Xu hướng ăn uống lành mạnh của con người hiện đại ngày càng phát triển, vì thế nhu cầu hoa quả trong bữa ăn mỗi ngày rất lớn. Thay vì tiêu thụ nhiều thịt động vật, ngày càng nhiều người chọn ăn rau củ quả. Vì thế, kinh doanh hoa quả sạch hiện đang là ngành kinh doanh có tiềm năng cao. Vậy bán hoa quả có cần giấy phép kinh doanh không? Cùng bePOS tìm hiểu kinh doanh hoa quả có lãi không và những kinh nghiệm kinh doanh hoa quả siêu lợi nhuận trong bài viết dưới đây.
Tiềm năng khi kinh doanh hoa quả
Nhiều người băn khoăn buôn bán hoa quả có lãi không? Một số lợi ích lớn khi kinh doanh hoa quả, trái cây đó là:
- Vốn đầu tư không quá lớn: Với môi trường nhiệt đới và nguồn cung cấp dồi dào, việc tìm nguồn hàng trái cây giá rẻ là điều dễ dàng. Thị trường trái cây đang ngày càng mở rộng và phát triển, mang lại cơ hội lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà kinh doanh.
- Giá trị dinh dưỡng: Trái cây không chỉ là thực phẩm ngon miệng mà còn chứa đựng nhiều giá trị dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe. Việc bán trái cây không chỉ là kinh doanh mà còn đóng góp vào việc cung cấp thực phẩm tốt cho cộng đồng, thúc đẩy lối sống lành mạnh.
- Lợi nhuận cao: Buôn bán trái cây mang lại lợi nhuận cao và tiềm năng tăng trưởng lớn nhờ vào nhu cầu tiêu thụ không ngừng tăng của thị trường. Đồng thời, sự đa dạng của các loại trái cây cũng đem lại nguồn thu lớn.
Kinh doanh hoa quả cần bao nhiêu vốn?
Đối với một cửa hàng bán trái cây, thì thường bạn sẽ cần đầu tư khoảng từ 40 đến 60 triệu đồng. Số vốn cần thiết sẽ phụ thuộc vào quy mô và mô hình kinh doanh bạn định thực hiện.
Trong số vốn này, bạn sẽ sử dụng để mua nguồn hàng trái cây, cũng như để chi trả các chi phí khác như thuê mặt bằng, thuê nhân viên, cũng như mua các thiết bị như tủ làm mát, kệ trưng bày, và các chi phí khác.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giai đoạn đầu của kinh doanh thường là thời điểm khó khăn nhất, thường không mang lại nhiều lợi nhuận. Vì vậy, nên dự trù một lượng tiền đủ để duy trì hoạt động kinh doanh trong ít nhất 6 tháng đầu tiên.
Kinh nghiệm kinh doanh hoa quả thành công 100%
Hiểu biết rõ về các loại trái cây
Một trong những kiến thức cơ bản mà bạn cần nắm trước khi bắt đầu kinh doanh hoa quả là hiểu biết về các loại trái cây. Bạn cần biết cách bảo quản trái cây để chúng luôn tươi, nhận biết những yếu tố làm cho trái cây nhanh hỏng, không thể bảo quản được lâu. Việc này giúp bạn tiết kiệm chi phí nhập hàng và duy trì chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, bạn cũng cần học cách lựa chọn trái cây ngon qua việc quan sát cấu trúc, màu sắc và trạng thái của chúng. Cách này giúp bạn chọn lựa những lô hàng chất lượng nhất, tươi ngon nhất. Khi có khách hàng yêu cầu, bạn cũng sẽ có khả năng nhanh chóng đáp ứng và đem lại sự hài lòng cho họ.
Tìm hiểu kĩ về thị trường
Trước khi bắt đầu kinh doanh bán trái cây, việc hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ là vô cùng quan trọng. Bạn cần tìm hiểu thông tin về họ như sản phẩm nào đang hot, mức giá bán hàng, và đặc biệt là những vị trí bán hàng của họ. Điều này giúp bạn xây dựng một chiến lược kinh doanh hoa quả hiệu quả hơn.
Có một số mô hình kinh doanh trái cây phổ biến hiện nay:
- Kinh doanh hoa quả nhập khẩu: Với nhu cầu cao của thị trường, kinh doanh trái cây nhập khẩu đang là một hướng đi tiềm năng. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định. Vì vậy, đầu tư vào cửa hàng bán trái cây nhập khẩu có thể mang lại lợi nhuận cao.
- Kinh doanh nước ép trái cây kết hợp: Sinh tố và nước ép trái cây đang trở thành lựa chọn phổ biến cho người tiêu dùng với lợi ích cho sức khỏe. Mở quán nước ép kết hợp bán trái cây là một cơ hội kinh doanh tiềm năng.
- Kinh doanh hoa quả ướp lạnh: Trong thời tiết nóng nực, trái cây ướp lạnh là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng. Mở quán bán trái cây ướp lạnh có thể mang lại lợi nhuận cao trong những ngày nắng nóng.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh nước ép trái cây thành công
Xác định vốn kinh doanh
Để xác định vốn kinh doanh cho một cửa hàng hoa quả, bạn cần xem xét các yếu tố sau:
- Chi phí cố định: Bao gồm chi phí thuê cửa hàng, tiền thuê thiết bị, tiền mua trang thiết bị (tủ lạnh, quầy kệ, máy tính, POS…), tiền mua đèn chiếu sáng, tiền trang trí cửa hàng,…
- Chi phí hàng hóa: Bao gồm tiền mua hoa quả, tiền vận chuyển hàng hóa về cửa hàng, tiền lưu kho, và tiền chi phí khác liên quan đến việc mua hàng hóa.
- Chi phí tiền lương: Bao gồm tiền lương cho nhân viên bán hàng, người quản lý cửa hàng,…
- Chi phí tiền thuê và dịch vụ: Bao gồm các loại chi phí như điện, nước, internet, tiền thuê máy POS (nếu có), tiền dịch vụ quảng cáo, tiền bảo trì thiết bị,…
- Dự trữ vốn làm việc: Đây là số tiền bạn cần để duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm việc mua hàng hóa mới, chi trả các khoản nợ và đảm bảo có đủ tiền mặt để chi trả các chi phí phát sinh.
- Lợi nhuận dự kiến: Bạn cần xác định mức lợi nhuận mà bạn mong đợi từ hoạt động kinh doanh, từ đó có thể xác định mức vốn cần thiết để đạt được mục tiêu lợi nhuận đó.
Nhớ rằng, việc xác định vốn kinh doanh cụ thể cho một cửa hàng hoa quả cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí cửa hàng, quy mô kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận.
Lên kế hoạch cụ thể, chi tiết
Để khởi đầu kinh doanh, việc lập kế hoạch chi tiết là bước quan trọng để đảm bảo bạn đi đúng hướng với mục tiêu đã đề ra. Bản kế hoạch kinh doanh hoa quả thường bao gồm các yếu tố sau:
- Xác định chi phí kinh doanh
- Thuê và làm hợp đồng thuê mặt bằng
- Sửa sang, thiết kế cửa hàng
- Mua các thiết bị bán hàng
- Chọn nguồn cung cấp hoa quả
- Lập chiến lược marketing.
Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh
Địa điểm kinh doanh cũng đóng vai trò quan trọng trong thành công của cửa hàng. Bạn nên chọn các khu vực gần dân cư, có lượng người qua lại nhiều và giao thông thuận tiện là lựa chọn tốt nhất. Đồng thời, tránh xa các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp việc kinh doanh hoa quả của bạn thuận lợi hơn.
Xây dựng chiến lược kinh doanh hoa quả
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tăng doanh thu và phát triển kinh doanh theo từng ngày. Một cách hiệu quả để thực hiện điều này là hiểu rõ về đối tượng khách hàng và sản phẩm của bạn. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh hoa quả nhập khẩu, đối tượng khách hàng chủ yếu sẽ là những người có thu nhập cao. Trong khi đó, nếu bạn bán trái cây thông thường nội địa, tệp khách hàng sẽ đa dạng hơn.
Dựa trên điều này, bạn có thể tạo ra các dịch vụ chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mãi và áp dụng giá bán khác nhau để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng nhóm khách hàng.
Tìm nguồn cung cấp hoa quả uy tín
Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng và đáng tin cậy không chỉ giúp bạn có giá nhập hàng hợp lý mà còn xây dựng niềm tin từ phía khách hàng. Khoảng cách cũng là một yếu tố quan trọng, vì vậy khi chọn nguồn hàng, bạn cần xem xét cẩn thận. Đặc biệt, với sản phẩm có thời hạn bảo hành ngắn như trái cây, việc vận chuyển hàng nhanh chóng sẽ giúp bạn nhận hàng một cách kịp thời và hiệu quả hơn.
Nếu bạn chọn nguồn hàng từ thị trường nội địa, việc đàm phán trực tiếp với người bán tại vườn có thể giúp bạn đạt được giá tốt nhất. Ngoài ra, nếu bạn có kinh nghiệm mua hàng tại chợ đầu mối, nên áp dụng để tìm nguồn cung hàng chất lượng nhất.
Trong trường hợp hàng nhập khẩu với giá cao, việc kiểm tra kỹ tem nhãn và các giấy tờ nhập khẩu là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp bạn có căn cứ khi nhập hàng mà còn giúp tăng độ tin cậy từ phía khách hàng về chất lượng sản phẩm mà bạn cung cấp.
>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ cung cấp trái cây sỉ tươi ngon, uy tín
Kết hợp cùng phương thức bán hàng online
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, nếu không có mặt trực tuyến, cửa hàng của bạn sẽ trở nên lỗi thời và khó cạnh tranh. Bạn có thể tạo trang cá nhân sau đó mở Fanpage trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, tiếp đến là việc mở shop online trên các sàn thương mại điện tử.
Cách này giúp bạn không chỉ dựa vào khách hàng trực tiếp đến cửa hàng mà còn mở rộng thị trường và tăng doanh thu từ khách hàng trực tuyến.
Xây dựng chiến lược Marketing quảng bá thương hiệu
Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu là một phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing. Để thu hút sự chú ý của khách hàng, bạn cần chuẩn bị các chiến lược quảng cáo cho cửa hàng của mình.
Nên bắt đầu công tác quảng cáo ít nhất 2 tuần trước ngày khai trương cửa hàng để đảm bảo rằng mọi người biết đến cửa hàng. Tránh tình trạng mở cửa hàng mà không có ai biết đến, điều này có thể gây tổn thất cho kinh doanh của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Instagram để quảng cáo và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.
Lựa chọn cách quản lý cửa hàng tối ưu nhất
Quản lý cửa hàng hoa quả một cách tối ưu đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ năng quản lý, hiểu biết về sản phẩm và nhu cầu của khách hàng, cùng việc áp dụng các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý để quản lý cửa hàng hoa quả tối ưu:
- Chất lượng sản phẩm: Đảm bảo chỉ bán hoa quả tươi mới, chất lượng cao. Chọn các nguồn cung cấp hoa quả uy tín.
- Không gian cửa hàng: Tạo không gian mua sắm thoải mái và thu hút khách hàng. Bố trí sản phẩm một cách hợp lý, sạch sẽ và gọn gàng để thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Đa dạng sản phẩm: Mở rộng danh sách sản phẩm để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng, bao gồm cả hoa quả tươi và đóng hộp.
- Giao hàng: Nếu có khả năng, cung cấp dịch vụ giao hàng để thuận tiện cho khách hàng.
- Quản lý kho hàng: Theo dõi hàng tồn kho và tái đặt hàng đúng lúc để tránh tình trạng thiếu hụt hoặc lãng phí hàng hóa.
- Chiến lược giá cả: Thiết lập chiến lược giá cả cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận.
- Đào tạo nhân viên: Đảm bảo nhân viên được đào tạo về sản phẩm, dịch vụ và kỹ năng giao tiếp để phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp.
Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh hoa quả siêu lợi nhuận dành cho các chủ quán. Hy vọng với những bí quyết trên, bạn sẽ có kế hoạch kinh doanh hiệu quả và thành công.
FAQ
Những cách tìm đối tác kinh doanh hoa quả là gì?
Một số cách tìm đối tác kinh doanh hoa quả: Tìm các đại lý, cộng tác viên bán trái cây, cộng tác cung cấp trái cây cho các quán cafe, quán nước ép,….
Bán hoa quả có cần giấy phép kinh doanh không?
Kinh doanh hoa quả là lĩnh vực liên quan đến ngành thực phẩm. Đây là một trong những ngành kinh doanh yêu cầu tuân thủ nhiều điều kiện. Do đó, quy trình mở cửa hàng kinh doanh hoa quả bao gồm việc thành lập hộ kinh doanh cá thể và đăng ký giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm.
Follow bePOS: