Đặt tên shop là một trong những khâu quan trọng khi bạn quyết định mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm ra được một tên gọi thật ấn tượng, độc đáo, thu hút sự chú ý của khách hàng. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ hướng dẫn bạn các cách đặt tên shop mỹ phẩm hiệu quả nhất 2024 nhé!
Những điều cần chú ý khi đặt tên shop mỹ phẩm
Trước khi đặt tên shop mỹ phẩm, bạn cần nhớ một số nguyên tắc quan trọng như sau:
- Đơn giản, dễ nhớ: Tên shop mỹ phẩm cần đơn giản, ngắn gọn để khách hàng dễ dàng ghi nhớ. Bạn nên tránh đặt tên quá dài, sử dụng từ ngữ khó hiểu, phức tạp, thiếu tính logic.
- Đảm bảo sự độc đáo: Tên shop mỹ phẩm phải đảm bảo tính độc đáo, có độ nhận diện cao. Nếu bạn chọn những cái tên quá đại trà, khách hàng sẽ không ấn tượng với shop của bạn, dễ nhầm sang các đối thủ khác.
- Phù hợp khách hàng mục tiêu: Khi đặt tên shop mỹ phẩm, bạn nên đứng từ góc độ của khách hàng, tránh quyết định theo sở thích cá nhân. Ví dụ, nếu bán hàng cho giới trẻ, bạn có thể lựa chọn những cái tên trẻ trung, hài hước. Nhưng nếu đối tượng hướng đến là dân công sở, phụ nữ lớn tuổi, thì bạn không nên áp dụng cách trên.
Cách đặt tên shop mỹ phẩm hay, ấn tượng nhất 2024
Đặt tên shop mỹ phẩm theo phong thuỷ
Vấn đề phong thủy luôn là một trong những yếu tố được chủ kinh doanh quan tâm. Bạn có thể áp dụng các lý thuyết phong thủy, tương sinh tương khắc để đặt tên shop mỹ phẩm của mình. Thông thường, tên phong thủy thường đặt theo ngũ hành tương sinh, với mong muốn công việc làm ăn thuận lợi.
Ví dụ, bạn thuộc mệnh Hỏa và Hỏa lại có mối quan hệ tương sinh với Thổ, nên bạn có thể đặt tên shop mỹ phẩm theo hai mệnh này. Trong phong thủy có bảng chữ cái ứng với ngũ hành, các chữ cái “A, Y, E, U, O, I” thuộc hành Thổ. Vì vậy, bạn có thể sử dụng các chữ cái trên để đặt tên.
Sử dụng 1 từ duy nhất để đặt tên cửa hàng mỹ phẩm
Nhiều người lựa chọn đặt tên shop mỹ phẩm chỉ bằng 1 từ duy nhất, bởi phương pháp này đảm bảo tiêu chí đơn giản, dễ nhớ. Một số ví dụ phổ biến là Dreamer Cosmetics, Junie Cosmetics,…
Ngay cả các thương hiệu lớn cũng áp dụng cách đặt tên này, như Lancome, L’oreal, Innisfree,… Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn tên sao cho phù hợp, thể hiện được phong cách mà shop hướng đến, tránh sử dụng từ ngữ vô nghĩa.
Đặt tên thương hiệu mỹ phẩm theo nguồn gốc sản phẩm
Mỹ phẩm là một trong những mặt hàng mà người tiêu dùng rất quan tâm đến nguồn gốc. Thậm chí, nhiều người chỉ sử dụng mỹ phẩm được sản xuất từ một số quốc gia nhất định vì phù hợp với phong cách cá nhân.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này để đặt tên shop mỹ phẩm của mình, như Mỹ phẩm chính hãng Hàn Quốc, Mỹ phẩm xách tay Nhật Bản,… Điều này cũng dễ dàng làm nổi bật lợi thế của shop, giúp khách hàng nhanh chóng hình dung bạn đang bán gì.
Sử dụng từ viết tắt cho tên shop mỹ phẩm
Nếu bạn có thông điệp riêng, nhưng sợ nếu đặt tên shop mỹ phẩm sẽ trở nên quá dài, thì hãy sử dụng cách viết tắt. Cách này vừa tạo tính độc đáo cho shop, tránh trùng lặp, lại tạo ấn tượng với khách hàng. Ví dụ, tên gọi của hãng mỹ phẩm nổi tiếng M.A.C là từ viết tắt của Make-up Art Cosmetics, với thông điệp coi việc làm đẹp như một nghệ thuật.
Lựa chọn tên shop mỹ phẩm theo tên chủ sở hữu
Nếu bạn đã có thương hiệu cá nhân riêng, đặt tên shop mỹ phẩm theo tên chủ sở hữu là phương pháp tuyệt vời. Điều này vừa giúp shop của bạn nhanh chóng được biết đến, vừa giúp bạn quảng bá hình ảnh của mình rộng rãi hơn, từ đó thúc đẩy doanh thu. Ví dụ, bạn có thể đặt tên là Mỹ phẩm Linh Trang, Mai Anh Cosmetics,…
Đặt tên shop mỹ phẩm gây tò mò
Nếu muốn gây ấn tượng mạnh với khách hàng, bạn hãy đặt tên shop mỹ phẩm sao cho độc đáo, khơi gợi sự tò mò. Điều này giúp shop có sức nhận diện riêng, thu hút sự thích thú, muốn tìm hiểu của mọi người. Một số cái tên từng “gây sốt” trong cộng đồng mỹ phẩm có thể kể đến là Chợ Tình của Boo, Meoheooo,…
Đặt tên shop mỹ phẩm theo tên địa điểm kinh doanh
Nhiều khách hàng có thói quen tìm kiếm thông tin sản phẩm theo địa điểm. Bạn có thể tận dụng điều này để đặt tên shop mỹ phẩm hiệu quả, thu hút nhiều lượt xem. Ví dụ, “Panda Cosmetics Hà Nội”, “Mỹ phẩm chính hãng Quận 1”,… Cách này đồng thời cũng giúp khách hàng nhớ đến cả tên shop lẫn địa chỉ mua hàng khi cần.
Chọn tên cửa hàng mỹ phẩm theo thị hiếu giới trẻ
Một nhóm khách hàng quan trọng của mỹ phẩm là giới trẻ, với đặc điểm thích cập nhật những xu hướng mới. Chính vì vậy, bạn có thể dựa vào những trend đang nổi trên mạng xã hội để đặt tên shop mỹ phẩm. Tuy nhiên, bạn hãy cân nhắc chọn những cái tên có khả năng duy trì ý nghĩa trong khoảng thời gian dài, tránh tính nhất thời.
Đặt tên thương hiệu mỹ phẩm gợi nhớ với mọi người
Bạn có thể đặt tên shop mỹ phẩm mang tính gợi nhớ, dễ liên tưởng đối với khách hàng. cụ thể, mọi người đều sử dụng mỹ phẩm với mong muốn trở nên đẹp hơn. Bạn nên đặt tên sao cho mỗi khi nhu cầu này xuất hiện, tên shop của bạn sẽ hiện lên ngay trong tâm trí họ. Chuỗi cửa hàng mỹ phẩm “Mặt hoa da phấn” là một ví dụ rất điển hình về phương pháp này.
Sử dụng tiếng nước ngoài để đặt tên shop mỹ phẩm
Đặt tên shop mỹ phẩm tiếng Anh là cách được rất nhiều chủ shop lựa chọn. Bởi lẽ, đây là ngành hàng có tính quốc tế cao, nếu đặt tên theo cách này sẽ đem lại cảm giác uy tín, sang trọng và chuyên nghiệp. Đặc biệt, nếu bạn kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu, thì việc lựa chọn tên nước ngoài là vô cùng hợp lý.
Dùng tên shop mỹ phẩm để thể hiện quy mô kinh doanh
Cách này thường dành cho những shop mỹ phẩm có quy mô lớn, phát triển thành nhiều chuỗi. Một số cái tên bạn có thể tham khảo là Thế giới Mỹ phẩm, Thế giới Skincare, Siêu thị Mỹ phẩm chính hãng,… Đặt tên shop mỹ phẩm theo quy mô giúp bạn khẳng định sự uy tín của mình, tạo cảm giác tin tưởng từ phía khách hàng.
>> Xem thêm: Mỹ phẩm dành cho Spa có tầm quan trọng thế nào? Điểm danh top 10 thương hiệu nổi bật
Gợi ý 20+ tên shop mỹ phẩm độc đáo
Đặt tên shop mỹ phẩm là công đoạn rất quan trọng khi bạn bắt tay xây dựng cửa hàng. Nếu chưa có ý tưởng nào, bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như Shopify Name Generator, Wix Business Name Generator, hay Namesnack,…
Dưới đây, bePOS sẽ gợi ý một số cách đặt tên shop mỹ phẩm hay để bạn tham khảo:
Nuty Cosmetics | May Beauty | Thế giới làm đẹp |
Chợ tình của Boo | Mint Cosmetics | Hasaki Beauty |
Meoheooo | Lam Thảo Cosmetics | Sammy Shop |
Mèo mơ Skincare | Daizy Corner | Mỹ phẩm Nhật Bản Sakura |
Guardian Việt Nam | Góc của Rư | M.O.I Cosmetics |
Mặt Hoa Da Phấn | La Bore – Mỹ phẩm Sài Gòn | Coco Shop |
Shop nhà Ken | Siêu Mỹ Phẩm Hải Phòng | Mộc Beautiful |
>> Xem thêm: Giới thiệu 7 phần mềm quản lý bán mỹ phẩm tốt nhất hiện nay
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về các phương pháp đặt tên shop mỹ phẩm sao thu hút khách hàng. Công việc này không hề dễ dàng, đòi hỏi chủ shop có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và tinh thần sáng tạo. Tuy nhiên, nếu tìm được tên gọi phù hợp, hoạt động kinh doanh của bạn sẽ đạt hiệu quả bất ngờ. Hy vọng bài viết có ích với bạn và hãy tiếp tục theo dõi bePOS nhé!
FAQ
Mở shop mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn là đủ?
Không có đáp án chuẩn nhất cho câu hỏi này, mà sẽ tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của bạn. Ví dụ, nếu bạn nhập hàng cao cấp, thuê mặt bằng đắt tiền, thì vốn kinh doanh có thể lên đến hàng trăm triệu. Ngược lại, nếu bán hàng online, nhắm đến đối tượng bình dân, thì bạn có thể chỉ cần khoảng vài chục triệu.
Cần những giấy tờ gì để mở shop mỹ phẩm?
Để mở shop mỹ phẩm, bạn cần Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy tờ nhân thân như CCCD/CMND, hợp đồng thuê điểm kinh doanh,… Ngoài ra, với mặt hàng này, bạn cũng cần cung cấp cho cơ quan nhà nước các giấy tờ liên quan đến xuất xứ hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng theo quy định luật pháp.
Follow bePOS: