Nhiều người chưa biết, nếu dịch vụ Spa thường xuyên theo đợt, theo lộ trình hoặc gói, nhằm phục vụ mục đích nhất định, thì bạn bắt buộc phải ký hợp đồng. Vậy hợp đồng tham gia dịch vụ Spa là gì, mẫu hợp đồng dịch vụ Spa gồm những nội dung nào? Để giải đáp các câu hỏi này, bạn hãy cùng bePOS theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Hợp đồng dịch vụ Spa là gì?
Hợp đồng sử dụng dịch vụ Spa, cũng như các loại hợp đồng dịch vụ khác, là sự thỏa thuận giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, hay khách hàng. Theo đó, bạn phải thực hiện các công việc để khách hàng hưởng dịch vụ, ngược lại bên sử dụng dịch vụ sẽ thanh toán tiền cho bạn.
Về cơ bản, hợp đồng dịch vụ Spa có nội dung khá ngắn gọn và thường chỉ cô đọng xung quanh các điều khoản về giá thành, quyền và nghĩa vụ, trường hợp bồi thường nếu có,… Đặc biệt, loại hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng và có hiệu lực ngay sau khi hai bên ký kết.
Tại sao cần sử dụng đúng mẫu hợp đồng dịch vụ Spa?
Vậy tại sao bạn cần sử dụng đúng mẫu hợp đồng dịch vụ Spa, điều này đem lại lợi ích gì? Việc áp dụng mẫu hợp đồng dịch vụ Spa sẽ giúp bạn đảm bảo một số yếu tố như sau:
- Xác định quyền và nghĩa vụ: Nếu chỉ thỏa thuận bằng miệng, hai bên sẽ có thể thiếu sự thống nhất trong cách hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình. Ký kết hợp đồng đặc biệt có ích khi bạn thực hiện các gói dịch vụ, gói trị liệu kéo trong một khoảng thời gian nhất định.
- Có lợi cho hai bên: Về phía khách hàng, điều này giúp họ cảm thấy an toàn hơn, được pháp luật bảo vệ trong trường hợp xảy ra rủi ro về cơ thể, sức khỏe. Về phía cơ sở kinh doanh, áp dụng mẫu hợp đồng dịch vụ Spa chuẩn giúp bạn nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp và đồng thời cũng bảo vệ lợi ích khi có hiểu lầm xảy ra.
- Cơ sở để giải quyết tranh chấp: Việc xảy ra tranh chấp là điều không ai muốn khi kinh doanh dịch vụ Spa. Tuy nhiên, nếu áp dụng mẫu hợp đồng dịch vụ Spa chuẩn, quá trình giải quyết tranh chấp sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Gợi ý mẫu hợp đồng dịch vụ Spa chuẩn quy định hiện hành
Trên đây bePOS đã giúp bạn định nghĩa khái niệm hợp đồng sử dụng dịch vụ Spa là gì, có vai trò như thế nào. Tiếp theo, bài viết sẽ hướng dẫn bạn một số mẫu hợp đồng dịch vụ Spa chuẩn quy định hiện hành, giúp hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn và chỉn chu hơn.
Về cơ bản, loại hợp đồng này có các mục giống các loại hợp đồng dịch vụ thông thường, bao gồm các nội dung như thông tin hai bên, các điều khoản liên quan đến thanh toán, điều khoản. Tên hợp đồng thường sẽ tùy thuộc vào loại dịch vụ mà bạn ký kết với khách hàng. Ví dụ, “Hợp đồng cam kết liệu trình thẩm mỹ viện”, “Hợp đồng liệu trình điều trị da”,…
Nội dung quan trọng nhất trong hợp đồng là các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của hai bên, ví dụ cách thực hiện dịch vụ Spa, các sản phẩm sử dụng, thanh toán,… Đặc biệt, nhiều mẫu hợp đồng dịch vụ Spa còn có một mục về tình trạng trước điều trị, sản phẩm từng sử dụng và mong muốn của khách,…
>> Xem thêm: Tải mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất, có thể áp dụng cho mọi ngành nghề
Một số loại hợp đồng khác mà chủ kinh doanh Spa cần biết
Hợp đồng lao động
Bên cạnh mẫu hợp đồng dịch vụ Spa, hợp đồng lao động cũng là văn bản chủ kinh doanh cần quan tâm. Đây được hiểu là loại văn bản thỏa thuận giữa chủ Spa và các nhân viên về việc làm có trả công, tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Hợp đồng lao động, thuê nhân viên có vai trò quan trọng nếu muốn quản lý Spa hiệu quả. Cụ thể, với nhân viên, đây là cơ sở để họ bảo vệ lợi ích cá nhân, cũng như cảm thấy an toàn hơn khi làm việc. Với chủ Spa, việc ký kết hợp đồng lao động cho thấy cơ sở kinh doanh hoạt động đúng luật. Ngoài ra, đây cũng là thứ giúp bạn thu hút nhân tài, thợ tay nghề cao về Spa của mình.
