Trang chủBlogs Kinh doanh F&BCác ca làm việc trong nhà hàng: Cách chia thời gian và checklist công việc chi tiết

Các ca làm việc trong nhà hàng: Cách chia thời gian và checklist công việc chi tiết

Cập nhật lần cuối: Tháng Mười 10, 2023
Avatar
bePOS
1267 Đã xem

Khác với môi trường công sở làm việc hành chính 8 tiếng/ngày với khung giờ cố định, nhà hàng là môi trường làm việc dựa vào thời gian ăn uống của khách hàng, có thể kéo dài tới tận đêm. Vì vậy, để tối ưu thời gian làm việc, phù hợp với điều kiện công việc, chủ nhà hàng cần biết cách chia ca làm việc, phân bổ công việc cho nhân sự. Vậy các ca làm việc trong nhà hàng là gì? Cùng bePOS tìm hiểu cách chia thời gian các ca làm việc. 

Ca làm việc là gì? 

Ca làm việc là khoảng thời gian một lao động nhận công việc tới lúc bàn giao lại công việc cho nhân viên khác. Khoảng thời gian này đã bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ. Trong thời gian thuộc ca làm việc, nhân viên sẽ được trả lương theo quy định của nhà hàng và pháp luật, nếu muốn làm thêm giờ, nhân viên phải được sự đồng ý của chủ nhà hàng. 

cac-ca-lam-viec-trong-nha-hang-la-gi
Các ca làm việc trong nhà hàng là gì?

Tại sao cần chia ca làm việc cho nhân viên? 

Quy định về thời gian, mức lương làm việc của người lao động luôn được nhà nước quy định bằng văn bản pháp luật. Việc chia ca làm việc cũng đảm bảo tuân thủ quy định nhà nước và vì một số lý do sau đây: 

  • Chia ca nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân viên: Một ca làm việc chỉ kéo dài trong khoảng thời gian nhất định, nếu người lao động phải làm việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, khó có thể tiếp tục công việc. Ngoài ra, sức khỏe không đảm bảo khiến năng suất lao động giảm.
  • Đảm bảo tiến độ công việc diễn ra trôi chảy: Khi chia ca, nếu một nhân viên bận hoặc ốm đột xuất không thể tiếp tục công việc thì có thể xin nghỉ hoặc đổi ca cho nhân viên khác, không ảnh hưởng tới quy trình làm việc của nhà hàng. 
  • Tiết kiệm chi phí: Không phải thời điểm nào nhà hàng cũng đông khách, có những thời điểm như buổi sáng, buổi chiều, nhà hàng thường vắng khách. Vì vậy, việc chia ca làm việc thì nhân sự ca cao điểm bù cho ca ít khách, giúp chủ nhà hàng tiết kiệm chi phí thuê nhiều nhân sự full ngày. 
chia-cac-ca-lam-viec-trong-nha-hang
Tại sao cần chia các ca làm việc trong nhà hàng?

Các ca làm việc trong nhà hàng phổ biến 

Thông thường tại các nhà hàng hiện nay đang chia ca làm việc theo thời gian như sau: 

  • Ca sáng: 6h – 14h 
  • Ca tối: 14h – 22h 
  • Ca gãy: 10h – 14h và 18h – 22h hoặc 10h – 14h và 17h – 21h 

Ca gãy thường áp dụng cho nhân viên phục vụ, thu ngân, nhân viên quầy bar, pha chế,… 

Gợi ý cách chia các ca làm việc trong nhà hàng hợp lý 

Mỗi nhà hàng sẽ có một cách thức hoạt động khác nhau. Vì vậy, cũng có các cách chia ca làm việc khác nhau. Cùng tìm hiểu một số cách chia các ca làm việc trong nhà hàng phổ biến hiện nay: 

Ca làm việc theo mục đích kinh doanh 

Mỗi nhà hàng sẽ có đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. Có nhà hàng sẽ phục vụ buổi sáng và tối, không có bữa trưa, có nhà hàng phục vụ cả ngày,… Việc chia ca phải đáp ứng mục tiêu kinh doanh của nhà hàng. 

Việc chia ca của các nhà hàng phụ thuộc vào giờ mở cửa, giờ đóng cửa của nhà hàng. Ví dụ giờ mở cửa của nhà hàng là 7h thì ca làm việc có thể bắt đầu từ 6h, giờ đóng cửa là 21h thì tan ca có thể là 22h,… 

Tại các nhà hàng quy mô lớn, phục vụ cả ngày thì cách chia ca sẽ như ca làm việc phổ biến ở trên đã đề cập.

Ca làm việc theo khối lượng công việc 

Lượng khách và khối lượng công việc ở mỗi ca làm việc sẽ không giống nhau. Ví dụ, nhà hàng sẽ đông khách vào giờ ăn tối, ít khách hơn vào giờ ăn sáng. Vì vậy, nhà quản lý có thể dựa trên khối lượng công việc để chia ca và số lượng nhân viên mỗi ca. Ví dụ thời gian mỗi ca là như nhau, nhưng ca tối nhiều khách có thể bố trí nhiều nhân viên làm việc hơn ca sáng. Như vậy sẽ đảm bảo được sự công bằng cũng như đáp ứng nhu cầu công việc từng ca.

chia-ca-lam-viec-theo-khoi-luong-cong-viec
Chia các ca làm việc trong nhà hàng theo khối lượng công việc

Chia ca theo mong muốn của nhân viên 

Phương pháp này khá khó khăn bởi mỗi người sẽ có một nhu cầu riêng. Ví dụ, người có con nhỏ sẽ thích làm ca sáng để ca tối có thể ở nhà chăm con, học sinh sinh viên thích làm ca tối vì còn phải đi học buổi sáng,… Chủ nhà hàng khó có thể chiều lòng tất cả nhân viên trong nhà hàng. 

Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt, chủ nhà hàng có thể đáp ứng nhu cầu của nhân viên như nhân viên nữ có con nhỏ chưa đủ 1 tuổi có thể làm ca sáng, thời gian làm việc ít hơn 1 tiếng so với nhân viên khác. Nhân viên ốm đau hoặc bận việc đột xuất có thể đổi ca,… 

Việc chia ca vừa phải khoa học, nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt, xoay ca cho các trường hợp đặc biệt để không ảnh hưởng tới tình hình công việc chung của nhà hàng. 

>> Xem thêm: 8 cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả

Checklist công việc phục vụ nhà hàng theo ca 

Theo thời gian làm việc, nhà hàng sẽ có các công việc khác nhau. Cùng tham khảo một checklist làm việc tại nhà hàng như sau: 

Ca sáng: 6h – 14h 

Các công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng vào ca sáng bao gồm:

  • Ca sáng nhân viên cần tới trước khi nhà hàng làm việc khoảng 15-20 phút, ví dụ 6h15 mở cửa cần tới từ 6h để: Mở cửa hàng, bật/tắt đèn, kéo rèm, bật điều hòa/quạt,…. 
  • Mặc đồng phục nhà hàng, chấm công  
  • Nhận nhiệm vụ của quản lý nhà hàng phân công trong ngày 
  • Vệ sinh nhà hàng, setup bàn ghế sạch sẽ, lau sàn nhà, đặt thảm bàn ghế, bày bát đũa,…. 
  • Lau chén đũa, dao, muỗng,… đồ dùng ăn uống của khách 
  • Nhận phiếu về lượng bàn ăn đã đặt trước để chuẩn bị trước khi khách đến
  • Thu dọn bàn ăn sau khi khách ra về 
  • Setup lại bàn ăn mới để phục vụ khách hàng tiếp theo 
  • Ăn trưa 30 phút, thay phiên nhau đi ăn 
  • Cập nhật thông tin vào nhật ký làm việc, báo cáo công việc cho quản lý và bàn giao cho nhân viên ca chiều. Kết thúc ca. 
cac-cong-viec-cua-nhan-vien-nha-hang-ca-sang
Các công việc của nhân viên nhà hàng ca sáng

Ca chiều 14h – 22h

List công việc phục vụ nhà hàng vào ca chiều là: 

  • Chấm công, mặc đồng phục và tiếp nhận các công việc của nhân viên ca trước
  • Vệ sinh nhà hàng, setup lại bàn ghế, lau dọn sàn nhà, bật quạt/điều hòa 
  • Nhận thông báo về bàn đã đặt trước, lượng khách và món ăn khách order 
  • Chuyển tới bộ phận bếp, bar để chuẩn bị món ăn từ trước 
  • Khi khách tới phục vụ, thanh toán và tiễn khách
  • Ăn tối trong 30p, thay phiên nhau 
  • Thu dọn bàn ghế sạch sẽ, cất đồ vào các vị trí, ghi chép nhật ký làm việc và bàn giao cho ca ngày hôm sau 
  • Tắt điện, quạt, điều hòa, khóa cửa trước khi ra về. 

Ca gãy 8h – 12h, 18h – 22h hoặc 10h – 14h và 7h – 21h 

Vào ca gãy, các nhân viên sẽ thực hiện một số công việc: 

  • Nhân viên ca gãy chủ yếu hỗ trợ các nhân viên ca chính vệ sinh, setup bàn ăn, phục vụ khách trong thời gian ăn uống cao điểm. 
  • Thường được hỗ trợ ăn trưa, ăn tối theo ca. 
cong-viec-ca-gay-cua-nhan-vien-nha-hang
Checklist công việc ca gãy của nhân viên nhà hàng

>> Xem thêm: Cách quản lý nhà hàng ăn uống từ A-Z chủ nhà hàng nên tham khảo

Trên đây là các ca làm việc trong nhà hàng và các cách chia ca làm việc tùy vào mục đích, nhu cầu của nhà hàng bạn có thể tham khảo để áp dụng cho nhà hàng của mình. Để tham khảo thêm những kiến thức về quản trị nhà hàng, khách sạn, hãy tham khảo những bài viết tiếp của của bePOS nhé! 

FAQ 

Ca gãy trong nhà hàng là gì? 

Ca gãy, ca nhân viên không làm việc liên tục 8 tiếng và chia nhỏ thành hai ca nhỏ mỗi ca 4 tiếng. Ví dụ nhân viên làm từ 10h – 14h sau đó lại tiếp tục làm từ 17h – 21h vào giờ đông khách của nhà hàng. 

Xoay ca trong nhà hàng là gì?

Ca xoay là nhân sự trong tuần này làm full buổi sáng thì tuần sau đổi sang full buổi chiều. Hoặc làm kiểu ca sáng thứ 2 – 4 – 6 và ca chiều thứ 3 – 5 – 7.