Phân khúc thị trường là một khái niệm mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần nắm được để thực hiện các chiến dịch giữ chân khách hàng hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp đang cảm thấy mơ hồ về khái niệm này, gây ảnh hưởng tới việc xác định phương hướng và mục tiêu kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm cũng như cách phân khúc thị trường chính xác nhất. Cùng khám phá ngay nhé!
Phân khúc thị trường là gì?
Phân khúc thị trường là việc phân chia thị trường thành nhiều khúc nhỏ. Ở mỗi phân khúc sẽ tập hợp những tệp khách hàng khác nhau có chung thói quen, thị hiếu, nhận thức, hay các nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ.
Việc thực hiện phân khúc thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp nhận biết được khách hàng tiềm năng thuộc phân khúc nào. Từ đó xác định được thị trường mục tiêu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại các phân khúc khác được hiệu quả hơn.
Tại sao doanh nghiệp cần phân khúc thị trường?
Phân khúc thị trường không phải là việc chỉ dành cho những doanh nghiệp lớn. Khi những doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung thực hiện phân khúc thị trường cũng sẽ đạt được kết quả vô cùng thành công. Cùng xem những lợi ích mà công việc này mang lại cho doanh nghiệp ngay dưới đây:
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Hiểu một cách đơn giản, khi có nhiều thông tin cụ thể về đối tượng khách hàng, bạn sẽ dễ dàng xây dựng chiến lược, nội dung quảng bá muốn truyền tải tới khách hàng. Điều này giúp bạn biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
- Tạo ra khách hàng trung thành: Bằng việc tiếp thị tới những người đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, việc phân khúc thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng các chiến lược chăm sóc khách hàng, khiến họ hài lòng và sẽ tiếp tục quay lại với doanh nghiệp.
- Mở rộng thị trường của doanh nghiệp: Phân khúc có thể là bước đầu cho việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Khi đã tìm hiểu kỹ về nhu cầu, thói quen của người tiêu dùng ở phân khúc mới, doanh nghiệp có thể tiếp tục lên kế hoạch phát triển sản phẩm để chinh phục phân khúc này và mở rộng thị trường của mình.
- Đầu tư nguồn lực hiệu quả và tiết kiệm hơn: Tập trung nguồn lực vào các phân khúc thị trường đồng nghĩa với việc xác định rõ những nhóm khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp muốn phục vụ. Khi doanh nghiệp thu hẹp lại phạm vi và tập trung vào một số lượng nhỏ hơn các nhóm khách hàng, họ có thể sử dụng tài nguyên và năng lực của mình một cách hiệu quả hơn để đáp ứng nhu cầu của những nhóm đó. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cao hơn cho khách hàng.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: Hiểu rõ market segment giúp doanh nghiệp phân biệt rõ ràng đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực và các nhóm khách hàng mục tiêu. Điều này giúp doanh nghiệp xác định lợi thế cạnh tranh của họ và phát triển các chiến lược tiếp cận khách hàng phù hợp để thắng lợi trên thị trường.
4 cách phân khúc thị trường cơ bản
Việc biết được mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch và phương án tiếp cận một cách dễ dàng hơn và thu về lợi nhuận cho công ty. Với 4 cách phân khúc thị trường dưới đây, bạn sẽ nắm rõ hơn cách thức phân khúc và lựa chọn thị trường phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Phân khúc thị trường bằng nhân khẩu học
Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học là một phương thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Với phương thức này bạn cần phân loại khách hàng dựa theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp,… Ở mức tối thiểu, các công ty phải xác định được về nhân khẩu học của khách hàng đã mua, trải nghiệm sản phẩm của họ.
Phân khúc thị trường theo tâm lý
Phân khúc theo tâm lý sẽ bao gồm các đặc điểm cụ thể hơn. Mặc dù những đặc điểm này ít hữu hình hơn so với phân khúc nhân khẩu học, nhưng cũng khá chi tiết và cụ thể. Các đặc điểm phân loại trong phân khúc này bao gồm: lối sống, niềm tin, tính cách, giá trị và tầng lớp xã hội.
Đánh giá này là vô cùng quan trọng vì 2 khách hàng có thông tin nhân khẩu học giống nhau nhưng có thể đưa ra quyết định mua hàng khác nhau. Do đó cách tiếp thị cũng cần phải khác nhau.
Phân khúc thị trường bằng đoạn hành vi
Phân khúc đoạn hành vi là dựa trên hành động của khách hàng để phân loại ra tệp khách hàng tiềm năng, thường là những khách hàng đang nằm trong danh sách tiếp thị của doanh nghiệp. Chẳng hạn như: khách hàng đã truy cập trang nhưng chưa mua hàng, khách hàng tham khảo về giá sản phẩm,…
Phân khúc thị trường theo địa lý
Phân khúc thị trường theo địa lý sẽ giúp bạn xác định được những điểm triển vọng để đưa ra các chiến lược tiếp thị hợp lý. Phân khúc thị trường theo địa lý là việc bạn chia khách hàng mục tiêu dựa trên ranh giới địa lý. Mỗi một khách hàng sẽ có những nhu cầu, sở thích, thói quen khác nhau theo khu vực của họ.
Khi đã hiểu được khí hậu, đặc điểm địa lý của các nhóm khách hàng, bạn có thể xác định được nơi bán và quảng cáo cũng như cách thức mở rộng kinh doanh của mình.
Các bước thực hiện phân khúc thị trường hiệu quả
Nghiên cứu thị trường
Trước hết, chúng ta cần tiến hành một cuộc khảo sát sâu rộng về thị trường. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về tổng quan thị trường, các yếu tố quan trọng như quy mô, tốc độ tăng trưởng, xu hướng, và các vấn đề đặc biệt. Chúng ta sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy như báo cáo thị trường, nghiên cứu ngành, dữ liệu thống kê, cuộc khảo sát, cuộc phỏng vấn, và các nguồn thông tin trực tuyến để hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng và thị trường mục tiêu.
Theo quy mô công ty
Theo quy mô công ty, bạn cần xác định doanh nghiệp của mình có quy mô lớn, vừa hay nhỏ và đang ở vị trí nào trong ngành. Việc xác định quy mô công ty có thể giúp bạn xác định những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối tượng khách hàng hay phân khúc thị trường của đối thủ là gì.
Theo ngành
Bạn cần xác định mình đang kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực nào để có thể nghiên cứu tệp khách hàng quan tâm và có nhu cầu với ngành nghề của mình. Đồng thời, việc xác định ngành cũng giúp bạn liệt kê được các đối thủ cạnh tranh và ưu nhược điểm của bản thân so với đối thủ.
Theo địa điểm
Nghiên cứu thị trường theo địa điểm, khu vực địa phương có thể giúp bạn khoanh vùng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu đang ở gần và có khả năng trở thành khách hàng thật sự của doanh nghiệp nhất. Đồng thời, xác định khách hàng mục tiêu ở các khu vực khác cũng cho bạn dữ liệu phục vụ chiến dịch marketing, target tới đúng đối tượng khách hàng.
Theo nhu cầu
Nghiên cứu nhu cầu của các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau để chia ra các nhóm có nhu cầu giống nhau làm một phân khúc thị trường. Ví dụ với một sản phẩm thực phẩm chức năng giảm cân tốt cho sức khỏe, có nhóm khách hàng có nhu cầu về giảm cân nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng, có nhóm có nhu cầu giá thành thấp, có nhóm không quan tâm về giá chỉ quan tâm chất lượng,…..
Phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu, chúng ta sẽ tiến hành việc xử lý và đánh giá dữ liệu này để phát hiện các đặc điểm và xu hướng chung của khách hàng. Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như biểu đồ đường, và bảng thống kê để tìm ra các mẫu và các nhóm khách hàng tiềm năng.
Dựa trên dữ liệu khảo sát thị trường ở bước trước, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích dữ liệu đó và đưa ra các nhận định về tình hình thị trường hiện tại, xu hướng trong thời gian ngắn và dài hạn. Từ đó, họ có thể xác định các phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng.
Có thể phân đoạn thị trường theo các cách sau:
- Phân đoạn theo vị trí địa lý: Xác định phân khúc dựa trên vị trí địa lý, như khu vực, thành phố, hoặc mã zip, để thu hẹp phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Phân đoạn theo tiêu chí nhân khẩu học: Bao gồm các yếu tố như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, ngôn ngữ, số thành viên trong gia đình, và nhiều yếu tố khác, để thu thập dữ liệu chi tiết về tệp khách hàng.
- Phân đoạn theo tiêu chí tâm lý học: Xem xét sở thích, quan điểm chính trị, thái độ sống, và các khía cạnh tâm lý khác của khách hàng để hiểu rõ hơn về họ.
- Các phân đoạn khác: Bao gồm các yếu tố như mối quan hệ xã hội, lợi ích mà khách hàng đang tìm kiếm, và nhiều tiêu chí phân đoạn khác nữa.
Mô tả đặc điểm từng phân khúc thị trường
Để có cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường, các chủ doanh nghiệp thường tiến hành nghiên cứu sơ bộ và triển khai các cuộc khảo sát hoặc cuộc thăm dò ý kiến. Họ đặt các câu hỏi liên quan đến những phân đoạn thị trường họ đã xác định, sử dụng đồng thời 2 phương pháp số liệu và mô tả để thu thập thông tin từ người tham gia khảo sát.
Mỗi phân đoạn thị trường có những đặc thù riêng biệt. Vì vậy, sau khi đã xác định các phân đoạn thị trường tiềm năng, chủ doanh nghiệp cần phải mô tả chi tiết từng phân đoạn thị trường để hiểu rõ đặc điểm của mỗi phân đoạn.
Tiến hành phân khúc thị trường
Sau khi tổng hợp thông tin về các nhóm khách hàng có đặc điểm và thái độ tương tự, doanh nghiệp có thể chia thị trường thành 4 loại phân đoạn. Để thực hiện mô tả thị trường phân khúc, doanh nghiệp cũng có thể tuân theo một số tiêu chuẩn sau:
- Đồng nhất: Khách hàng trong cùng một phân khúc có những điểm tương đồng về mặt nhu cầu và sở thích.
- Đa dạng: Các phân khúc có đặc điểm và tính chất khác nhau, và không nên chia nhỏ những phân khúc có điểm chung quá ít, để tránh lãng phí thời gian và tài nguyên.
- Đo lường: Để thực hiện cơ chế đo lường và đánh giá phân khúc, cần có cơ sở dữ liệu thực tế và chính xác.
- Hữu ích: Phân đoạn thị trường cần phải đáp ứng các mục tiêu và chiến lược marketing của doanh nghiệp.
- Phản ứng nhanh: Phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của họ, từ đó có thể tạo ra chiến lược marketing phản ánh nhu cầu của khách hàng và đáp ứng một cách nhanh chóng.
Đánh giá sự hấp dẫn của các phân khúc thị trường
Sau khi hoàn thành bước nghiên cứu và phân chia thị trường, việc đánh giá phân đoạn thị trường (market segment evaluation) là quan trọng để xác định phân đoạn nào có tiềm năng và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp để xác định thị trường mục tiêu. Khi đánh giá các phân đoạn thị trường, người làm marketing cần xem xét các yếu tố sau:
- Đối thủ cạnh tranh: Phải xem xét, liệt kê các đối thủ cạnh tranh mạnh trong phân đoạn đó. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của họ so với từng đối thủ, để xác định lợi thế cạnh tranh và tạo ra lý do để khách hàng chọn mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ doanh nghiệp của họ thay vì từ đối thủ.
- Nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp: Công ty cần phải đảm bảo rằng họ có đủ tài nguyên và nguồn lực để phục vụ phân đoạn thị trường này. Nếu không, họ cần phải tìm giải pháp để cải thiện khả năng cung ứng và phục vụ. Nếu một phân đoạn thị trường hấp dẫn nhưng doanh nghiệp không đủ nguồn lực để đảm bảo thành công, thì nó có thể không phù hợp cho họ.
- Quy mô của phân khúc thị trường: Cần đánh giá và dự đoán doanh số kinh doanh mà phân đoạn này có thể mang lại, xem xét liệu nó có tiềm năng phát triển và đủ lớn để đáp ứng kế hoạch kinh doanh hay không.
- Tốc độ tăng trưởng của phân khúc thị trường: Xem xét xem phân đoạn này có tiềm năng tăng trưởng không, đánh giá các số liệu tăng trưởng cũ để xem có thể lựa chọn phân khúc này không.
- Lợi nhuận của từng phân khúc thị trường: Người làm marketing và chủ doanh nghiệp cần phân tích tỷ suất lợi nhuận của từng phân khúc là cao hay thấp để có sự so sánh, đánh giá, lựa chọn.
Định vị thương hiệu
Định vị trên thị trường, còn gọi là việc xác định vị trí thương hiệu (Market Positioning), là quá trình tạo ra một hình ảnh độc đáo và khác biệt cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, nhằm làm cho nó nổi bật và vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường. Mục tiêu cuối cùng là mang đến trải nghiệm tốt, ấn tượng cho khách hàng.
Để định vị trên thị trường, doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược marketing mix (4P hoặc 7P) một cách thông minh và hiệu quả. Mục đích là tạo sự khác biệt và độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh, dựa trên các yếu tố như vị trí thuận tiện cho mua sắm, giá cả hợp lý, uy tín của doanh nghiệp, tính năng và thuộc tính sản phẩm vượt trội, và nhiều yếu tố khác. Mục tiêu cuối cùng là chiếm lĩnh tâm trí của khách hàng và thúc đẩy họ lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra vị trí thương hiệu của họ trên thị trường bằng cách sử dụng các phương pháp đo lường, thống kê dữ liệu, khảo sát, và thăm dò ý kiến người dùng. Những thông tin thu thập này giúp họ xác định chiến lược định vị và phát triển thương hiệu một cách chính xác và hiệu quả.
>> Xem thêm: Marketing Mix là gì? Các chiến lược Marketing Mix phổ biến
Phân khúc thị trường cần đảm bảo những tiêu chí gì?
Một phân khúc thị trường hiệu quả cần đạt được các tiêu chí sau đây:
Tính khác biệt
Mỗi phân đoạn thị trường khác nhau sẽ có đặc điểm riêng, và khi nhắc tới phân khúc thị trường, chúng ta đang đề cập đến sự đa dạng về địa lý, nhân khẩu học, tâm lý, hành vi và nhiều yếu tố khác mà mỗi phân đoạn thị trường đại diện. Điều này đòi hỏi các chiến lược và hành động riêng biệt cho từng phân khúc thị trường.
Tính cụ thể
Các đối tượng khách hàng trong cùng một phân đoạn thị trường cần có các nhu cầu, sở thích hoặc yêu cầu tương tự nhau. Dựa vào đây, doanh nghiệp và các nhà marketing sẽ tạo ra kế hoạch marketing phù hợp, sản phẩm/dịch vụ hấp dẫn cho đúng đối tượng khách hàng, đáp ứng nhu cầu và sự quan tâm của họ.
Có thể đo lường
Phân đoạn thị trường cần có các đặc điểm, tiêu chí, số liệu để có thể đo lường và theo dõi. Thông tin này sẽ thể hiện trong các báo cáo, số liệu thống kê liên quan đến mỗi phân khúc thị trường. Tiêu chí này giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả trong phân khúc thị trường, tính khả thi để có thể điều chỉnh nếu cần.
Có thể thâm nhập và hoạt động hiệu quả
Sau khi đã xác định phân khúc thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu và áp dụng các chiến lược tiếp thị phù hợp để dễ dàng tiếp cận và hoạt động trong phân khúc thị trường này. Ngày nay, có nhiều phương pháp tiếp thị mới, chẳng hạn như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, ưu đãi hấp dẫn, giảm giá lớn… để thúc đẩy phân khúc thị trường này hoạt động hiệu quả hơn.
Đủ lớn để sinh lời
Mỗi phân khúc thị trường cần có khối lượng đủ lớn để đảm bảo khả năng tạo ra lợi nhuận. Mỗi phân khúc cần phải phát triển chiến lược, phương pháp thu hút khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, điều này cũng giúp củng cố giá trị, vị trí của doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng.
Chiến lược phân khúc thị trường
Có nhiều chiến lược phân khúc thị trường khác nhau, tuy nhiên nhìn chung, các chiến lược phân khúc thị trường của doanh nghiệp thường được chia làm 2 loại chính:
Chiến lược tập trung
Chiến lược tập trung là khi một công ty quyết định tập trung tất cả nỗ lực của họ vào một phân khúc thị trường duy nhất. Đây là một chiến lược đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp nhỏ đang phát triển và đã chứng minh được tính khả thi trong một thị trường cụ thể. Tập trung vào một phân khúc giúp công ty có thể đầu tư nhiều thời gian, năng lượng và tài nguyên hơn vào một thị trường cụ thể, giảm thiểu chi phí quảng cáo, tránh lãng phí nỗ lực trên nhiều phân khúc thị trường.
Tuy nhiên, chiến lược tập trung cũng mang theo một số rủi ro. Nếu phân khúc thị trường không được xác định chính xác hoặc biến thành một thị trường không thành công, thì tất cả nỗ lực tiếp thị có thể trở nên vô ích. Do đó, cần phải thực hiện kế hoạch cẩn thận và nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi cam kết đầu tư vào một phân khúc thị trường duy nhất.
Ưu điểm: Tỷ lệ chuyển đổi cao, thực hiện tiếp thị lặp lại, giảm chi phí tiếp thị.
Nhược điểm: Rủi ro cao, tiềm năng tăng trưởng bị hạn chế trong một phân khúc duy nhất.
Chiến lược đa phân khúc
Chiến lược tiếp thị nhiều phân khúc, còn được gọi là tiếp thị đa phân khúc, là khi một công ty thiết kế chiến lược tiếp thị để quảng cáo sản phẩm của họ đến nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Mặc dù điều này cung cấp sự an toàn hơn so với chiến lược tập trung vào một phân khúc, nhưng nó đồng thời đòi hỏi công ty phải đầu tư nhiều hơn cho chi phí tiếp thị, vì mỗi phân khúc thị trường yêu cầu một chiến dịch tiếp thị riêng biệt. Tuy nhiên, nếu một phân khúc cụ thể chứng tỏ sự tiềm năng và chuyển đổi cao, công ty có thể điều chỉnh chiến lược để tập trung tiếp thị mạnh mẽ hơn vào phân khúc đó.
Tiếp thị đa phân khúc là một lựa chọn an toàn, vì công ty có thể mong đợi thu được một phần doanh thu từ ít nhất một trong các phân khúc. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến việc tiêu thụ nhiều nỗ lực tiếp thị và do đó có thể dẫn đến lợi nhuận trung bình thấp hơn so với việc tập trung vào một phân khúc duy nhất.
Ưu điểm: An toàn hơn, tiếp cận nhiều đối tượng tiêu dùng, đa dạng hóa tiếp thị, tiềm năng tăng trưởng lớn.
Nhược điểm: Tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn, chi phí tiếp thị lớn hơn.
Ví dụ về phân khúc thị trường
Để nắm rõ hơn về khái niệm cũng như cách thức thực hiện, bạn có thể tham khảo thêm ví dụ về phân khúc thị trường của 2 thương hiệu lớn tại Việt Nam là Vinamilk và Coca Cola.
Ví dụ về phân khúc thị trường của Coca Cola
Coca Cola, một trong những tập đoàn đồ uống hàng đầu trên toàn cầu, đã phân chia thị trường của họ thành nhiều phân khúc khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Dưới đây là các phân khúc thị trường của Coca Cola tại Việt Nam cũng như thế giới:
- Thị trường đồ uống có ga: Coca Cola nổi tiếng với dòng sản phẩm đồ uống có gas, bao gồm Coca Cola gốc, Coca Cola Light, Coca Cola Zero và nhiều phiên bản đặc biệt khác. Đây là phân khúc chính của Coca Cola, phục vụ những người muốn thưởng thức nước ngọt có gas, vị coca đặc trưng và phù hợp với khẩu vị của đại đa số người tiêu dùng.
- Thị trường đồ uống không có ga: Coca Cola sản xuất và tiếp thị nhiều loại đồ uống không có gas như Fanta, Sprite, Schweppes và nước trái cây Minute Maid. Đây là sự lựa chọn dành cho những người muốn thưởng thức nước ngọt mà không có gas hoặc muốn vị trái cây tự nhiên.
- Thị trường nước tăng lực: Coca Cola cũng tham gia vào thị trường nước tăng lực với sản phẩm nổi tiếng như Monster và Powerade. Những loại nước tăng lực này được thiết kế để tăng cường năng lượng và phục hồi sau hoạt động thể thao, hấp dẫn cho những người quan tâm đến thể thao và sức khỏe.
- Thị trường nước đóng chai và nước đóng lon: Coca Cola cung cấp nước uống đóng chai và đóng lon để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các loại nước này có nhiều kích cỡ và đóng gói khác nhau, từ chai nhỏ, tiện lợi cho việc di chuyển đến lon lớn phục vụ cả gia đình hoặc tiệc tùng.
Ví dụ về phân khúc thị trường của Vinamilk
Vinamilk là một thương hiệu sở hữu số lượng mặt hàng vô cùng đa dạng, vậy nên phân khúc thị trường của Vinamilk được chia thành 3 kiểu như sau:
- Phân khúc thị trường theo địa lý: Doanh nghiệp dựa theo khảo sát về mật độ dân số và khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường. Từ đó, Vinamilk chia thị trường của mình thành 2 phân khúc chính đó là: thành thị và nông thôn. Trong đó, thương hiệu này tập trung phần lớn vào phân khúc khách hàng đang sống tại những thành phố lớn.
- Phân khúc thị trường theo hành vi mua của khách: Các sản phẩm của Vinamilk được sản xuất dựa theo việc tìm hiểu về sức khỏe của khách hàng. Vinamilk đã chia khách hàng thành những phân khúc như: sức khoẻ bình thường, người tiểu đường, người suy dinh dưỡng và người béo phì.
- Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học: Vinamilk phân khúc khách hàng của mình theo độ tuổi để chia ra thành các nhóm khác nhau là trẻ em, người lớn và người cao tuổi
>> Xem thêm: Mô hình STP là gì? Cách phân tích mô hình STP trong kinh doanh
Một số lỗi thường gặp khi phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường là công việc đòi hỏi sự tập trung nghiên cứu, đầu tư khai thác và có tính quyết định tới thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khi chọn phân khúc thị trường, các doanh nghiệp cần lưu ý một số lỗi thường gặp sau:
Không phân tích kỹ phân khúc thị trường
Lỗi này xảy ra khi một doanh nghiệp không tiến hành phân tích chi tiết để hiểu rõ các phân khúc thị trường của họ. Điều này có thể dẫn đến việc đầu tư tiền bạc, nỗ lực vào phân khúc không phù hợp hoặc không hiệu quả, do không hiểu rõ nhu cầu, đặc điểm và hành vi của khách hàng trong phân khúc. Hậu quả là dẫn tới sự lãng phí tài nguyên, thời gian, công sức và ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu và phân tích kỹ phân khúc thị trường trước khi lựa chọn để kinh doanh.
Chiến lược phân khúc thị trường không phù hợp
Khi doanh nghiệp chọn một chiến lược phân khúc không phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, hoặc chiến lược phân khúc không phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu trong phân khúc đó, dẫn tới không đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong phân khúc này. Vì vậy, chiến lược tiếp thị phải phù hợp với đối tượng khách hàng trong phân khúc đã chọn.
Quá tập trung vào một phân khúc
Khi xác định phân khúc, có thể xác định một phân khúc lớn. Tuy nhiên, phân khúc lớn chỉ có ý nghĩa và hiệu quả trong trường hợp nó thật sự đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng hoặc có nhu cầu thực sự cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu không đáp ứng được nhu cầu này, việc tập trung quá mức vào phân khúc lớn có thể dẫn đến việc không có lợi nhuận hoặc không có sự đầu tư hiệu quả cho doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn thử nghiệm phân khúc khác phù hợp hơn.
Không tùy chỉnh cho mỗi phân khúc thị trường
Lỗi này xảy ra khi doanh nghiệp áp dụng cùng một chiến lược tiếp thị cho tất cả các phân khúc thị trường mà họ phục vụ. Mỗi phân khúc thị trường sẽ có những nhóm khách hàng với sở thích, hành vi, nhân khẩu học, nhu cầu khác nhau. Do đó chiến lược tiếp thị cũng cần điều chỉnh khác nhau. Nếu không đầu tư vào khâu tùy chỉnh phù hợp cho mỗi phân khúc, doanh nghiệp rất dễ thất bại trong kinh doanh.
Không linh hoạt thay đổi, cập nhật
Nhu cầu của khách hàng và hình thức kinh doanh luôn thay đổi không ngừng. Việc không có kế hoạch phân khúc thị trường linh hoạt sẽ làm cho các chiến dịch tiếp thị dễ gặp thất bại khi không thể thích nghi với sự biến đổi. Điều này có thể dẫn đến việc mất cơ hội và mất thị trường cho các đối thủ cạnh tranh hoặc dẫn đến việc sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với khách hàng. Do đó, cần luôn chuẩn bị kế hoạch ứng phó với các thay đổi dự kiến trong tương lai.
Phân khúc thị trường là một cách để doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bằng việc nắm bắt được những thói quen, đặc điểm, nhu cầu cũng như tâm lý của khách hàng mà doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược phù hợp. Mong rằng qua bài viết ngày hôm nay của bePOS, bạn có thể áp dụng thành công phương pháp này cho doanh nghiệp của mình trong tương lai.
FAQ
Nên tập trung vào phân khúc thị trường nào?
Khi quyết định tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể, cần xem xét một loạt các yếu tố quan trọng, bao gồm đối tượng khách hàng, lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp, nhu cầu thị trường, mức độ cạnh tranh và tính bền vững của phân khúc thị trường để có thể lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp.
Cần làm gì để phân khúc thị trường hiệu quả?
Để phân khúc thị trường hiệu quả, doanh nghiệp cần:
- Có đội ngũ nhân viên với kiến thức và kỹ năng chuyên môn, biết cách xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp cho từng phân khúc thị trường.
- Trước khi triển khai chiến lược, cần tìm hiểu kỹ về thị trường mục tiêu, bao gồm đối tượng khách hàng, nhu cầu, thị trường cạnh tranh và cơ hội.
- Nắm rõ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Follow bePOS: