Trang chủBlogs MarketingMô hình Canvas là gì? Cách ứng dụng thành công 100% cho doanh nghiệp

Mô hình Canvas là gì? Cách ứng dụng thành công 100% cho doanh nghiệp

Cập nhật lần cuối: Tháng Sáu 06, 2024
Hoàng Ngân
Hoàng Ngân
1983 Đã xem

Mô hình Canvas là một trong những thuật ngữ mà bất kỳ người làm kinh doanh nào cũng từng nghĩ đến trong quá trình tạo dựng doanh nghiệp. Đây là mô hình nhận được sự ưa chuộng và áp dụng rộng rãi của rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới. Vậy mô hình Canvas là gì? Xây dựng và áp dụng mô hình Canvas hiệu quả như thế nào? Cùng bePOS tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

Mô hình Canvas là gì?

Mô hình Canvas tên tiếng anh là Business Model Canvas (BMC). Đây là một mô hình kinh doanh được sáng tạo bởi bộ đôi Tiến sĩ Alexander Osterwalder – chuyên gia cố vấn người Thuỵ Sĩ và Giáo sư Yves Pigneur – giảng viên Hệ thống Thông tin quản trị, Đại học Lausanne. 

Mô hình Canvas là gì? Đây là một bảng chia làm 9 ô mô tả 9 trụ cột của doanh nghiệp, bao gồm: phân khúc khách hàng, quan hệ khách hàng, kênh phân phối, đối tác, hành động, nguồn lực, chi phí, doanh thu, tuyên bố giá trị. Mục đích của mô hình Canvas là giúp doanh nghiệp hiểu rõ các tiêu chí kinh doanh tiềm năng, sau đó hợp nhất chúng thành một chiến lược kinh doanh hoàn hảo.

mo-hinh-canvas-la-gi
Mô hình Canvas là gì?

Mô hình Canvas đơn giản, dễ hiểu và vô cùng hữu ích nên được rất nhiều doanh nghiệp ưa thích. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và thế giới đã áp dụng mô hình Canvas và đạt được hiệu quả tích cực như: mô hình Canvas của Vinamilk, mô hình Canvas của Nestlé, mô hình Canvas của Tiki, mô hình Canvas của Grab,…

Lợi ích khi sử dụng mô hình Canvas

Mô hình kinh doanh Canvas là mô hình quan trọng và hữu ích giúp cho bạn viết ra toàn bộ ưu nhược điểm hành vi của doanh nghiệp, từ đó tìm ra chiến lược marketing phù hợp. Một số lợi ích khi sử dụng mô hình này đó là:

  • Sự tập trung: Nếu bạn chỉ dừng ở suy nghĩ và ý tưởng mà không viết ra thành mô hình thì hàng năm trời không đưa ra được giải pháp cụ thể nào. Khi áp dụng mô hình Canvas, bạn sẽ xác định được tập khách hàng mục tiêu, làm cách nào tiếp cận họ, bạn có gì trong tay và mang giá trị gì cho người tiêu dùng.
  • Linh hoạt, dễ hiểu: Mô hình Canvas giúp tối ưu hóa bản kế hoạch kinh doanh cồng kềnh theo một cách trực quan, dễ nắm bắt.
  • Mở ra hướng đi rõ ràng: Hiểu được mối liên kết giữa 9 yếu tố trong mô hình Canvas sẽ giúp bạn đưa ra những giải pháp hay cải tiến mới đem lại thành công cho doanh nghiệp.
  • Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh: Mô hình kinh doanh Canvas có thể dùng để phân tích đối thủ cạnh tranh, qua đó hiểu rõ hơn về những điểm mạnh, điểm yếu, thành tựu và khó khăn mà họ đang gặp phải.
uu-diem-cua-mo-hinh-canvas
Ưu điểm của mô hình Canvas

Khi tìm hiểu mô hình Canvas là gì có thể thấy được mô hình này đặc biệt hữu ích với các chủ nhà hàng, chủ spa, cơ sở kinh doanh vừa và lớn bởi yêu cầu sự hiểu biết và đầu tư nghiêm túc vào việc phân tích khách hàng, thị trường, đưa ra ước đoán về kế hoạch kinh doanh của mình. Mô hình này sẽ giúp bạn cân đo đong đếm, tính toán nên thực hiện hành động nào để tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt, cần những chi phí nào, lợi nhuận thu lại có xứng đáng với thời gian và công sức bỏ ra hay không.

>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh tiêu biểu cần biết

Phân tích mô hình Canvas từ A-Z

Các yếu tố cốt lõi trong mô hình Canvas là gì? Đó là 9 yếu tố sau:

Phân nhóm khách hàng mục tiêu (Customer Segments)

Phân khúc khách hàng chính mà doanh nghiệp hướng tới là ai? Bạn muốn bán sản phẩm hay dịch vụ cho ai? Họ nghĩ gì, cảm nhận gì, muốn làm gì?

Nhóm khách hàng có thể ở thị trường đại chúng (mass market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market), thị trường ngách (niche market),… Tùy từng nhóm khách hàng sẽ có sự quan tâm khác nhau.

phan-khuc-khach-hang-muc-tieu-trong-mo-hinh-kinh-doanh-canvas
Phân khúc khách hàng mục tiêu trong mô hình kinh doanh Canvas

Phân tích nhóm khách hàng mục tiêu về độ tuổi, giới tính, sự quan tâm lớn nhất, mục tiêu sắp tới, thách thức muốn vượt qua,… Hãy tìm hiểu trên các kênh thông tin và mạng xã hội như Youtube, Facebook, Tiktok, Fanpage, hội nhóm, báo chí,… thông qua việc thực hiện các cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn khách hàng. Chia nhóm càng nhỏ thì nghiên cứu và phân tích chân dung khách hàng càng cụ thể. Mỗi nhóm khách hàng cần làm một bảng Canvas khác nhau, càng nhiều mô hình Canvas càng giúp bạn nắm rõ được chân dung khách hàng.

Doanh nghiệp hãy xem khách hàng là bạn bè thân thiết, trao cho họ giá trị tốt nhất, dành cho họ nhiều thời gian chia sẻ, trao đổi và trò chuyện thì sẽ nắm thông tin khách hàng chi tiết, tạo tiền đề kinh doanh thành công.

Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

Quan hệ khách hàng trong mô hình Canvas là các loại quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với khách hàng của mình. Nói cách khác, hạng mục này trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân khách hàng cũ hoặc thu hút khách hàng mới?

Một số phương pháp xây dựng mối quan hệ với khách hàng được các doanh nghiệp lớn áp dụng và thành công như:

  • Xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành (Starbucks là ví dụ tiêu biểu)
  • Đóng góp sản phẩm, sáng tạo cùng với doanh nghiệp (điển hình như Youtube)
  • Khách hàng tự phục vụ (ví dụ Zoom)
  • Khách hàng thường xuyên (Highland Coffee)
  • Khách hàng VIP, hỗ trợ và đặc quyền riêng (ví dụ thẻ vàng Vietnam Airlines)
quan-he-khach-hang-trong-mo-hinh-canvas
Quan hệ khách hàng trong mô hình Canvas

Kênh phân phối (Channels)

Những cách thức phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng, bao gồm:

  • Kênh phân phối trực tiếp: Bán hàng tại cửa hàng, điểm kinh doanh trực tiếp, nhân viên tư vấn giới thiệu sản phẩm,…
  • Kênh phân phối gián tiếp: Thông qua cửa hàng của đối tác, đại lý, nhà bán lẻ,…
  • Kênh phân phối online: Doanh nghiệp đặt sản phẩm, dịch vụ của mình trên Website, Fanpage, Facebook, Instagram, TikTok,… 

Đối tác (Key Partnerships)

Để công việc kinh doanh hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp nên xây dựng mối quan hệ với các đối tác. Có 4 cách thức quan hệ đối tác, bao gồm: liên minh chiến lược, hợp tác cùng phát triển, liên doanh, mối quan hệ đối tác với nhà cung cấp nguyên liệu chất lượng.

Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn có gì độc đáo, nổi trội so với đối thủ. Có thể kết hợp với đối tác tung ra combo mua hàng hoặc chương trình bán chéo, sản phẩm kết hợp sự hài hòa của hai bên không? Ví dụ, bạn có thể cùng đối tác tổ chức 1 sự kiện online hoặc offline bàn về vấn đề nổi bật trong xã hội thời điểm đó hoặc tặng voucher cho nhóm khách hàng mục tiêu chung đến trải nghiệm.

xay-dung-moi-quan-he-voi-doi-tac
Doanh nghiệp nên xây dựng mối quan hệ với đối tác

Hành động (Key Activities)

Đây chính là những hạng mục công việc mà doanh nghiệp cần triển khai để đảm bảo việc kinh doanh thành công. Các hoạt động chính bao gồm: công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm, hoạt động sản xuất, quản lý hệ thống phân phối, marketing thu hút khách hàng, vận hành cửa hàng, chăm sóc khách hàng sau bán hàng,… Ví dụ: Đối với ý tưởng mở quán bán trà sữa thì hoạt động chính sẽ bao gồm mua nguyên vật liệu, pha chế trà sữa, quảng bá sản phẩm, bán trà sữa,…

Nguồn lực (Key Resources)

Nguồn lực hay còn được gọi là tài nguyên cần có để hoạt động kinh doanh được thực hiện, bao gồm:

  • Tài chính.
  • Cơ sở vật chất
  • Nguồn lực tri thức
  • Nhân lực

Doanh nghiệp có bao nhiêu tiền vốn, có bao nhiêu nhân sự và họ có những năng lực gì, cơ sở hạ tầng và tài nguyên vật chất thế nào,… Mỗi nguồn lực khác nhau sẽ tác động khiến bạn lên kế hoạch kinh doanh khác nhau.

nguon-luc-can-co-de-doanh-nghiep-ton-tai
Nguồn lực cần có để doanh nghiệp tồn tại

Việc liệt kê các nguồn lực rất quan trọng, giúp bạn hình dung rõ ràng về những sản phẩm, dịch vụ bạn cần để cung cấp cho khách hàng. Qua đó, bạn cũng xác định được những nguồn lực nào không cần thiết.

Chi phí (Cost structure)

Những chi phí thiết yếu để vận hành doanh nghiệp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí làm việc với đối tác, đầu tư trang thiết bị máy móc, tiền thuê mặt bằng, tiền trả lương nhân viên, chi phí marketing, chi phí bán hàng,… Cơ cấu chi phí sẽ ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm – dịch vụ. 

chi-phi-thiet-yeu-de-van-hanh-doanh-nghiep
Chi phí thiết yếu để vận hành doanh nghiệp

Doanh thu (Revenue Streams)

Doanh thu biểu hiện nguồn lợi nhuận doanh nghiệp thu được. Đây là nội dung được các nhà đầu tư chú ý nhất. Một số mô hình doanh thu thường được các doanh nghiệp áp dụng để tạo nên luồng doanh thu liên tục đó là:

  • Nhượng quyền
  • Yêu cầu khách hàng trả phí khi sử dụng sản phẩm
  • Thu các loại phí dịch vụ, phí môi giới
  • Cho thuê quảng cáo
  • Cổ tức
  • Tăng vốn chủ sở hữu

Tuyên bố giá trị (USP)

Sau khi xác định chân dung khách hàng mục tiêu đồng thời dựa trên những đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp tiến hành đề xuất các giá trị. Hiểu đơn giản, đây chính là lý do mà khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn thay vì sản phẩm của đối thủ. Sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn mang lại những giá trị gì cho khách hàng? Lý do khách hàng nên mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ là gì?

usp-trong-mo-hinh-canvas
USP trong mô hình Canvas

Sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp phải đem tới giá trị độc đáo để kết nối với khách hàng. Từ sức mạnh nội tại, từ tất cả nguồn lực của doanh nghiệp mang lại các giá trị thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, cũng như những trải nghiệm mà họ mong muốn.

Như vậy, tổng thể mọi vấn đề của doanh nghiệp được hệ thống trong 9 khung giá trị của mô hình Canvas kể trên. Khi đã hiểu khách hàng muốn gì, bạn thiết kế ra mô hình kinh doanh với một thông điệp lớn, tập trung nguồn lực và hành động cụ thể để mang lại cho khách hàng những giá trị độc đáo mà bên khác không có.

Ví dụ về mô hình Canvas

Dưới đây là  ví dụ về mô hình Canvas được 2 doanh nghiệp lớn áp dụng và thành công. 

Mô hình Canvas của Vinamilk

Dưới đây là ví dụ cụ thể về áp dụng mô hình Canvas của Vinamilk:

Yếu tố Nội dung
Khách hàng tiềm năng
  • Những đại lý phân phối cấp cao: hệ thống siêu thị có quầy trưng bày sản phẩm riêng biệt, nhà bán lẻ,…
  • Khách hàng cá nhân có sở thích và thói quen sử dụng sản phẩm của Vinamilk: theo độ tuổi (trẻ em, người trưởng thành, người già), theo yêu cầu (trẻ sơ sinh, bà bầu, tăng chiều cao, chống loãng xương,…).
  • Xuất khẩu ra nước ngoài.
Đề xuất giá trị 
  • Sản phẩm sữa đa dạng với hơn 200 loại sản phẩm.
  • Nguồn sữa sạch đến từ nông trại cực kỳ chất lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân.
  • Giá cả hợp lý.
  • Bao bì gọn gàng, thuận tiện sử dụng.
Kênh phân phối
  • Nhân viên bán hàng trực tiếp, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm.
  • Hệ thống siêu thị.
  • Đại lý cao cấp, siêu thị, cửa hàng bán lẻ,…
Quan hệ khách hàng
  • Chương trình khuyến mại, ưu đãi hấp dẫn.
  • Tạo ra các quảng cáo với nhiều thông điệp ý nghĩa.
  • Học bổng khuyến học, chương trình sữa học đường, quỹ Vươn cao Việt Nam,…
  • Tư vấn qua website, Fanpage.
  • Tư vấn qua điện thoại.
Doanh thu Doanh thu từ các sản phẩm sữa: sữa tươi, sữa bột, sữa đặc, sữa chua, ngũ cốc ăn liền,….
Hoạt động
  • Tập trung phân tích và cải tiến chất lượng sản phẩm.
  • Xây dựng chiến lược Marketing độc đáo: các TVC chứa thông điệp ý nghĩa và nhân văn.
  • Phát triển trang trại bò.
  • Vắt sữa, bảo quản, chế biến và đóng gói sữa.
  • Bán hàng
  • Xuất khẩu sữa
Nguồn lực
  • Nguồn lực vật chất (trang trại nuôi bò, đồng cỏ chăn nuôi,…).
  • Nguồn lực về tri thức (bằng sáng chế, công nghệ bảo quản và chế biến sữa, đóng gói,…).
  • Đội ngũ nhân sự hùng hậu.
  • Tiềm lực tài chính mạnh mẽ.
Đối tác
  • Các đại lý phân phối Việt Nam.
  • Các đối tác phân phối quốc tế.
  • Nhà cung cấp nguyên liệu, các hộ chăn nuôi bò
  • Các đối thủ cạnh tranh để kích thích thị trường.
Chi phí
  • Chi phí sản xuất sữa, đóng gói sản phẩm.
  • Chi phí marketing sản phẩm.
  • Chi phí nhân sự.
  • Các chi phí khác: thuế, chi phí bán hàng, tiền hoa hồng cho đại lý,…

Mô hình Canvas của Grab

Mô hình Canvas của Grab được áp dụng thành công, cụ thể như sau:

Yếu tố Nội dung
Phân khúc khách hàng Hành khách:

  • Người không có phương tiện di chuyển (ô tô, xe máy)
  • Người không muốn tự lái xe.
  • Người mong muốn đi xe có phong cách và được đối xử như khách VIP.
  • Những người muốn đi xe giá rẻ và được đón tận nơi.

Tài xế:

  • Người có ô tô, xe máy muốn kiếm thêm thu nhập.
  • Người thích lái xe, muốn làm việc giờ giấc tự do.
  • Người mong muốn được gọi là “đối tác” thay vì “tài xế”.
Quan hệ khách hàng
  • Các chương trình ưu đãi, tích lũy điểm thưởng, xếp hạng thành viên.
  • Thông qua các nền tảng mạng xã hội, cộng đồng khách hàng và tài xế.
  • Trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7.
  • Hệ thống phản hồi, đánh giá và xếp hạng dịch vụ.
Kênh phân phối
  • Website
  • Ứng dụng Grab cho hệ điều hành Android
  • Ứng dụng Grab cho hệ điều hành iOS
  • Các chiến dịch quảng cáo: trên tivi, Youtube, mạng xã hội,…
Đề xuất giá trị Hành khách:

  • Giá ưu đãi hơn so với taxi thông thường.
  • Đặt xe nhanh, thời gian chờ xe thấp nhất.
  • Hỗ trợ thanh toán online, không cần tiền mặt.

Tài xế:

  • Thêm nguồn thu nhập.
  • Thời gian làm việc linh động.
  • Quy trình thanh toán đơn giản.
Doanh thu
  • Phí đi xe (dựa trên giá cố định và phụ phí thêm quãng đường, tăng giá theo thời điểm).
  • Các mảng kinh doanh khác như GrabExpress, GrabFood, GrabTV,…
Hoạt động
  • Phát triển và mở rộng nền tảng ứng dụng
  • Các hoạt động marketing
  • Các chương trình ưu đãi nhằm giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng mới.
  • Thuê tài xế có kỹ năng tốt.
  • Thanh toán chi phí các loại.
  • Hỗ trợ chăm sóc khách hàng.
Nguồn lực
  • Các nền tảng công nghệ: trang web, ứng dụng đặt xe
  • Các tài xế có kỹ năng lái xe.
  • Nguồn vốn.
Đối tác
  • Tài xế và ô tô, xe máy của họ.
  • Các nhà cung cấp dịch vụ và bản đồ API.
  • Các nhà đầu tư (Microsoft, Softbank, Honda, Toyota,…).
  • Bên xử lý thanh toán qua các ứng dụng số.
  • Đối tác tại các địa phương.
Chi phí
  • Chi phí nghiên cứu, duy trì và phát triển ứng dụng.
  • Chi phí marketing thu hút khách hàng, gắn kết thương hiệu.
  • Chi phí nhân viên.
  • Các chi phí khác: thuế, vận hành,…

>> Xem thêm: Tìm hiểu mô hình kinh doanh B2C

Trên đây, bePOS đã giới thiệu về mô hình Canvas là gì cũng như đưa ra những ví dụ về mô hình Canvas để bạn đọc có thể hình dung một cách đầy đủ nhất. Hy vọng bạn có thể áp dụng những kiến thức này vào xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công!

FAQ

Những mô hình marketing nào hiệu quả cho doanh nghiệp?

Doanh nghiệp có thể tham khảo một số mô hình marketing sau:

Tại sao nên áp dụng mô hình Canvas trong kinh doanh?

Mô hình Canvas là một mô hình kinh điển trong kinh doanh. Đây là công cụ tuyệt vời giúp bạn hệ thống lại thông tin và là nền tảng để bạn tiếp tục phát triển những ý tưởng. Với 9 hạng mục mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có, mô hình Canvas giúp tạo nên kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

Với những người đam mê kinh doanh, đặc biệt là những ai muốn khởi nghiệp, mô hình Canvas đem tới cách thức vận dụng hữu hiệu, đồng thời đơn giản hóa mọi chiến lược và kế hoạch kinh doanh.