Trang chủBlogs Kinh nghiệm kinh doanhChiến lược kinh doanh nội thất thu về lợi nhuận khủng 2024

Chiến lược kinh doanh nội thất thu về lợi nhuận khủng 2024

Tháng Ba 03, 2024
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
54 Đã xem

Kinh doanh nội thất là một ngành công nghiệp đa dạng và có tiềm năng lớn do sự phát triển và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong việc trang trí không gian sống, làm việc. Vậy mở cửa hàng kinh doanh nội thất như thế nào để đạt lợi nhuận cao. bePOS sẽ cùng bạn tìm hiểu cách kinh doanh nội thất hiệu quả.

Tại sao nên kinh doanh nội thất

Nội thất là phần quan trọng trong việc thể hiện phong cách và tính cách của ngôi nhà, văn phòng, cửa hàng, shop kinh doanh,…. Bạn có thể kinh doanh đa dạng các loại mặt hàng nội thất trong nước, tự thiết kế, nhập ngoại, tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của khách hàng.

Phân khúc khách hàng của mô hình kinh doanh nội thất rất đa dạng, từ các sản phẩm thông thường đến các sản phẩm cao cấp. Mặc dù có tính rủi ro và đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, nhưng nếu có chiến lược và kinh nghiệm kinh doanh, cơ hội phát triển trong ngành này vẫn rất cao và thu lợi nhuận khủng.

Kinh doanh nội thất là lĩnh vực tiềm năng
Kinh doanh nội thất là lĩnh vực kinh doanh tiềm năng hiện nay

Kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn?

Chi phí để kinh doanh một cửa hàng nội thất quy mô vừa dao động từ 300 – 500 triệu đồng. Với các cửa hàng quy mô lớn hơn, kinh doanh các sản phẩm nội thất cao cấp thì chi phí có thể lên tới hàng tỉ đồng.

Ngoài ra, chi phí kinh doanh cửa hàng nội thất còn phụ thuộc vào các yếu tố như mặt bằng kinh doanh, tiền thuê nhân sự, chi phí marketing,….

Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí đầu tiên bạn cần chi trả khi kinh doanh nội thất chính là thuê mặt bằng kinh doanh. Tuy nhiên, không phải mặt bằng kinh doanh ở vị trí nào cũng có giá thành giống nhau. Đối với các thành phố lớn, chi phí thuê mặt bằng kinh doanh nội thất sẽ cao hơn nhiều so với chi phí ở nông thôn hay thành phố nhỏ.

Ngoài ra, mặt bằng có diện tích rộng, nằm ở các khung đường lớn, mặt tiền có giá thành cao hơn với mặt bằng trong ngõ. Để kinh doanh nội thất, hầu như các chủ kinh doanh đều cần chọn mặt bằng rộng bởi không gian bày các sản phẩm như tủ, giường, sofa, bàn ghế,…. đều chiếm diện tích lớn.

Trung bình giá thuê mặt bằng kinh doanh tại trung tâm các thành phố lớn để mở cửa hàng nội thất dao động khoảng 20 – 30 triệu đồng. Với các khu vực dân cư thưa hơn thì dao động từ 10 – 15 đồng. Bạn cần ký hợp đồng thuê từ 6 – 12 tháng và đặt cọc khoảng 3-6 tháng.

Do đó bạn cần tính toán thật kỹ chi phí thuê mặt bằng, tránh việc chi phí thuê mặt bằng chiếm quá nhiều so với vốn.

Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh nội thất
Để kinh doanh nội thất, bạn cần tốn chi phí thuê mặt bằng khá rộng

Kinh phí nhập hàng

Kinh phí nhập hàng các sản phẩm nội thất khá lớn so với kinh doanh các mặt hàng thông thường khác. Đặc biệt đối với các sản phẩm nhập khẩu, chất lượng cao sẽ có giá cao hơn nhiều so với các sản phẩm thông thường. Bạn nên xác định phân khúc khách hàng của mình là ai để có kế hoạch nhập hàng phù hợp.

Bạn cũng có thể nhập đa dạng các phân khúc sản phẩm từ thấp tới cao cấp để phục vụ đa dạng khách hàng. Trung bình chi phí nhập hàng cho cửa hàng nội thất có thể dao động từ 100 – 300 triệu đồng tùy quy mô cửa hàng.

Chi phí thiết kế cửa hàng

Thiết kế một showroom nội thất sẽ yêu cầu không gian thẩm mỹ cao hơn các cửa hàng thông thường. Bạn cần trang bị các thiết bị như hệ thống đèn, bảng kệ để đồ, quầy thu ngân, biển quảng cáo, đèn led trang trí,….

Chi phí thiết kế, mua sắm trang thiết bị cho cửa hàng nội thất sẽ dao động khoảng 50 – 70 triệu đồng.

Trang trí cửa hàng
Cửa hàng nội thất cần trang trí có tính thẩm mỹ cao

Chi phí thuê nhân viên

Lượng nhân viên trong cửa hàng sẽ phụ thuộc vào quy mô mô hình kinh doanh nội thất. Một cửa hàng quy mô trung bình sẽ có các vị trí như sale, vận chuyển, kế toán,… Chi phí cho một nhân viên làm việc fulltime sẽ khoảng 7 triệu/tháng. Như vậy chi phí để thuê nhân sự khi kinh doanh nội thất là khoảng 20 – 25 triệu/tháng.

Mua bảo hiểm nội thất 

Các sản phẩm nội thất kinh doanh thường có giá trị khá cao, do đó bạn nên mua bảo hiểm nội thất để giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh. Các loại bảo hiểm cần mua là:

  • Bảo hiểm tài sản để tránh các rủi ro hàng bị cháy, trộm cắp
  • Bảo hiểm doanh nghiệp khi khách tới mua hàng bị thương, bảo hiểm sẽ chi trả chi phí hóa đơn, pháp lý
  • Bảo hiểm y tế cho nhân viên.
Chi phí bảo hiểm khi kinh doanh nội thất
Bạn cũng cần đầu tư chi phí mua bảo hiểm cho cửa hàng của mình

Kinh phí quảng cáo, MKT cho cửa hàng

Đối với cửa hàng kinh doanh nội thất, việc đầu tư vào quảng cáo và marketing là rất quan trọng để thu hút khách hàng và nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn. Bạn có thể đầu tư vào quảng cáo trực tuyến như Google, Facebook, Instagram, TikTok,…

Ngoài ra để nâng cao doanh thu, bạn cũng cần đầu tư vào các chương trình khuyến mãi, giảm giá,… thu hút khách hàng. Chi phí quảng cáo, marketing khi kinh doanh một cửa hàng nội thất dao động từ 7 – 15 triệu/tháng.

Chi phí phát sinh

Ngoài các chi phí nêu trên, trong quá trình kinh doanh nội thất, cửa hàng của bạn có thể phát sinh các chi phí khác như điện nước, wifi, sửa chữa, bảo trì thiết bị cửa hàng, thuế, phần mềm quản lý bán hàng,… Chi phí này dao động trong khoảng 10 – 20 triệu/tháng.

Chi phí phát sinh mô hình kinh doanh nội thất
Ngoài ra, hàng tháng cửa hàng kinh doanh nội thất sẽ có các chi phí phát sinh

>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh nội thất Trung Quốc hiệu quả 

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh nội thất cho người mới bắt đầu

Lựa chọn kinh doanh đồ nội thất nào?

Dù có nhu cầu mua sản phẩm nội thất luôn tồn tại, việc chia phân khúc khách hàng mục tiêu giúp kinh doanh và chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn.

  • Kinh doanh nội thất nhập khẩu: Đây có thể là lựa chọn phù hợp nhưng đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn. Một số cửa hàng ở Việt Nam chọn làm đại lý phân phối cho các thương hiệu nổi tiếng như Ikea.
  • Kinh doanh nội thất trong nước: Có giá thành thấp hơn và phù hợp với đại đa số người dùng trong nước. Cần tập trung vào chất lượng vật liệu và công nghệ sản xuất, lựa chọn vật liệu dễ vệ sinh, công nghệ tiên tiến. Tùy vào quy mô và phân khúc khách hàng mục tiêu, bạn có thể chọn loại nội thất phù hợp.
Chọn loại nội thất để kinh doanh
Lựa chọn loại nội thất phù hợp để kinh doanh cửa hàng nội thất

Xác định xu hướng kinh doanh đồ nội thất

Nhiều người nghĩ rằng kinh doanh nội thất khó thành công do các sản phẩm có mẫu mã và kiểu dáng khá tương đồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các sản phẩm nội thất có rất nhiều thiết kế sáng tạo, đa dạng màu sắc theo xu hướng, và luôn cập nhật mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đồ nội thất ngày nay càng trở nên tiện dụng, thiết kế đơn giản và tối ưu hóa không gian. Do đó, kinh doanh đồ nội thất là một thị trường có tiềm năng phát triển và mở rộng.

Khi quyết định kinh doanh cửa hàng nội thất, bạn cần luôn cập nhật xu hướng và đổi mới sản phẩm để không bị tồn kho. Dù nội thất có giá trị từ thấp đến cao, nhưng không nên quá chú trọng vào xu hướng nếu không muốn sản phẩm bị lỗi mốt.

Xác định thị trường mục tiêu

Trước khi bắt đầu kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào, việc đánh giá thị trường và xác định rõ phân khúc khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng. Bạn cần tìm hiểu về nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng cho sản phẩm. Sau khi xác định được điều này, bạn có thể định hình chiến lược kinh doanh và chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp.

Khi nghiên cứu thị trường nội thất, bạn cần tìm hiểu về tình hình phát triển của ngành trong nước, cạnh tranh trong thị trường, và nhu cầu tiêu thụ của khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ mặt hàng nào được ưa chuộng và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Nếu cửa hàng của bạn đặt ở khu vực có dân số thu nhập trung bình, bạn có thể tập trung vào các sản phẩm nội thất thiết thực, thu hút người lao động, sinh viên và những người khác. Ngược lại, nếu cửa hàng của bạn ở trong các trung tâm thương mại cao cấp, bạn có thể mục tiêu đến khách hàng có thu nhập cao và các công ty, văn phòng thường xuyên mua đồ nội thất trưng bày và trang trí.

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu để có kế hoạch kinh doanh nội thất phù hợp

Tính toán chi phí mở cửa hàng đồ gỗ nội thất

Khi bắt đầu một doanh nghiệp, một số người có thể cần vay vốn, trong khi một số khác có thể sử dụng vốn tích lũy kết hợp với việc vay một ít. Để mở cửa hàng nội thất, bạn cần lập kế hoạch chi phí và nhập hàng để đảm bảo hoạt động kinh doanh được ổn định hơn. Nguồn vốn cần thiết phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Quy mô cửa hàng và điều kiện sẵn có, bao gồm vốn và mặt bằng.
  • Chi phí cho sản phẩm nhập khẩu, tự sản xuất hoặc nhập từ đồ ngoại.
  • Chi phí tồn kho và trang trí cửa hàng.
  • Phần mềm quản lý bán hàng và hệ thống camera giám sát.
  • Thuê địa điểm kho để chứa sản phẩm nếu cần.
  • Các loại thuế cần đóng khi cửa hàng đi vào hoạt động, bao gồm thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài.

Tìm nguồn nhập đồ nội thất chất lượng 

Trước khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng nội thất, quan trọng nhất là nắm vững kiến thức về sản phẩm bạn sẽ bày bán. Cần phải phân biệt được sản phẩm chất lượng và hàng nhái, hàng kém chất lượng để tránh rủi ro mất vốn. Hãy tìm hiểu và nghiên cứu cẩn thận trước khi quyết định nhập hàng.

Khi chọn nguồn nhập hàng, bạn có thể xem xét các lựa chọn như xưởng sản xuất nội thất trong nước hoặc cơ sở phân phối các sản phẩm nội thất uy tín. Ngoài ra, có thể tìm đến các nguồn hàng nội thất từ nước ngoài như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan,…

Sau khi nhập hàng về, bạn cần xây dựng uy tín cho thương hiệu của mình bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng và đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng. Đồng thời, nên mở rộng dịch vụ bằng cách cung cấp tư vấn thiết kế, lắp đặt nội thất và các dịch vụ trang trí khác để tăng trải nghiệm cho khách hàng và tăng niềm tin vào cửa hàng của bạn.

Tìm nguồn hàng kinh doanh nội thất
Tìm và nghiên cứu các nguồn hàng kinh doanh nội thất uy tín, giá tốt

>> Xem thêm: Top các phần mềm quản lý bán hàng nội thất, gia dụng tốt nhất

Bảo hiểm cho cửa hàng trang trí nội thất

Khi khởi đầu mở cửa hàng nội thất, việc đầu tư và bảo quản sẽ tốn kém nhiều chi phí. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, việc mua bảo hiểm cho cửa hàng là rất quan trọng. Có các gói bảo hiểm khác nhau như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hóa, và bảo hiểm y tế cho nhân viên.

Bảo hiểm cho quá trình vận chuyển hàng hóa đến khách hàng giúp bảo vệ tài sản khi gặp rủi ro như va chạm hoặc thời tiết xấu. Bảo hiểm pháp lý đảm bảo cho doanh nghiệp về mặt pháp lý và chi phí hóa đơn khi có vấn đề với khách hàng. Bảo hiểm tài sản bảo vệ cửa hàng khỏi tổn thất do hỏa hoạn, bão lụt, trộm cắp, và các tình huống khác.

Bên cạnh đó, bảo hiểm y tế cho nhân viên cũng rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho họ trong quá trình làm việc. Chi phí bảo hiểm sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giá trị hàng tồn kho, số lượng nhân viên, và các yếu tố khác.

Trên đây là những cách kinh doanh nội thất hiệu quả dành cho các chủ kinh doanh. Với mô hình này, bạn cần có các chiến lược kinh doanh nội thất hiệu quả để thành công và giảm thiểu rủi ro.

FAQ 

Rủi ro khi kinh doanh nội thất là gì? 

Khi kinh doanh cửa hàng nội thất, rủi ro có thể bao gồm thị trường biến động, sản phẩm không đáp ứng được mong đợi của khách hàng, tài chính không ổn định, vấn đề pháp lý và vận chuyển gặp trở ngại.

Có nên kinh doanh nội thất ở nông thôn không?

Kinh doanh nội thất ở nông thôn có thể đem lại cơ hội và thách thức khác nhau. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn các sản phẩm bình dân, giá thành trung bình vì thu nhập ở nông thôn không quá cao.