Trang chủBlogs MarketingMô hình AISAS là gì? Cách áp dụng AISAS trong Marketing hiệu quả ?

Mô hình AISAS là gì? Cách áp dụng AISAS trong Marketing hiệu quả ?

Cập nhật lần cuối: Tháng mười một 11, 2023
Thanh Ngoan
1352 Đã xem

Với những người làm Marketing thì việc xây dựng kế hoạch khiến người tiêu dùng ấn tượng và trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó thì Marketer cần phải vận dụng các mô hình kinh doanh phù hợp để có thể thúc đẩy hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất. Cho đến nay, mô hình AISAS đang được đánh giá là một trong những mô hình hiệu quả và phổ biến nhất. Cùng bePOS tìm hiểu ngay về mô hình này trong bài viết dưới đây nhé!

Mô hình AISAS là gì? 

Mô hình AISAS là một mô hình được dùng để phân tích và giải thích hành vi của người tiêu dùng với các nền tảng Internet. Đó là khi doanh nghiệp cho ra mắt một sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin nào đó thu hút được sự quan tâm của người dùng và tác động tới quyết định, hành vi của họ, khiến họ phải phản hồi và lan truyền thông tin tới những người khác một cách ngẫu nhiên.

Thực tế, AISAS là viết tắt của 5 từ tiếng Anh:

  • Attention: Gây chú ý
  • Interest: Tạo ấn tượng
  • Search: Tra cứu thông tin 
  • Action: Hành động 
  • Share: Chia sẻ

Đây chính là quy trình chặt chẽ, không thể tách rời của mô hình này. Theo kinh nghiệm được chia sẻ từ những chuyên gia trong ngàn, mô hình này hoạt động rất hiệu quả với các chiến dịch Marketing online. Tại mỗi bước của AISAS sẽ có các công cụ hay phương pháp Marketing phù hợp với hành vi, tâm lý của người tiêu dùng.

mo-hinh-aisas-la-gi
Mô hình AISAS là gì? Mô hình AISAS trong Digital Marketing được viết tắt từ những từ nào?

Lợi ích của mô hình AISAS trong Marketing

Mô hình AISAS mang lại rất nhiều lợi ích lớn khi áp dụng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp:

Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng

Trong thực tế, các mô hình tiếp thị truyền thống thường gặp khó khăn khi cố gắng tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng. Chúng yêu cầu nhiều thời gian và kinh phí cao mà hiệu quả lại không cao. Trong khi đó, mô hình AISAS dễ dàng thu hút một lượng lớn người dùng bởi nó tận dụng các nền tảng xã hội hiệu quả. Lượng người sử dụng các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,….. hiện nay rất lớn, đây là nguồn tài nguyên dồi dào để bạn có thể tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng của mình.

Tăng lợi nhuận

Khi bạn đã thu hút được nhiều khách hàng, cơ hội để họ thực hiện mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn cũng tăng lên. Điều này làm cho việc thúc đẩy người dùng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của bạn dễ dàng hơn, và dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong lợi nhuận của doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu

Bước cuối cùng của mô hình AISAS, tức việc chia sẻ (Share), là cách để tên thương hiệu của bạn trở nên nổi tiếng và phổ biến hơn. Ngay trong các bước đầu tiên, là gây sự chú ý và tạo ấn tượng, khách hàng đã chú ý hơn và ghi nhớ về thương hiệu của bạn. Khi bạn đầu tư vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ xuất sắc, bạn sẽ thấy rằng tên thương hiệu của bạn sẽ lan rộng hơn và tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

loi-ich-cua-mo-hinh-aisas
Lợi ích của mô hình AISAS là gì?

Áp dụng mô hình AISAS trong Marketing như thế nào?

Để áp dụng mô hình AISAS trong Marketing sẽ cần trải qua 5 bước cụ thể như sau:

Attention (A)

Attention có ý nghĩa là tạo sự chú ý. Khi muốn xây dựng chỗ đứng trên thị trường và khiến khách hàng ghi nhớ thì thương hiệu phải tìm cách gây sự chú ý một cách mạnh mẽ. Trong thời đại Internet đang phát triển một cách nhanh chóng như hiện nay, bạn sẽ có vô vàn cơ hội khiến khách hàng chú ý đến thương hiệu của mình. Đó có thể là những hành động như: Online seeding, banner, quảng cáo, bài viết,… Khi có càng nhiều người tiếp cận đến sản phẩm của bạn thì bước đầu này đã thành công rồi.

giai-doan-attention-cua-mo-hinh-aisas
Giai đoạn Attention của mô hình AISAS trong marketing

Interest (I)

Khi thương hiệu đã thu hút được tệp khách hàng tiềm năng, bạn có thể dễ dàng tìm được mối liên kết và tạo ra chỗ đứng trong lòng họ. Ở giai đoạn này, bạn cần xây dựng cho khách hàng cảm giác mong muốn được sở hữu sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ của mình. Hãy cho họ biết được lý do tại sao nên lựa chọn thương hiệu của bạn và sự khác biệt giữa bạn so với đối thủ là gì?

Bạn có thể sử dụng USP hoặc đưa ra những lời nhận xét từ khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm của mình, hoặc mời khách hàng tiềm năng trải nghiệm mặt hàng doanh nghiệp cung cấp. Hãy mang đến cơ hội khẳng định giá trị sản phẩm của bạn đến với khách hàng.

Search (S)

Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, khách hàng luôn có những hành động tìm hiểu về mặt hàng mà mình sắp mua có đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của họ hay không. Những feedback, review của người đã trải nghiệm sản phẩm như thế nào, có tốt hay không và lợi ích mà sản phẩm đem lại là gì. 

Các công cụ được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay là Google và Facebook. Để sản phẩm, dịch vụ của bạn có mặt trong danh sách top đầu của trang tìm kiếm Google, bạn cần tham khảo thêm về SEO, SEM nhằm đẩy mạnh sự xuất hiện sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, bạn cũng cần đầu tư vào phần nội dung của website trên những mạng xã hội. Phần nội dung cần phải thật thu hút để tạo sự ấn tượng với người tiêu dùng về sản phẩm của bạn hơn.

giai-doan-search-trong-mo-hinh-aisas
Mục tiêu chính của giai đoạn “search” trong mô hình AISAS là gì?

Action (A)

Đây là một giai đoạn nước rút đối với bất kỳ một thương hiệu nào. Ở giai đoạn này, người tiêu dùng sẽ quyết định hành động tiếp theo của mình, tuy nhiên phần hành động này cũng vẫn phụ thuộc vào những bước mà bạn thực hiện trước đó. 

Trong khoảng thời gian này, khách hàng có thể đưa ra quyết định về việc mua sản phẩm, dịch vụ hay không còn liên quan tâm tới thương hiệu của bạn. Do đó, bạn cần phải đưa ra lời kêu gọi hành động từ khách hàng hay tung ra những chiến dịch ưu đãi dành cho khách để họ đưa ra quyết định ngay tại thời điểm đó.

Đây là một bước vô cùng quan trọng, nếu ba bước trên bạn làm tốt nhưng việc kêu gọi hành động của khách hàng không hiệu quả thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ rất thấp và doanh thu của doanh nghiệp cũng không đạt được như kỳ vọng.

giai-doan-action-cua-mo-hinh-aisas
Action của mô hình AISAS trong marketing

Share (S)

Share – hành động chia sẻ của khách hàng chính là đích đến cuối cùng của các thương hiệu. Khi đã mang về doanh thu như kỳ vọng, doanh nghiệp sẽ có mong muốn được khách hàng ghi nhớ và chia sẻ sản phẩm dịch vụ của mình tới những người thân, bạn bè của họ, chính là những khách hàng tiềm năng khác trong tương lai. Với cách chia sẻ này, bạn sẽ không cần tốn thêm một đồng chi phí nào để quảng bá cho sản phẩm của mình.

Sự kết hợp giữa tìm kiếm và chia sẻ cũng có khả năng tạo ra hiệu ứng viral đáng kể cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Hiệu suất tốt nhất thường đạt được khi các khách hàng đã mua sản phẩm của bạn tự nguyện chia sẻ nó với người khác. Khi những người này đã trải qua tất cả các bước trong mô hình AISAS, khả năng biến họ thành những người giới thiệu miễn phí cho bạn là rất cao.

Theo một giả thuyết tâm lý phổ biến, mỗi 2 khách hàng mới có thể tạo ra hiệu ứng viral và mang lại cho bạn 3 khách hàng tiềm năng. Vì vậy, tối ưu hóa hoạt động chia sẻ trên các mạng xã hội và cải thiện công cụ tìm kiếm là vô cùng quan trọng và cần thiết trong chiến dịch tiếp thị của bạn.

giai-doan-share-mo-hinh-aisas
Giai đoạn “share” trong mô hình AISAS đề cập đến việc gì?

Ưu – nhược điểm của mô hình AISAS

Bất cứ một mô hình nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm. Để có thể vận hành tốt những mô hình này, bạn cần phải biết rõ những vấn đề lợi hại để có thể phát huy điểm mạnh cũng như khắc phục những điểm yếu của AISAS trong thực tế. 

Ưu điểm

Những ưu điểm của mô hình AISAS là:

  • Dễ dàng quảng bá sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng hơn.
  • Thông tin truyền tải đến người dùng nhanh chóng.
  • Phạm vi hoạt động lớn.
  • Phân tích, quản lý số liệu theo từng giai đoạn vô cùng đơn giản. 

Nhược điểm

Một số hạn chế còn tồn tại của mô hình này là:

  • Lượng thông tin trên Internet mỗi ngày là rất nhiều, nếu không cập nhật thường xuyên phần tin của bạn sẽ khó tiếp cận tới người tiêu dùng.
  • Độ lan truyền rất lớn nên cần phải check thông tin một cách cẩn thận trước khi công khai tin tức.
uu-nhuoc-diem-cua-mo-hinh-aisas
Ưu – nhược điểm của mô hình AISAS

So sánh mô hình AISAS với AIDA và AIDMA

Trong lĩnh vực Marketing có khá nhiều mô hình để áp dụng vào công việc kinh doanh. Tuy nhiên, AISAS, AIDA và AIDMA là 3 mô hình phổ biến nhất mà các doanh nghiệp sử dụng. Tuy giống nhau về các giai đoạn như A(Attention), I (Interest) và A (Action) nhưng chúng vẫn có các điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay sau đây:

So sánh mô hình AIDA và AISAS

Tiêu chí AIDA  AISAS
Giống nhau  Giống nhau 3 giai đoạn trong mô hình:

  • Attention: Gây chú ý
  • Interest: Tạo ấn tượng
  • Action: Hành động
Khác nhau 
  • Không có giai đoạn Search
  • Có giai đoạn D – Desire (khơi gợi khát khao mong muốn): Giai đoạn này, người bán sẽ thúc đẩy mong muốn mua sản phẩm dịch vụ của khách hàng để tiến tới giai đoạn Action (hành động).
  • Không có giai đoạn Share
  • Có giai đoạn Search: Giai đoạn này áp dụng với những sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh cao. Trong mô hình AISAS, người dùng sẽ có xu hướng chủ động tìm kiếm thông tin về các sản phẩm dịch vụ mà họ đang quan tâm. Do đó, người bán cần cung cấp các thông tin này để người dùng tìm thấy và tin tưởng sản phẩm của người bán.
  • Không có giai đoạn Desire
  • Có giai đoạn Share: Khách hàng sau khi lựa chọn sản phẩm, họ sẽ tin tưởng và giới thiệu cho người thân, bạn bè. Để đạt tới giai đoạn này, người bán phải chăm sóc khách hàng và có các chương trình khuyến mại, ưu đãi, thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng thân thiết.

Có thể thấy, mô hình AIDA có sự đơn giản hơn mô hình AISAS. Với mô hình AISAS, khách hàng nắm thế chủ động hơn, họ có sự quan tâm và tìm hiểu kỹ càng với sản phẩm và dịch vụ mong muốn. Do đó, đòi hỏi người bán cũng cần có nhiều thông tin uy tín hơn, chăm sóc khách hàng kỹ càng hơn để nhận được sự tin tưởng và mua hàng từ họ.

so-sanh-mo-hinh-aida-va-aisas
So sánh mô hình AIDA và AISAS

So sánh mô hình AIDMA và AISAS

Trước tiên, chúng ta cùng hiểu khái quát về mô hình AIDMA. Đây là mô hình hành vi của người tiêu dùng và xuất hiện trước mô hình AISAS. Các giai đoạn trong mô hình AIDMA bao gồm:

  • Attention – A: Gây chú ý
  • Interest – I: Thích thú, ấn tượng với sản phẩm, dịch vụ
  • Desire – D: Mong muốn, khao khát
  • Memory – M: Ghi nhớ về sản phẩm, dịch vụ trong trí nhớ khách hàng
  • Action – A: Hành động

Cùng so sánh 2 mô hình này:

Tiêu chí AIDMA AISAS
Giống nhau Giống nhau 3 giai đoạn:

  • Attention: Gây chú ý
  • Interest: Thích thú, ấn tượng
  • Action: Hành động
Khác nhau
  • Không có giai đoạn Search
  • Không có giai đoạn Share
  • Không có giai đoạn Desire
  • Không có giai đoạn Memory

Nhìn chung, cả 2 mô hình trên đều hoạt động theo tâm lý hành vi mua hàng của khách hàng, đó là phải thúc đẩy sự thu hút, chú ý và thích thú với sản phẩm, dịch vụ, sau đó thúc đẩy hành động mua hàng. Trước đây, khi chưa có sự phát triển của Internet, mô hình AIDMA được áp dụng phổ biến, giai đoạn Memory là giai đoạn khắc sâu trí nhớ về hình ảnh, thương hiệu trong tâm trí khách hàng để họ có thể phát sinh hành động mua.

Tuy nhiên, sau khi Internet phát triển mạnh mẽ, người tiêu dùng có xu hướng tự tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà họ đang băn khoăn. Do đó, giai đoạn Search của mô hình AISAS rất quan trọng. Nó giúp tạo uy tín và sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu. Đặc biệt giai đoạn sau bán, chăm sóc khách hàng và hậu mãi cũng rất quan trọng để giữ chân khách hàng. Vì thế, các nhà Marketing đã phát triển thêm giai đoạn Share để duy trì lượng khách hàng thân thiết cho doanh nghiệp.

so-sanh-3-mo-hinh-marketing
So sánh mô hình AIDA, AIDMA và AISAS

>> Xem thêm: Cách nghiên cứu hành vi khách hàng chi tiết trong Marketing

Ví dụ mô hình AISAS các thương hiệu nổi tiếng

Để giúp bạn hiểu rõ hơn, bePOS sẽ đưa ra các ví dụ mô hình AISAS của những thương hiệu lớn đó là Coca-Cola, Nike, Amazon, Vinamilk ngay dưới đây. 

Mô hình AISAS của Coca Cola

Coca-cola là một trong những thương hiệu thực hiện vô cùng thành công các chiến dịch dựa vào mô hình AISAS. Dưới đây là một trong những TVC quảng cáo chứng minh rõ nhất rằng mô hình AISAS của Coca Cola đã làm rất tốt:

Mô hình AISAS của Coca Cola (Nguồn: Brands Vietnam)

Coca-Cola đã thường xuyên sử dụng tâm lý mong muốn về việc đoàn tụ và hòa hợp gia đình trong ngày Tết trong nhiều chiến dịch tiếp thị của họ. Mặc dù đã sử dụng nhiều lần, nhưng thông điệp này vẫn luôn thu hút khách hàng vì Coca-Cola đã đi đúng vào đắn đo của khách hàng về ý nghĩa của việc tụ họp vào dịp năm mới. Nhờ đó, Coca-Cola đã làm cho người tiêu dùng quan tâm đến tất cả các sản phẩm của họ và thúc đẩy người tiêu dùng chia sẻ những video về cảm xúc và ý nghĩa cá nhân trong những dịp đặc biệt.

Mô hình AISAS của Nike

Một thương hiệu mà bạn có thể thấy ở khắp mọi nơi, với sự hiện diện tại hơn 170 quốc gia, Nike thực sự là một trong những ngôi sao sáng rực rỡ của ngành công nghiệp thể thao. Với thị phần chiếm đến 62% trên toàn cầu và giá trị ước tính lên tới khoảng 29.6 tỷ đô la, Nike hiện đang đứng đầu danh sách những thương hiệu giá trị nhất trong lĩnh vực này. Cùng tìm hiểu mô hình Marketing AISAS nổi tiếng và hiệu quả của Nike:

  • Attention: Nike gây chú ý với người tiêu dùng bằng cách hợp tác cùng các ngôi sao hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như cầu thủ nổi tiếng Ronaldo, Lebron James – vận động viên quần vợt, các câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng, Simon Biles – vận động viên thể dục dụng cụ,….
  • Interest: Nike thuê các nghệ sĩ nổi tiếng để quảng cáo giày sneaker Nike. Chẳng hạn, trong lễ kỷ niệm album mới của AIDA, nhạc sĩ nổi tiếng Justin Timberlake cùng với nhà thiết kế của Nike, Tinker Hatfield, đã hợp tác quảng cáo bộ sưu tập giày thể thao Air Jordan III JTH phiên bản giới hạn. Đôi giày mà Justin Timberlake đi đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, và những hình ảnh cận cảnh của Timberlake càng làm lan tỏa thông điệp mạnh mẽ hơn.
  • Search: Nike đã bắt đầu thử nghiệm xuất hiện trên các mạng xã hội từ năm 2004 và dần dần giảm ngân sách cho các hình thức quảng cáo truyền thống. Với hơn 35 triệu lượt thích trên Facebook, 8.9 triệu người theo dõi trên Twitter, và hơn 191 triệu người theo dõi trên Instagram, Nike đã tạo ra một sự hiện diện ấn tượng trên các nền tảng mạng xã hội để khách hàng có thể tìm hiểu và tin tưởng về họ.
  • Action: Nike đã kích thích người tiêu dùng bằng cách thông báo về việc ra mắt sản phẩm mới với hình ảnh kích thích khách hàng hành động mua hàng.
  • Share: Nike chăm sóc khách hàng qua các kênh mạng xã hội của họ, duy trì các chương trình khuyến mại cho khách hàng để chăm sóc khách hàng chu đáo.
mo-hinh-aisas-cua-nike
Ứng dụng mô hình AISAS của Nike

Mô hình AISAS của Amazon

Khi nói về việc mua sắm trực tuyến, hầu hết mọi người nghĩ ngay đến Amazon – một sàn thương mại điện tử nổi tiếng trên toàn thế giới. Chính nhờ vào chiến lược tiếp thị thông minh AISAS mà Amazon đã trở thành một trong những tên tuổi đứng ngang hàng với các công ty lớn như Google, Facebook, và Apple.

Hiện tại, Amazon hoạt động tại hơn 15 quốc gia chính và sử dụng các mạng xã hội để tạo và duy trì sự nhận diện thương hiệu, gây ấn tượng với khách hàng. Họ có hơn 9,7 triệu người bán trên toàn thế giới. Amazon cũng điều hành các cửa hàng vật lý có tên là Amazon Books ở Seattle, cho phép khách hàng trải nghiệm và đánh giá thực tế các sản phẩm trước khi mua.

