Nhân viên thử việc là gì? Nhân viên thử việc có phải nộp thuế TNCN không? Thuế thu nhập cá nhân là gì? Cách tính thuế TNCN cho nhân viên thử việc như thế nào? Vậy cách hoàn thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên thử việc ra sao? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi trên, bài viết này dành cho bạn.
Quy định về thử việc của người lao động có nhiều điểm mới mẻ trong Bộ Luật Lao động 2019, khiến các bạn kế toán gặp nhiều khó khăn trong việc cập nhật việc tính thuế cho nhân viên.
Bài viết này bePOS sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc của người lao động về cách tính thuế TNCN cho nhân viên thử việc chuẩn nhất 2022 và lưu ý một số quy định về lương của nhân viên thử việc.
Quy định mới về việc thử việc được ký hợp đồng lao động 2022
Từ ngày 1/1/2021, Bộ Luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực. Điểm mới đáng chú ý của bộ luật này là Khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, được quy định như sau:
“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”
Vậy nhân viên thử việc là gì? Người đang trong quá trình thử việc mà nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động được gọi là nhân viên thử việc. Trước khi giao kết hợp đồng lao động sẽ có phát sinh hợp đồng thử việc.
Nhân viên thử việc là gì? Cách hoàn thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên thử việc năm 2022
Hợp đồng thử việc có nội dung liên quan đến đào tạo. Nội dung chính của hợp đồng thử việc khá giống với nội dung của hợp đồng lao động thông thường. Hợp đồng thử việc có mục đích là để hướng đến việc hợp đồng lao động chính thức sau khi hợp đồng thử việc kết thúc. Việc áp dụng hợp đồng thử việc vừa có lợi cho bên công ty sử dụng người lao động khi có thể đảm bảo chất lượng lao động, vừa có lợi cho người lao động khi có thể bảo đảm để họ có thể thể hiện bản thân trước những nhà tuyển dụng.
Vậy thuế thu nhập cá nhân là gì? Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp từ tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác của mình khi đã trừ các khoản có liên quan.
Đối với hợp đồng thử việc, do không phải là hợp đồng lao động, tổ chức trả thu nhập phải có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân với mức 10% trước khi trả cho thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên. Nhân viên thử việc thì không được giảm trừ gia cảnh.
>> Xem thêm: LƯƠNG GROSS LÀ GÌ? NGƯỜI LAO ĐỘNG NÊN CHỌN LƯƠNG GROSS HAY LƯƠNG NET?
Khi thử việc thì có cần phải đóng thuế TNCN không?
Các loại thu nhập chịu thuế được liệt kê TNCN Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, trong đó người lao động nhận sẽ nhận được có tiền lương, tiền công từ người sử dụng lao động. Do vậy, khoản thu nhập chịu thuế TNCN cũng bao gồm tiền lương thử việc của nhân viên thử việc. Trước khi trả lương cho người lao động, doanh nghiệp được phép trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người lao động căn cứ vào quy định tại Điểm b, Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
“ Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
- Khấu trừ thuế
…
- b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
…
- i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.[…]”
Phụ thuộc vào hợp đồng mà người lao động ký là hợp đồng lao động dài hạn hay thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng thử việc thì chúng ta có thể biết được tiền lương thử việc có phải trích đóng thuế thu nhập cá nhân hay không.
Một số quy định về lương của nhân viên thử việc mà người lao động cần biết
Trường hợp 1: Người lao động thử việc bằng cách ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
Biểu thuế lũy tiến từng phần sẽ được dùng để tính thuế thu nhập cá nhân thử việc, cụ thể:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất
Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ theo quy định pháp luật. Căn cứ theo luật pháp, trong giai đoạn thử việc những trường hợp không cần đóng thuế TNCN là người lao động có thu nhập dưới 11 triệu/tháng không có người phụ thuộc hoặc dưới 15,4 triệu đồng/tháng có 01 người phụ thuộc.
Trường hợp 2: Người lao động có ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hoặc người lao động không ký hợp đồng
Doanh nghiệp phải khấu trừ 10% trên tổng mức trả thu nhập từ hai triệu đồng/lần trở lên khi trả thu nhập cho người lao động ký hợp đồng dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng.
Nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết thu nhập theo mẫu 02/CK-TNCN gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Tóm lại: Thử việc không phải đóng thuế thu nhập cá nhân có 2 trường hợp:
- Người lao động thử việc có thu nhập dưới 11 triệu/tháng (nếu không có người phụ thuộc) hoặc dưới 15,4 triệu đồng/tháng (nếu có 01 người phụ thuộc) ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
- Người lao động chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế và phải làm cam kết theo mẫu.
Mọi trường hợp khác đều phải đóng thuế TNCN theo quy định.
Cách tính thuế TNCN dành cho người thử việc
Trường hợp 1: Người lao động thử việc bằng cách ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
Nếu người lao động và doanh nghiệp lựa chọn thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động thì khi tính thuế cho đối tượng này các bạn thực hiện tính theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
Trường hợp 2: Người lao động có ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hoặc người lao động không ký hợp đồng
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động như sau:
Nếu trả thu nhập thấp hơn 2.000.000 đồng/lần thì không phải khấu trừ thuế TNCN.
Nếu trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần mà không làm hoặc không đủ điều kiện làm cam kết thu nhập thì phải khấu trừ 10% trên tổng thu nhập.
Điều kiện để thực hiện cam kết thu nhập:
- Ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng
- Ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.
- Cam kết 02/CK-TNCN chỉ làm khi cá nhân đó đã có MST. (tại thời điểm làm cam kết)
- Cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên.
Ví dụ 1: Ngày 02/01/2022 Công ty kế toán thuế A ký hợp đồng thử việc trong 2 tháng với nhân viên Nguyễn Văn A:
- Thời gian thử việc: từ ngày 02/01/2022 đến hết ngày 28/02/2022.
- Lương thử việc: 4 triệu/ tháng cho 24 ngày làm việc.
- Từ tháng 2 năm 2022: sẽ được nhận thêm phụ cấp tiền ăn là 500.000/24 ngày làm việc
Tình huống 1: Tiền lương dưới 2 triệu => Chưa phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Tháng 1/2022: Nhận viên A đi làm 10 ngày => Mức lương nhận được là: 4.000.000 x 10/26 = 1.667.000
=> Theo quy định thì khi trả thu nhập từ 2 triệu trở lên mới bị khấu trừ thuế TNCN 10%. Trong khi đó mức lương nhân viên A nhận được trong tháng 1 chỉ có 1,667 triệu, tức là dưới 2 triệu
=> Tháng 1/2022 nhân viên A không bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Tình huống 2: Tiền lương trên 2 triệu nhưng không đủ điều kiện làm cam kết phải khấu trừ 10%
Tháng 2/2022: Nhân viên A đi làm 24 ngày => Lương tháng 2/2022 = 4.000.000 + Phụ cấp ăn trưa: 500.000
Vì Tháng 2/2022 có thu nhập ở ngưỡng từ 2 triệu trở lên tại thời điểm trả thu nhập nhân viên A chưa có mã số thuế TNCN nên không đủ điều kiện làm cam kết
=> Nhân Viên sẽ bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10%:
Số thuế thu nhập cá nhân nhân viên A bị khấu trừ: (4.000.000 + 500.000) x 10% = 450.000
Số tiền lương còn lại phải trả cho nhân viên A là: 4.500.000 – 450.000 = 4.050.000
Số tiền 450.000 khấu trừ của nhân viên A, Công ty A sẽ kê khai trên tờ khai thuế thu nhập cá nhân và nộp về ngân sách nhà nước.
Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng lao động thử việc 1 tháng với nhân viên Nguyễn Văn B với mức lương thử việc: 6.000.000 đồng. Nhân viên B: Người lao động đã có mã số thuế thu nhập cá nhân, tuy nhiên trước đây chưa đi làm ở đâu và bây giờ chỉ có có duy nhất một nguồn thu nhập tại tại công ty A và ước tính thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.
=> Do đủ điều kiện làm cam kết thu nhập nên nhân viên B đã làm cam kết thu nhập theo 02/CK-TNCN
Sau khi nhân viên B làm cam kết thu nhập gửi công ty TinLaw thì công ty sẽ không khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nữa mà trả đủ lương là 6 triệu đồng.
Tải mẫu cam kết 02/CK-TNCN: https://tinlaw.vn/images/mau-giay/mau-02-ck-tncn.pdf
Trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN thử việc thuộc về ai?
Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng có tổng mức thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì CÔNG TY thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp, người lao động ký hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế không vượt quá 108.000.000 đồng thì cá nhân lao động đó làm bản cam kết 02/CK-TNCN (Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015) để làm căn cứ tạm thời không khấu trừ thuế TNCN.
Cá nhân lao động phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế.
Tổng kết
Như vậy, bài viết đã giúp bạn cung cấp những thông tin liên quan tới câu hỏi “Nhân viên thử việc có phải nộp thuế TNCN không”. Hi vọng với những kiến thức trên, các bạn đã biết cách tính thuế TNCN cho nhân viên thử việc để có thể làm việc và được trả lương nhanh chóng, hiệu quả hơn.
>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN CHỌN DOMAIN PHÁT TRIỂN WEBSITE HIỆU QUẢ NHẤT
FAQ
Nhân viên thử việc có phải nộp thuế TNCN không? Trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN cho nhân viên thử việc là ai?
Thuế thu nhập cá nhân chính là khoản tiền thuế mà người lao động có thu nhập phải trích nộp từ tiền lương hoặc từ những nguồn thu nhập khác của mình khi đã được trừ những khoản tiền khác có liên quan.
Đối với người lao động đã kí hợp đồng thử việc dưới thời hạn 03 tháng, vì mục đích hướng tới hợp đồng làm việc chính thức và do không phải là hợp đồng lao động nên tổ chức trả thu nhập cho người lao động thử việc phải có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân với mức 10% trước khi trả cho lương cho người lao động khi có thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên. Lưu ý đối với nhân viên thử việc thì không được giảm trừ gia cảnh.
Nếu như người lao động có chế độ lương hưu 7 triệu/tháng và đi làm thêm một công việc 6 triệu/tháng thì có phải đóng thuế TNCN không?
=> Theo quy định pháp luật, khoản tiền lương hưu là khoản tiền mà người lao động được miễn thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, đi làm và có thu nhập tiền lương là 7 triệu đồng thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đồng thời người lao động cũng không phải quyết toán thuế.
Một số quy định về lương của nhân viên thử việc để được hoàn thuế TNCN từ tiền lương và tiền công?
=> Để được hoàn thuế thu nhập cá nhân, người lao động là nhân viên thử việc phải có đủ các điều kiện sau: Có số thuế nộp thừa; Có mã số thuế TNCN tại thời điểm đề nghị hoàn thuế; Có đề nghị hoàn thuế.
Follow bePOS: