Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng một lần chạy đua với deadline. Không thể quản lý thời gian chính là nguyên nhân đẩy mọi người vào tình trạng “khó thở” này. Việc thiếu kỹ năng quản lý thời gian cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tới chất lượng công việc, sức khỏe,…Vậy có các phương pháp quản lý thời gian nào đơn giản mà hiệu quả? Hãy cùng bePOS khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Quản lý thời gian là gì?
Quản lý thời gian là quá trình sắp xếp và lập kế hoạch để phân chia thời gian của bạn giữa các hoạt động khác nhau. Thực hiện kế hoạch này sẽ giúp bạn làm việc thông minh, có thể hoàn thành nhiều việc hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn – ngay cả khi thời gian eo hẹp và áp lực cao.
Tại sao cần quản lý thời gian?
Nếu bạn từng chạy đua với deadline cả đêm, sáng dậy thì lờ đờ ngủ gật với cơ thể mệt mỏi, tối hôm sau ngủ sớm và lại không kịp deadline cho ngày hôm đó thì hẳn bạn đã nhận ra tầm quan trọng của việc quản lý thời gian rồi đúng không? Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả rất quan trọng đối với hiệu suất công việc. Những lợi ích của kỹ năng quản lý thời gian có thể kể đến là:
Tăng hiệu suất và năng suất
Bằng phương pháp quản lý thời gian hiệu quả, bạn có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên công việc, và loại bỏ những công việc không cần thiết. Điều này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và đạt được nhiều kết quả tích cực hơn trong thời gian ngắn hạn. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu sử dụng thời gian hiệu quả, bạn sẽ có thêm 250 giờ làm việc mỗi năm.
Đạt được mục tiêu
Khi bạn quản lý thời gian một cách có tổ chức, bạn có khả năng thiết lập và đạt được mục tiêu cụ thể một cách hiệu quả hơn. Thời gian được ưu tiên cho các hoạt động liên quan đến mục tiêu của bạn, giúp bạn tiến xa hơn trong cuộc sống và công việc. Hoàn thành công việc đúng tiến độ, cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, đồng thời giải phóng năng lượng tinh thần của mình. Đồng thời, bạn có thêm năng lượng để chinh phục mục tiêu mới từ bước đà của sự thành công cũ.
Giảm căng thẳng, tạo sự tự chủ
Phương pháp quản lý thời gian đúng cách giúp giảm căng thẳng. Bạn có thể dự đoán và xếp lịch các công việc, từ đó tránh cảm giác bị áp lực hoặc bị đánh bại bởi công việc tích tụ. Điều này tạo ra sự tự chủ trong cuộc sống và làm giảm áp lực tinh thần. Bạn cũng có nhiều thời gian để chăm sóc, thực hiện các sở thích cá nhân và thời gian cho gia đình, bạn bè, giảm áp lực trong cuộc sống.
Phát triển kỹ năng tổ chức
Quản lý thời gian đòi hỏi bạn phải tổ chức công việc và xác định ưu tiên. Kỹ năng này không chỉ giúp bạn hoàn thành công việc hiện tại mà còn giúp bạn lên kế hoạch cho tương lai. Đôi khi bạn tốn rất nhiều thời gian để đưa ra quyết định cho một công việc nhỏ, không thực sự cấp thiết. Điều này gây lãng phí thời gian và bạn cần khắc phục để thực hiện kế hoạch hiệu quả. Phát triển kỹ năng tổ chức này có thể áp dụng vào nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ công việc đến việc quản lý gia đình và thời gian cá nhân.
8 phương pháp quản lý thời gian hiệu quả, dễ áp dụng
Phương pháp quản lý thời gian 4D
Phương pháp 4D là tên viết tắt của cách quản lý thời gian Do – Dump – Delegate – Defer, trong đó:
- Do – thực hiện ngay công việc quan trọng trước mắt. Hãy đảm bảo giải quyết triệt để trước khi chuyển sang công việc tiếp theo.
- Dump – loại bỏ công việc vô nghĩa để tiết kiệm thời gian
- Delegate – giao việc cho người có khả năng làm tốt hơn bạn
- Defer – nếu không thể thực hiện công việc ngay, hãy ghi chép lại vào cuốn sổ tay và xác định thời gian sẽ làm việc đó.
Phương pháp quản lý thời gian 40 – 30 – 20 – 10
Đây là một phương pháp quản lý thời gian thông minh được áp dụng trong khá nhiều lĩnh vực. Theo đó, cách quản lý thời gian này giúp bạn phân bổ thời gian một cách rất hợp lý như sau:
- Thời gian cho những công việc quan trọng nhất: 40%
- Thời gian cho những việc quan trọng thứ nhì: 30%
- Thời gian cho những việc quan trọng thứ ba: 20%
- Thời gian kết hợp mọi việc: 10%
Khi áp dụng phương pháp quản lý thời gian này, bạn chỉ có một lựa chọn hợp lý duy nhất đó là tập trung vào 3 ưu tiên, cụ thể: Thực hiện lần lượt theo thứ tự ưu tiên từ thứ nhất đến thứ ba và chỉ dành một chút thời gian cho những công việc khác. Điều này qua thời gian sẽ giúp kế hoạch ban đầu được hoàn thành một cách toàn vẹn nhất.
Phương pháp quản lý thời gian 80/20 (Pareto)
Phương pháp quản lý thời gian 80/20 (Pareto) là cách quản lý thời gian có nghĩa là 20% nguyên nhân tạo nên 80% kết quả. Ví dụ: 80% kết quả do 20% công nhân tạo ra; 80% doanh thu do 20% khách hàng đóng góp.
Thực tế, con số 80/20 không phải là hằng số tuyệt đối trong phương pháp quản lý thời gian này. Điều mà chúng ta rút ra từ quy tắc 80/20 trong quản lý thời gian chính là nỗ lực giải quyết 20% công việc nhưng đem lại kết quả tốt thay vì tiêu tốn tài nguyên để giải quyết 80% công việc khác. Ứng dụng linh hoạt phương pháp này với từng công việc cụ thể khác nhau sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể công sức, chi phí và thời gian.
>> Xem thêm: Quy luật Pareto là gì? Ứng dụng trong quản lý công việc
Phương pháp quản lý thời gian Eisenhower
Ma trận quản lý thời gian Eisenhower là gì?
“Tôi có hai loại vấn đề, khẩn cấp và quan trọng. Điều khẩn cấp không quan trọng, và điều quan trọng không khẩn cấp”. Ma trận Eisenhower được sử dụng khi ta cần đưa ra quyết định cho một hành động cụ thể. Ma trận này giúp ta phân biệt các nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp, từ đó quản lý thời gian tốt nhất.
Ma trận Eisenhower được sáng tạo và đặt tên theo vị tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ – Dwight D.Eisenhower. Đây hoàn toàn không phải là một chiến lược hoàn hảo, thế nhưng phương pháp này đã chứng minh đây là một công cụ tăng hiệu quả công việc và loại bỏ các tác nhân gây ảnh hưởng một cách tích cực.
Cách áp dụng ma trận quản lý thời gian Eisenhower
Chiến lược Eisenhower được áp dụng theo các đầu công việc gắn với mức độ cấp thiết cần hoàn thành. Cụ thể, hãy liệt kê tất cả nhiệm vụ bạn phải làm, kể cả những nhiệm vụ không quan trọng nhưng làm mất thời gian. Sau đó, bạn sắp xếp chúng dựa trên mức độ cấp thiết cần thực hiện:
- Khẩn cấp và quan trọng (nhiệm vụ cần phải làm ngay lập tức).
- Quan trọng nhưng không phải khẩn cấp (nhiệm vụ được lên kế hoạch để làm sau).
- Khẩn cấp nhưng không quan trọng (nhiệm vụ nên bàn giao cho người khác).
- Không khẩn cấp cũng không quan trọng (nhiệm vụ phải được loại bỏ).
Mức độ khẩn cấp
Đây là những đầu công việc cần được thực hiện ngay lập thức, thường bao gồm:
- Sự việc xảy ra không đoán trước được: Bệnh tật, cuộc họp khẩn cấp, nhiệm vụ bất ngờ, các cuộc điện thoại quan trọng, email công việc,…
- Sự việc xảy ra đoán trước được: Cuộc họp đã lên kế hoạch trước, họp định kỳ, sinh nhật người thân, đám cưới bạn bè,…
- Sự việc xảy ra do trì hoãn để tới sát hạn chót: Làm báo cáo, làm bài thuyết trình, kiểm tra,…
Các sự việc xảy ra do trì hoãn để tới hạn chót (deadline) chính là nguyên nhân gây ra những cuộc chạy đua không đáng có của chúng ta với công việc. Bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu khả năng này bằng cách đưa chúng thành các đầu việc được đoán trước, hoặc loại bỏ hoàn toàn.
Mức độ quan trọng
Đây là các công việc cần dành nhiều thời gian, tuy không khẩn cấp nhưng cần tích luỹ hàng ngày. Các công việc này nếu trì hoãn, hoàn toàn có thể trở thành công việc khẩn cấp, tạo nên vòng tròn lúng túng rất khó thoát ra.
Mức độ không quan trọng
Đây là các công việc không quan trọng, tuy nhiên lại xuất hiện đột ngột, không thể kiểm soát. Một điều tồi tệ là là tinh thần của chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi các công việc không quan trọng nhưng lại xảy ra đột ngột. Bạn cần phải tìm cách giải quyết những việc này càng nhanh càng tốt. Nếu không thể, hãy học cách từ chối và kết thúc chúng một cách lịch sự.
Mức độ không cần thiết
Đây là các công việc mà bạn chỉ nên dành ra tối đa 5% quỹ thời gian của mình để giải quyết. Chúng tiêu tốn thời gian của bạn mà không đem lại lợi ích gì đáng kể. Những công việc này cần được cân nhắc để quyết định của làm hay không, có góp phần thực hiện mục tiêu ban đầu hay không.
Cách phân bổ thời gian phù hợp các cấp độ của ma trận Eisenhower
Theo ma trận Eisenhower, chúng ta có những đầu công việc được sắp xếp vào các mục: khẩn cấp, quan trọng, không quan trọng và không cần thiết. Những công việc này cần được phân chia một tỷ lệ thời gian hợp lý để không ảnh hưởng tới tinh thần cũng như hiệu quả và mục tiêu ban đầu như sau:
- Mức độ khẩn cấp: ~15% – 20% quỹ thời gian
- Mức độ quan trọng: ~60% – 65% quỹ thời gian
- Mức độ không quan trọng: ~10% – 15% quỹ thời gian
- Mức độ không cần thiết: < 5% quỹ thời gian
Phương pháp quản lý thời gian Pomodoro
Phương pháp quản lý thời gian Pomodoro là một kỹ thuật quản lý thời gian phổ biến, với mục tiêu tạo ra áp lực thời gian để bạn tập trung và làm việc chất lượng hơn. Nguyên tắc của phương pháp quản lý thời gian Pomodoro khá đơn giản và dễ thực hiện:
- Thời gian Pomodoro: Trong mỗi Pomodoro, bạn làm việc liên tục trong 25 phút, sau đó nghỉ 5 phút. Nếu bạn buộc phải gián đoạn công việc trong khoảng thời gian này, bạn sẽ phải bắt đầu lại Pomodoro từ đầu.
- Tập trung vào một việc: Trong suốt thời gian Pomodoro, bạn chỉ tập trung vào một công việc duy nhất. Điều này đảm bảo bạn sẽ cung cấp 100% thời gian và tập trung cho công việc cụ thể đó.
- Kiểm tra và tối ưu hóa: Nếu bạn hoàn thành công việc trước khi Pomodoro kết thúc, hãy sử dụng thời gian còn lại để kiểm tra và tối ưu hóa công việc đã hoàn thành hoặc chuẩn bị cho công việc tiếp theo.
Trong các khoảng thời gian nghỉ 5 phút, bạn cần thực sự nghỉ ngơi: có thể nhắm mắt thư giãn, nghe nhạc nhẹ, thiền, sắp xếp gọn gàng bàn làm việc, hoặc thậm chí đi dạo trong văn phòng. Những hoạt động này đơn giản và không đòi hỏi tư duy nhiều. Quan trọng nhất, bạn nên tránh xa mọi thứ liên quan đến Internet, Facebook, và các yếu tố gây xao lạc, vì chúng có thể làm mất tập trung và làm giảm hiệu suất làm việc của bạn.
Phương pháp quản lý thời gian M.I.T
Mô hình quản lý thời gian MIT, viết tắt của “Most Important Tasks” (Các Nhiệm Vụ Quan Trọng Nhất), là một cách tiếp cận quản lý thời gian tập trung vào việc hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng nhất trong ngày. Phương pháp MIT này giúp bạn tổ chức công việc một cách khoa học và hiệu quả để tiết kiệm thời gian. Các công việc quan trọng nhất, được ưu tiên cao, thường thuộc vào nhóm công việc khẩn cấp và quan trọng trong phương pháp Ma Trận Eisenhower.
Mục tiêu của phương pháp quản lý thời gian MIT là tạo sự tập trung vào những nhiệm vụ mà nếu hoàn thành sẽ có tác động lớn và tích cực đến mục tiêu chung hoặc sự tiến bộ cá nhân của bạn. Thay vì phân tán sự chú ý vào hàng tá nhiệm vụ, bạn tập trung vào một số nhiệm vụ quan trọng nhất mà bạn muốn hoàn thành trong ngày. Điều này giúp bạn tránh bị lan man và giữ được sự tập trung để đạt được hiệu suất cao hơn.
Phương pháp quản lý thời gian The 2-Minute Rule
Phương pháp quản lý thời gian The 2-Minute Rule là một cách quản lý thời gian dùng để giúp người dùng dễ dàng hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ. Theo phương pháp này, nếu một nhiệm vụ có thể hoàn thành trong 2 phút hoặc ít hơn, thì người dùng nên thực hiện nó ngay lập tức, không cần trì hoãn cho một thời điểm sau.
Phương pháp này giúp người dùng tránh việc tích tụ và bỏ qua các nhiệm vụ nhỏ, làm giảm thiểu khả năng quên hoặc trì hoãn chúng. Điều này giúp cải thiện hiệu suất làm việc bằng cách loại bỏ những công việc tầm thường ra khỏi danh sách nhiệm vụ, giúp tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn.
Hơn nữa, phương pháp quản lý thời gian The 2-Minute Rule tạo động lực cho người dùng hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ một cách nhanh chóng. Sự hài lòng sau khi hoàn thành những nhiệm vụ này có thể thúc đẩy họ tiếp tục hoàn thành các công việc khác, giúp duy trì tinh thần tích cực và tăng cường sự hiệu quả trong công việc hàng ngày.
Phương pháp quản lý thời gian Batching
Phương pháp Batching là một cách hiệu quả để quản lý thời gian mà đặc biệt ấn tượng. Nó được sử dụng để tăng hiệu suất và giảm thời gian chờ. Theo phương pháp này, người dùng sẽ nhóm nhiều nhiệm vụ tương tự lại cùng một khoảng thời gian để hoàn thành chúng liên tục và hiệu quả hơn.
Ví dụ, thay vì kiểm tra email mỗi khi có một email mới, người dùng có thể quyết định chỉ kiểm tra email một lần mỗi giờ hoặc một lần mỗi ngày. Hoặc, thay vì thực hiện từng tác vụ trên máy tính một cách riêng biệt, họ có thể quyết định thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc, chẳng hạn như cập nhật phần mềm hoặc tải xuống tập tin.
Phương pháp quản lý thời gian Batching giúp giảm bớt thời gian chờ giữa các nhiệm vụ và tạo ra một quy trình liên tục cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Điều này giúp tăng cường hiệu suất công việc và giảm căng thẳng, bởi vì bạn tập trung vào một loạt công việc tương tự trong một khoảng thời gian cố định thay vì bị phân tán bởi các nhiệm vụ ngắn gọn.
Các kỹ năng quản lý thời gian
Xác định sự khác biệt của “quan trọng”, “cần thiết”, “chưa cần thiết” và “khẩn cấp”.
“Quan trọng”, “cần thiết”, “chưa cần thiết”, “khẩn cấp”,… là các từ chỉ mức độ cần thiết của một công việc. Điều quan trọng ở đây đó là bạn cần xác định được những đầu việc tương ứng với các cấp độ này, từ đó phân chia công việc một cách hiệu quả nhất. Các công việc “khẩn cấp” cần được đưa lên vị trí đầu tiên để xử lý ngay.
Thiết lập mục tiêu
Mục tiêu chính là động lực giúp bạn hoàn thành công việc, nhất là các công việc dài hơi. Mục tiêu được đặt ra nên phù hợp với khả năng, đảm bảo sử dụng thời gian hiệu quả. Bạn có thể tham khảo nguyên tắc SMART để quản trị công việc hiệu quả, cụ thể:
- S – Specific: Là mục tiêu rõ ràng, cụ thể, được xác định ngay từ đầu.
- M – Measurable: Là mục tiêu đo lường được.
- A – Attainable: Là mục tiêu có thể đạt được.
- R- Relevant: Là các mục tiêu có liên quan và tác động trực tiếp đến cuộc sống, sự nghiệp của bạn.
- T – Time-bound: Là việc chia nhỏ mục tiêu đồng thời giới hạn thời gian thực hiện.
Lập kế hoạch
Trong bất kỳ công việc nào, lập kế hoạch là một thành tố không thể thiếu. Kế hoạch được thiết lập đảm bảo bạn sẽ đạt được mục tiêu nhanh, chất lượng nhất; giảm thiểu tối đa sự căng thẳng và áp dụng các phương pháp quản lý thời gian hiệu quả.
Quản lý công việc
Quản lý công việc yêu cầu bạn sử dụng các đầu việc gắn với mức độ cần thiết một cách thông minh và khoa học nhất, giúp sử dụng thời gian hiệu quả. Có rất nhiều người trong giai đoạn này đã vạch ra kế hoạch đa nhiệm công việc. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc, như mất thời gian cho việc chuyển đổi sự tập trung giữa các công việc, giảm năng suất, giảm IQ & EQ.
Quản lý tinh thần và sức khoẻ
Sức khoẻ tinh thần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất kỳ công việc nào. Bên cạnh đó, yếu tố thể chất cũng gây ảnh hưởng tới quá trình hoàn thành kế hoạch của bạn. Những vấn đề về thể chất ví dụ: bệnh huyết áp cao, tim mạch, dạ dày, đau đầu,.. Vấn đề tinh thần bao gồm trầm cảm, lo sợ, nghĩ đến cái chết và các tình trạng căng thẳng khác. Những tình trạng này nên được xử lý ngay, tránh ảnh hưởng tới kế hoạch đề ra ban đầu.
Loại bỏ các tác nhân ảnh hưởng đến kế hoạch ban đầu
Ví dụ, nếu bạn đang tập trung làm bài tập, sau đó lại bị xao lãng bởi tin nhắn Facebook, thì Facebook chính là tác nhân ảnh hưởng đến kế hoạch ban đầu. Những tác nhân ảnh hưởng này có thể là mạng xã hội, một cuộc gọi điện thoại, thông báo tin nhắn, netflix,… Bạn cần xác định rõ ràng các tác nhân gây ảnh hưởng và triệt tiêu chúng để đảm bảo kế hoạch diễn ra đúng tiến độ.
Một lỗi mà chúng ta thường hay mắc phải trong giai đoạn này chính là nhanh chóng đưa ra các biện pháp loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây ảnh hưởng. Thông thường những tác nhân này phát triển thành “tác nhân” chính là do thói quen sử dụng quá độ của mỗi người. Do đó, loại bỏ toàn bộ khiến chúng ta dễ rơi vào trạng thái khó chịu, dễ mất tinh thần và từ bỏ. Vì vậy, bạn nên lên kế hoạch theo từng giai đoạn và từ từ để chuẩn bị tinh thần nhé.
Ứng dụng công nghệ
Ứng dụng công nghệ như Google Calendar, Trello, Notion, hoặc Todoist là các phương pháp quản lý thời gian và công việc một cách hiệu quả, và chúng có thể được sử dụng cả cho cá nhân và doanh nghiệp. Dưới đây là một số thông tin về các ứng dụng này:
Google Calendar
Công dụng: Google Calendar là một lịch điện tử mạnh mẽ, cho phép bạn lên kế hoạch, lên lịch và theo dõi sự kiện, cuộc họp, và nhiệm vụ. Nó cũng có tích hợp với hộp thư Gmail, giúp bạn tự động thêm sự kiện từ email vào lịch.
Ưu điểm:
- Dễ dàng tạo và quản lý các sự kiện, cuộc họp.
- Chia sẻ lịch với người khác để cùng xem lịch và lên kế hoạch chung.
- Có thể truy cập từ mọi thiết bị kết nối internet.
Phù hợp cho ai: Phù hợp cho cá nhân và doanh nghiệp để quản lý thời gian, lên lịch cuộc họp và sự kiện.
Trello
Công dụng: Trello là một ứng dụng quản lý dự án và công việc dựa trên hệ thống bảng và thẻ (board và card). Nó giúp bạn tạo ra các bảng cho các dự án hoặc quy trình cụ thể và tạo các thẻ cho các nhiệm vụ cần hoàn thành.
Ưu điểm:
- Tạo cấu trúc rõ ràng cho dự án và công việc.
- Dễ dàng di chuyển thẻ qua các bước công việc khác nhau.
- Có thể tích hợp với nhiều ứng dụng và công cụ khác.
Phù hợp cho ai: Đặc biệt phù hợp cho công việc theo dự án, quản lý công việc đội nhóm, và theo dõi tiến độ công việc.
Notion
Công dụng: Notion là một công cụ quản lý thông tin đa năng, cho phép bạn tạo và tổ chức ghi chú, danh sách công việc, dự án, văn bản, hình ảnh và nhiều nội dung khác.
Ưu điểm:
- Linh hoạt và đa dạng trong việc tạo nội dung và quản lý thông tin.
- Có thể tạo bất kỳ cấu trúc và biểu đồ nào bạn cần.
- Tích hợp đa nhiệm: từ quản lý dự án đến ghi chú cá nhân.
Phù hợp cho ai: Thích hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp để quản lý thông tin và nhiệm vụ đa dạng.
Todoist
Công dụng: Todoist là ứng dụng quản lý danh sách công việc và nhiệm vụ cá nhân. Bạn có thể tạo ra danh sách công việc, đặt hạn chót, ưu tiên, và theo dõi tiến độ.
Ưu điểm:
- Đơn giản và dễ sử dụng cho việc tạo và quản lý danh sách công việc.
- Hỗ trợ lên kế hoạch và đặt hạn chót cho nhiệm vụ.
- Có phiên bản miễn phí và trả phí.
Phù hợp cho ai: Tốt cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ để quản lý danh sách công việc và theo dõi nhiệm vụ hàng ngày.
>> Xem thêm: Các ca làm việc trong nhà hàng chi tiết nhất
Trên đây là tổng hợp các phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất bạn nên biết. Tuy nhiên, tất cả các phong cách quản lý thời gian sẽ không có hiệu quả nếu tinh thần của bạn không đảm bảo thực hiện kế hoạch. Chuẩn bị một sức khoẻ tinh thần ổn định cùng trí lực và sức khoẻ dẻo dai, đi kèm một kế hoạch phân bổ thời gian hợp lý chính là chìa hoá để đạt được mục tiêu một cách nhanh nhất.
FAQ
Những công việc nào có thể sử dụng phương pháp quản lý thời gian Eisenhower?
Một trong những thế mạnh của phương pháp quản lý thời gian Eisenhower là có thể sử dụng với tất cả các đầu công việc khác nhau, từ các công việc nhỏ cho tới các dự án lớn hơn. Ngay cả khi bạn đang lên kế hoạch cho cả tuần, hoặc 1 tháng, hoặc đang lên kế hoạch thực hiện cho một dự án bất kỳ, ma trận Eisenhower vẫn thể hiện được lợi ích của mình khi giúp người dùng phân bổ thời gian rất hiệu quả.
Các nguyên tắc quản lý thời gian quá khắc nghiệt có hiệu quả không?
Bất kỳ nguyên tắc nào được đặt ra cũng là vì mục đích thực hiện được kế hoạch và giúp người ta đi vào một thói quen tốt. Tuy nhiên, các nguyên tắc quản lý thời gian cần sự phù hợp, hợp lý với từng đầu việc khác nhau, không nên quá khắc nghiệt. Bởi các nguyên tắc quản lý thời gian quá khắc nghiệt không chỉ làm người thực hiện giảm sút tinh thần mà còn ảnh hưởng tới tiến độ chung nếu đây là công việc nhóm, gia tăng áp lực gây ảnh hưởng tới hiệu quả chung.
Follow bePOS: