Blog Tháng Mười Một 11, 2021

Inbound Marketing là gì? Bí quyết thực hiện Inbound Marketing hiệu quả

Thanh Ngoan
Thanh Ngoan

Doanh nghiệp của bạn muốn tập trung tạo ra giá trị để thu hút người dùng tự tìm đến thương hiệu? Nếu vậy, Inbound Marketing chính là chiến lược mà bạn đang tìm kiếm. Inbound Marketing là gì? Sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing như thế nào? Các chiến dịch Inbound Marketing cụ thể theo từng giai đoạn như thế nào? Hãy cùng bePOS khám phá trong bài viết dưới đây.

Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị được vận hành dựa trên việc tạo ra các giá trị thực sự hữu ích cho người dùng, nhằm mục đích giúp họ chủ động tìm đến thương hiệu và sử dụng, trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. 

Sau đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động như tiếp cận, nuôi dưỡng và chuyển đổi những người dùng này thành khách hàng. Bạn cũng có thể hiểu đơn giản Inbound Marketing là kết nối và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng bằng những giá trị hữu ích mà doanh nghiệp tạo ra.

inbound-marketing-la-gi
Inbound Marketing phải mang lại giá trị cho người dùng

Inbound Marketing giúp cho các doanh nghiệp có thể: 

  • Thu hút khách hàng một cách chủ động, tự nhiên và hiệu quả.
  • “Phát tín hiệu” cho doanh nghiệp để luôn có mặt khi khách hàng cần (thông qua công cụ tìm kiếm).
  • Gia tăng niềm tin vào thương hiệu cho khách hàng của bạn.

Nói tóm lại, Inbound Marketing là một quá trình không quá phức tạp nhưng cũng không phải đơn giản. Doanh nghiệp cần tạo nên các nội dung chất lượng và hữu ích (nội dung chia sẻ trên blog, nội dung tài liệu hướng dẫn,…) để làm thỏa mãn nhu cầu người dùng. Sau khi đã thu hút được sự chú ý của người dùng, doanh nghiệp cần kết hợp sử dụng các công cụ tiếp thị khác để biến những người dùng này thành khách hàng. Content Marketing trong trường hợp này là yếu tố vô cùng quan trọng.

So sánh sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing đề cập đến một loại tiếp thị trong đó doanh nghiệp sẽ truyền tải thông điệp của mình đến người dùng, cho dù đó không phải là những khách hàng tiềm năng. Các hình thức Outbound Marketing phổ biến có thể kể đến như: quảng cáo TV, quảng cáo trên đài phát thanh, quảng cáo trên tạp chí, tờ rơi, triển lãm thương mại, quảng cáo qua email,…

inbound-marketing-va-outbound-marketing
Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing hoàn toàn trái ngược với Inbound Marketing và hai loại chiến lược tiếp thị này luôn được các Marketer nhắc tới mỗi khi đem ra so sánh. Vậy sự khác nhau giữa hai chiến lược tiếp thị này là gì? Cùng bePOS tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo.

Sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Hãy cùng đi sâu hơn vào so sánh sự khác biệt giữa Inbound và Outbound Marketing, từ đó bạn sẽ lựa chọn được đâu là chiến lược Marketing phù hợp và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp của mình thời điểm hiện tại. 

Inbound Marketing Outbound Marketing
  • Nội dung nhắm đến những đối tượng cụ thể, được thực hiện để giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng.
  • Nội dung thể hiện qua dạng tương tác, chẳng hạn như các bài đăng trên mạng xã hội, blog, hội thảo trên web,…
  • Thông điệp được điều chỉnh cho phù hợp với những người tiêu dùng cụ thể.
  • Chiến lược toàn diện và được ứng dụng trên nhiều kênh.
  • Có thể đo lường hiệu quả thông qua phần mềm kỹ thuật số.
  • Nội dung được thiết kế để thu hút sự chú ý của bất kỳ người tiêu dùng nào và được viết ra nhằm mục đích bán sản phẩm.
  • Nội dung được hiển thị trực tiếp dưới dạng quảng cáo trên tạp chí, TV, báo đài,… và không có nhiều sự tương tác với người dùng.
  • Thông điệp phải nổi bật trong số hàng triệu quảng cáo khác nhau mà người tiêu dùng nhìn thấy mỗi ngày.
  • Chiến lược tuyến tính với các kênh khác bị hạn chế.
  • Khó đo lường hiệu quả trên các kênh quảng cáo vật lý.

>> Xem thêm: CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX PHỔ BIẾN MARKETER CẦN BIẾT (2022)

Các giai đoạn trong chiến dịch Inbound Marketing

Phương pháp Inbound Marketing có thể được áp dụng theo 3 giai đoạn: 

  • Thu hút (Attract): thu hút đúng đối tượng với những nội dung hay các buổi tư vấn có giá trị, giúp doanh nghiệp của bạn trở thành địa chỉ đáng tin cậy mà người dùng muốn tìm đến mỗi khi có nhu cầu hay gặp phải vấn đề cần cố vấn.
  • Tiếp cận (Engage): trình bày những hiểu biết sâu sắc và đưa ra giải pháp phù hợp với khó khăn và mong muốn của người dùng. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng mua hàng của những người dùng đó.
  • Làm hài lòng (Delight): thực hiện chuyển đổi những người dùng trên thành khách mua hàng. Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn chốt sale của doanh nghiệp.
giai-doan-inbound-marketing
Các giai đoạn trong chiến dịch Inbound Marketing

Giai đoạn Attract – Thu hút

Muốn thu hút được đúng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới, bạn cần “chạm được điểm đau” (Pain Point) của khách hàng, sau đó hãy đưa ra những phương pháp có giá trị “xoa dịu và chữa lành”. Để làm được điều này, bạn cần có chiến lược xây dựng nội dung (Inbound Content) và sử dụng những kênh quảng bá đúng đắn.

Bạn hãy bắt đầu bằng cách tạo và xuất bản nội dung – chẳng hạn như viết bài trên blog, website, viết bài và chia sẻ thông tin trên các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, Linkedin,…). Bạn cần phải nhớ rằng content cần mang lại giá trị nào đó cho khách hàng. Bạn có thể tạo ra một số nội dung như:

  • Viết bài hướng dẫn về cách sử dụng sản phẩm trên website.
  • Đưa ra một số giải pháp để giải quyết những khó khăn và trăn trở của khách hàng về một vấn đề nào đó.
  • Bài viết chi tiết về chương trình khuyến mại/giảm giá của doanh nghiệp, hoặc bài viết hướng dẫn khách hàng tham gia nhận thưởng,…
inbound-content
Xây dựng chiên lược nội dung chi tiết (Inbound Content)

Để việc thu hút khán giả của bạn trở nên hiệu quả hơn thông qua Inbound Marketing, hãy sử dụng chiến lược SEO. Bạn có thể nhắm mục tiêu các từ khóa và cụm từ cụ thể liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp hay những vấn đề mà khách hàng quan tâm.

SEO sẽ giúp nội dung của bạn xuất hiện tự nhiên trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) khi có người tìm kiếm thông tin này. Đây chắc chắn sẽ là những khách hàng mục tiêu đang tìm kiếm một giải pháp nào đó.

Giai đoạn Engage – Tiếp cận

Khi sử dụng các chiến lược Marketing Inbound, hãy đảm bảo rằng bạn đang giao tiếp với khách hàng tiềm năng theo cách khiến họ muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp. Bạn nên cung cấp những thông tin về giá trị mà doanh nghiệp sẽ mang tới cho họ.

giai-doan-engage-inbound-marketing
Giai đoạn Engage – Tiếp cận khách hàng

Trong giai đoạn Engage bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như:

  • Sử dụng Landing Page: Cách này giúp doanh nghiệp tiếp cận những khách hàng muốn tìm hiểu về sản phẩm trước khi quyết định có mua hàng hay không. Hãy thông qua nội dung hấp dẫn mà bạn đã xây dựng để khéo léo “lôi kéo” khách hàng về Landing Page bán hàng. Trên Landing Page, bạn nên thiết kế nội dung và bố cục thật thu hút, mang tính thúc đẩy người dùng mua hàng.
  • Sử dụng biểu mẫu, form đăng ký thông tin: Đây là cách phổ biến để khách hàng có thể đăng ký nhận tư vấn được gắn trực tiếp trên website, áp dụng với những người đang có nhu cầu muốn tìm hiểu và mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Sử dụng CTA – Call to action: Đây là lời kêu gọi hành động có thể ứng dụng ở bất kỳ nơi nào mà bạn muốn kêu gọi khách mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. 

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn luôn bán giải pháp hơn là bán sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang cung cấp và mang lại giá trị thực sự cho những khách hàng phù hợp.

Các chiến lược trong giai đoạn này cần hướng đến việc đảm bảo khách hàng luôn vui vẻ, hài lòng và nhận được sự hỗ trợ lâu dài sau khi họ mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Những chiến lược này liên quan chặt chẽ tới việc nhân viên của bạn trở thành cố vấn và chuyên gia hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Giai đoạn Delight – Làm hài lòng

Với những người dùng đã để lại thông tin liên hệ như số điện thoại hay địa chỉ email tại form đăng ký, hoặc trên các kênh mạng xã hội, bạn có thể bắt đầu triển khai chiến lược chốt sale trong giai đoạn này.

Hãy liên hệ để tư vấn trực tiếp hoặc tư vấn thông qua chatbox cho khách hàng. Tuy nhiên tỷ lệ chuyển đổi không phải lúc nào cũng đạt 100%, vì vậy bạn cần có một hệ thống CRM (hệ thống quản lý khách hàng) giúp theo dõi và quản lý được từng giai đoạn trong tiến trình mua hàng của khách.

giai-doan-delight-inbound-marketing
Giai đoạn Delight – Làm hài lòng khách hàng

Ngoài ra, việc lắng nghe ý kiến trên mạng xã hội cũng là một chiến lược quan trọng để làm hài lòng khách hàng. Những người theo dõi doanh nghiệp của bạn trên mạng xã hội có thể đặt câu hỏi hoặc chia sẻ trải nghiệm của họ với các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Hãy đáp lại những tương tác này bằng thông tin hữu ích mang tính hỗ trợ để khách hàng thấy rằng doanh nghiệp của bạn luôn lắng nghe và quan tâm đến họ.

Đây cũng chính là dấu ấn trong chiến lược Inbound Marketing. Bạn nên nhớ rằng một khách hàng hài lòng sẽ trở thành người ủng hộ và quảng bá thương hiệu cho bạn. Vì vậy hãy xử lý tất cả các tình huống mà khách hàng gặp phải, bất kể lớn hay nhỏ một cách cẩn thận.

>> Xem thêm: CHATBOT LÀ GÌ? CÁCH SỬ DỤNG CHATBOT BÁN HÀNG ONLINE TỐI ƯU TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI

Trên đây là những thông tin cốt lõi về Inbound Marketing. Có thể nói đây là một phương pháp Marketing giúp bạn tiếp cận đúng tâm lý và nhu cầu khách hàng, phù hợp với xu hướng hiện nay. Trong từng giai đoạn, chiến dịch Inbound Marketing sẽ tương ứng với những chiến lược bePOS đã nêu trên. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp khéo léo Inbound Marketing và Outbound Marketing để đạt được hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

FAQ

Điểm hạn chế của Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing không phải là một chiến lược có thể áp dụng được cho mọi doanh nghiệp. Có một số hạn chế khi tập trung vào dạng tiếp thị này như:

  • Inbound Marketing yêu cầu sự duy trì liên tục để đảm bảo rằng nội dung trên các kênh Digital luôn đáp ứng được mong muốn và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
  • Những người làm Inbound Marketing phải dành rất nhiều thời gian và nỗ lực để phát triển, thử nghiệm các nội dung khác nhau để xem nội dung nào sẽ thu hút khách hàng hơn và tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
  • Inbound Marketing đòi hỏi một chiến lược tổng thể, nghĩa là bạn sẽ cần bỏ ra một khoản chi phí để mua những công cụ giúp triển khai các chiến dịch tích hợp và đa kênh.

Giai đoạn nào quan trọng nhất trong Inbound Marketing?

Giai đoạn Attract – Thu hút là giai đoạn quan trọng nhất trong Inbound Marketing. Bởi đây là bước đi đầu tiên trước khi bạn tiếp cận tới khách hàng. Muốn thu hút được đúng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới, bạn cần “chạm được điểm đau” (Pain Point) của khách hàng cần, sau đó hãy đưa ra những phương pháp có giá trị “xoa dịu và chữa lành”. Để làm được điều này, bạn cần xây dựng chiến lược nội dung chi tiết, chất lượng và sử dụng những kênh quảng bá phù hợp.