Khi tham gia các gói vay của ngân hàng, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị phương án vay vốn và nộp cùng hồ sơ đăng ký vay. Vậy phương án sản xuất kinh doanh vay vốn cần có những nội dung nào? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này, hãy theo dõi ngay nhé!
5 yếu tố cần có trong phương án sản xuất kinh doanh vay vốn ngân hàng
Thông tin pháp lý
Yếu tố đầu tiên cần có trong phương án sản xuất kinh doanh vay vốn là thông tin pháp lý của doanh nghiệp. Để vay vốn ngân hàng, bạn cần chứng tỏ sự đáng tin của mình dựa trên việc cung cấp chính xác và đầy đủ thông tin pháp lý, bao gồm:
- Thông tin chung về công ty: Phần này bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện (nếu có). Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp thông tin về vốn điều lệ, chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật.
- Thông tin về bộ máy tổ chức: Bạn phải trình bày về sơ đồ tổ chức và vận hành của doanh nghiệp. Những thông tin về hoạt động của sản xuất của doanh nghiệp cũng rất cần thiết trong hồ sơ, như địa điểm, các thiết bị, công nghệ ứng dụng,…
Mục đích vay vốn và kế hoạch sản xuất, kinh doanh
Đây là nội dung rất quan trọng trong phương án sản xuất kinh doanh vay vốn, bởi ngân hàng muốn đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Cụ thể, bạn cần trình bày về hạn mức tín dụng đề nghị, mục đích sử dụng vốn, kế hoạch rút vốn, phương thức giải ngân, thời hạn trả nợ,…
Kế hoạch kinh doanh là yếu tố giúp doanh nghiệp chứng minh tính khả thi của dự án, đảm bảo kiếm lại lợi nhuận để thanh toán khoản vay. Về nội dung này, bạn có thể thực hiện theo những phương pháp sau:
- Phương pháp sơ đồ mạng lưới (PERT): Phương pháp này mô tả những hoạt động cần thiết, chi phí và thời gian của dự án dựa trên biểu đồ. Biểu đồ này giúp bạn theo dõi công việc, xác định thời gian và phân bổ nguồn lực để thực hiện thành công kế hoạch.
- Phương pháp chuyên gia (Professional Solution): Phương pháp này dựa trên tư vấn của chuyên gia, những người có uy tín cao trong lĩnh vực. Nếu vậy, nếu có ý kiến của họ, dự án sẽ mang khả năng thành công cao hơn.
- Lập kế hoạch theo kịch bản: Kế hoạch này đưa ra các viễn cảnh có thể xảy ra trong tương lai và cách đối phó thành công của doanh nghiệp. Ví dụ, một công ty xuất khẩu gạo nhận định trong vài năm tới sẽ có cơ hội phát triển sang thị trường Châu Âu.
Năng lực tạo lợi nhuận
Yếu tố thứ 3 cần có trong phương án sản xuất kinh doanh vay vốn của doanh nghiệp là khả năng tạo lợi nhuận. Để chiếm lòng tin từ ngân hàng, doanh nghiệp cần đảm bảo một số nội dung như:
- Nghiên cứu thị trường mục tiêu: Doanh nghiệp cần xác định được thị trường mục tiêu, cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của thị trường đó.
- Khả năng đảm bảo các yếu tố đầu vào: Doanh nghiệp cần đảm bảo khả năng cung cấp nguyên vật liệu, yếu tố đầu vào để thực hiện kế hoạch kinh doanh.
- Hiệu quả tài chính của dự án: Nội dung này bao gồm doanh thu dự kiến, các chi phí dự kiến, lợi nhuận dự kiến,…
Năng lực tài chính
Hồ sơ tài chính của doanh nghiệp bao gồm các báo cáo tài chính, như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kinh doanh, bảng luân chuyển tiền tệ và một số loại hóa đơn, sao kê,… Những thông tin này cần được trình bày tối thiểu là 3 năm gần nhất, giúp ngân hàng đánh Kết quả kinh doanh thể hiện qua tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được.
>> Xem thêm: Báo cáo tài chính là gì và cách lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp
Tài sản thế chấp
Nếu tham gia gói vay thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh vay vốn của doanh nghiệp cần cung cấp giấy tờ về tài sản thế chấp. Những tài sản này phải có giấy tờ pháp lý đầy đủ, được định giá theo giá trị thị trường thời điểm vay. Ví dụ, với tài sản là đất đai, bạn cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp.
Mẫu phương án vay vốn của doanh nghiệp cho bạn tham khảo
Để giúp bạn đọc dễ hình dung hơn, bePOS sẽ cung cấp mẫu phương án kinh doanh để vay vốn ngân hàng. Đầu tiên, bạn cần trình bày thông tin cơ bản của người đề nghị vay vốn, như tên doanh nghiệp, hoặc tên chủ sở hữu, người đại diện, địa chỉ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vốn thành lập,…
Tiếp theo, bạn cần tóm tắt về hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm ngành nghề, hiện trạng cơ sở vật chất, hiện trạng cơ sở vật chất, doanh thu bình quân, tỷ lệ lợi nhuận,… Phần 3 là thông tin về tài sản và các khoản vay hiện có tại các tổ chức tín dụng khác.
Sau đó, bạn trình bày phương án sản xuất kinh doanh vay vốn, dựa trên các nội dung như bePOS đã trình bày phía trên. Phần cuối cùng, bên vay vốn cam kết những thông tin trên là chính xác, đồng thời đảm bảo sẽ sử dụng vốn đúng mục đích và thanh toán theo yêu cầu.
>> Xem thêm: TẢI mẫu phương án kinh doanh để vay vốn ngân hàng tại đây
Hiện nay, bePOS đang hợp tác cùng nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, MSB, KBank để triển khai các gói vay hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp. Để được tư vấn chi tiết, bạn hãy liên hệ ngay đến hotline 0247 771 6889 hoặc điền vào form đăng ký bên dưới.
Trên đây, bePOS đã tổng hợp tất cả thông tin cần thiết về phương án sản xuất kinh doanh vay vốn ngân hàng. Với phương án vay vốn khả thi, bạn có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng với hạn mức lớn và lãi suất ưu đãi. Không chỉ vậy, điều này còn đảm bảo doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đem lại lợi nhuận kinh doanh cao.
FAQ
Doanh nghiệp có thể vay vốn theo những hình thức nào?
Hiện nay, doanh nghiệp có thể vay vốn theo các hình thức như vay thấu chi, tài trợ thương mại, vay tín chấp, vay thế chấp, chiết khấu bộ chứng từ, tín dụng thư,….
Doanh nghiệp nên vay tín chấp hay thế chấp?
Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu kinh doanh và điều kiện thực tế của bạn. Ví dụ, đối với cơ sở kinh doanh nhỏ, không sở hữu tài sản thế chấp, nhu cầu vốn không quá lớn, thì vay tín chấp là lựa chọn khá hợp lý. Ngược lại, vay thế chấp giúp bạn tiếp cận hạn mức giải ngân cao, với lãi suất ưu đãi hơn so với vay tín chấp.
Follow bePOS: