Trang chủBlogs MarketingBí quyết chinh phục thị trường mục tiêu chính xác nhất (2024)

Bí quyết chinh phục thị trường mục tiêu chính xác nhất (2024)

Cập nhật lần cuối: Tháng mười hai 12, 2023
Nữ Tâm
1011 Đã xem

Thị trường mục tiêu là gì, làm thế nào để xác định thị trường mục tiêu? Thị trường mục tiêu là một trong những vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp hay nhà bán hàng nào cũng cần quan tâm. Tuy nhiên, không dễ dàng để có thể xác định cũng như lựa chọn chính xác thị trường này. Trong bài chia sẻ sau đây, bePOS sẽ cùng bạn tìm hiểu những “bí quyết” để chinh phục thị trường mục tiêu chính xác nhất.

Thị trường mục tiêu là gì?

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ khái niệm thị trường mục tiêu là gì. Đối với doanh nghiệp, thị trường mục tiêu là nhóm khách hàng phù hợp với chiến lược bán hàng của họ. Cụ thể, nhóm khách hàng này có nhu cầu và khả năng mua các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp ở mức độ cao. Do đó, khi triển khai các chiến dịch tiếp thị và bán hàng, bên bán sẽ thu được hiệu quả tốt, tạo ra nhiều đơn hàng và doanh thu.

Xét về quy mô, thị trường mục tiêu có phạm vi nhỏ hơn thị trường nói chung, thậm chí nhỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khả năng tạo ra lợi nhuận và giá trị kinh doanh lại không hề kém cạnh, đôi khi còn mang tính chủ lực. Vì thế, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cố gắng xác định đúng nhất thị trường mục tiêu.

thi-truong-muc-tieu-la-gi
Hiểu rõ thị trường mục tiêu là gì?

Tại sao doanh nghiệp cần xác định thị trường mục tiêu?

Để hiểu rõ lý do thị trường mục tiêu là gì và vai trò đối với doanh nghiệp, chúng ta cùng xem xét một số lợi ích mà hoạt động này đem lại, cụ thể:

Giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực

Bài học kinh nghiệm khi trả lời câu hỏi thị trường mục tiêu là gì có thể thấy rõ nhất qua câu chuyện bó đũa, nhưng theo một góc nhìn khác. Nếu như bạn muốn bẻ gãy cả một bó đũa, bạn phải tiêu tốn rất nhiều sức lực. Trong trường hợp xấu nhất, kết quả nhận về có thể bằng không.

Ngược lại, chia nhỏ từng chiếc và thực hiện, bạn chắc chắn thực hiện được. Mặc dù, thời gian hoàn thành có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, nếu xác định đúng “chiếc đũa mục tiêu” trong cả bó, bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng, vượt giới hạn đặt ra.

Đối với kinh doanh cũng vậy, việc dàn trải tiềm lực để đáp ứng tất cả người tiêu dùng không chỉ khiến doanh nghiệp chịu áp lực lớn mà còn tiêu tốn và lãng phí nguồn lực. Trong khi đó, “trái ngọt” thu về dường như không được như mong muốn. Ngược lại, nếu tập trung vào một bộ phận khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể thu lại được lợi nhuận tốt hơn trong khi nguồn lực được sử dụng tối ưu. 

tai-sao-can-xac-dinh-thi-truong-muc-tieu
Vai trò của thị trường mục tiêu là gì đối với các doanh nghiệp? 

Doanh nghiệp tối ưu được thời gian 

Tương tự như nguồn lực, thời gian là yếu tố doanh nghiệp có thể rút ngắn khi triển khai tiếp thị, bán hàng đúng mục tiêu thị trường, thay vì “thà bán nhầm còn hơn bỏ sót”. Tất nhiên, không phải cứ xác định đúng thị trường này thì sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Doanh nghiệp cần có cả chiến lược kinh doanh đúng đắn và tối ưu nhất để đạt mục tiêu của mình. 

Tạo ra khả năng cạnh tranh lớn

Đây là một lợi ích bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu thị trường mục tiêu là gì. Hãy thử tưởng tượng, bạn sẽ có lợi thế lớn như thế nào khi kinh doanh đúng sản phẩm, dịch vụ cho đúng nhóm người dùng mục tiêu.  Câu chuyện không chỉ là lợi nhuận lớn hơn, dòng vốn nhanh hơn,… mà còn là những giá trị vô hình khác như thương hiệu, tiềm năng mở rộng thị trường,…

Nâng cao khả năng thích nghi trước biến động

Hãy nhìn vào thực tế bối cảnh hiện nay, khi các doanh nghiệp đang gồng mình chống chọi lại tác động và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, ta sẽ nhận thấy rõ điều này. Những doanh nghiệp phát triển hoặc đơn giản là có thể tồn tại thường thu hẹp phạm vi khách hàng tới mức thấp nhất có thể. Bù lại, họ sẽ tập trung vào các yếu tố mang tính “thích nghi” như đẩy mạnh bán hàng online, thanh toán không chạm,… Dĩ nhiên, điều này chỉ đúng với một số lĩnh vực nhất định, ví dụ như kinh doanh đồ ăn, hàng không,…

nang-cao-kha-nang-truoc-thi-truong-bien-dong
Xác định thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng trước thị trường biến động

Các tiêu chí xác định thị trường mục tiêu phổ biến

Dựa theo địa lý

Cách xác định thị trường mục tiêu là gì là thắc mắc phổ biến của nhiều người. Phải kể đến đầu tiên là xác định dựa trên vị trí địa lý. Đây là kiểu phân loại thị trường mục tiêu khá đơn giản nhưng vẫn hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Với cách này, doanh nghiệp mô tả vị trí thực tế của khách hàng mục tiêu, bao gồm nơi sinh sống, địa điểm làm việc, các đặc điểm địa lý khác,…

Một số ví dụ cụ thể cho việc phân loại thị trường mục tiêu theo địa lý là mã bưu điện, tỉnh/thành phố, quốc gia, bán kính quanh vị trí nhất định, khí hậu, thành thị hay nông thôn,…

Dựa theo tâm lý khách hàng

Tâm lý khách hàng là một tiêu chí xác định mục tiêu thị trường mà bạn không nên bỏ qua. Nhiều trường hợp, khách hàng không phù hợp với cách phân nhóm dựa trên các đặc điểm bề ngoài, mà sẽ phụ thuộc vào yếu tố tâm lý học bên trong nhiều hơn. Doanh nghiệp cần mô tả những phẩm chất cá nhân nội tại bên trong nhóm khách hàng mục tiêu, bao gồm sở thích, hoạt động giải trí, nguồn thông tin mà họ thường xem và thấy thích,…

tam-ly-khach-hang
Cách xác định thị trường mục tiêu là gì – Xác định dựa trên tâm lý khách hàng

Dựa theo nhân khẩu học

Tiêu chí xác định thị trường mục tiêu tiếp theo mà bePOS muốn đề cập là yếu tố nhân khẩu học. Nhân khẩu học bao gồm các danh mục như độ tuổi, giới tính, học vấn tình trạng việc làm, tình trạng hôn nhân, thu nhập, giai đoạn cuộc sống mà họ đang trải qua, cấu trúc gia đình, tôn giáo,…  Nếu là doanh nghiệp B2B, bạn cần phân tích một số yếu tố nhân khẩu học như quy mô tổ chức, ngành nghề, chức năng công việc,…

Dựa theo hành vi khách hàng

Để trả lời cho câu hỏi cách xác định thị trường mục tiêu là gì, bạn không thể bỏ qua hành vi khách hàng. Thói quen mua sắm của khách hàng cũng giúp doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu. Chẳng hạn, khi ra quyết định mua sắm, khách hàng mong đợi gì ở thương hiệu, tại sao họ muốn mua sản phẩm của thương hiệu này mà không phải thương hiệu khác?

Ngoài ra, doanh nghiệp cần nghiên cứu thời điểm và tần suất khách hàng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ, từ đó xây dựng chiến lược Marketing phù hợp với từng nhóm khách hàng đó.

hanh-vi-mua-sam-cua-khach-hang
Cách xác định thị trường mục tiêu là gì – Dựa trên hành vi mua sắm của khách hàng

Hướng dẫn 5 bước xây dựng thị trường mục tiêu hiệu quả

Bước 1: Nghiên cứu thị trường 

Bước đầu tiên xây dựng thị trường mục tiêu, cũng là bước quan trọng nhất, đó là nghiên cứu tình hình thị trường. Khi nghiên cứu thị trường, bạn cần dựa trên số liệu thống kê chính xác và cụ thể, tránh đánh giá cảm tính, thì mới hiểu được nhu cầu của khách hàng tiềm năng. 

Ngoài ra, khi phân tích sản phẩm, bạn hãy liệt kê danh sách tính năng của sản phẩm/dịch vụ đó và những lợi ích khách hàng được hưởng từ đó. Sau đó, bạn lập danh sách những khách hàng mà bạn có thể đáp ứng nhu cầu cho họ.

Vậy các phương pháp nghiên cứu thị trường mục tiêu là gì? Các nhà nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp thường áp dụng hai phương pháp chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng (khảo sát).

Trong đó, nghiên cứu định tính bao gồm hoạt động phỏng vấn, thảo luận tự do, thường đào sâu vào tâm lý khách hàng, còn nghiên cứu định lượng chủ ý là khảo sát. Bạn có thể kết hợp cả hai, nhưng nếu nguồn lực có hạn thì hãy ưu tiên nghiên cứu thị trường theo phương pháp đầu tiên.

nghien-cuu-thi-truong
Cách xác định thị trường mục tiêu là gì – Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng

Bước 2: Phân khúc thị trường

Một thị trường mục tiêu sẽ có nhiều phân khúc thị trường, được xác định dựa theo từng tệp khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Điều này giúp doanh nghiệp nhắm trúng khách hàng mục tiêu hơn, dễ dàng thiết lập các chiến lược Marketing. Những yếu tố chính để thu hẹp thị trường mục tiêu thành các phân khúc là:

  • Theo nhân khẩu học: Dựa trên các số liệu thống kê như giới tính, độ tuổi, tình trạng công việc, thu nhập theo tháng/năm, tình trạng hôn nhân, học vấn, tôn giáo,…
  • Theo vị trí địa lý: Dựa theo mã bưu điện mã bưu điện hay mã ZIP, mã vùng, tỉnh/thành phố, quận/huyện, khu vực lân cận, quốc gia,..
  • Theo tâm lý khách hàng: Dựa trên tầng lớp kinh tế xã hội, sở thích, thói quen mua sắm, các nguồn thông tin ưa thích, niềm tin,…
  • Theo hành vi khách hàng: Dựa trên các yếu tố thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua sắm. Ví dụ, trong gia đình ai là người quyết định mua, bao lâu mua một lần, lý do mua hàng là gì,…

Tầng lớp kinh tế xã hội là một tiêu chí khá quan trọng để xác định phân khúc của thị trường mục tiêu là gì, cụ thể:

  • Tầng lớp trên: Bao gồm nhà quản lý chuyên môn, nhà quản lý cơ quan hành chính nhà nước hoặc cấp cao hơn,…
  • Tầng lớp trung lưu: Bao gồm nhà quản lý trung gian, quản lý hành chính, quản lý chuyên môn,…
  • Tầng lớp trung lưu thấp: Nhà giám sát, quản lý cấp dưới, quản lý hành chính/chuyên môn.
  • Lao động lành nghề: Là những người lao động tay chân lành nghề, thường phải có kiến thức chuyên môn nhất định về lĩnh vực nào đó, như thợ sửa điện nước, nhân viên Spa, điều dưỡng,…
  • Lao động không có tay nghề: Là người lao động không có tay nghề, ví dụ nhân viên bưng bê hàng quán,…
  • Tầng lớp sinh hoạt: Là những người thất nghiệp, không có công việc ổn định, có thể theo mùa hay không thường xuyên.
xac-dinh-phan-khuc-thi-truong
Cách xác định thị trường mục tiêu là gì – Chia nhỏ thành các phân khúc thị trường

>> Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì và hướng dẫn cách phân khúc thị trường

Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu của thị trường 

Việc xác định khách hàng mục tiêu ngày nay được đơn giản hóa thông qua các công cụ điện tử, ví dụ:

  • Mạng xã hội: Hầu hết các trang mạng xã hội hiện nay đều có tính năng phân tích nhân khẩu học miễn phí, ví dụ Facebook báo cáo về độ tuổi người xem fanpage, giới tính, cũng như vị trí địa lý.
  • Địa chỉ email: Nếu đã có sẵn kho email khách hàng, bạn có thể tận dụng chúng để lấy thông tin nhân khẩu học.
  • Dữ liệu bán hàng: Hầu hết cơ sở kinh doanh đều sở hữu kho dữ liệu về khách hàng, như lịch sử mua hàng, các sản phẩm yêu thích, thời gian mua, chi phí cho mỗi lần mua,… 
  • Khách hàng hiện tại: Một cách đơn giản là bạn có thể gọi điện thoại hoặc gửi email để khảo sát trực tiếp từ khách hàng hiện tại của mình.
  • Các nguồn thông tin khác: Các nghiên cứu về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp khác, các bài báo, bài blog nói về thị trường mục tiêu, các diễn đàn người tiêu dùng, diễn đàn doanh nghiệp,… 
khach-hang-muc-tieu
Xác định khách hàng mục tiêu để lên chiến dịch Marketing phù hợp

>> Xem thêm: Chân dung khách hàng mục tiêu – Hướng dẫn 5 bước xây dựng chính xác nhất

Bước 4: Tìm chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu 

Sau đã đã xác định được khách hàng mục tiêu, bạn cần xác định các loại chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu mà mình sẽ nhắm tới: 

  • Tiếp thị đa phân khúc: Đây là chiến lược thị trường mục tiêu nhắm tới 2 phân khúc trở lên. Ví dụ, công ty có thể bán phụ tùng ô tô cho các nhà sản xuất ô tô, cho cửa hàng sửa chữa, hoặc cho người tiêu dùng cuối. 
  • Tiếp thị tập trung: Chiến lược Marketing này tập trung tiếp thị sản phẩm cho một phân khúc thị trường. Ví dụ, công ty chỉ chuyên cung cấp phụ tùng ô tô cho nhà sản xuất ô tô, không cung cấp cho người tiêu dùng khác.
  • Nhắm mục tiêu vi mô: Đây là chiến lược cô lập thị trường và cố gắng thu thập nhiều dữ liệu nhất có thể, để cố gắng hướng đến mục tiêu theo cách cá nhân hóa.
  • Chuyên môn hóa sản phẩm: Chiến lược này chọn một phân khúc khách hàng và tạo ra nhiều sản phẩm để phục vụ tệp khách hàng đó.
chien-dich-thi-truong-muc-tieu
Tìm hiểu các loại chiến lược thị trường mục tiêu là gì để tìm ra phương án phù hợp

Bước 5: Thử nghiệm quảng cáo lên thị trường mục tiêu

Bước cuối cùng là doanh nghiệp chạy quảng cáo hướng đến thị trường mục tiêu, nhằm thúc đẩy lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đồng thời tích lũy thông tin khách hàng phục vụ cho việc phân tích về sau. Nếu đã xác định được thị trường mục tiêu là gì, bạn có thể tùy chỉnh dựa để tạo ra các phiên bản khác nhau cho cùng một sản phẩm, sau đó theo dõi phản ứng khách hàng để đưa ra chỉnh sửa hợp lý nhất.

3 “bí quyết” để chinh phục thị trường mục tiêu chính xác hơn

Phân nhỏ thị trường để xác định đúng thị trường mục tiêu

Đây Một bí quyết mà bạn không nên bỏ lỡ khi nghiên cứu thị trường mục tiêu là gì. Để xác định đúng thị trường mục tiêu, việc đầu tiên cần làm đó là phân nhỏ thị trường kinh doanh và hướng tới những phân khúc có nhiều cơ hội phát triển. Hãy dựa trên các tiêu chí như địa lý, tuổi tác, giới tính, thu nhập,… để bóc tách thị trường thành những nhóm nhỏ. Trong đó, khách hàng cùng nhóm sẽ có chung đặc điểm và xu hướng tiêu dùng.

phan-nho-thi-truong-muc-tieu
Phân nhỏ thị trường để xác định thị trường mục tiêu

Phân tích thị trường mục tiêu

Phân tích thị trường mục tiêu là việc chỉ ra các đặc điểm của nhóm khách hàng để đánh giá mức độ phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Phương pháp phân tích phổ biến nhất hiện nay là 5W – 1H. Tức là trả lời 6 câu hỏi Who, What, When, Where, Why và How, cụ thể:

  • Who: Ai sẽ mua sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp. Họ có đặc điểm gì: nam hay nữ, trẻ tuổi hay cao tuổi, đã đi làm hay còn phụ thuộc,…
  • What: Họ có nhu cầu mua sản phẩm/dịch vụ nào? Bạn có cung cấp sản phẩm/dịch vụ đó không?
  • When: Họ sẽ mua hàng khi nào? Họ mua mỗi ngày hay thi thoảng? Bạn có đáp ứng được thời điểm mua sản phẩm/dịch vụ của khách hàng không?
  • Where: Khách hàng sinh sống, làm việc và mua hàng ở đâu? Nơi đó có phù hợp với địa điểm kinh doanh của bạn không?
  • Why: Tại sao họ chọn mua sản phẩm/dịch vụ? Mục đích sử dụng là để đáp ứng nhu cầu hằng ngày hay nhu cầu đặc biệt nào khác?
  • How: Phương thức và cách thức mua hàng của họ? Bạn có đáp ứng được đặc điểm này không?
phan-tich-thi-truong-muc-tieu
Phân tích thị trường mục tiêu bằng câu hỏi 5W1H

Sắp xếp và lựa chọn tốt thị trường mục tiêu

Thông qua việc phân tích thị trường mục tiêu, bạn sẽ thấy được mức độ “tương thích” của doanh nghiệp đối với từng nhóm khách hàng. Qua kết quả thu về, hãy lựa chọn thị trường mục tiêu theo hai hướng sau:

  • Theo chiều dọc: Bạn nên lựa chọn thị trường có khả năng tạo ra nhiều doanh thu nhất (nhu cầu về mua hàng và khả năng chi trả lớn).
  • Theo chiều ngang: Lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp với từng dòng sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.

Chúng ta cùng đến với ví dụ về lựa chọn thị trường mục tiêu của Vinamilk, bao gồm người tiêu dùng và nhóm nhà kinh doanh.

  • Đối với đối tượng người tiêu dùng: Thị trường mục tiêu của Vinamilk là trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi (phân tích thị trường mục tiêu và lựa chọn theo chiều ngang).
  • Đối với đối tượng nhà kinh doanh: Thị trường mục tiêu của Vinamilk là đại lý, siêu thị, cửa hàng tiện lợi (thị trường mục tiêu theo chiều dọc).

Ngoài ra, một lưu ý khác mà doanh nghiệp không được quên đó là thị trường mục tiêu có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, chính nhà kinh doanh cũng cần nhạy bén, linh hoạt để thích nghi.

cach-xac-dinh-thi-truong-muc-tieu-la-gi
Cách xác định thị trường mục tiêu là gì – Tìm hiểu cách lựa chọn thị trường mục tiêu của Vinamilk

Tương tự, ta cùng xem xét ví dụ về lựa chọn thị trường mục tiêu của Pepsi để hiểu hơn thị trường mục tiêu là gì. 

Trong thời gian đầu mới hình thành, thị trường mục tiêu của Pepsi dường như rất rộng. Vì thế, họ tập trung vào phát triển giá trị thương hiệu thay vì đa dạng hóa sản phẩm: cùng kích thước, cùng thiết kế,…

Tuy nhiên, khi đã chiếm được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng, thị trường mục tiêu của Pepsi dần có sự đa dạng hơn theo dòng sản phẩm. Song, mọi phân khúc đều đảm bảo chất lượng và dịch vụ tốt nhất.

Một số Case Study về thị trường mục tiêu 

Nike

Để hiểu rõ hơn cách xác định thị trường mục tiêu là gì, bạn có thể nghiên cứu ví dụ của thương hiệu Nike. Nike áp dụng chiến lược chuyên môn hóa sản phẩm, lựa chọn một thị trường cụ thể để cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm trong cùng một nhóm thường được khách hàng mua cùng lúc, thay vì chỉ mua riêng lẻ từng sản phẩm.

Cụ thể, bên cạnh mặt hàng chủ chốt là giày thể thao, Nike còn cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm khác như áo khoác, túi xách và các phụ kiện thể thao khác. Rủi ro của cách nhắm thị trường mục tiêu này xuất hiện khi khách hàng chuyển sang dùng hãng thời trang khách, còn không thì Nike vẫn tiếp tục phát triển nhiều dòng sản phẩm mới.

vi-du-thi-truong-muc-tieu-cua-nike
Hiểu rõ cách xác định thị trường mục tiêu là gì qua ví dụ của Nike

Starbucks

Starbucks đạt thành công như hôm nay nhờ biết cách phục vụ cụ thể cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu đã được xác định rõ ràng:

  • Nam giới và nữ giới 25 – 40 tuổi: Đây là những người chiếm gần một nửa tổng doanh số của Starbucks, là những người có thu nhập tương đối tốt, sự nghiệp chuyên nghiệp, tập trung vào phúc lợi xã hội. Với những khách hàng này, Starbucks phục vụ thông qua thiết kế không gian đẹp và hiện đại, thể hiện sự chuyên nghiệp. 
  • Người trẻ từ 18 – 24 tuổi: Đây là nhóm sinh viên đại học thường đến quán cafe để học bài, ghi chép, tán gẫu bạn bè,… Với tệp khách hàng này, Starbucks chú trọng Marketing trên mạng xã hội, xây dựng hình ảnh thương hiệu trẻ trung năng động. 
  • Trẻ em và thiếu niên: Đây là trẻ em đi cùng cha mẹ đến quán cafe, Starbucks phục vụ bằng cách tạo ra các kích cỡ nhỏ cho trẻ em, có các dòng “babyccino” tập trung vào sữa. 
vi-du-thi-truong-muc-tieu-cua-starbucks
Ví dụ về thị trường mục tiêu của thương hiệu Starbucks

McDonald’s

Cách làm của McDonald’s cũng giúp bạn hiểu rõ hơn thị trường mục tiêu là gì, thương hiệu này hướng đến hai tệp khách hàng chính như sau: 

  • Khách hàng độ tuổi từ 16 – 29 tuổi: Đây là những thanh thiếu niên trẻ tuổi, có phong cách sống hiện đại, nhanh gọn. Thu nhập của tệp này ở mức trung bình, nên họ lựa chọn McDonald làm địa điểm ăn uống vì độ thuận tiện và mức giá hợp lý.
  • Trẻ em từ 5 – 14 tuổi: McDonald’s cho rằng, trẻ em luôn thích sự mới lạ, thường bị ấn tượng bởi những món đồ ăn nhanh bắt mắt, giòn ngon, nhiều mỡ. Vì vậy, chúng hay muốn bố mẹ đưa đi mua đồ ăn nhanh sau buổi tan trường, hoặc vào những dịp cuối tuấn.  
vi-du-thi-truong-muc-tieu-cua-mcdonalds
Ví dụ về lựa chọn thị trường mục tiêu của McDonald’s – Nhắm đến tệp khách hàng trẻ em và thanh thiếu niên

Apple

Apple xác định thị trường mục tiêu của họ là toàn cầu và hiện tại họ đã đạt được điều này. Tuy nhiên, Apple tập trung nhất vào một số thị trường quan trọng, đó là các quốc gia Bắc Mỹ như Mỹ, Canada, ở Châu Á là Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ,… Đặc điểm chung của các quốc gia này là sở hữu thu nhập đầu người cao, bởi sản phẩm của Apple có giá thành khá đắt. Bên cạnh đó, khách hàng mục tiêu của Apple cũng là người yêu thích công nghệ và muốn sở hữu sản phẩm đẳng cấp nhất. 

vi-du-thi-truong-muc-tieu-cua-apple
Ví dụ về lựa chọn thị trường mục tiêu của Apple – Tập trung vào người yêu công nghệ và có thu nhập cao

Các xu thế tiếp cận thị trường mục tiêu hiện nay

Bên cạnh câu hỏi thị trường mục tiêu là gì, các xu hướng tiếp cận thị trường cũng là mối bận tâm lớn. Hiện nay, có 4 xu thế tiếp cận thị trường mục tiêu chính, đó là:

Marketing không phân biệt

  • Định nghĩa

Marketing không phân biệt là chiến dịch Marketing tổng thể, hướng toàn bộ thị trường nói chung và bỏ qua sự khác nhau giữa các phân khúc thị trường. Điều này có vẻ như trái ngược với thị trường mục tiêu. Nhưng thực tế không hẳn vậy. Đây là trường hợp thị trường mục tiêu mà doanh doanh hướng tới trùng với thị trường chung.

  • Đối tượng áp dụng

Thông thường, xu thế này phù hợp với những doanh nghiệp chuyên kinh doanh một mặt hàng hoặc dịch vụ mang tính thiết yếu như: gạo, thiết bị điện,… hoặc doanh nghiệp ở thời kỳ đầu của quá trình kinh doanh.

  • Cách thức thực hiện

Các chiến dịch Marketing thường sẽ tạo ra một thông điệp nhằm truyền tải nội dung có sức hấp dẫn, dễ tạo ấn tượng và liên quan đến thương hiệu tới càng nhiều người càng tốt. Doanh nghiệp có thể sử dụng tiếp thị truyền thống qua các phương tiện đại chúng như truyền hình, báo đài,… hay tiếp thị hiện đại. Thậm chí là kết hợp cả hai với nhau.

marketing-khong-phan-biet
Các xu hướng Marketing đến thị trường mục tiêu là gì – Marketing tổng thể

Marketing phân biệt

  • Định nghĩa

Khi tìm hiểu thị trường mục tiêu là gì, chắc chắn bạn không thể không biết tới chiến dịch Marketing phân biệt. Đây là chiến dịch Marketing có sự phân loại thị trường để hướng tới một phân khúc cụ thể, được cho là có tiềm năng nhất. Cách tiếp cận này mang tới ưu điểm là khả năng tối đa hóa doanh thu. Nhưng vì phải “phục vụ” tiếp thị nhiều dòng sản phẩm nên áp lực về chi phí triển khai cũng rất lớn.

  • Đối tượng áp dụng

Xu thế Marketing phân biệt phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, mỗi sản phẩm, dịch vụ lại có một thị trường mục tiêu riêng. 

  • Cách thức thực hiện

Tương tự như Marketing không phân biệt, xu thế này có thể sử dụng cả phương thức tiếp thị truyền thống lẫn hiện đại. Song, tiếp thị trực tuyến sẽ là trọng tâm.

marketing-phan-biet
Áp dụng phương pháp Marketing phân biệt để tiếp cận khách hàng

Marketing tập trung 

  • Định nghĩa

Marketing tập trung cũng là một nội dung không thể bỏ qua khi nghiên cứu thị trường mục tiêu là gì. Hiểu một cách đơn giản, đây là hình thức doanh nghiệp hướng tới thị trường mục tiêu là các thị trường nhỏ và dồn sức chiếm ưu thế cạnh tranh tại đây. Điều này sẽ không khiến doanh nghiệp chịu quá nhiều áp lực về vốn mở rộng thị trường, mà còn có thể tạo ra nhiều ưu thế cạnh tranh khi đã thực hiện.

Bởi lẽ, họ hiểu được và hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn là sự thay đổi thị hiếu hoặc sự lấn sân của những đối thủ khác cùng lĩnh vực có thể khiến nhà kinh doanh “chao đảo”.

  • Đối tượng áp dụng

Phương thức này thường được các doanh nghiệp có định hướng chuyên môn hóa sản xuất thực hiện.

  • Cách thức thực hiện

Marketing tập trung có thể sử dụng cả phương thức tiếp thị truyền thống lẫn hiện đại, tuy nhiên sẽ tập trung nhiều vào tiếp thị trực tuyến.

marketing-tap-trung
Cách tiếp cận thị trường mục tiêu là gì – Xu hướng Marketing tập trung

Marketing trực tiếp

Đây được xem là cách tiếp cận thị trường mục tiêu được ưa chuộng nhất hiện nay. Thông qua các kênh liên lạc như số điện thoại, địa chỉ email,… doanh nghiệp có thể tiếp cận sâu và rộng hơn tới khách hàng. Mặc khác, sự hỗ trợ của công nghệ thông tin giúp quá trình triển khai được rút ngắn đáng kể về cả thời gian, công sức.

Trên đây là chia sẻ của bePOS để trả lời câu hỏi thị trường mục tiêu là gì và các vấn đề xoay quanh. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn đầy đủ, chi tiết hơn về thị trường mục tiêu trong kinh doanh và có thể triển khai hiệu quả trong thực tế. 

FAQ

Có những xu thế hay phương thức tiếp cận thị trường mục tiêu nào phổ biến nhất?

Hiện nay, có 4 xu thế tiếp cận thị trường mục tiêu chính là Marketing không phân biệt, Marketing phân biệt, Marketing tập trung (concentrated marketing) và Marketing trực tiếp.

Tại sao doanh nghiệp cần xác định đúng thị trường mục tiêu?

Nếu hiểu bản chất thị trường mục tiêu là gì, doanh nghiệp có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này. Việc xác định đúng thị trường mục tiêu là vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Bởi lẽ, nó sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực, thời gian kinh doanh, tạo ra tính cạnh tranh lớn cũng như nâng cao khả năng thích nghi trước biến động. 

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/thi-truong-muc-tieu-la-gi/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]