luoc-ke-hoach-hanh-dong-phan-tich-tiep-thi
Mẫu chiến lược kế hoạch hành động phân tích tiếp thị

Mẫu này sẽ giúp phát triển một kế hoạch tiếp thị cho doanh nghiệp, như là một phần của hướng dẫn tiếp thị. Nội dung của chiến lược kinh doanh bao gồm::

Kinh doanh tại vị trí hiện tại

  • Phân tích xu hướng thị trường
  • Sự phát triển của địa phương
  • Đánh giá thị trường khu vực
  • Các nguồn doanh thu
  • Những ngày quan trọng trong một năm
  • Đánh giá của khách hàng
  • Phân tích SWOT
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh

Mẫu chiến lược kinh doanh 3: Kế hoạch tiếp thị phi lợi nhuận

mau-chien-luoc-ke-hoach-phi-loi-nhuan
Mẫu chiến lược kế hoạch phi lợi nhuận

Tiếp thị phi lợi nhuận tốt nhất dành cho một doanh nghiệp chính là cung cấp các chương trình hướng đến nhiệm vụ tuyệt đối và sau đó hưởng lợi nhuận từ một loạt các giới thiệu một cách mạnh mẽ. Giả sử rằng các chương trình của bạn đang hoạt động ổn định, sau đó giải quyết các câu hỏi về:

  • Thị trường mục tiêu
  • Nhu cầu của họ
  • Dịch vụ của bạn
  • Các hành động tiếp thị

Mẫu chiến lược kinh doanh 4: Kế hoạch hành động tiếp thị sự kiện

Mẫu kế hoạch được sử dụng như một hướng dẫn, khuôn khổ xung quanh việc các nhà tổ chức sự kiện có thể tạo ra kế hoạch của riêng mình. Các yếu tố có trong nó không bắt buộc phải đưa vào, nhưng khuyến khích tất cả các kế hoạch tiếp thị/PR được gửi cùng với Ứng dụng Chương trình Quốc gia có những điều sau đây:

  • Tóm tắt sự kiện
  • Thị trường mục tiêu
  • Tầm nhìn / Sứ mệnh
  • Chiến lược, sáng kiến ​​chính
  • Mục tiêu cũng như các chỉ số hiệu suất chính
  • ​Thông tin ngân sách
  • Tiếp thị và PR
chien-luoc-tiep-thi-su-kien
Mẫu chiến lược kế hoạch hành động tiếp thị sự kiện

Tổng kết

xac-dinh-khach-hang
Xác định khách hàng chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất

Hãy xác định ai là khách hàng chính của bạn, khi đó doanh nghiệp có thể tập trung những tài nguyên cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng, tránh bị phân tán nguồn lực đối với nhóm khách hàng thứ yếu.

Hi vọng với bài viết này, doanh nghiệp, các cửa hàng cũng như các cá nhân, tập thể có thể xây dựng riêng cho mình một nội dung của chiến lược kinh doanh hiệu quả, nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng mình để được giải đáp mọi thắc mắc nhé

FAQ

Quá trình phân tích chiến lược kinh doanh hoặc các chiến lược kinh doanh quốc tế có thể được trợ giúp bằng những công cụ sau:

  • Phân tích PEST. Đây là công cụ giúp doanh nghiệp hiểu rõ “môi trường” nơi mình đang hoạt động.
  • Scenario Planning. Mô hình hoạch định theo kịch bản
  • Five Forces Analysis. Phân tích 5 nguồn lực ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Market Segmentation. Phân tích phân khúc thị trường
  • Directional Policy Matrix. Mô tả về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp
  • Competitor Analysis. Phân tích đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
  • Critical Success Factor Analysis. Nhằm xác định khu vực mà doanh nghiệp cần phải làm tốt hơn để cạnh tranh thành công.
  • SWOT Analysis là tóm tắt về những vấn đề then chốt nảy sinh. Từ việc đánh giá môi trường bên trong cũng như tác động của môi trường bên ngoài đối với doanh nghiệp.

Thu hút khách hàng bằng 3 nội dung của chiến lược kinh doanh hiệu quả

  • Tạo sản phẩm tốt
  • Xác định rõ phân khúc khách hàng
  • Gia nhập cộng đồng các doanh nghiệp