Trang chủBlogs Spa - Beauty Salon[MỚI] Mẫu hợp đồng nhân viên Spa theo chuẩn quy định 2024

[MỚI] Mẫu hợp đồng nhân viên Spa theo chuẩn quy định 2024

Cập nhật lần cuối: Tháng ba 03, 2024
Trần Dung
1295 Đã xem

Hợp đồng nhân viên Spa là gì, luật pháp quy định ra sao? Chủ kinh doanh cần chú ý những điểm nào khi ký hợp đồng thuê nhân viên Spa? Trong bài viết dưới, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu tất cả nội dung này, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Hợp đồng nhân viên Spa là gì?

Hợp đồng nhân viên Spa chính là một dạng hợp đồng lao động, thuê nhân viên thông thường. Trong đó quy định những điều khoản như chế độ làm việc, tiền lương, nghỉ phép, nghỉ lễ,… Những điều khoản này phải được thỏa thuận một cách tự nguyên giữa hai bên là chủ thuê lao động và người lao động. 

Ở lĩnh vực Spa, thẩm mỹ viện, sau quá trình sát hạch ban đầu, người lao động được tuyển vào làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ làm đẹp. Bộ phận nhân sự Spa sẽ mời họ lên phòng Hành chính Nhân để nói rõ về hợp đồng lao động và cùng thực hiện việc ký kết, nhằm đảm bảo lợi ích cho đôi bên.

hop-dong-nhan-vien-spa-thoa-thuan-giua-chu-spa-nguoi-lao-dong
Hợp đồng nhân viên Spa là thỏa thuận giữa chủ Spa và người lao động

Hợp đồng thuê nhân viên Spa quan trọng như thế nào?

Đối với người lao động

Đây là một phương tiện pháp lý rất quan trọng để người lao động bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Hiện nay có rất nhiều Spa, thẩm mỹ viện được mở ra, người lao động phải dựa vào loại hợp đồng này để lựa chọn nơi làm việc phù hợp nhất với khả năng, nhu cầu bản thân. 

Đối với người sử dụng lao động

Đối với chủ kinh doanh, hợp đồng nhân viên Spa thể hiện quyền tự chủ trong việc thuê người lao động một cách hợp pháp, được nhà nước bảo vệ. Ngoài ra, đây cũng là công cụ giúp Spa thu hút và giữ chân nhân tài làm việc cho mình. Bởi lý do, lương bổng, chế độ đãi ngộ thỏa thuận trong hợp đồng càng tốt, nhân viên sẽ càng hài lòng và tập trung hết sức lực để làm việc. 

hop-dong-nhan-vien-spa-thu-hut-nhan-su-gioi
Hợp đồng nhân viên Spa giúp chủ kinh doanh thu hút nhân sự giỏi

Đối với cơ quan nhà nước

Hợp đồng nhân viên Spa là nền tảng giúp cơ quan nhà nước tạo dựng, quản lý và phát triển thị trường lao động lĩnh vực làm đẹp. Thông qua đó, nhà nước cũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, doanh nghiệp, thúc đẩy môi trường kinh doanh lành mạnh. Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên, đây cũng là cơ sở để nhà nước giải quyết sao cho công bằng và hợp lý. 

Cần lưu ý gì trong hợp đồng nhân viên Spa?

Tìm hiểu quy định Luật Lao động hiện hành

Trước khi ký kết hợp đồng tuyển nhân viên Spa, người chủ phải nắm vững luật lao động hiện hành, từ đó tránh những sai sót không đáng có trong quá trình thực hiện. Nhờ vậy, chủ Spa mới có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, đồng thời dễ dàng đàm phán nếu xảy ra tranh chấp. Bạn có thể tìm hiểu trên các trang như Thư viện pháp luật, hoặc thậm chí nhờ đến một bên thứ 3 có chuyên môn để tư vấn. 

Nắm rõ thông tin đối cá nhân, tổ chức bạn muốn ký hợp đồng với

Đây là điều quan trọng, bởi hiện nay rất nhiều trường hợp gian dối thông tin như các công ty ma, cá nhân mua bằng giả,…  Nếu không tìm hiểu rõ về thông tin, bạn sẽ rất dễ rơi vào “bẫy” này, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

chu-spa-kiem-tra-bang-cap-chung-chi-ung-vien
Chủ Spa kiểm tra các bằng cấp, chứng chỉ của ứng viên

Người lao động có thể xác minh thông tin Spa bằng cách kiểm tra mã số thuế, quá trình hình thành và phát triển, các đối tác, hoặc khách hàng thực tế,… Ngược lại, chủ Spa có thể kiểm tra ứng viên bằng cách hỏi phỏng vấn, kiểm tra bằng nghề, xác minh thông tin với cơ sở đào tạo, hoặc những nơi ứng viên đã từng làm việc. 

>> Xem thêm: 5 điều bạn cần biết về chứng chỉ hành nghề Spa để kinh doanh đúng luật

Hai bên đọc kỹ hợp đồng tuyển nhân viên trước khi ký kết

Trước khi đặt tay ký kết hợp đồng, cả hai bên đọc và hiểu tất cả các điều khoản trong đó, tránh tình trạng mập mờ, thiếu rõ ràng sau này. Bởi lý do, hợp đồng nhân viên Spa sẽ quyết định quyền và nghĩa vụ giữa 2 bên đối với nhau, nên cần nghiên cứu thật kỹ. Nếu còn vấn đề chưa rõ, bạn phải hỏi kỹ đối tượng ký kết với mình để thỏa thuận lại. 

Kiểm tra và đánh giá khách quan năng lực ứng viên Spa

Năng lực, cũng như nhu cầu của ứng viên phải được đánh giá thật khách quan. Bởi lẽ, nếu không cảm thấy quyền lợi được đáp ứng, nhân viên sẽ bỏ dở hợp đồng, làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh Spa. Ở phía nhân viên, nếu hủy hợp đồng giữa chừng, họ có thể mất toàn bộ quyền lợi, hoặc bị phạt một khoản tiền không nhỏ. 

danh-gia-nang-luc-truoc-khi-ky-hop-dong-nhan-vien-spa
Đánh giá năng lực trước khi ký hợp đồng nhân viên Spa

>> Xem thêm: Tổng hợp A-Z về cách tính lương cho nhân viên Spa (2024)

Tham khảo mẫu hợp đồng nhân viên Spa chuẩn quy định 2024

Trên đây, bePOS đã giúp bạn tìm hiểu hợp đồng tuyển dụng nhân viên Spa là gì, cần chú ý những điểm nào khi ký kết hợp đồng nhân viên Spa. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng thuê nhân viên Spa, bao gồm một số nội dung cơ bản như sau: 

  • Ngày tháng năm, địa điểm: Đây là phần đầu của mẫu hợp đồng thuê nhân viên Spa, phải nêu rõ địa điểm ngày, tháng, năm ký kết, ví dụ “Hải Phòng, ngày 20 tháng 3 năm 2024”. Nhờ đó, bạn mới có thể quyết định một số yếu tố khác như thời hạn có hiệu lực, thời điểm hết hiệu lực,…
  • Thông tin phân loại hợp đồng: Phần này bao gồm số hiệu hợp đồng, số liệu nội bộ, ví dụ “Số:………/HĐTPTN -……….”
  • Các căn cứ pháp luật: Để hợp đồng có hiệu lực, bạn phải ký kết dựa trên căn cứ pháp luật. Một số căn cứ luật phổ biến đối với hợp đồng nhân viên Spa là Luật Lao động, Luật Dân dự, Luật Bảo hiểm xã hội,…
  • Thông tin các bên ký kết: Hợp đồng nhân viên spa phải có những thông tin cơ bản của 2 bên ký kết, như tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế hoặc số CMND/CCCD. 
  • Nội dung chính hợp đồng: Hợp đồng nhân viên Spa phải có những điều khoản tối thiểu quy định để điều chỉnh quan hệ lao động. Ví dụ, điều khoản về đối tượng hợp đồng, thời gian thực hiện, quyền và nghĩa vụ 2 bên, thanh toán, chấm dứt, bồi thường vi phạm,… 
  • Chữ ký của hai bên: Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải ký ở cuối văn bản, cụ thể là phần “Đại diện bên A/B Ký và ghi rõ họ tên”. 
mau-hop-dong-nhan-vien-spa-co-the-tham-khao
Mẫu hợp đồng nhân viên Spa bạn có thể tham khảo

>> Xem thêm: Tham khảo mẫu hợp đồng nhân viên Spa mới nhất TẠI ĐÂY

Trên đây, bePOS đã giới thiệu tất cả thông tin cần biết về hợp đồng nhân viên Spa, như mẫu hợp đồng, các điểm lưu ý khi ký kết,… Đây là một trong những văn bản pháp lý rất quan trọng mà chủ Spa cần lưu tâm khi vận hành kinh doanh, nhằm xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn và hãy tiếp tục theo dõi bePOS thời gian tới nhé!

FAQ

Hợp đồng thuê nhân viên Spa có bắt buộc bằng văn bản không?

Theo Luật lao động hiện hành, có 4 trường hợp phải ký hợp đồng bằng văn bản. Đó là  khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi, thuê giúp việc, lao động theo mùa vụ dưới 12 tháng, hợp đồng giao kết với người lao động từ 1 tháng trở lên. Như vậy, nhìn chung khi làm hợp đồng nhân viên Spa, bạn phải trình bày dưới dạng văn bản. 

Hợp đồng lao động có cần phải công chứng không?

Luật hiện hành không quy định hợp đồng nhân viên bắt buộc phải công chứng, nên bạn có thể lựa chọn công chứng hoặc không.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/mau-hop-dong-nhan-vien-spa/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]