Mở quán cà phê ở nông thôn đang là ý tưởng được rất nhiều người quan tâm, bởi mô hình này không đòi hỏi quá nhiều về vốn. Nhiều người lầm tưởng kinh doanh ở nông thôn khá đơn giản, nhưng nếu không có kế hoạch chuẩn bị từ trước thì sẽ rất khó thành công. Dưới đây, bePOS sẽ cùng bạn tìm hiểu kinh nghiệm mở quán cafe ở nông thôn chi tiết nhất nhé!
Tiềm năng khi mở quán cà phê ở nông thôn
Có nên mở quán cafe ở nông thôn không là thắc mắc của rất nhiều người. Có thể nói, hiện nay, mức sống tại các vùng nông thôn Việt Nam cũng ngày một tăng cao, dần xuất hiện nhiều hình thức vui chơi, giải trí đa dạng. Nổi bật trong số đó phải kể đến các quán cafe ở nông thôn.
Lý do là bởi, đây đã trở thành nơi tụ họp quen thuộc cho không chỉ giới trẻ, mà còn cả đối tượng trung niên. Ngoài ra, khi mở quán cà phê ở nông thôn, bạn sẽ nhận được một số ưu thế như sau:
- Ít bị cạnh tranh: Các quán cafe ở nông thôn hiện còn thưa thớt, chưa có sự cạnh tranh cao. Nếu là người nắm bắt xu hướng này sớm, bạn sẽ có thể thu hút rất nhiều khách hàng.
- Không yêu cầu nhiều về vốn: Mở quán cafe ở nông thôn không đòi hỏi quá nhiều tiền như ở trên thành phố. Điều này giúp bạn tiết kiệm ngân sách của mình và có thể đầu tư vào nhiều hoạt động khác nhau.
- Xu hướng giãn dân: Hiện nay, nhiều gia đình có điều kiện thường mua đất ở vùng ngoại thành, nông thôn gần thành phố để xây biệt thự thoáng mát. Chính vì vậy, nếu mở quán cafe đẹp, thì đây sẽ là đối tượng khách hàng rất tiềm năng của bạn.
Hướng dẫn các bước mở quán cafe nông thôn
Khảo sát thị trường và đối thủ
Cũng như nhiều mô hình kinh doanh khác, trước khi mở quán cà phê ở nông thôn, bạn cần dành thời gian để khảo sát thị trường và tìm hiểu đối thủ. Một số câu hỏi bạn cần trả lời là “khu vực này đang có những quán cafe nào?”, “những quán đó đông hay vắng khách và tại sao?”, “khách hàng tại đây yêu thích những đồ uống gì?”,…
Đặt ra càng nhiều câu hỏi, thì bức tranh tổng quan về thị trường khu vực càng trở nên rõ ràng và chi tiết. Những thông tin này sẽ giúp bạn định hướng kế hoạch kinh doanh quán cafe tốt hơn, khắc phục những khuyết điểm của người đi trước và áp dụng kinh nghiệm mở quán cafe ở nông thôn.
Xác định tệp khách hàng quán cafe hướng tới
Bước tiếp theo rất quan trọng khi mở quán cà phê ở nông thôn là nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu. Dưới đây là một số tệp khách hàng bạn có thể tham khảo:
- Giới trẻ, học sinh: Đây là đối tượng thường lựa chọn quán cafe làm nơi tụ họp với bạn bè. Khi mở quán cà phê ở nông thôn cho những người này, bạn nên tối ưu giá bán hợp lý, cập nhật đồ uống hot và nếu đủ tài chính thì đầu tư không gian checkin trẻ trung.
- Người đam mê cafe: Ngay cả ở nông thôn cũng không thiếu những người yêu thích cafe và có thói quen dùng thức uống này hàng ngày. Muốn phục vụ đối tượng này, bạn cần đảm bảo mỗi ly cafe phải có chất lượng tốt.
- Người lao động: Ở vùng nông thôn thì không có quá nhiều dân văn phòng, mà chủ yếu là dân lao động. Mở quán cafe phục vụ những người này thì bạn cần điều chỉnh mức giá vừa phải, thiết kế quán không cần cầu kỳ, tạo sự thoải mái, giản dị, gần gũi.
Lựa chọn mô hình quán cafe nông thôn phù hợp
Hiện nay tại vùng nông thôn có rất nhiều mô hình quán cafe phổ biến, với những đặc điểm khác nhau, cụ thể:
- Cafe vỉa hè: Đây là mô hình cafe phổ biến, có giá cả rất bình dân, thường dùng xe đẩy bán hàng hoặc thuê mặt bằng nhưng không cần rộng.
- Cafe take away: Đây là mô hình cafe mua mang đi, nên không có yêu cầu nhiều về mặt bằng.
- Cafe sân vườn: Vùng nông thôn có quỹ đất rất lớn, ngoài ra người dân lại yêu thích không gian thoáng mát. Vì vậy, cafe sân vườn là ý tưởng mở quán cà phê ở nông thôn bạn nên tham khảo.
Về cơ bản, người dân vùng nông thôn không quan tâm quá nhiều đến mức độ hoành tráng của quán như trên thành phố. Họ thường quan tâm đến giá cả hợp lý và yêu thích không gian giản dị, gần gũi và yên bình. Nếu tận dụng được những điều này, chắc chắn ý tưởng mở quán cà phê ở nông thôn sẽ mang lại sự thành công.
Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh chi tiết
Lên kế hoạch chi tiết là cách để bạn mở quán cà phê ở nông thôn sao cho trơn tru nhất. Bạn có thể dựa vào mô hình SWOT để xây dựng kế hoạch kinh doanh. Trong đó:
S – Strengths là điểm mạnh của quán
W – Weakness là điểm yếu của quán so với đối thủ
O – Opportunities là cơ hội trong lĩnh vực
T – Threats tức là thách thức cần vượt qua
Nếu đã thực hiện tốt các bước ở trên, chắc chắn việc lập chiến lược mở quán cafe ở nông sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Mô hình SWOT sẽ giúp bạn thiết lập những mục tiêu một cách chính xác và dễ dàng nhất.
Chuẩn bị vốn mở quán cà phê ở nông thôn
Vốn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu khi kinh doanh, ngay cả với ý tưởng mở quán cà phê ở nông thôn. Về cơ bản, bạn sẽ không cần nhiều vốn như khi mở trên thành phố, nhiều người còn có thể tận dụng cơ sở vật chất tại nhà vì vùng nông thôn có quỹ đất khá rộng.
Một số loại chi phí bạn cần chuẩn bị để chi trả khi mở quán cà phê ở nông thôn là:
- Chi phí thuê mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng ở nông thôn rẻ hơn rất nhiều. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng như diện tích, địa điểm, nên bạn cần khảo sát trước khi ra quyết định.
- Mua trang thiết bị: Một số thiết bị cơ bản cần có là máy pha cafe, máy xay sinh tố, máy ép, dụng cụ pha chế, cốc dĩa,…
- Mua nguyên vật liệu: Tùy theo dịch vụ cung cấp mà bạn cần mua như hạt/bột cafe, các loại hoa quả, nước siro,… Theo kinh nghiệm nhiều người thì bạn nên mua số lượng lớn và chọn nhà cung cấp uy tín trong khu vực.
>> Xem thêm: Có 50 triệu nên kinh doanh gì ở nông thôn và 10 ý tưởng nên tham khảo
Chọn mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng khi kinh doanh ngành dịch vụ F&B. Khi mở quán cà phê ở nông thôn, bạn nên ưu tiên lựa chọn mặt bằng ở gần khu dân cư, nhiều người qua lại, không nên nằm trong ngõ sâu. Ngoài ra, xung quanh quán cần thuận tiện đi lại và có chỗ để xe an toàn.
Xin giấy phép kinh doanh
Theo pháp luật Việt Nam, khi tiến hành kinh doanh, các cá nhân, tổ chức phải xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Có một số trường hợp không yêu cầu đăng ký, ví dụ, mở sạp bán cafe xe đẩy vỉa hè mang về thì không cần. Bạn có thể lựa chọn đăng ký theo hình thức doanh nghiệp, hoặc phổ biến hơn là hộ kinh doanh cá thể.
Đặt tên quán ấn tượng
Khi mở quán cà phê ở nông thôn quy mô nhỏ lẻ, khâu đặt tên là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, đây sẽ là yếu tố quyết định sự thu hút của quán, gây ấn tượng với cộng đồng. Một số mẹo đặt tên cho quán cafe bạn có thể tham khảo đó là:
- Đặt tên theo thức uống nổi bật hoặc đặc sản của quán, ví dụ “Cà phê muối Hà Giang”, “Cafe sữa đá số 1 Điện Biên”,…
- Đặt tên quán theo chủ đề của quán, ví dụ “Cafe sách Hoa Mai”, “Meow’s Island – Cafe mèo”,…
- Đặt tên theo đối tượng khách hàng mục tiêu, ví dụ nếu đối tượng khách hàng là những người thích sự yên tĩnh, thì bạn có thể đặt tên nhấn mạnh yếu tố này.
- Đặt tên theo tên chủ quán, nếu bạn có tên hay hoặc đã được nhiều người trong khu vực biết đến.
Thiết kế không gian quán
Mở quán cà phê ở nông thôn không yêu cầu quá nhiều về thiết kế không gian, nhưng không có nghĩa bạn có xuề xòa về vấn đề này. Ngay cả những quán cafe bình dân, giá rẻ cũng vẫn có cách thiết kế sao cho hợp lý, tạo sự thoải mái cho khách hàng và nhân viên thuận tiện thực hiện công việc. Nếu muốn có không gian chuyên nghiệp hơn, bạn có thể thuê các công ty chuyên thiết kế, thi công nội thất.
Thiết kế menu đồ uống đa dạng
Tốt nhất, bạn nên chọn những thức uống phổ biến, phù hợp nhiều người và có thêm từ 2 đến 3 món best-seller đặc trưng của quán. Ngoài ra, hãy chọn những loại đồ uống phù hợp với đối tượng khách hàng mà mình hướng đến, ví dụ nếu là giới trẻ thì cập nhật đồ uống theo trend.
Khi thiết kế menu, bạn cũng nên trình bày sao cho mạch lạc, dễ theo dõi, đặc biệt là niêm yết giá công khai để khách hàng lựa chọn. Nhìn chung, mức giá ở các quán cafe nông thôn thường khá rẻ, chỉ từ 15.000 – 30.000 đồng/cốc.
>> Xem thêm: Tổng hợp những loại đồ uống ngon nên cho vào menu quán để thu hút khách hàng
Thiết kế bảng hiệu bắt mắt
Thiết kế bảng hiệu bắt mắt là một bước quan trọng trong kế hoạch Marketing mở quán cà phê ở nông thôn. Cũng như đặt tên, nếu biết cách thiết kế bảng hiệu bắt mắt, bạn sẽ thu hút được thêm rất nhiều khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm nhiều chương trình quảng cáo như phát tờ rơi, voucher, tổ chức chương trình khai trương, chia sẻ trên mạng xã hội,…
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới
Ngoài ra, khi mở quán cà phê ở nông thôn bạn cũng cần thuê nhân sự. Trong đó, khâu tuyển dụng và đào tạo là rất quan trọng. Tùy vào quy mô của quán mà bạn có thể định lượng nhân viên sao cho phù hợp. Vì là ngành dịch vụ, nên bạn cần ưu tiên những người hoạt bát, nhanh nhẹn và có khả năng giao tiếp tốt.
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cho quán cafe
Một kinh nghiệm mở quán cafe rất quan trọng hiện nay là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thông minh. Bởi lẽ, công việc kinh doanh này đòi hỏi bạn phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ quản lý đơn hàng, kho nguyên liệu, tổ chức nhân sự cho đến tính toán doanh thu.
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tìm hiểu bePOS – phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay. Với bePOS, việc mở quán cà phê ở nông thôn của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều, thông qua nhiều tính năng như:
- Quản lý order, thanh toán tự động, in hóa đơn cho khách hàng.
- Quản lý kho nguyên liệu, ghi chép tình trạng xuất nhập tồn kho.
- Tổ chức và phân quyền nhân sự, chấm công, tính lương.
- Theo dõi doanh thu, lên báo cáo dựa trên mô hình bảng biểu dễ theo dõi.
Đặc biệt, bePOS đang có Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI áp dụng với chủ nhà hàng, quán ăn nhỏ lẻ, mới thành lập, bao gồm những tính năng cơ bản và cần thiết nhất. Để được tư vấn sử dụng, bạn hãy liên hệ hotline 0247 7716 889 hoặc điền vào form đăng ký dưới đây nhé!
Trên đây là những thông tin quan trọng nhất liên quan đến nội dung mở quán cà phê ở nông thôn. Để cập nhật những kiến thức bổ ích liên quan đến lĩnh vực kinh doanh F&B, bạn hãy tiếp tục theo dõi các trang thông tin của bePOS nhé!
FAQ
Mở quán cafe ở nông thôn cần bao nhiêu vốn là đủ?
Nhìn chung thì mở quán cà phê ở nông thôn không đòi hỏi quá nhiều vốn, có thể dao động từ vài chục triệu đồng cho đến trăm triệu đồng tùy quy mô.
Ví dụ, nếu mở cafe xe đẩy, bạn chỉ mất tiền mua xe đẩy, ghế nhựa vỉa hè và các vật dụng cần thiết, tổng chi phí khoảng vài chục triệu. Với số tiền khoảng 200 đến 300 triệu, bạn đã có thể mở quán cà phê ở nông thôn với quy mô khá lớn.
Quán cafe quy mô nhỏ có cần sử dụng phần mềm quản lý bán hàng không?
Đây là thắc mắc của không ít người khi tìm hiểu mở quán cà phê ở nông thôn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm tốt, phù hợp với các nhu cầu kinh doanh khác nhau. Vì vậy, ngay cả quán nhỏ cũng nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, giúp hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru nhất.
Follow bePOS: