Content feedback là thuật ngữ cực kỳ quen thuộc với những người kinh doanh buôn bán, nhất là bán hàng online. Tuy nhiên, để thực hiện đúng chuẩn, đánh trúng tâm lý người mua thì không phải ai cũng làm được. Vậy làm thế nào để tạo mẫu content feedback khách hàng hay, vừa chân thực lại vừa hấp dẫn người đọc? Trong bài viết này, bePOS sẽ giới thiệu đến bạn top 12 các mẫu feedback khách hàng hiệu quả nhất, cùng theo dõi nhé!
Content feedback khách hàng là gì?
Content feedback là content về ý kiến phản hồi của những khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Feedback được thể hiện qua nhiều hình thức, nhưng phổ biến nhất là hình thức online. Ví dụ, bình luận trên fanpage Facebook, rate sao trên Google Map, đăng review lên mạng xã hội,…
Đây là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá và cải thiện chất lượng công việc của mình. Ngoài ra, nếu biết cách tận dụng các mẫu content feedback khách hàng, bạn có thể quảng bá thương hiệu đến những người dùng mới, tăng độ uy tín và từ đó thúc đẩy doanh số tăng nhanh.
Các mẫu content feedback khách hàng theo ngành nghề
Cửa hàng thời trang
Content feedback được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang, nhất là các shop bán online. Lý do bởi, khi bán online thì khách hàng không đến xem trực tiếp mà chủ yếu đánh giá qua hình ảnh và review của những người khác.
Mẫu content feedback khách hàng ngành thời trang đặc biệt nhấn mạnh vào kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc, với mục đích là khẳng định sản phẩm giống y như quảng cáo. Dưới đây là một số mẫu content feedback cho bạn tham khảo.
Nhà hàng, quán café
Mẫu content feedback khách hàng lĩnh vực F&B tập trung vào hình ảnh tươi ngon, bắt mắt, độ sạch sẽ và an toàn. Bạn có thể nhờ khách hàng chụp ảnh món ăn và nhận xét theo khẩu vị cá nhân. Đây là cơ sở để những người mua khác hình dung ra phần nào chất lượng món ăn và quyết định xem có nên thử hay không.
Cửa hàng tóc
Mẫu content feedback khách hàng phổ biến nhất của ngành làm tóc là đăng hình ảnh trước và sau. Content này giúp salon tóc cho thấy trình độ chuyên môn của mình, thể hiện khả năng tạo ra thay đổi tích cực và ngoạn mục cho khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung một số thông tin trong feedback như thời gian, thái độ nhân viên, cơ sở vật chất, các sản phẩm sử dụng trong salon,…
Tiệm bán nước hoa
Đối với mẫu content feedback khách hàng cho tiệm nước hoa, bạn nên chú ý vào một số điểm như sau:
- Kiểu mùi hương
- Mức độ lưu hương
- Đảm bảo nước hoa thật, có tem mác đầy đủ
- Hoàn cảnh phù hợp để sử dụng
- Cách sử dụng
Ngoài những nội dung trên, mẫu feedback tiệm nước hoa có thể thêm thông tin về dịch vụ chăm sóc khách hàng. Lý do bởi, đối với sản phẩm này, khách hàng thường sẽ cần tư vấn rất nhiều, nhân viên phải có trình độ chuyên môn thì mới đưa ra lời khuyên hợp lý nhất cho người mua.
Cửa hàng mẹ và bé
Mẫu content feedback khách hàng shop mẹ và bé nên sử dụng hình ảnh thực tế, review càng chi tiết càng tốt vì các bà mẹ khá cẩn thận khi mua sắm cho con. Ví dụ, đối với mặt hàng bỉm, thì feedback nên nêu rõ chất lượng có thân thiện với da của bé hay không, thấm hút như thế nào, có ôm sát không,….
Cửa hàng điện thoại, điện máy
Với shop điện thoại, điện máy, một mẫu content feedback khách hàng được áp dụng khá phổ biến là hình ảnh trao tay sản phẩm hoặc unbox sản phẩm thực tế. Cách này giúp bạn tăng độ uy tín cực nhanh chóng vì điện thoại, điện máy là những mặt hàng có giá trị cao, không dễ bán. Việc shop của bạn có nhiều người đến mua chắc chắn sẽ làm người xem cảm thấy an tâm, từ đó dễ dàng ra quyết định hơn.
Cửa hàng vật liệu xây dựng
Đây là một trong những mẫu content feedback khách hàng khó thực hiện nhất, vì cần dùng đến nhiều kiến thức kỹ thuật. Có hai kiểu feedback hiệu quả cho cửa hàng vật liệu xây dựng, cụ thể:
- Feedback quá trình xây dựng, lắp đặt
- Feedback hình ảnh hoàn thành công trình
Lưu ý, với lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật, thì content phải sử dụng từ ngữ chính xác, chuẩn chỉ. Việc sử dụng kiến thức sai lệch sẽ khiến cửa hàng trở nên thiếu chuyên nghiệp và trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dùng.
Cửa hàng mỹ phẩm
Đặc trưng của các mẫu feedback shop mỹ phẩm là số lượng càng nhiều càng tốt, vì mỹ phẩm khi sử dụng lên từng khách hàng khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Với các sản phẩm cảm nhận ngay được như son, thì bạn có thể đăng hình ảnh màu son trên từng người. Với sản phẩm cần nhiều thời gian đánh giá, thì bạn nên đăng hình ảnh trước – sau, ví dụ kem dưỡng trắng, kem trị thâm,…
Cửa hàng nội thất, gia dụng
Đối với mẫu content feedback khách hàng ngành nội thất, gia dụng, bạn phải tập trung vào một số yếu tố như:
- Độ bền
- Hiệu quả sử dụng
- Cách sử dụng phức tạp hay dễ
- …
Ví dụ, khi mua robot quét nhà tự động, khách hàng sẽ chú ý tới độ sạch của sàn nhà sau khi sử dụng, thời gian quét nhanh hay chậm, có nhanh hết pin không,… Tùy theo từng sản phẩm mà bạn phải nắm đúng insight khách hàng để xây dựng content sao cho hợp lý.
Cửa hàng tạp hóa
Mẫu content feedback khách hàng cho cửa hàng tạp hóa thường tập trung vào sự đa dạng của sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nếu bán online thì feedback nên nêu rõ về tốc độ ship hàng, tốc độ trả lời tin nhắn và tư vấn của nhân viên sale. Ngoài ra, do cửa hàng có nhiều sản phẩm khác nhau, nên bạn có thể tạo content feedback riêng cho từng loại.
Siêu thị mini
Thực chất thì mẫu content feedback khách hàng của siêu thị mini cũng tương tự như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng đồ gia dụng. Tuy nhiên, một điểm khác biệt là mô hình siêu thị thường có nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá, tặng voucher hơn so với cửa hàng tạp hóa truyền thống. Nếu siêu thị của bạn cũng đang triển khai các hoạt động này thì đừng nên bỏ qua khi tạo mẫu content feedback nhé!
Cửa hàng nhà sách
Nếu là mẫu content feedback khách hàng cho hiệu sách, bạn nên chú ý những nội dung sau:
- Sách đảm bảo chính hãng, nói không với sách lậu
- Sách được bảo quản tốt, bọc kỹ, không rách hay mất trang
- Nhiều đầu sách đa dạng, update theo thị trường
- Sách được tuyển chọn để bán, nhiều sách hay
Cửa hàng hoa và quà
Đối với mẫu content feedback khách hàng, bạn cần đặc biệt quan tâm tới hình ảnh sản phẩm. Đây là ngành hàng đặc biệt quan tâm tới tính thẩm mỹ, càng bắt mắt thì càng thu hút nhiều người mua. Ngoài ra, shop hoa và quà thường có dịch vụ bó hoa, giao hoa theo yêu cầu, bạn cũng nên thêm nội dung này vào content feedback để tạo độ uy tín.
>> Xem thêm: Feedback khách hàng là gì và kinh nghiệm xử lý feedback hiệu quả
Lưu ý khi viết content feedback khách hàng
Xác định tệp khách hàng mục tiêu
Mẫu content feedback khách hàng phải được áp dụng theo tệp người xem hướng tới. Chẳng hạn, nếu bán cho học sinh, sinh viên, bạn có thể viết content theo trend, nội dung hài hước, nhiều hình ảnh bắt mắt. Nếu bán cho người lớn tuổi, bạn nên chú trọng vào tính năng sản phẩm.
Tạo điểm nhấn
Tạo điểm nhấn là một mẹo viết content feedback cực hiệu quả mà không phải ai biết. Nếu feedback viết quá dài và lan man, thì khách hàng không thể biết đâu là điểm chính cần nhớ. Ví dụ, nếu ưu điểm của sản phẩm lá giá cả, thì feedback nên tập trung vào nội dung này thay vì khen quá nhiều về chất lượng, dễ khiến người đọc cảm thấy nghi ngờ.
Chú ý đến cấu trúc và cách trình bày
Thực chất, không có quy định bắt buộc cho cấu trúc của mẫu content feedback khách hàng mà sẽ tùy thuộc vào độ sáng tạo của mỗi người. Nếu chưa biết viết thế nào, bạn có thể tham khảo cấu trúc dưới đây:
- Đầu tiên là câu chủ đề giới thiệu feedback khách hàng.
- Nội dung chính có thể tóm gọn feedback trong một vài câu, ví dụ trước/sau khi sử dụng.
- Câu kết Call to Action, ví dụ kêu gọi khách hàng inbox, gọi điện, điền form,…
Chú ý lỗi chính tả bài viết
Đây là quy tắc chung cho tất cả kiểu content chứ không chứ riêng các mẫu content feedback khách hàng. Dù nội dung có hay và thú vị đến đâu, nhưng nếu xuất hiện lỗi chính tả thì cũng khiến người đọc cảm thấy khó chịu, tạo nên hình ảnh thiếu chuyên nghiệp.
Vì vậy, trước khi đăng tải bất cứ bài viết nào, bạn cũng nên đọc lại một lượt. Nếu có thể thì bạn hãy dùng một số công cụ check chính tả, như trình soạn thảo trực tuyến trên Google Docs, VCatSpell, Tummo, VietCatholic,…
Cách xin và sử dụng feedback của khách hàng hiệu quả
Chia sẻ lại feedback từ khách hàng
Chia sẻ lại feedback của khách hàng là cách được nhiều shop áp dụng vì đơn giản và dễ thực hiện. Nếu khách hàng đăng review công khai, bạn có thể share lại bài viết. Nếu khách hàng nhắn tin phản hồi, bạn có thể chụp màn hình, đăng lên fanpage hoặc story.
Lưu ý, trước khi thực hiện, bạn nên hỏi ý kiến của khách hàng, nếu là sản phẩm nhạy cảm thì hãy che tên để bảo vệ quyền riêng tư của họ.
Trả lời feedback của khách hàng
Bạn có thể áp dụng một số cách sau để phản hồi feedback khách hàng:
- Lên group Facebook liên quan đến ngành, tìm từ khóa về bạn và trả lời feedback.
- Trả lời feedback khách hàng để lại trên chính fanpage của mình.
- Khi phản hồi thì nên cảm ơn người ý kiến đóng góp dù là khen hay chê.
- Ngoài Facebook thì bạn có thể phản hồi feedback trên Google Map, trên Gmail, các app booking (với lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ, du lịch), AppStore/CHPlay (nếu có app),…
>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu trả lời đánh giá của khách hàng Shopee hay nhất
Gửi thư cảm ơn, xin đánh giá, hashtag khi khách hàng mua hàng mang đi
Đây là cách được rất nhiều chủ shop online áp dụng, vì bạn không thể biết phản ứng của khách hàng như khi mua offline. Một bức thư cảm ơn thật thành tâm sẽ giúp khách hàng bớt khó chịu nếu sản phẩm không ưng ý, hạn chế họ đăng review xấu lên mạng xã hội.
Bạn nên hướng dẫn người mua cách liên lạc riêng với cửa hàng để tìm cách khắc phục, từ đó cải thiện sản phẩm, dịch vụ tốt hơn. Ngược lại, nếu thấy hài lòng, bạn hãy động viên khách hàng chia sẻ rộng rãi tới nhiều người, có thể kết hợp với hình thức tặng quà, tặng voucher cho lần mua sau.
Trên đây là tổng hợp 12+ mẫu content feedback khách hàng cực hiệu quả, vừa gây ấn tượng lại vừa đảm bảo độ chân thực. Hãy nhớ rằng, bên cạnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sau mua hàng cũng là một trong những yếu tố quyết định thành công cho việc kinh doanh. Chúc bạn tìm ra các mẫu feedback phù hợp nhất và hãy tiếp tục theo dõi bePOS trong thời gian tới nhé!
FAQ
Lưu ý gì khi trả lời feedback khách hàng?
Khi trả lời feedback, bạn nên nói lời cảm ơn và thể hiện sự thành tâm lắng nghe, dù là feedback tiêu cực hay tích cực. Đối với phản hồi phàn nàn, bạn hãy mời khách hàng liên lạc lại để giải thích rõ hơn hoặc tìm cách khắc phục.
Làm thế nào để xin feedback khách hàng thành công?
Một số cách xin feedback khách hàng thành công:
- Gửi thư cảm ơn và xin feedback khách hàng nếu là mua online.
- Hỏi feedback ngay tại chỗ sau khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ.
- Tặng ưu đãi nếu khách hàng đăng feedback, ví dụ giảm giá trên hóa đơn, tặng quà,…
Follow bePOS: