Trang chủBlogs Công nghệThanh toán điện tử là gì? Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến

Thanh toán điện tử là gì? Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến

Cập nhật lần cuối: Tháng Một 01, 2024
Nữ Tâm
Nữ Tâm
1301 Đã xem

Thanh toán điện tử là xu thế mới của thời kỳ 4.0 đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn thanh toán điện tử là gì, hoạt động như thế nào. bePOS sẽ giúp bạn giải đáp tất cả mọi thắc mắc về phương thức thanh toán này trong bài viết dưới đây. Theo dõi cùng bePOS nhé!

Thanh toán điện tử là gì?

Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán trực tuyến, được thực hiện trên môi trường Internet, thông qua các thiết bị như điện thoại di động, máy tính và chỉ với vài thao tác rất đơn giản. Người dùng có thể chuyển tiền, nạp/rút tiền, thanh toán hóa đơn mà không cần đến tiền mặt. 

Thanh toán điện tử là gì
Cần nắm rõ khái niệm thanh toán điện tử là gì?

Các đặc điểm của thanh toán điện tử 

Một số đặc trưng giúp bạn hiểu rõ hơn thanh toán điện tử là gì:

  • Áp dụng rộng rãi: Thanh toán điện tử không chỉ dành cho một số khách hàng, một số mặt hàng, mà thường được áp dụng rất rộng rãi. Ví dụ, khách hàng có thể chuyển khoản từ tài khoản của bất cứ ngân hàng nào. Việc chuyển khoản được áp dụng với cả dịch vụ bán hàng online lẫn offline, với bất cứ sản phẩm nào đang bày bán.
  • Cần một hệ thống mở và trang thiết bị: Để triển khai thanh toán điện tử, thì bạn cần có một hệ thống mở, hoạt động trên Internet. Ví dụ, app Internet Banking, ví điện tử, máy quét thẻ, máy POS, phần mềm bán hàng,… Với cách thanh toán tiền mặt, thì bạn không cần các thiết bị và ứng dụng này.
  • Thanh toán quốc tế: Nhiều hệ thống thanh toán điện tử cho phép bạn thanh toán quốc tế. Ví dụ, dùng thẻ tín dụng quốc tế, thanh toán cho nhà hàng ở Việt Nam với tài khoản dùng tiền đô,…
  • Tốc độ nhanh chóng và độ chính xác cao: Nếu đã tìm hiểu thanh toán điện tử là gì, thì chắc chắn bạn sẽ biết về tốc độ của hình thức này. Việc thanh toán được thực hiện trên các thiết bị như máy tính, điện thoại, máy đọc thẻ, thời gian chỉ tốn vài giây, chính xác đến từ số lẻ. 
Đặc điểm thanh toán điện tử
Một số đặc điểm giúp bạn hiểu rõ hơn thanh toán điện tử là gì

Lợi ích của thanh toán điện tử 

Một số lợi ích của thanh toán điện tử đối với cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp là: 

  • Tối ưu hóa hoạt động thanh toán: Đây là một ưu điểm lớn khi so sánh thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống. Giải pháp thanh toán điện tử giúp mọi giao dịch diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, có thể thực hiện ở bất cứ đâu. Hoạt động này chủ yếu thực hiện trên các thiết bị có kết nối Internet, nên người dùng không cần đến tận ngân hàng để chuyển tiền.
  • Hạn chế các rủi ro có thể xảy ra khi dùng tiền mặt: Sử dụng tiền mặt mang rất nhiều rủi ro như dễ bị thất thoát, bị trộm cắp, khó kiểm soát,… Còn với phương thức thanh toán điện tử, mọi giao dịch đều diễn ra nhanh và chính xác đến từng con số. 
  • Dễ dàng quản lý lịch sử giao dịch: Nếu sử dụng tiền mặt, bạn có thể không nhớ hết mọi hoạt động đã thực hiện. Trong khi đó, các tài khoản thanh toán điện tử đều lưu lịch sử giao dịch, biến động số dư, giúp người dùng quản lý tài chính dễ dàng.
  • Chuyên nghiệp hóa kinh doanh: Hầu hết những người trẻ đều sử dụng Internet Banking, ví điện tử để mua sắm Online và thanh toán Offline. Nếu doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh không có hệ thống thanh toán trực tuyến thì sẽ khó tiếp cận người dùng và gặp nhiều bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh khác. 
  • Giúp doanh nghiệp lên chiến dịch Marketing: Việc tích hợp thanh toán điện tử giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và tiên tiến. Ngoài ra, do mọi giao dịch được ghi nhận chính xác, nên doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập dữ liệu để xây dựng chiến dịch Marketing. 
Lợi ích của thanh toán điện tử là gì
Mọi giao dịch diễn ra nhanh chóng nhờ phương thức thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống: Khác nhau thế nào? 

Vậy điểm khác nhau giữa thanh toán truyền thống và thanh toán điện tử là gì? Bảng dưới đây sẽ giúp bạn so sánh hai phương thức thanh toán này. 

So sánh Thanh toán truyền thống Thanh toán điện tử
Định nghĩa Thanh toán truyền thống là việc thanh toán trực tiếp giữa người mua và người bán, chủ yếu bằng tiền mặt.  Thanh toán điện tử là thanh toán thông qua tài khoản hoặc một ví trên không gian Internet, không cần trao đổi tiền mặt trực tiếp. 
Hình thức Thanh toán truyền thống chủ yếu bằng hình thức trao đổi tiền mặt giữa hai bên giao dịch.  Thanh toán điện tử gồm thanh toán bằng thẻ, cổng thanh toán, ví điện tử, dịch vụ Internet Banking, QR Code. 
Đặc điểm Đây là thói quen lâu đời của người Việt Nam, thường sử dụng trong các giao dịch giá trị nhỏ hàng ngày như đi chợ, mua hàng ở tiệm tạp hóa,…

Thủ tục thanh toán tiền mặt cũng rất đơn giản không cần nhiều thiết bị, ứng dụng khác. Khi so sánh thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống, thì cách truyền thống phù hợp với những người cao tuổi hơn.

Thanh toán truyền thống gặp bất lợi về mặt địa lý, vì phải thực hiện trực tiếp. Ngoài ra, việc sử dụng tiền mặt cũng tồn tại nhiều rủi ro như bị mất cắp, bị thất thoát, doanh nghiệp thanh toán COD nhưng khách không nhận hàng. 

Người dùng có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi, không cần tiền mặt và có thể thực hiện ở bất cứ đâu.

Đặc điểm của thanh toán điện tử là người dùng phải đăng ký tài khoản và có thiết bị di động kết nối Internet, hoặc máy tính.  

Nền tảng thanh toán điện tử có rất nhiều chương trình khuyến mãi, tích điểm khi mua sắm cho khách hàng.

Người dùng có thể dễ dàng truy xuất thông tin lịch sử giao dịch, nhờ đó quản lý tài chính tốt hơn. 

Thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống
Điểm khác nhau giữa thanh toán truyền thống và thanh toán điện tử là gì?

Tổng hợp các hình thức thanh toán điện tử 

Thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ là một trong các hình thức thanh toán điện tử được nhiều người sử dụng để để mua sắm Online, Offline, rút tiền tại cây ATM,… Các loại thẻ phổ biến nhất là:

  • Thẻ quốc tế: Các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế bao gồm Visa, Mastercard, American Express, JCB,… được liên kết phát hành bởi nhiều ngân hàng Việt Nam. Qua đó, bạn có thể thanh toán nội địa hoặc thanh toán nước ngoài bằng các thẻ này. Tuy nhiên, giao dịch bằng thẻ quốc tế thường có phí cao hơn.
  • Thẻ ghi nợ nội địa: Thẻ ghi nợ nội địa do ngân hàng phát hành sau khi người dùng mở tài khoản, cho phép giao dịch theo số dư đang có trong thẻ. 
  • Thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng ngân hàng là thẻ của ngân hàng, cho phép người dùng thanh toán vượt số dư sẵn có theo thỏa thuận sẵn. Hiểu đơn giản, đây là thẻ bạn mua hàng trước, thanh toán sau.
Thanh toán thẻ ghi nợ
Thẻ ghi nợ MasterCard giúp bạn thanh toán hóa đơn nước ngoài

Thanh toán qua cổng thanh toán

Cổng thanh toán là một dịch vụ trung gian thực hiện công việc thanh toán giữa người mua, người bán và ngân hàng. Cụ thể, khi mua hàng, người dùng lựa chọn thanh toán qua Internet Banking, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử,… Cổng thanh toán sẽ là bên trung gian ghi nhận hóa đơn của người mua và chuyển lại cho bên bán. 

Khi tìm hiểu thanh toán điện tử là gì, nhiều người vẫn chưa phân biệt được cổng thanh toán và ví điện tử. Cổng thanh toán chỉ là đơn vị ở giữa, giúp người mua thanh toán trực tiếp bằng thẻ ngân hàng của mình. Trong khi đó, ví điện tử được coi như một tài khoản Online cá nhân, có thể nạp tiền từ ngân hàng để thanh toán.

Thanh toán cổng thanh toán
Cổng thanh toán được coi là bên trung gian trong giao dịch

Thanh toán bằng ví điện tử, hoặc ví Online

Như đã nói, ví điện tử được coi như một tài khoản Online, được sử dụng để thanh toán hóa đơn Online và Offline, chuyển/nhận tiền, nạp thẻ điện thoại, mua vé xem phim,… Để ví có thể hoạt động, bạn phải liên kết ví với tài khoản ngân hàng. Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều ví điện tử được Nhà nước cấp phép, nổi bật phải kể đến MoMo, ZaloPay, VNPay, ShopeePay, Moca,… 

Theo thống kê của Visa, 76% người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng ví điện tử trong giao dịch hàng ngày và con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Để bắt nhịp với xu hướng mới, nhiều doanh nghiệp đã tích hợp ví điện tử vào hệ thống thanh toán của mình. Trong đó, ví MoMo là lựa chọn phổ biến nhất, với 34 triệu người dùng và 50,000 đối tác kinh doanh tại 140,000 cơ sở trên toàn quốc. 

Thanh toán bằng Momo
MoMo được coi là ví điện tử thành công nhất tại Việt Nam cho đến nay

Ngày 16/11 vừa qua, bePOS chính thức hợp tác triển khai chương trình MoMo cho doanh nghiệp. Cụ thể, khách hàng của bePOS có thể tích hợp ví điện tử MoMo để tiếp cận hệ sinh thái tiện ích với 34 triệu người dùng của ứng dụng này. Thông qua chương trình, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hoạt động thanh toán, tăng doanh thu và xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả. 

NHẬN TƯ VẤN NGAY

>> Xem thêm: Ví điện tử là gì? Tất tần tật thông tin về ví điện tử mà bạn cần biết

Thanh toán bằng ngân hàng điện tử

Ngân hàng số là nội dung bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu thanh toán điện tử là gì. Ngân hàng số, ngân hàng điện tử, hay Internet Banking/Mobile Banking, là dịch vụ ngân hàng trực tuyến giúp khách hàng quản lý tài khoản, giao dịch chuyển nhận tiền, thanh toán hóa đơn Online và Offline. 

Tất cả hoạt động này được thực hiện thông qua các thiết bị có kết nối Internet như điện thoại, máy tính,… Để sử dụng Internet Banking, bạn chỉ cần đăng ký dịch vụ tại phòng giao dịch ngân hàng mình có tài khoản, với mức phí duy trì mỗi tháng theo biểu phí từng nơi. 

Thanh toán Internet Banking
Dịch vụ Internet Banking do ngân hàng phát triển

Thanh toán bằng QR Code

QR Code cũng là một ví dụ tiêu biểu giúp bạn hiểu khái niệm thanh toán điện tử là gì. QR Code là công nghệ được nhiều người ưa chuộng hiện nay, bởi có tốc độ xử lý giao dịch rất nhanh.

Nhiều ngân hàng, ví điện tử, siêu thị, nhà hàng, Website,… đã tích hợp tính năng quét QR, đem lại sự tiện dụng cho khách hàng. Cách sử dụng QR Code rất đơn giản, chỉ cần dùng Camera quét đoạn mã là bạn có thể hoàn tất thanh toán chỉ trong vài giây. 

Thanh toán QR Code
QR Code thực hiện giao dịch với tốc độ rất nhanh

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo mã QR cho sản phẩm đơn giản nhất

Quy trình thanh toán điện tử có những bước nào?

Trước tiên, để thanh toán điện tử, thì bạn cần thiết bị kết nối Internet như máy tính, điện thoại và tài khoản ngân hàng/ví điện tử. Dưới đây là một quy trình thanh toán điện tử để mua hàng online:

  • Bước 1: Truy cập website bán hàng hoặc sàn thương mại điện tử cần mua hàng.
  • Bước 2: Sau khi lựa chọn sản phẩm, bạn vào phần Thanh toán của web hoặc sàn. Bạn điền thông tin cá nhân, chọn hình thức thanh toán, hình thức vận chuyển,…  Hầu hết website yêu cầu bạn liên kết tài khoản với thẻ hoặc tài khoản ngân hàng. Bạn cần thiết lập thông tin thanh toán này trong phần cài đặt của nền tảng.
  • Bước 3: Hệ thống yêu cầu xác nhận lại thông tin, nếu đúng thì bạn hoàn tất thanh toán và nhận hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử thường gửi vào địa chỉ email mà bạn đã cung cấp khi thiết lập tài khoản. Tài khoản hoặc thẻ của bạn cũng ngay lập tức thông báo số dư (với Internet Banking là qua app ngân hàng, với thẻ thì là thông báo giao dịch qua email,…).
Thanh toán điện tử E Commerce
Thanh toán điện tử trên sàn TMĐT

Vậy nếu bán hàng offline, thì cách triển khai thanh toán điện tử là gì? Quy trình làm việc của hệ thống thanh toán điện tử tại điểm bán offline diễn ra như sau:

  • Bước 1: Nhân viên order qua máy bán hàng, chọn hình thức thanh toán mà khách hàng muốn dùng.
  • Bước 2: Nếu dùng thẻ, nhân viên sẽ dùng máy quẹt thẻ chuyên dụng, nhập số tiền, nhập mã PIN. Nếu quét QR, nhân viên sẽ hiển thị mã QR lên màn hình để bạn thanh toán. 
  • Bước 3: Thanh toán thành công thì máy sẽ tự động in hóa đơn, nhân viên và khách hàng mỗi người giữ một bản. 
Thanh toán điện tử tại cửa hàng
Quy trình thanh toán điện tử tại điểm bán offline

Hạn chế của thanh toán điện tử

Vậy những hạn chế của thanh toán điện tử là gì? Mặc dù những lợi ích to lớn của thanh toán điện tử là không thể tranh cãi, nhưng công nghệ này vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như:

  • Tiềm ẩn rủi ro về bảo mật:  Đây là một trong những hạn chế của thanh toán điện tử khiến nhiều người phải cân nhắc khi sử dụng. Tuy nhiên, các ngân hàng, công ty công nghệ đang cố gắng khắc phục, nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. 
  • Mất thêm phí: Để duy trì tài khoản E-Banking, nhiều ngân hàng yêu cần phải trả một khoản phí duy trì nhỏ. Đối với ví điện tử, bạn có thể giao dịch hoàn toàn miễn phí, nhưng mất một khoản phí không nhỏ để rút tiền về ngân hàng liên kết. 
  • Chưa dễ tiếp cận với tất cả mọi người: Hầu hết, những đối tượng sử dụng thanh toán điện tử đều là giới trẻ. Trong khi đó, nhóm người cao tuổi vẫn ưa chuộng phương thức truyền thống để đi chợ, mua bán phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh cũng có thể khá phức tạp với một số người.  
Hạn chế thanh toán điện tử là gì
Bảo mật trong thanh toán điện tử vẫn khiến nhiều người lo lắng

Thông qua bài viết trên, bePOS hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ thanh toán điện tử là gì, hoạt động dưới những hình thức như thế nào. Tóm lại, đặc điểm của thanh toán điện tử là có tính linh hoạt cao, thuận lợi, dễ kiểm soát khi cần. Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về phương thức thanh toán này, bạn hãy tiếp tục theo dõi Website của bePOS nhé! 

FAQ

Mã OTP trong thanh toán điện tử là gì?

Mã OTP (One Time Password) là mật khẩu chỉ dùng một lần, đồng thời được xem như lớp bảo vệ thứ hai cho tài khoản khi thực hiện giao dịch. Điều này nhằm nâng cao bảo mật trong thanh toán điện tử, phòng tránh rủi ro rò rỉ thông tin, bị tấn công bởi Hacker,… Khi sử dụng, bạn nên đảm bảo không để ai biết mã OTP của mình.  

Thanh toán điện tử Tiếng Anh là gì?

Nhiều người thắc mắc thanh toán điện tử Tiếng Anh là gì. Thuật ngữ này có thể được dịch thành nhiều cái tên như Online Payment, Electronic Payment, Digital Payment,… Nhưng dù gọi như thế nào, thì bản chất của khái niệm thanh toán điện tử vẫn không đổi và đều là một khâu quan trọng góp phần thúc đẩy thương mại điện tử trong thời kỳ 4.0, hướng tới một xã hội không tiền mặt.