Nội dung của hợp đồng lao động, thuê nhân viên Spa bao gồm họ tên hai bên và các điều khoản về quyền, nghĩa vụ. Ví dụ, điều khoản về vị trí việc làm của nhân viên, các công việc cần thực hiện, lương gross/lương net, cách thanh toán lương, các chế độ đãi ngộ khác,…
>> Xem thêm: Tham khảo mẫu hợp đồng thuê nhân viên Spa đúng luật hiện hành
Hợp đồng đào tạo
Mẫu hợp đồng Spa về mảng đào tạo cũng là nội dung rất quan trọng mà chủ kinh doanh Spa phải nghiên cứu. Theo quy định pháp luật, hợp đồng đào tạo do hai bên ký kết một cách tự nguyện, với mục đích nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động.
Ký kết hợp đồng đào tạo giúp bạn và cả người lao động tránh những rủi ro về hiểu lầm, tranh chấp, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc hơn. Nội dung trong đó bao gồm thông tin cơ sở đào tạo và người được đào tạo, các chế độ đào tạo, các chi phí liên quan, quyền và nghĩa vụ hai bên,…
>> Xem thêm: Tải mẫu hợp đồng đào tạo nghề Spa mới nhất 2024
Hợp đồng xây dựng, thiết kế Spa
Loại văn bản pháp lý tiếp theo bePOS muốn giới thiệu đến bạn, bên cạnh mẫu hợp đồng dịch vụ Spa, là hợp đồng xây dựng, thiết kế. Đây là hợp đồng giữa chủ Spa và bên nhận thầu, ví dụ như các công ty kiến trúc, nội thất.
Hợp đồng này rất quan trọng khi bạn bắt tay vào xây dựng, thiết kế Spa, đẹp thu hút khách hàng Trong đó có quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của công ty nhận thầu, cũng như của chủ Spa, như giá cả, thời gian bàn giao, các số liệu, tài liệu về công trình,…
>> Xem thêm: Tham khảo mẫu hợp đồng tư vấn thiết kế Spa, thẩm mỹ viện
Trên đây, bePOS đã giúp bạn tìm hiểu tất cả những nội dung quan trọng nhất về mẫu hợp đồng dịch vụ Spa, cũng như các loại hợp đồng khác như thuê nhân viên, đào tạo, thiết kế,… Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn và hãy thường xuyên truy cập các trang thông tin của bePOS để đón đọc những kiến thức thú vị nhé!
FAQ
Hợp đồng sử dụng dịch vụ Spa có bắt buộc phải công chứng không?
Cho đến nay, luật chưa có quy định về việc loại hợp đồng dịch vụ này phải công chứng. Bạn chỉ cần áp dụng mẫu hợp đồng dịch vụ Spa, có chữ ký thỏa thuận của hai bên là hợp đồng đã có hiệu lực.
Phiếu dịch vụ Spa có nghĩa là gì?
Phiếu dịch vụ Spa, hay còn gọi là thẻ liệu trình spa, là loại thẻ dùng để theo dõi liệu trình dịch vụ áp dụng với khách hàng. Trong đó in mọi thông tin cần thiết để Spa dễ dàng thực hiện dịch vụ và chăm sóc khách hàng hơn.
Follow bePOS: