Trang chủBlogs Kinh doanh F&BKinh nghiệm thiết kế bếp nhà hàng nhỏ chi tiết, mới nhất 2024

Kinh nghiệm thiết kế bếp nhà hàng nhỏ chi tiết, mới nhất 2024

Cập nhật lần cuối: Tháng Ba 03, 2024
Trần Dung
Trần Dung
607 Đã xem

Bếp là linh hồn của nhà hàng và có vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh. Với những nhà hàng quy mô nhỏ thì cách bố trí không gian bếp hợp lý, khoa học góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh cho quá trình xử lý thực phẩm, từ khâu nhập nguyên liệu cho đến cung cấp món ăn, đồng thời giúp tiết kiệm nguồn lực và thời gian. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ chia sẻ những kinh nghiệm về thiết kế bếp nhà hàng nhỏ để vận hành kinh doanh hiệu quả. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Các quy tắc thiết kế bếp nhà hàng nhỏ

Quy tắc thiết kế bếp nhà hàng nhỏ nếu được áp dụng một cách khoa học sẽ tối đa không gian bếp, tiết kiệm được chi phí và nguồn nhân lực. Bạn có thể tham khảo một số quy tắc dưới đây:

Vị trí, kích thước các khu vực trong bếp nhà hàng nhỏ

Thông thường, bếp nhà hàng sẽ có bố cục gồm các khu vực như sau: Khu vực bảo quản – lưu trữ, khu vực sơ chế thực phẩm, khu vực nấu nướng, khu vực ra món và khu vực vệ sinh dụng cụ. Đối với những nhà hàng nhỏ, trước tiên bạn cần tính toán vị trí và kích thước các khu vực trong bếp, cụ thể như:

  • Khu vực lưu trữ, bảo quản thực phẩm: Đây là nơi để lưu trữ toàn bộ nguyên liệu nấu nướng, bao gồm cả thực phẩm tươi và khô. Thực phẩm tươi thường được đặt trong tủ máy hoặc kho đông lạnh tùy theo quy mô của nhà hàng. Còn thực phẩm khô thì nên được đặt trên các kệ để đảm bảo không bị thiếu hụt.
  • Khu vực chuẩn bị, sơ chế thực phẩm: Đây là nơi để sơ chế và gia công nguyên liệu trước khi nấu nên cần có các thiết bị như bồn rửa, máy cắt thịt, máy gọt rau củ, …
  • Khu vực nấu nướng: Đây là khu vực quan trọng nhất và cần được thiết kế rộng rãi để các đầu bếp có đủ không gian hoạt động liên tục. Khu vực này thường gồm một dãy các bếp xào, nấu, hầm và lò nướng. Lối đi cần được thiết kế rộng rãi với kích thước tối thiểu là 1-3m để di chuyển thoải mái.
  • Khu vực ra món, chia thức ăn: Vị trí này thường được bố trí gần cửa ra vào để giảm thiểu thời gian di chuyển của đồ ăn. Mặt bằng cần trống trải để tiện đặt thức ăn vào và mang đi.
  • Khu vực vệ sinh dụng cụ nhà bếp: Đây là nơi được tách biệt và nên đặt ở cuối chuỗi di chuyển trong nhà bếp. Nơi đây thường có nhiều rác, xà phòng, nước bẩn,.. nên cần được bố trí xa các khu vực khác để đảm bảo vệ sinh.
can-tinh-toan-vi-tri-va-kich-thuoc-cac-khu-vuc-trong-bep-hop-ly
Cần tính toán vị trí và kích thước các khu vực trong bếp hợp lý

Ánh sáng và thông gió

Ánh sáng và hệ thống thông gió có vai trò rất quan trọng đảm bảo sự thông thoáng cho không gian bếp, tạo môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên. Khi thiết kế bếp cho nhà hàng nhỏ, cần tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên và lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng trắng giúp nhân viên thao tác an toàn, dễ dàng đánh giá màu sắc và chất lượng món ăn.

Hệ thống thông gió trong nhà bếp thường được đặt ở vị trí cao phía trên, đối diện với khu vực bếp, có khoảng cách đủ lớn để tránh cho khói, bụi, mùi thức ăn không lan ra các khu vực khác. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ cháy nổ và hạ nhiệt độ khu vực chế biến thức ăn, tạo nên một không gian bếp thông thoáng, dễ chịu. 

Bên cạnh đó, để tránh sự xâm nhập của côn trùng và chuột bọ, cần che phủ tất cả các khe hở bằng lưới chống côn trùng. Nếu có các ô thoáng trong khu vực bếp, cần được thiết kế thêm mái che và gạt để tránh cho nắng mưa trực tiếp vào khu vực bếp. Đồng thời, việc lắp đặt máy hút mùi để loại bỏ khói, mùi hôi và khó chịu trong không khí là rất cần thiết. 

anh-sang-va-he-thong-thong-gio-dam-bao-su-thong-thoang-cho-khong-gian-bep
Ánh sáng, hệ thống thông gió có vai trò quan trọng đảm bảo thông thoáng cho không gian bếp

Sàn và tường

Khi chọn sàn và tường trong quá trình thiết kế bếp nhà hàng nhỏ bạn cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Độ bền: Sàn và tường cần phải chịu được tác động mạnh từ các dụng cụ, thực phẩm và chất lỏng trong quá trình sử dụng.
  • An toàn: Độ bám dính tốt, tránh trơn trượt gây nguy hiểm cho nhân viên làm việc trong khu bếp.
  • Dễ dàng vệ sinh: Sàn và tường phải làm bằng vật liệu nhẵn, không thấm nước để dễ dàng lau chùi và vệ sinh, giúp giảm thiểu việc tạo mảng bẩn, vi khuẩn và nấm mốc.
  • Thẩm mỹ: Chọn sàn và tường cần phù hợp với phong cách thiết kế nhà hàng, tạo cảm giác gọn gàng, sạch sẽ và chuyên nghiệp.
  • Chi phí: Chọn vật liệu làm sàn và tường khu bếp sao cho phù hợp với ngân sách của nhà hàng, đồng thời đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng.

Một số vật liệu thông dụng cho sàn và tường khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ bao gồm gạch, đá, gỗ, sàn nhựa, sàn cao su, sơn chống thấm và gạch Mosaic. Khi chọn vật liệu, bạn cần cân nhắc các yếu tố trên để đưa ra quyết định tốt nhất cho khu bếp nhà hàng.

luu-y-chon-san-va-tuong-nha-bep-co-do-ben-cao-de-ve-sinh
Lưu ý chọn sàn và tường nhà bếp có độ bền cao, dễ vệ sinh

Thiết bị, dụng cụ cần thiết

Mỗi một loại món ăn lại cần những dụng cụ chế biến khác nhau. Vì thế để tránh việc mua quá ít hay mua quá nhiều dụng cụ gây chật chội không gian bếp, bạn hãy lên thực đơn và dựa vào món chính của nhà hàng để đưa ra số lượng dụng cụ nhà bếp phù hợp.

Chọn đúng kích cỡ

Hãy đảm bảo rằng các thiết bị phòng bếp mà bạn mua sắm có kích cỡ phù hợp với quy mô nhà hàng nhỏ của bạn. Tránh việc kích thước quá bé sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến, hoặc kích thước quá lớn sẽ chiếm nhiều không gian. 

Nên sắm những thiết bị nhà bếp đa năng

Đối với những nhà hàng có diện tích bếp eo hẹp thì việc sử dụng các thiết bị bếp đa năng sẽ giúp tiết kiệm tối đa diện tích. Dưới đây là một số thiết bị nhà bếp cơ bản cần có khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ.

  • Tủ lạnh: Đây là thiết bị không thể thiếu trong mọi căn bếp. Thiết bị tuyệt vời giúp bảo quản và lưu trữ nguyên liệu, thực phẩm chế biến. Bạn có thể mua từ 2 – 3 tủ lạnh công nghiệp để sắp xếp đồ dùng một cách gọn gàng. 
  • Bếp nấu: Bếp ga công nghiệp là lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà hàng.
  • Chậu rửa: Khu vực dùng để làm sạch và sơ chế nguyên liệu nấu ăn.
  • Giá để đồ, quầy kệ: Tất cả các bộ phận khác trong căn bếp nên được làm bằng vật liệu nhẵn, thuận tiện tiếp xúc với thực phẩm và dễ dàng vệ sinh, khử trùng.
  • Lò nướng, lò vi sóng: Tùy theo thực đơn của nhà hàng mà bạn nên cân nhắc mua lò nướng kết hợp nhiều tính năng như nướng bánh, hâm đồ uống,….
  • Nồi cơm, nồi hấp.
  • Các dụng cụ khác: Xoong nồi, chảo, muôi, thìa, đũa, bát, đĩa, dao, thớt, lọ đựng gia vị,….
mua-sam-cac-trang-thiet-bi-dung-cu-nha-bep-day-du
Mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ nhà bếp đầy đủ

Hệ thống điện – nước – gas

Khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ, tuyệt đối không được bỏ qua đường điện, nước và gas bởi đây đều là những yếu tố quan trọng dùng để sơ chế và nấu món ăn. Đầu tiên, hệ thống đường dây điện nên đặt âm tường là tốt nhất. Biện pháp này giúp bố trí đường dây điện vừa gọn gàng, giảm nguy cơ chập cháy lại vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn bếp. 

Tiếp đến, bạn cần chú ý tới đường nước. Bạn cần dùng nước để sơ chế, nấu nướng và vệ sinh dụng cụ. Vậy làm sao thiết kế để nước không bị tắc và có thể thoát một cách dễ dàng?

Bạn nên lắp đặt hệ thống vòi rửa tại khu cấp nước, ngoài ra, đường nước thải cần bố trí gọn gàng để tránh gây ảnh hưởng tới quá trình sử dụng. Lưu ý, tình trạng nước đọng sẽ dễ bị trơn trượt, gây nguy hiểm cho nhân viên tại nhà bếp và tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển mạnh, gây mùi khó chịu.

Một việc quan trọng không kém khi thiết kế bếp nhà hàng đó là lắp đặt hệ thống gas, sao cho đường dẫn gas phải kín, tránh nguồn nhiệt lớn và không gần đường điện. Việc lắp đặt hệ thống này cần tuân thủ theo những tiêu chuẩn của bếp ăn công nghiệp.

Ngoài ra, các nhà hàng cần phân công nhân viên kiểm tra định kì hệ thống ga cẩn thận để phòng chống cháy nổ, tránh trường hợp lơ là xảy ra những sự cố đáng tiếc.

bo-tri-he-thong-dien-nuoc-gas-hop-ly
Bố trí hệ thống điện – nước – gas hợp lý

>> Xem ngay: Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng mới nhất

Những tiêu chí cần đảm bảo khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ

Một căn bếp nhà hàng nhỏ cần đảm bảo các tiêu chí sau để đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả làm việc cao.

Đảm bảo an toàn, vệ sinh

Trong kinh doanh lĩnh vực ăn uống, yếu tố quan trọng hàng đầu là món ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Muốn đạt được điều đó, một trong những điều kiện không thể bỏ qua là không gian bếp phải sạch sẽ và thông thoáng.

Dù nhà hàng có quy mô lớn hay nhỏ thì cũng đều cần tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế chung. Đó là không gian thật gọn gàng, ngăn nắp, đầy đủ ánh sáng và bố trí hợp lý khu vực làm việc cho nhân viên tại phòng bếp.

Chẳng hạn như nơi sơ chế, chế biến, bảo quản và khu rác thải cần phải sắp xếp riêng biệt. Không một khách hàng nào đánh giá tốt nhà hàng nếu phát hiện nơi để nguyên liệu nấu ăn lại đặt cạnh khu chứa rác thải.

Vì lẽ đó, không gian khu bếp nhà hàng phải luôn đảm bảo được giữ sạch sẽ, an toàn và vệ sinh, tránh để ẩm thấp, tạo cơ hội hình thành vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người. Bạn có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, họ sẽ cho bạn những lời khuyên hợp lý và  hữu ích nhất.

khu-bep-can-thiet-ke-dam-bao-yeu-to-an-toan-va-ve-sinh
Khu bếp cần thiết kế đảm bảo yếu tố an toàn và vệ sinh

Tiện nghi và chức năng

Một căn bếp nhà hàng đạt tiêu chuẩn cần đảm bảo tiện nghi và công năng sử dụng. Thiết kế bếp nhà hàng nhỏ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của cả căn bếp, vì vậy cần được cân nhắc và lập kế hoạch chi tiết để tối ưu chi phí năng lượng cho bếp nhà hàng nhỏ của bạn.

Thiết kế khoa học và hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhân viên bếp di chuyển thuận tiện trong quá trình làm việc, giảm thiểu các va chạm không đáng có và đem lại hiệu quả tốt nhất về mặt thời gian.

Khi hoàn thành thi công và lắp đặt bếp nhà hàng nhỏ, bạn cần kiểm tra kỹ trước khi đi vào sử dụng. Hãy xác định xem bố trí bếp đã hợp lý chưa, các dụng cụ đã đầy đủ và được xếp đúng vị trí, các đường nước cấp và nước thải có phù hợp và đảm bảo an toàn hay không?

Đầu bếp là những người trực tiếp làm việc trong bếp, do đó, bạn nên để họ kiểm tra, đánh giá bếp và lắng nghe ý kiến của họ. Từ đó tiếp thu và thực hiện các điều chỉnh theo các gợi ý của họ.

bep-nha-hang-phai-co-du-chuc-nang-can-thiet-phuc-vu-khach-hang
Bếp nhà hàng phải có đủ chức năng cần thiết phục vụ khách hàng tốt nhất

Đầy đủ trang thiết bị

Khi thiết kế bếp nhà hàng cần đảm bảo luôn đầy đủ trang thiết bị,dụng cụ cần thiết để không làm ảnh hưởng đến quá trình tạo ra món ăn. Tùy theo món ăn chính, đặc sản chủ chốt của từng nhà hàng mà cần có trang thiết bị bếp công nghiệp phù hợp. Chẳng hạn, bếp nhà hàng chuyên món lẩu, bếp chuyên về món nướng, bếp chuyên về món xào,…

Ngoài những dụng cụ không thể thiếu cho khu bếp nhà hàng như: nồi, xoong, chảo, bát, đĩa, thìa, muỗng, đũa, quầy kệ, rổ rá, dao, kéo, thớt,… thì bếp nhà hàng của bạn cần có thêm các thiết bị công nghiệp như: tủ lạnh, tủ nấu cơm, lò nướng, bếp Á, bếp Âu,…. Tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là tạo nên những món ăn chất lượng đồng thời đảm bảo tốt về mặt thời gian.

Để tiết kiệm thời gian và rút ngắn quy trình xử lý, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng bePOS với nhiều chức năng ưu việt. Phiếu order sẽ được chuyển thẳng đến bộ phận chế biến tại khu bếp. Nhờ đó, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn khi gọi món đồng thời đảm bảo phục vụ nhanh chóng và giảm thiểu thời gian chờ đợi.

Ngoài ra, thông qua phần mềm quản lý, bạn có thể dễ dàng quản lý nguyên vật liệu chế biến, số lượng nhập và tồn là bao nhiêu để có kế hoạch chuẩn bị chu đáo.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

su-dung-phan-mem-quan-ly-nha-hang-an-bepos
Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng ăn 4.0 bePOS

Dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng

Trong quá trình chế biến món ăn, việc dọn dẹp, lau chùi và vệ sinh chiếm rất nhiều thời gian. Thậm chí, bạn có thể phải dành khá nhiều thời gian để làm việc này. Hơn nữa, với lượng công việc lớn và cường độ làm việc liên tục, khu vực bếp không thể để bị gián đoạn bởi việc dọn dẹp, bảo trì hay bảo dưỡng. 

Vì vậy, để giảm thiểu các vết bẩn trên sàn, bạn có thể lắp đặt thiết bị bếp trên tường hoặc gắn bánh xe để dễ dàng di chuyển. Cố gắng thiết kế chậu rửa tại mọi khu vực chuẩn bị thực phẩm. Không gian bếp nhà hàng nhỏ cần được thiết kế thuận tiện cho việc bảo trì hoặc thay thế các thiết bị mà không ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể của bếp.

>> Có thể bạn cần: Bí kíp quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả

Một số mẫu thiết kế bếp nhà hàng nhỏ phổ biến 

Diện tích khu bếp các nhà hàng tại Việt Nam thường không quá lớn. Chính vì vậy, thiết kế bếp cho nhà hàng nhỏ nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Dưới đây là một số mẫu thiết kế bếp cho nhà hàng có quy mô nhỏ phổ biến.

mau-bep-thiet-ke-nho-gon-nhung-loi-di-rat-thoai-mai
Mẫu bếp thiết kế nhỏ gọn nhưng lối đi rất thoải mái
mau-thiet-ke-bep-nha-hang-nho-voi-he-thong-hut-mui
Mẫu thiết kế bếp nhà hàng nhỏ với hệ thống hút mùi cho không gian bếp luôn sạch thoáng
thiet-ke-bep-nha-hang-nho-don-gian-bo-tri-khoa-hoc-hop-ly
Thiết kế bếp nhà hàng nhỏ đơn giản, bố trí khoa học, hợp lý
mau-thiet-ke-bep-cho-nha-hang-quan-an-nho-duoc-ua-chuong-va-pho-bien
Mẫu thiết kế bếp cho nhà hàng, quán ăn nhỏ được ưa chuộng và phổ biến hiện nay
bep-quan-an-tan-dung-tot-anh-sang-tu-nhien
Thiết kế bếp quán ăn tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên, bố trí khoa học, thẩm mỹ
bo-tri-den-anh-sang-trang-cho-bep-quan-an-nho
Bố trí đèn ánh sáng trắng là lựa chọn hoàn hảo cho bếp quán ăn nhỏ
mau-thiet-ke-bep-theo-tung-phan-khu-ro-rang-va-rat-khoa-hoc
Mẫu thiết kế bếp theo từng phân khu rõ ràng và rất khoa học
bo-tri-hop-ly-bep-cong-nghiep-voi-do-ben-cao
Bố trí hợp lý bếp công nghiệp với độ bền cao giúp đầu bếp dễ dàng thao tác và di chuyển
trang-thiet-bi-dung-cu-nha-bep-gon-gang-ngan-nap
Các trang thiết bị, dụng cụ nhà bếp được chuẩn bị đầy đủ và sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp
thiet-ke-bep-nha-hang-nho-dam-bao-an-toan-va-ve-sinh
Thiết kế bếp nhà hàng nhỏ đảm bảo an toàn và vệ sinh

Trên đây là tổng hợp những quy tắc và tiêu chí để thiết kế bếp nhà hàng nhỏ mà chủ kinh doanh nào cũng nên biết. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thực hiện bố trí và sắp xếp căn bếp được khoa học, hiệu quả nhất. Chúc các bạn sớm xây dựng khu bếp tối ưu cho nhà hàng của mình nhé!

FAQ

Diện tích tiêu chuẩn được dùng để thiết kế khu vực bếp cho nhà hàng là bao nhiêu?

Nhiều người thắc mắc liệu có một kích thước chuẩn mực nào khi thiết kế bếp nhà hàng không? Câu trả lời là có, đó không phải con số cụ thể mà là tỷ lệ mặt bằng khu bếp so với tổng thể diện tích của nhà hàng.

Một căn bếp tiêu chuẩn cần đạt từ 30 – 40% tổng diện tích mặt bằng. Chẳng hạn, nếu tổng diện tích nhà hàng của bạn là 200m2 thì khu bếp cần diện tích 60 – 80m2.

Có những phong cách thiết kế bếp nhà hàng nào phổ biến hiện nay?

Hiện nay, việc thiết kế bếp cho nhà hàng thường theo 2 phong cách dựa theo tính chất món ăn nhà hàng phục vụ, đó là bếp thiết kế theo kiểu Á và bếp thiết kế theo kiểu Âu.

  • Bếp nhà hàng kiểu Á: Trang thiết bị, dụng cụ với kiểu dáng và thiết kế truyền thống để phục vụ cho việc chế biến các món ăn truyền thống. Cơm sẽ là món ăn chính nên bếp kiểu Á sẽ có tủ cơm công nghiệp để kịp thời phục vụ khách. Ngoài ra còn có thêm nồi đất để làm món kho, nồi hấp,…
  • Bếp nhà hàng kiểu Âu: Bếp Âu đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn chế biến khắt khe của những món Âu. Đây là phong cách bếp có thiết kế hiện đại, thích hợp với nhiều mô hình nhà hàng nên rất được ưa chuộng hiện nay.