Ngoài ra, Amazon còn tận dụng các mạng xã hội để quảng bá, tạo các thông tin về thương hiệu, sản phẩm để khách hàng có thể thực hiện Search – Tìm kiếm thông tin:

  • SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm): Amazon sử dụng SEO để nhắm mục tiêu khách hàng dựa trên xu hướng duyệt web và quảng cáo truyền hình.
  • Quảng cáo truyền thông xã hội: Họ quảng cáo trên các nền tảng truyền thông xã hội để tạo sự nhận diện thương hiệu và thúc đẩy mua sắm.
  • Chương trình liên kết: Amazon cung cấp chương trình liên kết cho chủ sở hữu trang web để quảng cáo sản phẩm của họ và nhận hoa hồng.
  • Twitter: Amazon sử dụng Twitter để thông báo các chương trình giảm giá và sự kiện đặc biệt, nhắm đến đối tượng khách hàng trẻ.
  • PR (Quan hệ công chúng): Amazon tạo hình ảnh thương hiệu qua quan hệ công chúng và thực hiện các hoạt động từ thiện như Amazon Smile.
  • YouTube: Amazon sản xuất các đoạn video TVC ngắn với các câu chuyện thành công của khách hàng và tập trung vào thay đổi trong cuộc sống khi có Amazon.
  • Instagram: Họ sử dụng tài khoản Instagram (@amazon) để chia sẻ hình ảnh và video về sản phẩm và các sự kiện quan trọng.

Như vậy, Amazon luôn tập trung vào phát triển nhiều điểm chạm khác nhau để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng và thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua sắm một cách nhanh chóng.

mo-hinh-aisas-cua-amazon
Mô hình AISAS của Amazon

Mô hình AISAS của Vinamilk

Khác với Coca-Cola, Vinamilk không sử dụng những quảng cáo TVC truyền cảm xúc nhiều. Thay vào đó, thương hiệu này xây dựng cho mình những video hướng dẫn làm các món tráng miệng từ chính sản phẩm của mình. 

Thông thường, khách hàng quan tâm đến các sản phẩm sữa sẽ là những bà nội trợ. Hơn thế nữa, đối với các món ăn thì nguyên liệu, công thức chế biến rất khó để thay đổi vì sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Vậy nên với việc tung ra những chiến dịch về clip hướng dẫn nấu ăn sẽ thu hút được nhiều người quan tâm, tạo nên sự hứng thú và giúp khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng.

mo-hinh-aisas-cua-vinamilk
Mô hình AISAS của Vinamilk

>> Xem thêm: Mô hình Canvas là gì? Ứng dụng trong marketing

Trong môi trường Marketing Online, việc áp dụng mô hình AISAS là rất tốt. Với mỗi bước, bạn đều có thể đánh giá được thói quen của người tiêu dùng, từ đó giúp bạn đưa ra được những kế hoạch Marketing phù hợp hơn. Hy vọng rằng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết trong việc áp dụng mô hình AISAS, cũng như nắm rõ ưu – nhược điểm của mô hình AISAS với doanh nghiệp của mình.

FAQ

Có những mô hình Marketing nào dành cho doanh nghiệp? 

Ngoài AISAS ra thì các doanh nghiệp thường hay áp dụng những mô hình dưới đây:

  • Mô hình 4P
  • Mô hình 7P
  • Mô hình 5C
  • Mô hình SWOT
  • Mô hình AIDA

Cần lưu ý gì khi áp dụng AISAS cho doanh nghiệp?

Khi áp dụng AISAS cho doanh nghiệp, điều bạn cần lưu ý nhất đó là lên kế hoạch cụ thể cho các bài đăng, khung giờ và thời gian quay lại chăm sóc bài viết. Bởi lượng thông tin trong ngày trên mạng xã hội là vô cùng lớn. Nếu bạn không có một kế hoạch cụ thể thì rất có thể những bài viết của bạn sẽ bị trôi bài và khó có thể tiếp cận được với người tiêu dùng.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/mo-hinh-aisas/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]