Với những người làm Marketing thì việc xây dựng kế hoạch khiến người tiêu dùng ấn tượng và trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó thì Marketer cần phải vận dụng các mô hình kinh doanh phù hợp để có thể thúc đẩy hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất. Cho đến nay, mô hình AISAS đang được đánh giá là một trong những mô hình hiệu quả và phổ biến nhất. Cùng bePOS tìm hiểu ngay về mô hình này trong bài viết dưới đây nhé!
Thông tin khái quát về mô hình AISAS
Trước hết, để có thể hiểu rõ được cách vận dụng một mô hình AISAS vào kinh doanh, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm cũng như những ưu nhược điểm của mô hình này mang lại cho doanh nghiệp.
Mô hình AISAS là gì?
AISAS là một mô hình được dùng để phân tích và giải thích hành vi của người tiêu dùng với các nền tảng Internet. Đó là khi doanh nghiệp cho ra mắt một sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin nào đó thu hút được sự quan tâm của người dùng và tác động tới quyết định, hành vi của họ, khiến họ phải phản hồi và lan truyền thông tin tới những người khác một cách ngẫu nhiên.
Thực tế, AISAS là viết tắt của 5 từ tiếng Anh: Attention, Interest, Search, Action và Share. Đây chính là quy trình chặt chẽ, không thể tách rời của mô hình này. Theo kinh nghiệm được chia sẻ từ những chuyên gia trong ngành thì mô hình này hoạt động rất hiệu quả với các chiến dịch Marketing online. Tại mỗi bước của AISAS sẽ có các công cụ hay phương pháp Marketing phù hợp với hành vi, tâm lý của người tiêu dùng.
AISAS là gì?
Ưu – nhược điểm của mô hình AISAS
Bất cứ một mô hình nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm. Để có thể vận hành tốt những mô hình này, bạn cần phải biết những vấn đề này để có thể phát huy điểm mạnh cũng như khắc phục những điểm yếu của AISAS trong thực tế.
Ưu điểm
Những ưu điểm của mô hình AISAS là:
- Dễ dàng quảng bá sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng hơn.
- Thông tin truyền tải đến với người dùng nhanh chóng.
- Phạm vi hoạt động lớn.
- Phân tích, quản lý số liệu theo từng giai đoạn vô cùng đơn giản.
Nhược điểm
Một số hạn chế còn tồn tại của mô hình này là:
- Lượng thông tin trên Internet mỗi ngày là rất nhiều, nếu không cập nhật thường xuyên phần tin của bạn sẽ khó tiếp cận tới người tiêu dùng.
- Độ lan truyền rất lớn nên cần phải check thông tin một cách cẩn thận trước khi công khai tin tức.
Lượng thông tin trong một ngày quá nhiều
Áp dụng mô hình AISAS trong Marketing như thế nào?
Để áp dụng mô hình AISAS trong Marketing sẽ cần phải trải qua 5 bước cụ thể như sau:
Attention (A)
Attention có ý nghĩa là tạo sự chú ý. Khi muốn xây dựng chỗ đứng trên thị trường và khiến khách hàng ghi nhớ thì thương hiệu phải tìm cách gây sự chú ý một cách mạnh mẽ. Trong thời đại Internet đang phát triển một cách nhanh chóng như hiện nay, bạn sẽ có vô vàn cơ hội khiến khách hàng chú ý đến thương hiệu của mình. Đó có thể là những hành động như: Online seeding, banner, quảng cáo, bài viết,… Khi có càng nhiều người tiếp cận đến sản phẩm của bạn thì bước đầu này đã thành công rồi.
Attention của mô hình Aisas trong marketing
Interest (I)
Khi thương hiệu đã thu hút được tệp khách hàng tiềm năng, bạn có thể dễ dàng tìm được mối liên kết và tạo ra chỗ đứng trong lòng họ. Ở giai đoạn này, bạn cần xây dựng cho khách hàng cảm giác mong muốn được sở hữu sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ của mình. Hãy cho họ biết được lý do tại sao nên lựa chọn thương hiệu của mình và sự khác biệt giữa bạn so với đối thủ là gì?
Bạn có thể sử dụng USP hoặc đưa ra những lời nhận xét từ khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm của mình, hoặc mời khách hàng tiềm năng trải nghiệm mặt hàng doanh nghiệp cung cấp. Hãy mang đến cơ hội khẳng định giá trị sản phẩm của bạn đến với khách hàng.
>> Xem thêm: “CHIẾN THUẬT” KINH DOANH VĂN PHÒNG PHẨM HÚT KHÁCH NHẤT 2022
Search (S)
Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, khách hàng luôn có những hành động tìm hiểu về mặt hàng mà mình sắp mua có đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của họ hay không. Những feedback, review của người đã trải nghiệm sản phẩm như thế nào, có tốt hay không và lợi ích mà sản phẩm đem lại là gì.
Các công cụ được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay là Google và Facebook. Để sản phẩm, dịch vụ của bạn có mặt trong danh sách top đầu của trang tìm kiếm Google, bạn cần tham khảo thêm về SEO, SEM nhằm đẩy mạnh sự xuất hiện sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, bạn cũng cần đầu tư vào phần nội dung của website trên những mạng xã hội. Phần nội dung cần phải thật thu hút để tạo sự ấn tượng với người tiêu dùng về sản phẩm của bạn hơn.
Google là một trong những công cụ tìm kiếm quen thuộc
Action (A)
Đây là một giai đoạn nước rút đối với bất kỳ một thương hiệu nào. Ở giai đoạn này, người tiêu dùng sẽ quyết định hành động tiếp theo của mình, tuy nhiên phần hành động này cũng vẫn phụ thuộc vào những bước mà bạn thực hiện trước đó.
Trong khoảng thời gian này, khách hàng có thể đưa ra quyết định về việc mua sản phẩm, dịch vụ hay không còn quan tâm tới thương hiệu của bạn nữa. Do đó, bạn cần phải đưa ra lời kêu gọi hành động từ khách hàng hay tung ra những chiến dịch ưu đãi dành cho khách để họ đưa ra quyết định ngay tại thời điểm đó.
Đây là một bước vô cùng quan trọng, nếu ba bước trên bạn làm tốt nhưng việc kêu gọi hành động của khách hàng không hiệu quả thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ rất thấp và doanh thu của doanh nghiệp cũng không đạt được như kỳ vọng.
Action của mô hình AISAS trong marketing
Share (S)
Share – hành động chia sẻ của khách hàng chính là đích đến cuối cùng của các thương hiệu. Khi đã mang về doanh thu như kỳ vọng, doanh nghiệp sẽ có mong muốn được khách hàng ghi nhớ và chia sẻ sản phẩm dịch vụ của mình tới những người thân, bạn bè – chính là những khách hàng tiềm năng khác trong tương lai. Với cách chia sẻ này, bạn sẽ không cần tốn thêm một đồng chi phí nào để quảng bá cho sản phẩm của mình.
Ví dụ mô hình AISAS các thương hiệu nổi tiếng
Để giúp bạn hiểu rõ hơn, bePOS sẽ đưa ra 2 ví dụ mô hình AISAS của 2 thương hiệu lớn đó là Coca-Cola và Vinamilk ngay dưới đây.
Mô hình AISAS của Coca Cola
Coca-cola là một trong những thương hiệu thực hiện vô cùng thành công các chiến dịch dựa vào mô hình AISAS. Dưới đây là một trong những TVC quảng cáo chứng minh rõ nhất rằng mô hình AISAS của Coca Cola đã làm rất tốt:
Mô hình AISAS của Coca Cola (Nguồn: Brands Vietnam)
Tâm lý mong muốn đoàn tụ gia đình vào dịp Tết đến đã được Coca-Cola sử dụng rất nhiều lần. Mặc dù vậy nội dung này vẫn thu hút người tiêu dùng bởi đánh trúng tâm lý của họ về sự đoàn tụ trong dịp đầu năm. Từ đó, khiến người mua quan tâm tới những sản phẩm của thương hiệu, đồng thời cũng chia sẻ clip để thay lời muốn nói của bản thân.
>> Xem thêm: 3 BƯỚC XÂY DỰNG THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG TỪ A-Z VÀ CÁC VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH
Mô hình AISAS của Vinamilk
Khác với Coca-Cola, Vinamilk không sử dụng những quảng cáo TVC truyền cảm xúc nhiều. Thay vào đó, thương hiệu này xây dựng cho mình những video hướng dẫn làm các món tráng miệng từ chính sản phẩm của mình.
Thông thường, khách hàng quan tâm đến các sản phẩm sữa sẽ là những bà nội trợ. Hơn thế nữa, đối với các món ăn thì nguyên liệu, công thức chế biến rất khó để thay đổi vì sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Vậy nên với việc tung ra những chiến dịch về clip hướng dẫn nấu ăn sẽ thu hút được nhiều người quan tâm, tạo nên sự hứng thú và giúp khách hàng nhanh chóng đưa ra những quyết định mua hàng.
Hoạt động thực hiện mô hình AISAS của Vinamilk
Trong môi trường Marketing Online, việc áp dụng mô hình AISAS là rất tốt. Với mỗi bước, bạn đều có thể đánh giá được về thói quen của người tiêu dùng, từ đó giúp bạn đưa ra được những kế hoạch Marketing phù hợp hơn. Hy vọng rằng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết trong việc áp dụng cũng như nắm rõ ưu – nhược điểm của mô hình AISAS với doanh nghiệp của mình.
FAQ
Có những mô hình Marketing nào dành cho doanh nghiệp?
Ngoài AISAS ra thì các doanh nghiệp thường hay áp dụng những mô hình dưới đây:
- Mô hình 4P
- Mô hình 7P
- Mô hình 5C
- Mô hình SWOT
- Mô hình AIDA
Cần lưu ý gì khi áp dụng AISAS cho doanh nghiệp?
Khi áp dụng AISAS cho doanh nghiệp, điều bạn cần lưu ý nhất đó là lên kế hoạch cụ thể cho các bài đăng, khung giờ và thời gian quay lại chăm sóc bài viết. Bởi lượng thông tin trong ngày trên mạng xã hội là vô cùng lớn. Nếu bạn không có một kế hoạch cụ thể thì rất có thể những bài viết của bạn sẽ bị trôi bài và khó có thể tiếp cận được với người tiêu dùng.
Follow bePOS: